ứng dụng năng lượng gió để bơm nước vào ruộng muối
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 1 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN SỬ DỤNG NĂNG LƯNG GIÓ 7 1.1. Sử dụng năng lượng gió ở một số nước trên thế giới: 7 1.2. Gió – nguồn năng lượng mới ở Việt Nam: 9 1.2.1. Tiềm năng gió ở Việt Nam: 9 1.2.2. Tình hình ứng dụng: 11 1.2.3. Vấn đề năng lượng gió trong chương trình Năng Lượng Mới: 13 1.3. Điều tra cơ bản trong vấn đề năng lượng gió: 15 1.3.1. Những thông số cơ bản của gió: 15 1.3.2. Thiết bò điều tra năng lượng gió 16 Chương 2: CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG 18 2.1. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết được áp dụng: 18 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu: 18 2.1.2. Công việc nghiên cứu: 18 2.2. Một số loại động cơ gió đã đựơc ứng dụng: 18 2.2.1. Phân loại theo trục động cơ gió: 19 2.2.2. Phân loại theo số lượng cánh: 21 2.3. Các phương án thiết kế: 22 2.3.1. Phương án thứ nhất: 22 2.3.2. Phương án thứ hai: 23 2.3.3. Phương án thứ ba. 24 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 2 2.3.4. Phương án thứù tư: 25 Chương 3: LÝ THUYẾT BƠM 27 3.1. Phân loại các dạng bơm: 27 3.1.1. Bơm thể tích: 27 3.1.2. Bơm ly tâm: 32 3.1.3. Bơm cánh nâng: 34 3.2. Tiêu chí chọn bơm: 35 3.3. Kết luận và chọn bơm: 35 Chương 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 37 4.1. Gió – công suất của gió: 37 4.1.1. Lý thuyết về công suất gió: 37 4.2.1. Số liệu gió: 39 4.1.3. Tính sơ bộ công suất gió: 41 4.2. Tính toán thiết kế cánh quạt: 41 4.2.1. Số lượng cánh: 41 4.2.2. Dạng cánh. 43 4.2.3. Lực nâng cánh: 44 4.2.4. Nguyên lý làm việc của cánh quạt gió: 45 4.2.5. Tính toán các kích thước của cánh: 46 4.2.5. Kết cấu của cánh: 49 4.2. 6. Lắp ghép cánh: 49 4.2.7. Kiểm tra mối ghép then: 50 4.3. Số vòng quay trên trục của quạt: 50 4.3.1. p lực gió tác dụng lên mỗi cánh: 50 4.3.2. Số vòng quay trên trục chính và mômen xoắn: 51 4.4. Cơ cấu đònh hướng: 53 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 3 4.4.1. Các kích thước của đuôi lái: 54 4.4.2. Kết cấu và lắp ghép đuôi lái: 55 4.5. Tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng côn: 55 4.5.1. Chọn vật liệu: 56 4.5.2. Tỉ số truyền của cặp bánh răng côn: 56 4. 5.3. Xác đònh ứng suất cho phép: 57 4.5.4. Tính toán các thông số và kiểm nghiệm cặp bánh răng côn: 59 4.5.4.5. Kiểm nghiệm về quá tải. 64 4.6. Tính toán trục của bộ truyền bánh răng côn: 65 4.6.1. Các thông số ban đầu: 65 4.6.2. Các lực ban đầu: 66 4.6.3. Chọn vật liệu: 66 4.6.4. Xác đònh đường kính các đoạn trục: 66 4.6.5. Tính kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi: 69 4.6. 6. Tính và kiểm nghiệm độ bền của then: 71 4.6.7. Chọn và kiểm nghiệm ổ trục: 72 4.7. Phanh đai trên trục quạt: 75 4.7.1. Lý thuyết về phanh đai: 76 4.7.2. Tính toán các thông số động học của đai: 78 4.8. Tính toán thiết kế hộp tốc độ: 79 4.8.1.Các thông số ban đầu: 79 4.8.2. Yêu cầu thiết kế: 80 4.8.3. Chọn vật liệu: 80 4.8.4. Phân phối tỉ số truyền trong hộp tốc độ: 80 4.8.5. Xác đònh ứng suất cho phép: 82 4.8.6. Tính toán cho cấp 1 của bộ truyền(cấp chậm): 84 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 4 8.6.6. Các thông số và kích thức bộ truyền bánh răng cấp chậm: 89 4.8.7. Tính toán và kiểm nghiệm các trục của hộp tốc độ: 95 4.8.9. Chọn và kiểm nghiệm ổ đỡ trục: 105 4.9. Tính toán bộ truyền đai: 112 4.9.1. Các thông số ban đầu: 112 4.9.2. Chọn tiết diện đai: 112 4.9.3. Đường kính, khoảng cách trục: 112 4.9.5. Xác đònh lực căng ban đầu: 115 4.10. Các chi tiết khác: 115 4.10.1. Cơ cấu Các-đăng: 115 4.10.2. Trục thẳng đứng: 117 4.10.3. Tính chọn bulông cho cụm đỡ trục trên: 117 4.11. Cột tháp: 118 4.11.1. Kết cấu cột thép: 118 4.11.2. Xác đònh thành phần động của tải trọng gió lên cột tháp: 118 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 5 LỜI NÓI ĐẦU Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng vô tận trong thiên nhiên. Con người đã biết sử dụng loại năng lượng này từ lâu, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thô sơ. Trong những năm gần đây, vấn đề khan hạn năng lượng cổ điển như than, dầu mỏ, củi được đặt ra một cách gay gắt, các nhà khoa học bắt đầu lao vào việc nghiên cứu nhằm khai thác năng lượng gió trên cơ sở kỹ thuật hoàn chỉnh hơn, nhiều mẫu động cơ gió đã được thử nghiệm và hoàn thiện, nhiều dự án khai thác và ứng dụng năng lượng gió được đề cập. Ở nước ta, trong những năm gần đây cũng bắt đầu nghiên cứu để khai thác nguồn năng lượng này với nhiều tiềm năng của một nước có bờ biển trải dài và lộng gió. Năng lượng gió được ứng dụng chủ yếu trong việc trực tiếp tạo ra điện năng phục vụ sinh hoạt, sản xuất; hoặc dùng trực tiếp để bơm nước tưới tiêu. Vùng duyên hải miền Trung nước có bờ biển trải dài. Ở đây, bà con nông dân có một nghề rất phổ biến, đó là nghề làm muối. Việc làm muối phải lấy nước từ ngoài biển vào. Ngày trước người ta thường đào các kênh mương cho nước biển chảy vào trong bờ rồi mới gánh nước này đổ vào ruộng muối. Làm như vậy rất vất vả cho người nông dân mà hiệu quả kinh tế cũng không cao. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng nguồn năng lượng gió có sẵn trong thiên nhiên? Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, chúng em đã có thời gian tìm hiểu về vấn đề này. Được quý thầy cô giáo trong bộ môn Cơ Sở Thiết Kế Máy giao nhiệm vụ thiết kế hệ thống quạt gió và bơm để bơm nước biển vào ruộng muối: “ỨNG DỤNG NĂNG LƯNG GIÓ ĐỂ BƠM NƯỚC VÀO RUỘNG MUỐI” với đối tượng phục vụ là bà con nông dân ở vùng duyên hải miềm Trung. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 6 Chúng em cố gắng tìm tòi và thực hiện việc thiết kế dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy LÊ KHÁNH ĐIỀN cùng quý Thầy, cô giáo trong bộ môn và khoa Cơ Khí đã giúp đỡ chúng em hoàn thành công việc. Trong thời gian thực hiện luận văn, các bạn sinh viên cũng đóng góp không nhỏ. Những lần trao đổi, thảo luận các bạn đã giúp chúng em phát hiện được những sai sót, những vấn đề chưa hoàn thiện, cũng như tìm ra hướng giải quyết mới. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và đây là lần đầu tiên thiết kế một hệ thống hoàn chỉnh nên Luận Văn Tốt Nghiệp của chúng em không tránh được những sai sót. Chúng em rất mong được tiếp nhận nhiềâu ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình của thầy hướng dẫn cùng quý thầy cô trong bộ môn Thiết Kế Máy, các bạn sinh viên đối với chúng em trong thời gian thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2002 Nhóm sinh viên thực hiện TRẦN ĐÌNH THOẠI NGUYỄN HỮU THUẦN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 7 Chương 1 TỔNG QUAN SỬ DỤNG NĂNG LƯNG GIÓ 1.1. Sử dụng năng lượng gió ở một số nước trên thế giới: Những nguồn năng lượng hiện đang được con người khai thác sử dụng trong đời sống và sản xuất như than, dầu khí và chất phóng xạ không phải là vô tận trong lòng đất. Vấn đề này đã được đặt ra một một cách nghiêm túc trước tình hình tiêu thụ năng lượng ngày một tăng trên thế giới và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Việc tìm các nguồn năng lượng khác thay thế đang là yêu cầu cấp thiết. Trong số các dạng năng lượng mới được đưa vào chương trình nghiên cứu khai thác có nhiều dạng năng lượng mà con người đã quen dùng từ thời xưa như gió, mặt trời, đòa nhiệt,… nhưng chỉ dưới dạng thô sơ. Từ lâu, nhiều nước có nền công nghiệp phát triển đã sử dụng năng lượng không truyền thống (năng lượng mới), trong đó có năng lượng gió. Nhưng gần đây, việc sử dụng năng lượng này được nhiều nước rất quan tâm để giải quyết sự thiếu hụt về các năng lượng hoá thạch và góp phần cải thiện việc bảo vệ môi trường. Với công nghệ hiện nay, giá cả để lắp đặt một máy phát điện chạy bằng sức gió(FĐSG) bằng 63% so với nhiệt điện và bẳng 37,7% so với điện mặt trời. Hoa kỳ đang dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng gió với tổng công suất 2500 MW. Châu Âu đang thu hẹp khoảng cách nhờ nỗ lực của một số nước như: Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, NaUy, Phần Lan; trong đó có 4 nước đã thực hiện nối lưới điện lớn nhất với công suất 100 MW và chiếm 77% công suất FĐSG của EC. Ngay từ năm 1957, Liên Xô(cũ) đã lắp đặt 18.000 FĐSG để cung cấp điện cho các vùng hẻo lánh xa lưới điện quốc gia. Năm 1997, Đức đã lắp đặt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 8 tại một vùng xa lưới điện quốc gia (Gzeat Yazmouth) 25 tổ máy FĐSG có tổng công suất 37,5 MW, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho 56.000 người dân. Đan Mạch hàng năm sản xuất 500MW xuất khẩu đi các nước. Máy có công suất lớn nhất hiện nay mà Đan mạch sản xuất là 3 MW. Năm 1997, Trung quốc đã có 140.000 máy FĐSG lớn nhỏ các loại, trong đó có hai máy có công suất là 250 KW. Tại các đảo lớn nhỏ có dân cư sinh sống, hàng năm máy FĐSG sản xuất ra, trong đó có hai máy có công suất là 250 KW. Tại các đảo lớn nhỏ có dân cư sinh sống, hàng năm máy FĐSG sản xuất ra 12 triệu KWh điện. Tỉ lệ điện năng từ máy FĐSG so với tổng điện năng của các nước cho đến năm 1996 là: Hoa kỳ 8%, Đan mạch 10%, Hà lan 10%, Thụy điển 12%, các vùng thuộc Liên xô cũ là 9.5%. Chi phí xây dựng máy FĐSG trung bình là 1 triệu USD/MW. Gió hầu như có mặt khắp nơi, tuy nhiên tính chất gió còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau và thường phân bố không đều trên quy mô lớn cũng như trong từng đòa phương. Như vậy, tiềm năng gió phân bố không đều trên trái đất. Trên bản đồ phân bố tiềm năng gió trên thế giới, ta thấy tiềm năng gió lớn nhất ở vùng hàn đới và cực đới. Tại các vùng này cường độ gió trung bình từ 7m/s lên tới 11m/s. Vùng bờ biển miềm ôn đới và vùng giữa các đại dương, cường độ gió cũng khá mạnh có trò số xấp xỉ trò số trên. Tiềm năng gió tại các vùng này được đánh giá vào khoảng từ 500W/m 2 đến 1500W/m 2 . Trên đất liền, tiềm năng gió còn tùy thuộc khá nhiều vào đòa hình. Thông thường chỉ có các vùng bờ biển hoặc vùng núi, cao nguyên có thể có gió mạnh nhưng không quá lớn và liên tục. Về phương diện sử dụng và nối mạng, thường là hoà vào lưới điện quốc gia (với công suất lớn), phát trên lưới đòa phương (với công suất nhỏ và trung bình). Phần lớn là lắp đặt tại các hộ gia đình dùng trực tiếp hoặc nạp vào acquy dự trữ. Nhiều nước dùng nặng lượng gió dể vận hành các máy công tác LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 9 như: Bơm nước, xay xát gạo, máy nghiền thức ăn gia xúc ở xí nghiệp chế biến nhỏ và gia đình. 1.2. Gió – nguồn năng lượng mới ở Việt Nam: 1.2.1.Tiềm năng gió ở Việt Nam: Theo số liệu số sơ bộ đánh giá ở Việt Nam cũng như ở nhiều vùng nhiệt đới lân cận, tiềm năng gió không lớn lắm. Tại vùng biển Đông, khu vực đảo Trường sa có tiềm năng gió lớn nhất. tiềm năng gió trong vùng này có thể đạt trò số 300400 W/m 2 và tốc độ gió trung bình khoảng 6 m/s. Việt nam có bờ biển khá dài từ vó độ 8 0 đến 24 0 và gần 3000 đảo lớn nhỏ, phần lớn đều có dân cư sinh sống. Tại đây có gió quanh năm và ưu điểm là không có tính chu kỳ như bức xạ mặt trời. Thông thường tốc độ gió ở các đòa điểm đã nêu như trên có gió từ cấp 2 trở lên. Trong thực tế và lý thuyết khi vận tốc gió lớn hơn 3 m/s thì máy FĐSG có thể tự khởi động làm việc được. Theo số liệu về năng lượng gió, ta có vận tốc gió trung bình 6(m/s) tháng và năm ở một số đòa phương như ở bảng sau: Vận tốc gió trung bình tháng và năm(V,m/s). T T Đòa điểm THÁNG Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 BÃI CHÁY 3,2 2,9 2,5 2,8 3,3 3,3 3,6 2,8 3,2 3,6 3,6 3,5 3,2 2 PHỦ LIỄN 4,3 4,1 4,5 4,7 5,0 4,0 3,8 3,4 3,6 4,1 4,2 3,7 4,1 3 BẠCH.L.VĨ 7,9 7,9 7,4 6,8 7,2 6,4 8,3 6,4 6,8 7,3 8,0 7,8 7,4 4 NAM ĐỊNH 3,3 3,7 3,0 3,6 3,3 3,3 3,9 3,1 3,6 4,0 4,0 4,0 3,6 5 QUẢNG BÌNH 4,2 4,3 3,3 2,6 3,1 3,7 3,5 3,7 3,5 3,7 6,3 5,1 3,9 6 QUY NHƠN 4,3 4,6 3,3 3,7 3,4 4,0 4,0 4,0 2,9 2,9 5,4 6,4 4,1 7 PHAN THIẾT 4,1 4,7 4,3 3,9 3,2 3,5 3,5 3,8 3,0 2,8 3,3 3,8 3,7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN Trang 10 8 LIÊN KHƯƠNG 3,5 4,6 3,9 3,5 3,4 3,5 3,6 3,5 3,0 2,5 3,6 4,1 3,6 9 VŨNG TÀU 3,9 5,2 5,3 4,4 3,4 3,7 3,6 3,7 2,9 2,6 3,1 2,9 3,7 1 0 PHÚ QUỐC 2,7 2,6 3,0 2,9 3,3 4,6 4,9 5,1 3,9 2,8 3,0 3,8 3,6 Qua số liệu ta thấy, ở 10 đòa điểm trên có thể sử dụng được máy FĐSG với 85% trong năm. Từ vận tốc gió (V,m/s) người ta tính được năng lượng của gió khi đi qua một tiết diện, E(Kw/m 2 ) theo công thức: E = 0,6125.10 -3 .( tV i 3 20 3 ) Kwh/m 2. t i: Số giờ có tốc độ gió trong năm. Như vậy ở mỗi đòa phương có vò trí đòa lý hướng gió khác nhau sẽ có tốc độ gió không giống nhau. Do đó giá trò năng lượng gió phải khác nhau. Ví dụ: Mật độ năng lượng gió kWh/m 2 .năm ở một số vùng hình thành như sau: - Tây nguyên: 600 Kwh/m 2 .năm. - Đồng bằng sông Hồng: 250 Kwh/m 2 .năm. - Quảng Nam – Quảng Ngãi: 400 Kwh/m 2 .năm. - Bình Đònh – Khánh Hòa: 750900 Kw/m 2 .năm. - Hà Nam Ninh – Cam Ranh – Vũng Tàu:700 800 Kwh/m 2 .năm - Tiền Giang – Cà Mau: 500 Kwh/m 2 .năm - Bờ biển Bắc bộ: 500 600 Kwh/m 2 .năm. - Các hòn đảo phía Đông: 1500 Kwh/m 2 .năm. Các ví dụ sau đây là đặc trưng về biểu đồ mật độ năng lượng và tốc độ gió ở đảo Cô Tô và trạm Rạch Giá: [...]... nhằm nghiên cứu một cách toàn diện để nhanh chóng phổ biến việc ứng dụng nguồn năng lượng này Đó là những đề tài điều tra phân vùng năng lượng gió đã và đang tiến hành để xác đònh các vùng có khả năng ứng dụng thuận lợi năng lượng gió, đề tài lập luận luận chứng kinh tế, kỹ thuật việc ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam nhằm đánh giá đánh giá việc ứng dụng năng lượng gió ở các đòa phương và các ngành... cứu sử dụng nguồn năng lượng không truyền thống, năng lượng gió, năng lượng mặt trời Với năng lượng gió, nhân dân ta nói chung chưa có tập quán khai thác năng lượng gió trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở nước ta Chúng ta không bắt gặp những cối xay gió như thường thấy ở nông thôn các vùng ôn đới Châu u Sức gió chỉ được ứng dụng để đẩy thuyền trên sông và trên biển Điều đó phần nào chứng tỏ rằng... đang nghiên cứu áp dụng các công nghệ thích hợp để tận dụng các năng lượng tại chổ như: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện… chủ yếu phục vụ sinh hoạt Trong chương trình nghiên cứu về năng lượng được hình thành năm 1970 đã có vấn đề năng lượng mới mà sau đó đã tiến tới tách thành một chương trình riêng về năng lượng mới vào những năm đầu của thập kỷ 80 Vấn đề năng lượng gió là một trong những...Mật độ năng lượng gió, E, Kwh/m2 Mật độ năng lượng gió, E, Kwh/m2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: LÊ KHÁNH ĐIỀN 300 250 200 160 Năng lượng gió 100 Tốc độ gió 50 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Mật độ năng lượng gió ở trạm CT 100 90 80 70 Năng lượng gió 60 50 Tốc độ gió 40 30 20 10 0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Mật độ năng lượng gió ở trạm Rạch Giá Ở các trạm... Giúp cho việc phát triển vùng nên phát triển năng lượng gió + Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ở từng đòa phương + Cung cấp những tham số về nguồn năng lượng gió cần thiết cho việc thiết kế + Dự báo giá trò kinh tế của nguồn năng lượng gió ở mỗi đòa phương hoặc đối với mỗi ngành sản xuất - Đề tài lập luận chứng kinh tế việc ứng dụng năng lượng gió giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề dưới góc độ... 1.3.2 Thiết bò điều tra năng lượng gió Thiết bò để điều tra năng lượng gió chủ yếu là các máy ghi tốc độ gió Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của điều tra, người ta có thể ứng dụng máy ghi có đặc tính khác nhau Những máy ghi gió thông dụng nhất để khảo sát gió tại các đòa điểm có đầu cảm ứng dùng gáo hay chong chóng để ghi cường độ gió Ngoài ra còn có những loại đầu cảm ứng tốc độ gió khác như điện trở nhiệt,... Trong bơm thể tích, còn căn cứ vào cấu tạo cụ thể ta có thể chia bơm thể tích thành các loại: Bơm piston, bơm bánh răng, bơm trục vít, bơm rôto cánh trượt, bơm quả bàng, bơm lắc a Bơm piston: Theo đặc điểm cấu tạo và hoạt động của bơm chúng ta có thể chia chúng thành các loại sau: Bơm piston tác dụng đơn, bơm pittông tác dụng kép, bơm vi sai, bơm piston quay hướng kính, bơm piston quay hướng trục a.1 Bơm. .. ĐIỀN Kết luận: Như vậy, rõ ràng năng lượng gió là mật nguồn năng lượng có tiềm năng rất lớn, chúng ta cần phải đẩy nhanh hơn nữa công việc nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết những khó khăn trong việc khủng hoảng thiếu năng lượng trong thời gian tới Từ năm 1996-2000, viện cơ điện nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió phục vụ sản xuất nông nghiệp... phần nào chứng tỏ rằng thực tế sử dụng năng lượng gió trên lãnh thổ nước ta không lớn và kỹ thuật cổ truyền không đủ khả năng khai thác có lợi nguồn năng lượng này, hoặc nguồn năng lượng gió này không đủ khả năng cạnh tranh với các dạng năng lượng dễ kiếm khác Trong những năm gần đây, trước nhu cầu năng lượng trong nền kinh tế quốc dân ngày càng một lớn và nguồn năng lượng cổ truyền ngày càng khan hiếm,... đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của vấn đề năng lượng Ngành khí tượng trên thế giới có những chương trình riêng nhằm yêu cầu về năng lượng gió Trong chương trình năng lượng mới, đề tài phân vùng năng lượng gió cũng được Tổng cục Khí Tượng Thủy Văn đảm nhiệm Để điều tra cơ bản điều kiện môi trường khí tượng của năng lượng gió nhằm giúp các nhà kỹ thuật về năng lượng gió có được một khái niệm hoàn chỉnh về . Thiết Kế Máy giao nhiệm vụ thiết kế hệ thống quạt gió và bơm để bơm nước biển vào ruộng muối: ỨNG DỤNG NĂNG LƯNG GIÓ ĐỂ BƠM NƯỚC VÀO RUỘNG MUỐI” với đối tượng phục vụ là bà con nông dân ở vùng. SỬ DỤNG NĂNG LƯNG GIÓ 7 1.1. Sử dụng năng lượng gió ở một số nước trên thế giới: 7 1.2. Gió – nguồn năng lượng mới ở Việt Nam: 9 1.2.1. Tiềm năng gió ở Việt Nam: 9 1.2.2. Tình hình ứng dụng: . nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng không truyền thống, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Với năng lượng gió, nhân dân ta nói chung chưa có tập quán khai thác năng lượng gió trong sản