1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kim Ngọc và số phận khoán hộ ở Vĩnh Phúc

13 12,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong thời kỳ kinh tế còn đang phát triển theo chiều rộng, cơ chế này cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế và các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Tuy nhiên, nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều sâu, dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của khoa hoc thì cơ chế quản lý này lại càng bộc lộ những thiếu sót, làm cho kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Trước tình hình đất nước đang lâm vào khủng hoảng như vậy, đã có một con người dám đi ngược lại những quan niệm về chủ nghĩa xã hội, để từ đó tạo bước đột phá vào mô hình kinh tế cũ. Đó là ông Kim Ngọc Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Ông là một con người táo bạo, là người khởi xướng việc khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, do không được người cùng thời đánh giá đúng nên hình thức khoán hộ đã phải trả giá cho việc “đi trước thời gian”.

Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 2 II. NỘI DUNG 3 2.1. Một vài nét chính về Kim Ngọc 3 2.2. Sự ra đời của khoán hộ ở Vĩnh Phúc năm 1968 4 2.2.1. Nguyên nhân để khoán hộ ra đời 4 2.2.2. Kết quả của khoán hộ 7 2.3. Cái chết của khoán hộ 8 2.4. Sự “hồi sinh” của khoán hộ 10 III. KẾT LUẬN 12 1 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc I. MỞ ĐẦU Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong thời kỳ kinh tế còn đang phát triển theo chiều rộng, cơ chế này cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế và các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Tuy nhiên, nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học - công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều sâu, dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của khoa hoc thì cơ chế quản lý này lại càng bộc lộ những thiếu sót, làm cho kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa là kế hoạch hóa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch. Chúng ta đã không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân. Trước tình hình đất nước đang lâm vào khủng hoảng như vậy, đã có một con người dám đi ngược lại những quan niệm về chủ nghĩa xã hội, để từ đó tạo bước đột phá vào mô hình kinh tế cũ. Đó là ông Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Ông là một con người táo bạo, là người khởi xướng việc khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, do không được người cùng thời đánh giá đúng nên hình thức khoán hộ đã phải trả giá cho việc “đi trước thời gian”. 2 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc II. NỘI DUNG 2.1. Một vài nét chính về Kim Ngọc Ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10/10/1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán 10", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam. Hoạt động và sự nghiệp của ông: Năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1946, ông làm Bí thư Huyện ủy Tam Dương. Năm 1947, ông làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Vĩnh Yên. Năm 1950, ông làm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên. Ông từng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và từng tham gia khu ủy Việt Bắc. Năm 1954, ông là Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc, Chính ủy Cục Công binh, sau đó là Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ. Đến năm 1958, ông là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc (từ 3/1952 đến 10/1955 và từ 1/1959 đến 1968). Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, ông vẫn tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú cho đến năm 1977. 5/1977, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ III, Kim Ngọc xin rút khỏi chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Năm 1978, Kim Ngọc về hưu. Ông chưa bao giờ bị kỷ luật, kể cả trong khoán hộ mà chỉ bị làm bản kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc, sau khi có chỉ đạo của Trường Chinh. Ông mất ở tuổi 62, ngày 26/5/1979 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội. Một số quan điểm của ông: 3 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc “Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình.” “Không thể bỏ khoán hộ. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau.” Phong cách làm việc: thời gian biểu làm việc của ông 1/3 thời gian dành cho việc đi thực tế ở các cơ sở. 1/3 thời gian dành cho việc đọc các loại sách báo, văn bản. 1/3 thời gian dành cho các cuộc hội họp. 2.2. Sự ra đời của khoán hộ ở Vĩnh Phúc năm 1968 2.2.1. Nguyên nhân để khoán hộ ra đời Câu hỏi đặt ra là vì sao hợp tác xã (HTX) luôn luôn được coi là điển hình tiên tiến của xã hội chủ nghĩa vậy mà dân vẫn đói nghèo, chẳng ai thiết tha gì với đồng ruộng. Nhà thơ Tố Hữu đã hình tượng hoá lãng mạn hợp tác xã bằng câu thơ: “ Dân có ruộng dập dìu hợp tác, Lúa mượt đồng ấm áp làng quê “. Nhưng có sâu sát với người nông dân mới thấu hiểu ra chúng ta áp dụng mô hình hợp tác “mọi thứ đều là của chung” là rất sai. Hình thức khoán việc kiểu ấy đẻ ra bao thứ quan liêu, nạn cường hào mới, tệ rong công, phóng điểm, làm an gian dối. Vậy sao người ta cứ thổi phồng lên là HTX no ấm, người dân phấn khởi? Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào hợp tác hóa miền Bắc diễn ra rầm rộ. Đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, do đó khi công hữu hóa tư liệu sản xuất đã không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hóa tràn lan, kể cả những tư liệu sản xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã viên. 4 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc Thêm vào đó là áp dụng một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp tác xã, vì thế chẳng bao lâu những nhược điểm, khuyết điểm của hợp tác hóa dần dần bộc lộ. Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng nằm trong hoàn cảnh trên. Điều đó khiến ông Kim Ngọc mất ăn mất ngủ. Với nhãn quan nhạy cảm, ông Kim Ngọc đã nhìn thấy hướng đi cho hợp tác xã qua việc thay đổi cách khoán của các hợp tác xã. Việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với nông dân, cộng với khảo sát của số cán bộ trong cơ quan được cử đến các hợp tác xã, ông Kim Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng. Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn còn khá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một lực lượng lao động đáng kể. Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi hộ là yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh…Nhưng trong quá trình sản xuất lại tách hộ khỏi tư liệu sản xuất cơ bản nhất, do vậy đã triệt tiêu động lực của sự phát triển nên sản xuất kém hiệu quả. Rồi như tìm ra một chân lí: Có lẽ phải chuyển sang mô hình khoán kiểu khác cho người nông dân. Và thế là ngày 10/9/1966, Nghị quyết 68 của Đảng bộ Vĩnh Phúc về một số vấn đề quản lí lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay đã ra đời, một nghị quyết mang tính đột phá vào thành trì bảo thủ của nông nghiệp, dám thẳng thắn phê bình sự thụt lùi, yếu kém của mô hình HTX lúc ấy. Nghị quyết mang số 68 do ông Trần Quốc Phi, phó bí thư tỉnh ủy, trưởng ban công tác nông thôn, ký. Sau này bà con nông dân thường gọi tắt là nghị quyết 68 hoặc là nghị quyết khoán hộ. Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như: + Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài. 5 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc + Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ. + Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm. + Khoán trắng ruộng đất cho hộ. Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh tế hợp tác xã Khoán hộ là cách HTX trực tiếp giao ruộng cho người lao động để từng hộ chủ động canh tác. HTX chỉ cung cấp giống, kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác xã từ sản lượng lúa mà họ thu hoạch được. Bảng so sánh HTX kiểu cũ và kiểu mới Tiêu chí HTX kiểu cũ HTX kiểu mới 1. Tính chất - Tổ chức kinh tế - hành chính nhà nước - Không tự nguyện mà ép buộc - Lợi ích phân phối bình quân theo quy định chung của Nhà nước - Tổ chức kinh tế - Phải hoạt động hiệu quả, tối đa hoá lợi nhuận/thặng dư. - Tổ chức của cá nhân người là chính: Tổ chức kinh tế đối nhân - Tự nguyện - Mọi lợi ích đều thuộc về xã viên 2. Mục tiêu tổ chức - Tạo ra sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch nhà nước chỉ đạo. - Đáp ứng trước hết nhu cầu chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của xã viên. 3. Đối tượng phục vụ - Các tổ chức thương mại - Đối tượng phục vụ là xã 6 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc nhà nước viên HTX - Luôn có khách hàng; trước khi thành lập đã có khách hàng 4. Sở hữu tài sản. - Xã viên phải góp tài sản riêng gộp thành tài sản chung - Xã viên được tổ chức tập trung sản xuất, không có sản xuất cá thể tư nhân - Xã viên góp vốn vào HTX và sở hữu tài sản của HTX theo vốn góp điều lệ - Xã viên vẫn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và hoạt động kinh tế tư nhân, cá thể. 5. Tài sản chung Tài sản chung là "tài sản tập thể" trộn lẫn: tài sản nhà nước, cá thể của xã viên và chung của cộng đồng xã viên. Tài sản chung của HTX thuộc sở hữu cộng đồng xã viên, không được chia, 6. Phân chia lợi nhuận - Theo các quy định chung của Nhà nước: chia đều bình quân - Lợi nhuận/thặng dư được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. - Vốn góp 2.2.2. Kết quả của khoán hộ Nông dân hiểu và làm theo rất đơn giản: Cái gì mật thiết bới họ thì họ chọn và họ đã chon đúng. Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi người nông dân. Nếu họ chăm chỉ làm việc thì lúa sẽ tốt hứa hẹn vụ mùa đó sẽ thu hoạch đựoc nhiều hơn cho mình và HTX. Đó là một chân lí đơn giản. Nhân dân toàn huyện phấn khởi nhân khoán và hăng say sản xuất. 7 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc Chỉ sau 1 năm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã thay đổi rất mạnh. Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng trải qua hai vụ sản xuất với hình thức khoán mới, nền nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc. Năm 1967 tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán kéo dài nhưng toàn tỉnh đã có hai huyện, 46 xã và 160 HTX (hơn 70% số HTX) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha. Trong đó có bảy xã, 23 HTX đạt trên 6 tấn, bốn HTX đạt trên 7 tấn. Tổng sản lượng quy thóc năm 1967 toàn tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1966 là 4.000 tấn. Tổng đàn lợn có 307.000 con, tăng 20% so với năm 1966 và 38% so với năm 1965. Có thể khẳng định rằng: Hình thức khoán hộ kiểu mới đã rất thành công và mang lại những hiệu quả to lớn. 2.3. Cái chết của khoán hộ Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích 5.103km 2 và gần 1,3 triệu dân. Ông Kim Ngọc được cử giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai gầy guộc của ông. Ông Nguyễn Văn Tôn, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy Vĩnh Phúc, sau này liên tục trong ba nhiệm kỳ từ 1977-1985 giữ chức phó bí thư rồi bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú, nhớ lại việc sáp nhập tỉnh đẻ ra không biết bao nhiêu khó khăn. Đất rộng, người thưa, địa hình chia cắt. Tư tưởng địa phương chủ nghĩa khiến nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng. Trong khi đó chiến tranh ngày một ác liệt. Hậu phương trở nên xơ xác, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em tham gia lao động sản xuất. Phú Thọ lúc đó chưa có chủ trương khoán hộ. Chỉ có một số HTX biết khoán hộ ở Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế nên bí mật làm theo. Đứng trước tình 8 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc hình khó khăn đó, tháng 10/1968 Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế và triển khai một số nhiệm vụ lớn trong năm 1969. Nhiệm vụ đặt ra là phải củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và cải tiến công tác quản lý lao động, do đó Tỉnh ủy Vĩnh Phú chủ trương thống nhất áp dụng phương pháp khoán theo tinh thần nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trước đây. Đây là một quyết định vì lợi ích chung nhưng vì nhiều lý do khác nhau, một số người phản đối kịch liệt. Họ lấy lý do khoán hộ là đi ngược lại chủ trương đường lối tập thể hóa xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản. Có người còn nói nghị quyết 68 là mũi xung kích tấn công vào thành trì xã hội chủ nghĩa. Dường như mọi mũi dùi đều chĩa vào ông Kim Ngọc và ông Nguyễn Văn Tôn là hai người khởi thảo và hoàn chỉnh nghị quyết 68 trước đây. Có lẽ đây là những đám mây u ám nhỏ để sau này tụ lại thành đám mây lớn tạo nên những cơn sấm sét giáng xuống đầu ông Kim Ngọc. Mặc dù có đôi ba ý kiến phản đối gay gắt nhưng khoán hộ vẫn được áp dụng ở phần đất thuộc Phú Thọ cũ. Cũng như ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây, nhờ áp dụng khoán hộ nên huy động được lực lượng lao động đông đảo thay thế cho người ra mặt trận, khuyến khích mọi người hăng hái sản xuất, năng suất lúa ngày một tăng, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Để tránh tình trạng cha chung không ai khóc, một số hợp tác xã còn mạnh dạn bán lại những vật tư thô sơ như xe cải tiến, cày bừa, cào cải tiến, bình bơm thuốc trừ sâu… cho hộ xã viên. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Một tổ phái viên của trung ương được cử lên Vĩnh Phú để “kiểm tra” tình hình sản xuất của các HTX nông nghiệp. Ngày 6-11-1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú chủ trương khoán hộ bị phê phán gay gắt: “Nói tóm lại việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và 9 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã”. (Trích tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc). Ngày 28/4/1971, Tỉnh ủy họp ỏ Gia Thanh (nơi sơ tán của Tỉnh ủy), Ông Kim Ngọc đã đọc bản kiểm điểm để nhận khuyết điểm trong việc áp dụng khoán hộ, trong đó có đoạn: “Trong quá trình thực hiện công việc nông nghiệp, tôi có một sai lầm nghiêm trọng. Khuyết điểm, sai lầm lớn nhất của tôi là khoán hộ”. Sau đó theo chỉ đạo của TƯ mà trực tiếp là ông Trường Chinh, khoán hộ bị dừng lại. Mặc dù TƯ cấm khoán hộ, nhưng cách làm này đã đi vào lòng dân, nên dù có bị cấm người dân vẫn cứ làm (vì vậy mà nó còn được gọi là khoán chui). Nhiều chi bộ thôn, xã, huyện vẫn kiên quyết đi theo khoán mới bất chấp lệnh cấm của TƯ. Những người nông dân đã tiếp bước ông Kim Ngọc, âm thầm khoán chui để đến năm 1988, khi số phận đất nước đã “ngàn cân treo sợi tóc”, chính khoán chui đã tạo nên sức mạnh để Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng. 2.4. Sự “hồi sinh” của khoán hộ Tháng 8/1979, ba tháng sau ngày ông Kim Ngọc mất, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết số 13 chủ trương cho khoán cây màu vụ đông, đến năm 1980 tiếp tục cho khoán cây lúa. Như vậy trên thực tế khoán hộ dần dần phục hồi ở Vĩnh Phú. Đến ngày 13/1/1981, Ban bí thư ra chỉ thị 100 cho áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp. Và đến tháng 4/1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết 10 “công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân”. 10 [...]... hiện chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nội dung có nhiều điểm trong cơ chế quản lý và biện pháp khoán của đồng chí Kim Ngọc trước đây được trùng hợp” Điểm trùng hợp cơ bản nhất có thể nhận thấy là: hộ nông dân là chủ thể của đơn vị sản xuất nông nghiệp, lấy hộ làm đơn vị sản xuất, người nông dân được trao quyền tự chủ sản xuất 11 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc III KẾT LUẬN... Kim Ngọc Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc 12 Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông Năm 2009, ông được.. .Kim Ngọc và số phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc Nghị quyết 10 “lấy hộ làm đơn vị sản xuất tự chủ Người nông dân được trao quyền tự chủ sản xuất, sử dụng ruộng đất lâu dài, tự do tiêu thụ sản phẩm ” (Trích văn kiện Đảng toàn tập, tập 49) Như vậy chặng đường đi từ nghị quyết 68 của tỉnh Vĩnh Phúc đến nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là 21 năm 7 tháng Trog thời gian đó, ông Nguyễn Văn Tôn nguyên trưởng... phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong ” Hay như đánh giá của ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại: “Bài học về khoán hộ ở Vĩnh Phú mãi còn giá trị, không phải ở cách cụ thể... nghiệp Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, kể: “Khi TƯ bảo ngưng khoán hộ, yêu cầu sửa chữa, tỉnh ủy và huyện ủy thành lập các tổ xuống các hợp tác xã phổ biến chỉ thị của trung ương, đề ra phương châm sửa chữa, quy định thời gian đâu vào đó Nhưng đã qua mấy năm nhận thấy lợi ích to lớn của khoán hộ nên chẳng mấy hợp tác xã chịu sửa chữa Vì vậy họ tìm mọi cách duy trì khoán hộ Như bản tường trình của UBND tỉnh Vĩnh Phú có... mà đồng chí Kim Ngọc giải quyết mà là ở chỗ ông đồng cảm sâu sắc trước tình cảnh đói nghèo của người dân, cùng đau nỗi đau của họ và dám tháo bỏ những quy định mà thực tiễn đã chứng tỏ không phù hợp để thúc đẩy phát triển” Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Kim Ngọc Năm 1996,... phận của khoán hộ ở Vĩnh Phúc III KẾT LUẬN Sự “hồi sinh” của khoán hộ đã đưa tình hình của đất nước thoát khỏi tình thế khủng hoảng Đảng đã dám vượt qua chính mình để công nhận một hình thức khoán kiểu mới, mà theo như lúc đó là một cách làm “phá vỡ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi tiến bộ khoa học kỹ thuật” Công lao của ông Kim Ngọc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là rất to lớn Như đánh

Ngày đăng: 23/11/2014, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w