Bơm ly tâm:

Một phần của tài liệu ứng dụng năng lượng gió để bơm nước vào ruộng muối (Trang 32 - 34)

Bơm ly tâm được thiết kế và chế tạo dựa trên nguyên lý ly tâm. Chất lỏng được chứa đầy trong kênh. Dứơi tác dụng quay của các cánh cong làm cho lực ly tâm tác động lên thành phần các chất lỏng trong kênh. Tuy nhiên do có sự chênh lệch áp suất giữa hai mặt cong của thành phần chất lỏng nên xuất hiện lực hướng tâm. Khi tốc độ quay của cánh nâng đủ lớn và hình dáng của cánh thích hợp thì chất lỏng sẽ được đẩy lên ở mực cao hơn.

Hình 3.6 - Sự hoạt động của bơm ly tâm

1- rãnh góp hình xoáy; 2-bộ khuyết tán; 3-cánh guồng động; 4-guồng động; 5-trục guồng động; 6-ống đẩy; 7-bể đẩy

Trong bơm ly tâm, guồng động là bộ phận chủ yếu. Nó có dạng tròn như bánh xe, bên trong có các rãnh hướng tâm kế tiếp nhau. Phần ngăn cách các rãnh kế tiếp nhau gọi là guồng. Cánh có thể thẳng theo hướng kính, cong về phía trước hay sau so với chiều quay của guồng.

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bơm ly tâm được thể hiện ở hình 6. Trục (5) nhận truyền động từ động cơ sẽ làm cho guồng động (4) quay, chất lỏng chứa trong các rãnh của guồng cũng quay theo. Nhờ lực ly tâm mà chất lỏng sẽ từ bể hút (8) chuyển lên qua guồng động (4), qua bộ khuếch tán (2) vào rãnh góp (1) theo ống đẩy (6) để lên bể đẩy (7).

Trong thực tế bơm ly tâm được sử dụng rất nhiều, nhưng trong trường hợp của chúng ta (sử dụng để bơm nước biển) thì không tối ưu lắm nếu dùng bơm này. Sở dĩ như vậy vì mực nước biển lên xuống theo thủy triều, nên mỗi lần thủy triều xuống rất dễ dẫn tới hiện tượng hụt nước ở ống hút. Mỗi khi hụt áp như vậy thì cần phải làm đầy lại guồng động (tức là mồi nước) của bơm trước khi khởi động. Điều này không cho phép bởi yêu cầu thiết kế (không có nhân lực cho công việc này).

Một phần của tài liệu ứng dụng năng lượng gió để bơm nước vào ruộng muối (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)