1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ việt nam(tóm tắt)

12 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 361,29 KB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về chính sách nhà nước chính sách của Trung ương đối với phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam3. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung ngh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Làng nghề thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quan trong trong sự phát

triển kinh tế-xã hội của địa phương cũng như nền kinh tế Việt Nam Hiện

nay, cả nước có khoảng 3000 làng nghề [58], trong đó làng nghề thủ công

mỹ nghệ chiếm gần 40% [2, tr.8], thu hút khoảng 13 triệu lao động; 1,4

triệu hộ gia đình tham gia sản xuất [15] Dân số nông thôn Việt Nam chiếm

hơn 70% cho thấy làng nghề có vai trò thực sự to lớn trong việc thu hút

nhiều công ăn việc làm, duy trì đời sống ổn định, tạo mức thu nhập cao hơn

từ 2 - 4 lần so với lao động nông nghiệp [48] Đặc biệt hơn nữa, thủ công

mỹ nghệ là một nhóm hàng tạo ra giá trị gia tăng lớn, đem lại hiệu quả kinh

tế-xã hội cao Mặc dù đã và đang có những đóng góp tích cực vào kim

ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như nhiều lợi

ích kinh tế xã hội khác, song các làng nghề thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn

còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát huy được tiềm năng của mình Để

phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp và hộ gia đình đơn lẻ không thể thực hiện

hiệu quả được vì hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề đòi hỏi tính

cộng đồng cao Hơn nữa, làng nghề là đối tượng dễ bị tổn thương, cần được

bảo vệ trong quá trình hội nhập này Chính vì vậy, chính sách nhà nước có

vai trò quan trọng đối với phát triển làng nghề nói chung và làng nghề thủ

công mỹ nghệ nói riêng và việc hoàn thiện chính sách nhà nước về phát

triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam là vô cùng cần thiết và có ý

nghĩa thiết thực

Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Chính sách nhà

nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam” làm đề tài luận

án tiến sỹ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách nhà nước

về phát triển làng nghề TCMN Việt Nam

Mục tiêu cụ thể: (1) Làm sáng tỏ quan niệm, bản chất, vai trò phát triển

làng nghề và chính sách nhà nước đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạo

khung lý thuyết cho luận án; (2) Đánh giá thực trạng chính sách nhà nước về

phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam Qua đó rút ra những thành

tựu, hạn chế và nguyên nhân của chúng; (3) Đề xuất quan điểm, giải pháp

hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ trả lời các câu hỏi:

1) Sự phát triển của các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Đâu là mặt tích cực, tiêu cực? Nguyên nhân là gì?

2) Tiêu chí nào sử dụng để đánh giá chính sách nhà nước đối với phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ hiện nay?

3) Các chính sách nhà nước đối với phát triển làng nghề TCMN Việt Nam được áp dụng trong thời gian qua là những chính sách nào? Thực trạng các chính sách đó được đánh giá như thế nào?

4) Các quan điểm, định hướng nhằm hoàn thiện chính sách về phát triển làng nghề TCMN Việt Nam là gì?

5) Các giải pháp và kiến nghị nào cần được đề xuất để hoàn thiện chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam phát triển trong thời gian tới?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về chính sách nhà nước

(chính sách của Trung ương) đối với phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung nghiên cứu, tập trung chủ yếu việc đánh giá và hoàn thiện

nội dung của chính sách nhà nước (luận án không đi sâu nghiên cứu quy trình chính sách), đồng thời cũng chú ý đến các điều kiện để có một hệ thống chính sách phát huy tác dụng tốt đối với sự phát triển của làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam Tập trung chủ yếu vào các chính sách sau: chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề; chính sách đầu tư tín dụng; chính sách khoa học, công nghệ và môi trường; chính sách nguồn nhân lực và chính sách thương mại

Về không gian và đối tượng khảo sát, khảo sát các làng nghề TCMN

tại các tỉnh/thành phố chủ yếu ở Miền Bắc Khảo sát một số nhóm ngành/sản phẩm TCMN tiêu biểu như: (1) gốm sứ mỹ nghệ; (2) gỗ mỹ nghệ; (3) sơn mài; (4) mây tre đan; (5) dệt lụa; (6) thêu ren; (7) chạm khắc đá; (8) kim khí đúc đồng, gò đồng

Về thời gian nghiên cứu, tập trung nghiên cứu các chính sách nhà nước

về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong khoảng thời gian

từ năm 2000 đến nay và dự báo đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp tiếp cận: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử và cách tiếp cận hệ thống làm phương pháp luận nghiên cứu xuyên suốt toàn bộ công trình

Trang 2

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ

cấp, phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định

tính để có thông tin cần thiết

4.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

Luận án đã vận dụng các kỹ thuật thống kê và toán kinh tế, ứng dụng

phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu thu thập được

5 Dự kiến những đóng góp mới của luận án

- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề, trong

đó phân tích rõ vai trò của nhân tố chính sách nhà nước trong việc phát

triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

- Lựa chọn các tiêu chí đánh giá chính sách về phát triển làng nghề

TCMN bao gồm: tính minh bạch, tính phù hợp, tính ổn định/bền vững, tính

thống nhất/đồng bộ, tính hiệu lực và tính hiệu quả của chính sách

- Đánh giá thực trạng một số chính sách nhà nước về phát triển làng

nghề TCMN Việt Nam hiện nay gồm: chính sách quy hoạch làng nghề, sản

phẩm làng nghề; chính sách đầu tư tín dụng; chính sách khoa học, công

nghệ và môi trường; chính sách nguồn nhân lực và chính sách thương mại

Việc đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá chính sách và đưa ra các thành tựu,

hạn chế và nguyên nhân hạn chế của từng chính sách

- Từ việc đánh giá thực trạng chính sách nêu trên, luận án đã đề xuất 5

nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nhà nước trong việc phát triển

làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đồng thời đưa các điều kiện cần

thiết để hoàn thiện hệ thống chính sách này

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm các chương sau:

- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Chương 2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chính

sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

- Chương 3 Thực trạng chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ

công mỹ nghệ Việt Nam

- Chương 4 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước về

phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2020

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan nghiên cứu về làng nghề và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

Một số công trình nghiên cứu trong nước đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến làng nghề và sự phát triển làng nghề gồm:

PGS.TS Trần Văn Chử - Học viện CTQG Hồ Chí Minh hoàn thành đề

tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2004 – 2005 với nội dung “Phát triển thị

trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp cùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay” đã phân tích rõ thực trạng thị trường tiêu thụ sản

phẩm và các giải pháp nhằm phát triển thị trường; Trần Đoàn Kim (2002),

“Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề

Việt Nam đến năm 2010”, LATS kinh tế: đã nêu được hệ thống các chiến

lược marketing của doanh nghiệp đối với hàng thủ công mỹ nghệ Trần

Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt

Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, LATS kinh tế (Viện

Kinh tế học), đã hệ thống và đánh giá các làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam, trên cơ sở đó xác định quan điểm chung và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sự phát triển của làng nghề truyền thống; LA của Mai

Thế Hởn (2000) với nội dung “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven Thủ đô Hà Nội” đã phân

tích được thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống, trong đó tập trung các vấn đề về chủ trương, chính sách và luật pháp, vốn đầu tư, thị

trường…; Vấn đề thương hiệu được đề cập đến trong công trình “Thương

hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống” do PGS.TS Nguyễn Hữu Khải

(2006) chủ biên đã phân tích được thực trạng mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và tập trung vấn đề xây dựng thương hiệu cho mặt hàng này; Nội dung nghiên cứu về đặc điểm làng nghề cũng được trình bày trong cuốn

sách “Làng nghề thủ công mỹ nghệ Miền Bắc” do tác giả Trương Minh Hằng (2006) biên soạn; Bạch Thị Lan Anh (2010), “Phát triển bền vững

làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, LATS kinh tế

(Đại học Kinh tế Quốc dân) tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Một trong những công trình được đầu tư và quan tâm trong thời gian

qua là Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng

công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

Trang 3

(JICA) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp (năm 2004)

Vấn đề đào tạo lao động tại làng nghề đóng vai trò quan trong và đã được

thể hiện trong “Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các

làng nghề truyền thống” của Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (2010)

Bên cạnh công trình trong nước, một số công trình ở nước ngoài cũng

đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến làng nghề và sự phát triển làng

nghề gồm: Công trình nghiên cứu ở nước ngoài như: “Mỗi làng một sản

phẩm” của Morihiko Hiramatsu-Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

(Nhật Bản): đã nêu được mục tiêu, nguyên tắc thực hiện, kết quả của việc

thực hiện phong trào “mỗi làng một sản phẩm” và ảnh hưởng của nó đến sự

phát triển làng nghề Các kinh nghiệm khác về phát triển làng nghề của các

quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ…

1.2 Tổng quan nghiên cứu về chính sách nhà nước đối với phát triển

làng nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ

Công trình nghiên cứu trong nước Theo giáo trình “Chính sách kinh tế

- xã hội”, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chính sách được hiểu theo các

nghĩa khác nhau Theo Lê Chi Mai (2001) và tài liệu của Học viện Hành

chính quốc gia (2000), việc xây dựng tiêu chí đánh giá chính sách được đề

cập và tập trung vào các tiêu chí sau: (i) hướng tới mục tiêu phát triển

chung; (ii) tạo ra động lực mạnh; (iii) phù hợp với tình hình thực tế; (iv)

tính khả thi cao; (v) tính hợp lý; (vi) mang lại hiệu quả cho xã hội

Một số đề tài khác cũng đã đề cập đến chính sách liên quan đến phát

triển làng nghề như đề tài nghiên cứu “Một số chính sách về phát triển

ngành nghề nông thôn” do Bộ NN&PTNT chủ trì đã giới thiệu chủ chương

chính sách của Đảng và Nhà nước về hiện đại hoá nông nghiêp nông thôn

thời kì 2001-2010 và một số chính sách cụ thể phát triển ngành nghề nông

thôn, phát triển làng nghề Chính sách làng nghề được tác giả Nguyễn Như

Chung phân tích trong Luận án tiến sĩ (ĐHKTQD) với đề tài “Quá trình

hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai

đoạn từ 1997 đến 2003 – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” Công

trình báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu chính sách

và giải pháp phát triển làng nghề ở Việt Nam” (2012) của Viện Quy hoạch

và Thiết kế nông nghiệp–Bộ NN & PT Nông thôn đã nghiên cứu hiện trạng

chung về phát triển làng nghề, các chính sách hiện hành về phát triển làng

nghề Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Chính sách và chiến lược phát

triển nông nghiệp nông thôn - Bộ NN&PTNT là “Nghiên cứu đề xuất chính

sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng” (2013) đã đưa ra khung lý thuyết cũng như thực

trạng triển khai hợp tác công tư (PPP) trong phát triển làng nghề

Công trình nghiên cứu ở nước ngoài Yared Awgichew với công trình

“Chính sách và các biện pháp thực tế để quảng bá các làng nghề ở

Ethiopia” (“Policy and pratical Measures to Occupational villiages in Ethiopia”- by Yared Awgichew, Agriculture Technology Transfer Expert,

August 2010) đã báo cáo kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, quy hoạch đầu tư nông thôn để phát triển làng nghề Đối với việc nghiên cứu chính sách và đánh giá chính sách, các

công trình liên quan gồm: Chính sách trong “Đánh giá tác động của chính

sách công: thách thức, phương pháp và kết quả” của Jean – Pierre Cling,

Mireille Razrfindrakoto, Francois Roubaud –IRD-DIAL (2008) tập trung nghiên cứu tác động của chính sách công qua việc đánh giá sau các chính sách và đánh giá trước các chính sách; Việc nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với vấn đề kinh tế - xã hội nói chung được đề cập chi

tiết trong “Handbook on Impact Evaluation-Quantitative methods and

practices” do Shahidur R.Khandker, Gayatri B.Koolwal, Hussain A.Samad

tổng hợp

1.3 Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu

Thứ nhất là nội dung nghiên cứu liên quan đến làng nghề và các giải

pháp đối với phát triển làng nghề thủ công Các giải pháp như phát triển thị trường, thương hiệu, marketing, đào tạo nghề, quy hoạch phát triển ngành nghề nhằm phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Hoặc một hệ thống giải pháp để phát phát làng nghề được tập trung nghiên cứu sâu tại một vùng, tỉnh nhất định

Thứ hai là nội dung liên quan đến đánh giá chính sách và chính sách

làng nghề Khung lý thuyết về chính sách, đặc trưng chính sách và tiêu chí đánh giá chính sách được thể hiện chi tiết trong nội dung nghiên cứu này

Trang 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN LIÊN

QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

2.1 Làng nghề và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

2.1.1 Làng nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ

2.1.1.1 Khái niệm và phân loại làng nghề

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư ấp, thôn, ấp, bản làng, buôn,

phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có

các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản

phẩm khác nhau

2.1.1.2 Vai trò của làng nghề thủ công mỹ nghệ

- Giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

- CNH nông thôn và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp

- Bảo tồn và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống

- Góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất, kỹ thuật, kỹ

năng người lao động hoặc người truyền nghề

- Tạo ra đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với quá trình CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn

2.1.2 Phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

2.1.2.1 Khái niệm

Phát triển làng nghề là sự tăng lên về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ

chức của làng nghề từ mức độ thấp lên mức độ cao thể hiện ở việc mở rộng

về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp ngân sách và thu nhập

bình quân đầu người, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường

làng nghề

2.1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề TCMN

- Các chỉ tiêu về lĩnh vực kinh tế

- Các chỉ tiêu về lĩnh vực xã hội

- Các chỉ tiêu về môi trường

2.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề TCMN

- Nhân tố chủ quan bao gồm: trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình

độ vốn và khả năng tài chính, số lượng và trình độ đội ngũ lao động, trình

độ tổ chức và quản lý, hoạt động marketitng

- Nhân tố khách quan bao gồm: luật pháp và chính trị, kinh tế - công nghệ,

dân số - tự nhiên, văn hóa - xã hội

2.2 Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ -

những vấn đề lý luận cơ bản

2.2.1 Khái niệm và vai trò chính sách nhà nước về phát triển làng nghề

thủ công mỹ nghệ

2.2.1.1 Khái niệm

Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề TCMN được hiểu như

sau: chính sách nhà nước về phát triển làng nghề TCMN là tổng thể các

quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các làng nghề TCMN nhằm tăng trưởng về số lượng, tăng trưởng

về quy mô kinh tế và có cơ cấu hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong làng nghề, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống người dân và thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước

2.2.1.2 Vai trò của chính sách nhà nước về phát triển làng nghề TCMN

- Định hướng và điều tiết hoạt động của làng nghề

- Kích thích sự phát triển làng nghề

- Tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển LN

2.2.2 Hệ thống chính sách nhà nước về phát triển làng nghề TCMN

Chính sách phát triển làng nghề là hệ thống các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là hệ thống các chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn (trong đó có làng nghề) như: Chính sách về quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề; Chính sách về đầu tư, tín dụng; Chính sách

về khoa học - công nghệ; Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý môi trưòng; Chính sách thương mại…

2.2.3 Tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

Để phù hợp với việc đánh giá chính sách nhà nước về phát triển làng nghề TCMN, tác giả tập trung vào một số tiêu chí như: tính minh bạch, tính phù hợp, tính ổn định/bền vững, tính thống nhất/đồng bộ, tính hiệu lực và tính hiệu quả của chính sách

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ

- Yếu tố về con người xây dựng và thực thi chính sách

- Yếu tố về tổ chức bộ máy xây dựng và thực thi chính sách

- Yếu tố về nguồn lực đầu tư xây dựng và thực thi chính sách

- Yếu tố về thể chế hành chính, chế tài và những biện pháp kiểm soát việc thực thi chính sách và việc tổ chức thẩm định chính sách

2.4 Kinh nghiệm về chính sách nhà nước trong việc phát triển làng nghề và bài học rút ra cho Việt Nam

- Thứ nhất, chính sách phát triển làng nghề gắn với quá trình CNH, HĐH nông thôn

- Thứ hai, coi trọng chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

- Thứ ba, có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các làng nghề

- Thứ tư, khuyến khích sự kết hợp giữa các công ty du lịch với các làng nghề truyền thống

Trang 5

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT

TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

3.1 Tổng quan tình hình phát triển làng nghề TCMN Việt Nam thời

gian qua

3.1.1 Khái quát chung

Cả nước có trên 2900 làng nghề/làng có nghề, trong đó làng nghề

TCMN chiếm gần 40% tổng số làng nghề

3.1.2 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển LN

3.1.2.1 Những thành tựu đạt được

- Thứ nhất, tạo việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thứ hai, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, độc

đáo của từng địa phương

- Thứ ba, phát triển thương mại và du lịch

3.1.2.2 Những hạn chế

- Thứ nhất, các doanh nghiệp làng nghề chủ yếu mang quy mô nhỏ

- Thứ hai, một bộ phận lớn các nghề thủ công trong các làng nghề hiện nay

là những nghề giản đơn Sản phẩm tạo ra có giá trị kinh tế không cao, thiếu

mặt hàng có tính chủ lực, mũi nhọn

- Thứ ba, vốn sản xuất của các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn còn hạn chế

- Thứ tư, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề đang rất nghiêm trọng

- Thứ năm, lao động ở các làng nghề bị hạn chế hơn về trình độ học vấn, đa

số không qua đào tạo cơ bản nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới

- Thứ sáu, việc bảo tồn văn hoá truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa

được chú trọng và quan tâm

- Thứ bảy thiếu thông tin về thị trường

3.1.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Hình thành chủ yếu là tự phát, thiếu quy hoạch định hướng của Nhà nước

- Công tác quản lý nhà nước với các làng nghề còn yếu kém, công tác dự

báo phát triển cho nghề và làng nghề hầu như không có

- Các chính sách và quy định vĩ mô hiện nay của Nhà nước thường không

có hoặc chỉ gián tiếp liên quan tới làng nghề

3.2 Thực trạng hệ thống chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ

công mỹ nghệ Việt Nam

3.2.1 Khái quát chung hệ thống chính sách nhà nước về phát triển làng

nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Một số chính sách cơ bản: Chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm

làng nghề; Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách khoa học, công nghệ và

môi trường; Chính sách nguồn nhân lực; Chính sách thương mại

3.2.2 Thực trạng các chính sách bộ phận về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.2.2.1 Chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề

* Về nhận biết nội dung, văn bản của chính sách

Bảng 3.11: Đánh giá sự nhận biết nội dung chính sách quy hoạch LN

Nội dung

Tỷ lệ cơ sở SXKD quan tâm hoặc biết nội dung (%)

CS về quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng

Chương trình bảo tồn, phát triển LN gồm: LN

Hỗ trợ kinh phí di dời, ưu đãi tiền thuê và sử

DN đầu tư vào LN sẽ được ưu đãi về đất đai 57,55 42,45

* Đánh giá chính sách theo các tiêu chí

Bảng 3.12: Đánh giá chính sách quy hoạch LN, sản phẩm LN

Thống kê (Statistics)

Tính minh bạch của chính sách

Tính phù hợp của chính sách

Tính thống nhất của chính sách

Tính ổn định của chính sách

Tính hiệu lực của chính sách

Tính hiệu quả của chính sách

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn (Std Deviation) .743 .897 .999 .987 .987 1.058 Phương sai

0%

10%

30%

50%

70%

90%

100%

Tính minh bạch Tính phù hợp Tính thống nhất Tính ổn định Tính hiệu lực Tính hiệu quả

Tiêu chí đánh giá

Đồ thị đánh giá chính sách quy hoạch LN

5 Hoàn toàn đồng ý

4 Đồng ý

3 Bình thường

2 Không đồng ý

1 Hoàn toàn không đồng ý

Hình 3.2: Đồ thị đánh giá chính sách quy hoạch LN

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

Trang 6

* Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách

Bảng 3.14: Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách QH

Nội dung Số lượng

(Frequency)

Tỷ lệ (Percent) Thống kê (Statistics)

1 Hoàn toàn không hài

3 Bình thường 42 39,6 Giá trị thường xuyên nhất 2

5 Hoàn toàn hài lòng 2 1,9 Phương sai (Variance) 675

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

Việc đánh giá chung mức độ hài lòng về chính sách quy hoạch làng

nghề được thể hiện ở bảng trên cho thấy: mức độ hài lòng về chính sách

này được đánh giá ở mức độ thấp, với điểm là 2,38 (Mean 2.38) Tỷ lệ các

doanh nghiệp “hoàn toàn không hài lòng”, “không hài lòng” hoặc “bình

thường” về chính sách này chiếm khá cao, khoảng 95%; số lượng DN “hài

lòng” chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 2,8%) Điều đó cho thấy, chính sách

quy hoạch làng nghề còn nhiều bất cập và chưa được các doanh nghiệp

đánh giá cao

3.2.2.2 Chính sách đầu tư, tín dụng

* Về nhận biết nội dung, văn bản chính sách

Bảng 3.15: Đánh giá về sự nhận biết nội dung Chính sách đầu tư

Nội dung

Tỷ lệ cơ sở SXKD quan tâm hoặc biết nội dung (%)

Lĩnh vực TCMN và LN được hỗ trợ kinh phí

Được hưởng ưu đãi đầu tư, được bảo lãnh vay

vốn tại các tổ chức tín dụng và được hưởng

chính sách tín dụng đầu tư của NN

Chính sách tín dụng phục vụ các cơ sở SXKD

DN đầu tư vào LN sẽ được hỗ trợ về: đào tạo

nguồn nhân lực, phát triển thị trường, áp dụng

KHCN, cước phí vận tải

* Đánh giá chính sách theo các tiêu chí

Bảng 3.16: Đánh giá Chính sách đầu tư tín dụng

Thống kê (Statistics)

Tính minh bạch của chính sách

Tính phù hợp của chính sách

Tính thống nhất của chính sách

Tính ổn định của chính sách

Tính hiệu lực của chính sách

Tính hiệu quả của chính sách

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn (Std Deviation) .907 .817 .793 .669 .950 .942 Phương sai

0%

10%

30%

50%

70%

90%

100%

Tính bạch Tính phù hợp Tính thống nhất Tính ổn định Tính hiệu lực Tính hiệu quả

Tiêu chí đánh giá

Đồ thị đánh giá chính sách đầu tư, tín dụng

5 Hoàn toàn đồng ý

4 Đồng ý

3 Bình thường

2 Không đồng ý

1 Hoàn toàn không đồng ý

Hình 3.3: Đồ thị đánh giá chính sách đầu tư tín dụng

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

* Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách

Bảng 3.18: Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách ĐT

(Frequency)

Tỷ lệ (Percent) Thống kê (Statistics)

1 Hoàn toàn không hài lòng 3 2,8 Điểm trung bình (Mean) 2,92

2 Không hài lòng 31 29,2 Trung vị (Median) 3.00

3 Bình thường 44 41,5 Giá trị thường xuyên nhất 3

5 Hoàn toàn hài lòng 0 0 Phương sai (Variance) 669

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

Trang 7

Nhìn chung, mức độ hài lòng về chính sách đầu tư tín dụng được đánh

giá ở mức điểm trung bình là 2,92 (Mean 2.92) Điều đó cho thấy, các

doanh nghiệp được khảo sát đều đánh giá sự hài lòng về chính sách này ở

dưới mức bình thường (đánh giá “Không hài lòng” chiếm 29.2%, “bình

thường” chiếm 41,5% và không có DN nào “Hoàn toàn hài lòng” với chính

sách này)

3.2.2.3 Chính sách khoa học, công nghệ và môi trường

* Về nhận biết nội dung, văn bản chính sách

Bảng 3.19: Đánh giá về sự nhận biết nội dung chính sách KHCN & MT

Nội dung

Tỷ lệ cơ sở SXKD quan tâm hoặc biết nội dung (%)

Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ

KHCN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi

giai đoạn 2011-2015

4,.45 57,55

Lập Quỹ hỗ trợ KH&CN quốc gia nhằm hỗ trợ nghiên cứu

Hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, giải

Hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ để nâng

cao năng suất lao động, nâng cao giá trị thẩm mỹ 66,04 33,96

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị công nghệ mới, vật liệu mới, công

Hỗ trợ hoạt động KHCN phục vụ phát triển sản phẩm LN 59,43 40,57

Hỗ trợ hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý

Hỗ trợ kinh phí về KH-CN nhằm giảm ô nhiễm môi trường 80,19 19,81

Đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm

Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về môi

* Đánh giá chính sách theo các tiêu chí

Bảng 3.20: Đánh giá chính sách khoa học, công nghệ và MT

Thống kê (Statistics)

Tính minh bạch của chính sách

Tính phù hợp của chính sách

Tính thống nhất của chính sách

Tính ổn định của chính sách

Tính hiệu lực của chính sách

Tính hiệu quả của chính sách

Điểm trung bình 3,78 3,81 3,22 2,83 2,82 2,85

Độ lệch chuẩn (Std Deviation) .926 .782 .926 .878 .924 .766 Phương sai

0%

10%

30%

50%

70%

90%

100%

Tính minh bạch Tính phù hợp Tính thống nhất Tính ổn định Tính hiệu lực Tính hiệu quả

Tiêu chí đánh giá

Đồ thị đánh giá chính sách KHCN và môi trường

5 Hoàn toàn đồng ý

4 Đồng ý

3 Bình thường

2 Không đồng ý

1 Hoàn toàn không đồng ý

Hình 3.4: Đồ thị đánh giá chính sách KHCN và MT

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

* Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách KHCN và MT

Bảng 3.22: Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách

KHCN& MT

(Frequency)

Tỷ lệ (Percent) Thống kê (Statistics)

1 Hoàn toàn không hài

3 Bình thường 46 43,4 Giá trị thường xuyên nhất 3

5 Hoàn toàn hài lòng 0 0 Phương sai (Variance) 513

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

Trang 8

Việc đánh giá chung mức độ hài lòng về chính sách KHCN & môi

trường làng nghề được thể hiện ở bảng trên cho thấy: mức độ hài lòng về

chính sách này được đánh giá ở mức độ không cao, với điểm trung bình là

2,7 (Mean 2,7) Tỷ lệ các doanh nghiệp “hoàn toàn không hài lòng”,

“không hài lòng” hoặc “bình thường” về chính sách này chiếm khá cao,

khoảng 85%; số lượng DN “hài lòng” chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 14,2%)

Điều đó cho thấy, chính sách về KHCN & môi trường làng nghề chưa được

các doanh nghiệp đánh giá cao

3.2.2.4 Chính sách nguồn nhân lực

* Về nhận biết nội dung, văn bản chính sách

Bảng 3.23: Đánh giá về sự nhận biết nội dung Chính sách nguồn NL

Nội dung

Tỷ lệ cơ sở SXKD quan tâm hoặc biết nội dung (%)

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, truyền

Hỗ trợ đào tạo nghề đối với người học 92,45 7,55

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy

Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động

Hỗ trợ đầu tư phát triển trường trung cấp nghề

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy

nghề cho các trung tâm dạy nghề cho lao động NT 71,70 28,30

Nghệ nhân được tổ chức truyền nghề trực tiếp và

thu tiền học, được miễn các loại thuế dạy nghề 95,28 4,72

Khuyến khích nghệ nhân, HTX, tổ chức, hiệp hội

mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho LĐ 91,51 8,49

Nhà nước ghi nhận và có chính sách tôn vinh các

nghệ nhân, thợ giỏi có công đào tạo, giữ gìn và

truyền nghề

84,91 15,09

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

* Đánh giá chính sách theo các tiêu chí:

Bảng 3.24: Đánh giá chính sách nguồn nhân lực theo các tiêu chí

Thống kê (Statistics)

Tính minh bạch của chính sách

Tính phù hợp của chính sách

Tính thống nhất của chính sách

Tính ổn định của chính sách

Tính hiệu lực của chính sách

Tính hiệu quả của chính sách

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn (Std Deviation) .892 .830 .698 .877 .927 .903 Phương sai

0%

10%

20%

30%

40%

60%

70%

80%

100%

Tính

m inh bạch Tính phù hợp Tính thống nhất Tính ổn định Tính

lực Tính

quả

Tiêu chí đánh giá

Đồ thị đánh giá chính sách nguồn nhân lực

5 Hoàn toàn đồng ý

4 Đồng ý

3 Bình thường

2 Không đồng ý

1 Hoàn toàn không đồng ý

Hình 3.5: Đồ thị đánh giá chính sách nguồn nhân lực

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

* Đánh giá chung mức độ hài lòng đối với chính sách nguồn NL

Bảng 3.26: Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách nguồn

nhân lực

(Frequency)

Tỷ lệ (Percent) Thống kê (Statistics)

1 Hoàn toàn không hài lòng 3 2,8 Điểm trung bình (Mean) 3,28

2 Không hài lòng 13 12,3 Trung vị (Median) 3.00

3 Bình thường 44 41,5 Giá trị thường xuyên nhất 3

5 Hoàn toàn hài lòng 3 2,8 Phương sai (Variance) 681

Trang 9

Nhìn chung, mức độ hài lòng về chính sách này được đánh giá khá cao, ở

mức độ điểm trung bình là 3,28 (Mean 3,28) Các doanh nghiệp được khảo

sát đều cảm thấy “hài lòng” hoặc “bình thường” về chính sách này (chiếm

khoảng 80%); số lượng DN “không hài lòng” chiếm tỷ trọng thấp (khoảng

12,3%) Điều đó cho thấy, chính sách nguồn nhân lực được doanh nghiệp

quan tâm và là chính sách thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại

làng nghề

3.2.2.5 Chính sách thương mại

* Về nhận biết nội dung, văn bản chính sách

Bảng 3.27: Đánh giá về sự nhận biết nội dung chính sách thương mại

Nội dung

Tỷ lệ cơ sở SXKD quan tâm hoặc biết nội dung (%)

Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn

2010-2015 và định hướng đến năm 2020 44,34 55,66

Nâng cao kiến thức thương mại cho Chủ

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thương mại

Hỗ trợ kinh phí đối với chương trình xúc

tiến thương mại thị trường trong nước 71,70 28,30

Hỗ trợ kinh phí đối với chương trình xúc

tiến thương mại định hướng xuất khẩu 84,91 15,09

* Đánh giá chính sách theo các tiêu chí: tiêu chí

Thống kê (Statistics)

Tính minh bạch của chính sách

Tính phù hợp của chính sách

Tính thống nhất của chính sách

Tính ổn định của chính sách

Tính hiệu lực của chính sách

Tính hiệu quả của chính sách

Điểm trung bình 3.66 3.75 3.14 2.70 3.57 3.02

Độ lệch chuẩn

(Std Deviation) .985 .778 .930 .864 .817 .717

Phương sai

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tính

m inh bạch Tính phù hợp Tính thống nhất Tính ổn định Tính

lực Tính

quả

Tiêu chí đánh giá

Đồ thị đánh giá chính sách thương mại

5 Hoàn toàn đồng ý

4 Đồng ý

3 Bình thường

2 Không đồng ý

1 Hoàn toàn không đồng ý

Hình 3.6: Đồ thị đánh giá chính sách thương mại

Nguồn: [Kết quả khảo sát của tác giả]

* Đánh giá chung mức độ hài lòng đối với chính sách thương mại

Bảng 3.30: Đánh giá chung về mức độ hài lòng đối với chính sách thương mại

(Frequency)

Tỷ lệ (Percent) Thống kê (Statistics)

1 Hoàn toàn không hài lòng 1 0,9 Điểm trung bình (Mean) 3,45

3 Bình thường 31 29,2 Giá trị thường xuyên nhất 4

5 Hoàn toàn hài lòng 4 3,8 Phương sai (Variance) 650

Việc đánh giá chung mức độ hài lòng về chính sách hoạt động thương mại ở bảng trên ta thấy: Mức độ hài lòng về chính sách này được đánh giá

ở mức khá cao, với điểm trung bình là 3,45 Nhìn chung, các doanh nghiệp được khảo sát đều “hài lòng” và “hoàn toàn hài lòng” về chính sách này (khoảng 56%) Điều đó cho thấy, chính sách thương mại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển làng nghề TCMN, thực sự được doanh nghiệp quan tâm và đánh giá cao

3.3 Đánh giá chung về hệ thống chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.3.1 Mặt tích cực, tiến bộ

- Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp

luật, các chính sách cụ thể đã tạo hành lang pháp lý cho làng nghề hoạt động và phát triển

- Thứ hai, việc quy hoạch LN và sản phẩm LN đã được chú trọng, tạo cơ sở

cho LN hoạt động và có hướng phát triển, nhằm phát huy thế mạnh, nét đặc thù của LN

Trang 10

- Thứ ba, các chính sách bộ phận trong từng lĩnh vực khác nhau đã có nhiều

giải pháp thiết thực đối với sự phát triển của LN như đầu tư, tín dụng,

KHCN & MT, nguồn lao động, thương mại thị trường…

- Thứ tư, có sự quan tâm và hỗ trợ của nhiều Bộ, ngành trong xây dựng và

thực thi chính sách về phát triển LN

- Thứ năm, từ kết quả khảo sát, một số tiêu chí chính sách được các DN

đánh giá khá cao thông qua từng chính sách khác nhau

3.3.2 Mặt hạn chế, yếu kém

- Thứ nhất, các chính sách của nhà nước đối với các nghề thủ công và làng

nghề còn thiếu, chưa đầy đủ

- Thứ hai, các văn bản quy định, các thủ tục hướng dẫn liên quan chưa

được cụ thể hóa, còn mang tính chung chung, hình thức; các văn bản chính

sách thiếu tính thuyết phục, còn có những khe hở

- Thứ ba, một số chính sách phát triển LN ở các lĩnh vực khác nhau còn

nhiều vấn đề bất cập

- Thứ tư, một số tiêu chí chính sách còn nhiều hạn chế, đánh giá không cao

thông qua việc khảo sát

3.3.3 Nguyên nhân hạn chế của chính sách nhà nước về phát triển

làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.3.3.1 Nguyên nhân thuộc về bản thân chính sách

- Đối với chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề: Vùng

nguyên liệu phục vụ cho làng nghề chưa được chú trọng trong chiến luợc

quy hoạch tổng thể; Quy hoạch sản phẩm làng nghề theo hướng mỗi làng

một nghề dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước khác chưa thực

sự hiệu quả; Chiến lược quy hoạch chưa mang tính tổng thể dẫn đến sự

phát triển của các làng nghề mang tính tự phát và nên gây ra ô nhiễm môi

trường làng nghề hiện nay

- Đối với chính sách chính sách đầu tư, tín dụng: Cơ chế thu hút và huy

động được nguồn vốn cho phát triển LN chưa thực sự hiệu quả; Thủ tục

cho vay vốn của các ngân hàng, các quỹ tín dụng hiện nay còn nhiều phiền

hà, tốn nhiều thời gian; Chính sách về lãi suất, ưu đãi tín dụng chưa thực sự

khuyến khích các nhà đầu tư tham gia

- Đối với chính sách khoa học, công nghệ và môi trường: Việc hỗ trợ cho

hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ công nghệ

mới cho sản xuất của các làng nghề TCMN còn hạn chế; Công tác quản lý,

chỉ đạo, điều hành công tác BVMT tại các LN còn nhiều bất cập; Hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đối với LN còn thiếu, chưa đồng

bộ, còn chồng chéo Hệ thống văn bản tuy tương đối nhiều nhưng tiến độ ban hành chậm

- Đối với chính sách nguồn nhân lực: Cơ chế chính sách về quản lý nguồn

lao động tại LN còn nhiều bất cập, tình trạng lao động tại LN không thiết tha theo nghề, thiếu hụt nguồn lao động ổn định; Chính sách đối với nghệ nhân còn mang tính hình thức, nghệ nhân chưa thực sự được tôn trọng, chưa được đãi ngộ hợp lý

- Đối với chính sách thương mại: Việc hỗ trợ và cung cấp thông tin thương

mại thị trường còn hạn chế, chưa cập nhật thường xuyên; Sự hỗ trợ để phát triển thị trường trong nước, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa chưa thực

sự chú trọng; Chính sách về mở rộng thị trường du lịch gắn với phát triển

LN chưa hiệu quả; Chính sách xúc tiến thương mại cho thị trường xuất khẩu còn chưa được quan tâm

3.3.3.2 Nguyên nhân thuộc về điều kiện đảm bảo

- Về đội ngũ cán bộ xây dựng và tổ chức thực thi chính sách

- Về bộ máy xây dựng và tổ chức thực thi chính sách

- Về nguồn lực cho công tác xây dựng và tổ chức thực thi chính sách - Các chế tài và những biện pháp kiểm soát xây dựng và thực thi chính sách

CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

4.1 Quan điểm về phát triển làng nghề TCMN Việt Nam

- Chính sách phát triển làng nghề TCMN phải gắn quy hoạch đồng bộ về đầu vào, đầu ra, hạ tầng cơ sở, có sự kế thừa, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế địa phương

- Chính sách phát triển làng nghề TCMN phải gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp; gắn với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh

tế xã hội và cơ sở hạ tầng của từng địa phương

- Chính sách về phát triển làng nghề TCMN và dịch vụ nông thôn là động lực xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và ổn định đời sống người dân địa phương

- Chính sách phát triển làng nghề TCMN phải gắn với bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn và duy trì những di sản văn hoá truyền thống của địa phương; phải gắn với phát triển du lịch, thu hút khách du

Ngày đăng: 24/11/2014, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w