Vấn đề an toàn thực phẩm đang trở nên nhức nhối ở nước ta hơn bao giờ hết. Luận văn này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế kết hợp với chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng. Kết cấu của luận văn bao gồm: Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT ĐẢM BẢO THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG; Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thịt lợn là mặt hàng nông sản phổ biến ở nước ta và có điều kiện đểphát triển Thịt lợn đóng góp một tỷ lệ lớn trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày củacác hộ gia đình Trong những năm gần đây, tuy bệnh dịch đã hạn chế phầnnào sự phát triển của đàn lợn trên cả nước nhưng chăn nuôi lợn vẫn đóng mộtvai trò hết sức quan trọng và đang dần phục hồi trở lại
Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừngđược cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu về thịt trong đó chủ yếu là thịt lợnngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó, yêu cầu về thịt lợn
để xuất khẩu cũng ngày càng khắt khe hơn cả về chất lượng cũng như vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm Trước những yêu cầu về thịt lợn để phục vụ chotiêu dùng trong nước và xuất khẩu đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sangmột giai đoạn mới, đó là phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm antoàn và chất lượng (TPAT&CL) Chăn nuôi lợn thịt đang dần trở thành ngànhchăn nuôi sản xuất hàng hoá, có kế hoạch đầu tư, tính toán hiệu quả kinh tế.Nhiều cơ sở giống từ trung ương đến các địa phương đã được quan tâm đầu
tư, nâng cấp về chuồng trại, các thiết bị kỹ thuật, con giống có năng suất cao
để nhân giống và đưa vào sản xuất
Hiệu quả kinh tế là một trong những chỉ tiêu tạo ra động lực để các hộđưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất Trong thời gian qua, đã cónhiều nhà nghiên cứu và tổ chức tiến hành nghiên cứu thực trạng và đưa racác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi lợn thịt.Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hìnhchăn nuôi lợn thịt theo hướng TPAT&CL tại các địa phương Tuy nhiên,nghiên cứu về việc kết hợp giữa tiêu chí hiệu quả kinh tế với tiêu chí chănnuôi đảm bảo TPAT&CL thì chưa có nhà nghiên cứu nào tiến hành thực hiện
Lương Sơn là một huyện phía đông của tỉnh Hòa Bình với điều kiện tự
Trang 2nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho ngành chăn nuôi, đặc biệt làngành chăn nuôi lợn thịt phát triển Hiện tại huyện đang có nhiều cơ sở chănnuôi lợn thịt theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại Phát triển chănnuôi lợn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp vào sự pháttriển kinh tế chung của toàn huyện Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn hiện nayvẫn mang tính chất tự túc tự phát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phươngthức lấy công làm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồngtrọt, trong sinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong giađình do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao Mặt khác vấn đề chăn nuôi đảm bảomục tiêu TPAT&CL tại các hộ chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức.
Từ những lý do đã nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”
Đề tài được tiến hành nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo an toàn và chất lượng tại huyện LươngSơn, xem xét mối liên hệ giữa vấn đề chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CLvới hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tếchăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL cho huyện Lương Sơn, từ đó giúp cho
bà con có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập vàđời sống cho các hộ dân, cũng như đảm bảo nhu cầu về an toàn và chất lượng(AT&CL) của người tiêu dùng thịt lợn
2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chănnuôi lợn thịt, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôilợn thịt đảm bảo TPAT&CL cho các hộ chăn nuôi tại huyện Lương Sơn, tỉnhHòa Bình, từ đó góp phần làm tăng thu nhập và đời sống cho các hộ chăn nuôi
Trang 3* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được tại các hộ chăn nuôi lợn thịt
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợnthịt đảm bảo TPAT&CL
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tổng trọng lượng lợnxuất chuồng của hộ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộchăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL tại huyện Lương Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình chăn nuôi lợn thịt ởhuyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi không gian: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thu thập thôngtin trong các hộ chăn nuôi tại 3 xã thuộc 3 vùng đặc trưng của huyện LươngSơn, tỉnh Hòa Bình
- Thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 3 năm, từ 2009-2011+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8năm 2011
4 Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về quá trình chăn nuôi lợnthịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm antoàn và chất lượng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịtđảm bảo TPAT&CL
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợnthịt theo hướng thực phẩm an toàn và chất lượng
Trang 4Thực phẩm chất lượng
Thực phẩm được đánh giá là chất lượng chính là khả năng của thực phẩm dùng nuôi sống người và động vật Chất lượng cơ bản của thực phẩm làđưa đến cho người tiêu dùng các dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho các quá trình sống
Theo Hà Duyên Tư [10] thì thực phẩm chất lượng phải đảm bảo các yếu tố sau:
F Chất lượng dinh dưỡng
Chất lượng dinh dưỡng là chất lượng tính đến hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm Về mức dinh dưỡng người ta chia làm hai phươngdiện:
- Phương diện số lượng: là năng lượng tiềm tàng dưới dạng các hợp chất hóa học chứa trong thực phẩm dùng cung cấp cho quá trình tiêu hóa,
Trang 5- Phương diện chất lượng: là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng theo từng đối tượng tiêu thụ, về sự có mặt của các chất vi lượng, hoặc sự có mặt của một số nhóm cần thiết hoặc sản phẩm ăn kiêng.
Chất lượng vệ sinh có thể tiêu chuẩn hóa được, quy định về một
ngưỡng giới hạn không vượt qua để dẫn đến độc hại Ngưỡng này phải có giá trị và được sử dụng rộng rãi (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm)
F Chất lượng thị hiếu (hay cảm quan)
Chất lượng thị hiếu là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa thích của con người trên các tính chất cảm quan dựa trên các giác quan Chất lượng cảm quan rất quan trọng nhưng chủ quan và biến đổi theo thời gian, không gian và theo cá nhân
- Về mức cảm giác: trong một hoàn cảnh nào đó, người tiêu thụ chờ đợi
ở thực phẩm những cảm giác về mùi vị, xúc giác, thị giác xác định Cảm giác này khó định lượng và đo đếm được
- Về mức tâm lý: dựa trên phong tục tập quán tiêu dùng của từng người và trên quan hệ xã hội mà việc đánh giá chất lượng cảm quan liên quan trực tiếp về tâm sinh lý người đánh giá, mức tâm lý gắn liền và tiếp theo mức cảm giác nhận được
Về lý thuyết thì chất lượng thị hiếu là tốt khi nó làm thoả mãn nhu cầu người tiêu thụ ở một thời điểm xác định
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá thịt lợn an toàn và chất lượng
Trang 6Những chỉ tiêu trước khi phân tích
Người ta dựa vào các chỉ tiêu sau để đánh giá thịt lợn an toàn và chất lượng:
- Lợn có bị bệnh hay không, tốc độ tăng trọng nhanh hay chậm?
Những chỉ tiêu sau khi phân tích
Bảng 1.1: Dư lượng thuốc thú y trong thịt lợn
Bảng 1.2: Dư lượng thuốc thú y của vật nuôi
Trang 7Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/kg)
Nguồn: TCVN 7046 : 2002
1- Bảng 1.4 Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi
3 Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm 0
4 B cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 102
5 Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 102
6 Clostridium perfringens, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
7 Clostridium botulinum, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0
Nguồn: TCVN 7046 : 2002
1.1.3 Cơ sở khoa học về phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL
* Vai trò của chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL
Chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống, đó là nhu cầuhàng ngày, rất cần thiết và cần phải đáp ứng “Bệnh từ miệng vào”, thức ăn sẽkhông còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không đảm bảo vệsinh an toàn Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây lên ngộ độc cấp
Trang 8tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gâysuy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân,asen, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trongngô, đậu, lạc mốc, … có thể gây ung thư gan Chính vì thế, sản xuất đảm bảoTPAT&CL đang là xu hướng phát triển của tất cả các ngành sản xuất thựcphẩm nói chung và ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Thời gian gần đây, khái niệm thịt sạch luôn được các nhà chuyên mônnhắc tới trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chongười tiêu dùng Nhưng thịt sạch ở đây mới được nhắc đến trong khâu giết
mổ, chế biến, chứ chưa được đề cập đến từ khâu chăn nuôi Vì đôi khi, lợnđược giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP thì cũng chưa chắc đã là thịt sạch
Vì trong chăn nuôi hiện nay, người dân sử dụng khá tùy tiện các loại thức ăntăng trọng và thuốc kháng sinh nhằm điều trị bệnh và giúp vật nuôi mau lớn,dẫn đến hậu quả là các chất kích thích và lượng thuốc kháng sinh tồn dư trongthịt lợn vượt quá ngưỡng cho phép, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêudùng về lâu dài Do đó để có lợn thịt sạch thì phải sạch ngay từ khâu chănnuôi
Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất truyền thống của người dân nông thônnước ta, nó chiếm một vị trí cực lỳ quan trọng Chăn nuôi lợn tận dụng đượccác điều kiện kỹ thuật, sức lao động, thức ăn thừa của gia đình và cung cấpcác sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hóa cao, phục vụ cho nhucầu ngày càng tăng của xã hội
Trong điều kiện nền nông nghiệp còn mang tính độc canh như hiện naythì chăn nuôi lợn còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đa dạng hóanguồn thu nhập giúp nâng cao đời sống của người nông dân Đồng thời chănnuôi lợn cũng cung cấp một lượng lớn phân chuồng để phục vụ cho ngành
Trang 9Ngày nay khi ngành công nghiệp chế biến đang phát triển thì việc pháttriển ngành chăn nuôi lợn đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng có ýnghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệpchế biến Ngoài ra chăn nuôi lợn thịt cũng tận dụng được nguồn lao động dưthừa và lao động trong thời kỳ nhàn rỗi, đồng thời là một hướng để nước tathực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trong vài năm trở lại đây, dịch cúm gia cầm liên tiếp bùng phát trên thếgiới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Trước tình hình đó, việc thúc đẩychăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêudùng nhằm tạo ra nguồn thực phẩm thay thế cho thịt gia cầm Đồng thời chănnuôi lợn thịt còn có giá trị xuất khẩu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩucủa nước ta
* Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL
Trong chăn nuôi lợn thịt thì người chăn nuôi nào cũng luôn quan tâmđến việc làm thế nào để có thể tái sản xuất đàn nhanh Có nghĩa là phải làmtăng tốc độ tăng trưởng của lợn thịt, đồng thời vừa giảm được thời gian nuôibéo để giết mổ sớm Muốn như vậy thì người chủ chăn nuôi phải có các biệnpháp đảm bảo yêu cầu về thức ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng Trongchăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL thì mục đích làm cho đàn lợn tăngtrưởng nhanh và giảm thời gian nuôi béo cũng rất quan trọng trong việc nângcao hiệu quả chăn nuôi, bên cạnh đó nó phải tương ứng với việc đảm bảo thịtlợn AT&CL
Tốc độ tăng trưởng của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuồngtrại, khí hậu, cách chăm sóc
- Chuồng trại là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt đảm bảoTPAT&CL Trong những năm trở lại đây, người dân đã thay đổi chuồng trại
Trang 10từ chỗ tận dụng, quy mô nhỏ chuyển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ngàycàng đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn.
- Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởngcủa lợn Lợn có thể sống ở các điều kiện khí hậu khác nhau, nhưng nó chỉ chohiệu quả khi có khí hậu phù hợp
- Công tác thú y có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chăn nuôi lợnthịt đảm bảo TPAT&CL Để cho lợn thịt có tốc độ tăng trưởng tốt thì cần phải
vệ sinh hàng ngày cho lợn, tẩy rửa chuồng sau mỗi lần xuất chuồng, tiêmvacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho lợn
1.1.4 Khái niệm và phân loại hiệu quả
1.1.4.1 Khái niệm
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thựchiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kếtquả đó trong những điều kiện nhất định
1.1.4.2 Phân loại hiệu quả
Việc phân loại hiệu quả có thể được tiến hành trên nhiều góc độ khácnhau, các cách phân loại phổ biến là:
* Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hayhiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanhnghiệp Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế màdoanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đượclợi ích kinh tế [9]
Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được gọi là hiệu quả kinh tế - xã hội làhiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Chủ thể của hiệuquả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì
Trang 11vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế - xã hội xuấtphát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân [9].
* Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự
án, một doanh nghiệp (một đối tượng)
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đốitượng khác Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàngloạt các dự án khác Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếpcòn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp
* Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài: Căn cứ vào lợi ích nhận được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn
Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gianngắn Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mangtính tạm thời Việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền cóthể mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy
Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài.Việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo
ra một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ nhiều ngườimua bảo hiểm
* Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ
- Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) được định nghĩa là khả năng của người sản xuất
có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp của các đầu vào và côngnghệ cho trước
Hiệu quả kỹ thuật thể hiện khả năng của người sản xuất trong việc tối
đa hoá đầu ra từ 1 lượng đầu vào xác định (hiệu quả tính toán trên cơ sở đầu
Trang 12ra- output oriented) hoặc tối thiểu hoá đầu vào để sản xuất 1 lượng đầu ra xácđịnh (hiệu quả tính toán dựa trên cơ sở đầu vào – input oriented)
- Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ (AE) phản ánh khả năng của người sản xuất trongviệc kết hợp đầu vào hoặc đầu ra để tối đa hoá lợi nhuận, ở mức giá xác địnhnào đó của đầu vào và đầu ra và công nghệ sản xuất
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất Nó là thước đophản ánh mức độ “thành công” của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợpđầu vào tối và đầu ra tối ưu EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ (EE = TE x AE)
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Với mục tiêu cực đại lợi nhuận, người sản xuất nói chung và nông dânnói riêng phải: (1) sản xuất một lượng đầu ra có thể cao nhất với một mức đầuvào đã cho (nghĩa là đạt hiệu quả kỹ thuật); (2) sử dụng tổ hợp các đầu vàohợp lý trên cơ sở mối quan hệ của giá cả từng đầu vào (nghĩa là đạt hiệu quảphân bổ đầu vào); (3) phải sản xuất được tổ hợp đầu ra hợp lý với tập hợp cácgiá cả đã cho (nghĩa là có hiệu quả phân bổ đầu ra) Các khái niệm này có thểbiểu diễn thông qua các sơ đồ qua đó người ta xác định được hiệu quả kinh tế,hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Hiệu quả tính toán dựa trên đầu vào (output oriented)
Một hãng hoặc người nông dân sản xuất mức đầu ra không đổi (Y10,
Y20) và sủ dụng tổ hợp đầu vào tại điểm B (điểm B nằm trên đường đồnglượng (Y10, Y20), đường có mức sử dụng đầu vào ít nhất có thể đạt được cùngmột sản lượng)
Trang 13Trong trường hợp này, hiệu quả kỹ thuật (TE1) được xác định bởi tỷ sốOB/OA Tuy nhiên, tổ hợp chi phí ít nhất để sản xuất mức đồng lượng (Y10,
Y20) là tại điểm C (điểm có tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật (MRTS=MPX1/MPX2)bằng tỷ giá đầu vào (w2/w1) Nghĩa là tại C, ta có MRTS = MPX1/MPX2 = w2/
w1 Với cùng mức chi phí, tổ hợp đầu vào có thể sử dụng tại D (C và D cùngnằm trên đường đồng phí) Hiệu quả của toàn bộ chi phí (Cost Efficency, CE-
1) hay hiệu quả kinh tế (EE1) được xác định bởi OD/OA Khi đó hiệu quảphân bổ hay hiệu quả giá (AE1) được xác định bằng AE1 = EE1/TE1 =(OD/OA)/(OB/OA) = OD/OB
Hình 1.1 Đồ thị biểu diễn hiệu quả tính toán dựa trên đầu vào
(output oriented)
Hiệu quả tính toán dựa trên đầu ra (ouput oriented)
Hình 1.2 phản ánh mối quan hệ đầu ra – đầu ra (không gian đầu ra – đầura) Đây chính là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Nếu tổ hợp đầu vàocủa người sản xuất được sử dụng một cách có hiệu quả hơn thì khi đó họ có thểđạt được mức sản lượng tại B chứ không phải tại A (A là mức sản lượng thực
CB
A
D Đường đồng lượng (Y10 , Y20 )
X2
X1
Trang 14tế) Trong trường hợp này, hiệu quả kỹ thuật, TE0 = OA/OB (TE0 = TE1 trongtrường hợp hiệu suất qui mô cố định (Constant Return to Scale) Mặc dù, điểm
B là điểm có hiệu quả kỹ thuật, tuy nhiên đường PPF ta có thể đạt được tổngdoanh thu cao hơn nếu như sản xuất tại điểm C (điểm có “tỷ lệ chuyển đổibiên” (Marginal Rate of Transformation – MRT = MCY1/MCY2) bằng tỷ giá, p2/
p1)- trường hợp này sản xuất nhiều Y1 hơn và ít Y2 đi sẽ tăng doanh thu Cùngmức doanh thu với điểm C là điểm D Hiệu quả doanh thu RE hay hiệu quảkinh tế theo quan hệ đầu ra, EE0 sẽ được xác định bằng tỷ số OA/OD Hiệu quảphân bổ sản phẩm, AE0 = EE0/TE0 = (OA/OD)/(OA/OB) = OB/OD
Hình 1.2 Đồ thị biểu diễn hiệu quả tính toán dựa trên đầu ra
(ouput oriented)
Mối quan hệ trong hàm sản xuất thường được dùng nhiều nhất và được biểu diễn là Y = f(X1│Xi) Người sản xuất có mức sản xuất thực tế tại điểm Ahay sản lượng YA và chi phí X1’ Lẽ ra cũng với chi phí này nếu được sử dụng hiệu quả hơn thì người sản xuất có thể đạt được mức sản lượng hay đầu ra tại
Trang 15biên Khi đó, hiệu quả kỹ thuật (TEIO) được xác định bằng TEIO = X1’A/X1’B
= YA/YB Nếu như người sản xuất đầu tư chi phí tại mức X1* và sản lượng đạt được trên đường cực biên tại điểm C hay mức YC Tại điểm C, giá trị sản phẩm biên VMPX1 (VMPX1 = f’(X1)*pY = MPX1*pY) sẽ bằng giá đầu vào, PX1(VMP = MC) hay tại đây, đường tỷ giá, PX1/PY sẽ tiếp tuyến với đường sản xuất cực biên Khi đó người sản xuất sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất Hiệu quảkinh tế, EEIO được xác định bằng tỷ số X1’A/X1*C = YA/YC Khi đó, hiệu quả phân bổ, AEIO = EEIO/TEIO = (YA/YC)/(YA/YC) = YB/YC
Hình 1.3 Đồ thị biểu diễn hiệu quả hỗn hợp
1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng
1.1.5.1 Trọng lượng giống nhập
Trọng lượng giống nhập là trọng lượng bình quân của lợn con nhậpchuồng Đó là nhân tố thể hiện mức độ đầu tư trong chăn nuôi của các hộ giađình Đồng thời, trọng lượng giống nhập cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thờigian nuôi của các hộ, do đó sẽ ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các lứa trong
A
Trang 161.1.5.2 Trọng lượng giống xuất chuồng
Trọng lượng giống xuất chuồng là trọng lượng lợn thịt tại thời điểm xuấtchuồng của các hộ chăn nuôi Trọng lượng giống xuất chuồng thể hiện kết quảcủa việc chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình Trọng lượng lợn thịt xuấtchuồng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
1.1.5.3 Nguồn cung cấp lợn giống
Địa điểm mua lợn giống là nơi mà hộ chăn nuôi lựa chọn để mua lợngiống phục vụ cho chăn nuôi của gia đình mình Địa điểm mua lợn giống cóthể là tại trại giống, có thể là ngoài chợ hoặc tại các gia đình nuôi lợn nái.Điều kiện chăm sóc của lợn tại trại giống và tại các gia đình là khác nhau.Điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn của các hộ gia đình
1.1.5.4 Lao động
Lao động là số ngày công chăm sóc lợn trong suốt thời gian từ lúc nhậpchuồng đến lúc xuất chuồng Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tưtrong chăn nuôi của các hộ gia đình Mức độ đầu tư lao động càng cao sẽ tácđộng đến tốc độ tăng trọng của lợn thịt
1.1.5.5 Thức ăn tinh
Thức ăn tinh giúp cung cấp lượng dinh dưỡng cho lợn tăng trưởng vàphát triển Trong giới hạn sinh học của lợn thịt, lượng thức ăn tinh cung cấpcàng nhiều thì tốc độ tăng trọng càng cao Đây là một yếu tố đầu vào ảnhhưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn
1.1.5.6 Chi phí thú y
Chi phí thú y được thể hiện thông qua tổng chi phí về thuốc thú y màcác hộ gia đình đã tiêu tốn để phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt, nó bao gồm chiphí vaccin cho tiêm phòng và chi phí chữa bệnh cho lợn thịt Nếu các hộ tiêmphòng cho lợn đầy đủ sẽ góp phần giảm thiểu khả năng mắc bệnh ở lợn, làm
Trang 171.1.5.7 Quy mô chăn nuôi
Quy hô chăn nuôi là số đầu lợn mỗi lứa tại các hộ chăn nuôi Quy môchăn nuôi càng lớn thì tổng trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao Hơn thế nữa,Quy mô chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế theo quy mô tại các hộ
1.1.5.8 Điều kiện chăm sóc
Điều kiện chăm sóc là mức độ chăm sóc lợn của các hộ chăn nuôi Nóđược thể hiện qua số lần tắc rửa và vệ sinh chuồng trại cho lợn trong mộtngày, số lần cho ăn trong một ngày, mức độ đầu tư trang thiết bị phục vụ chochăn nuôi của chủ hộ (chuồng trại, hệ thống điện, máng ăn, …)
1.1.5.9 Trình độ văn hóa của chủ hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chủ
hộ trong sản xuất chăn nuôi lợn Đồng thời tác động đến nhận thức về vấn đềchăn nuôi đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng
1.1.5.10 Số lứa xuất chuồng trong năm
Số lứa xuất chuồng trong năm thể hiện khả năng sản xuất của hộ Sốlứa xuất chuồng trong năm càng nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tếcủa hộ Đồng thời, số lứa xuất chuồng nhiều càng thể hiện khả năng sản xuấtcủa chủ hộ
1.1.5.11 Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ là số lần hộ chăn nuôi được vay vốn
từ hệ thống tín dụng chính thức và không chính thức
1.1.5.12 Tuổi của chủ hộ
Tuổi của chủ hộ là nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề ra quyết định của chủ
hộ, kinh nghiệm cũng như là nhận thức của chủ hộ
1.2 Cơ sở thực tiễn về chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng
1.2.1 Tình hình sản xuất chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam
Trang 181.2.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
a Tình hình sản xuất thịt lợn trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức nông lương thế giới- FAO, ngànhchăn nuôi lợn toàn thế giới liên tục tăng trưởng ổn định trong 12 năm qua và
dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Châu Á là châu lục có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất (chiếm 62% đầucon), tiếp đến là Châu Âu (19%), Bắc Mỹ và Canada (10%), Nam Mỹ (6%),Châu phi (2%) và cuối cùng là Châu Đại Dương (1%)
Theo bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng thịt lợn sản xuất ở 10nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất từ năm 2006 đến năm 2010 như sau:
Bảng 1.5 Sản lượng thịt lợn sản xuất ở 10 nước có ngành chăn nuôi phát
Nguồn: World Markets and Trade, 2012
b Tình hình xuất khẩu thịt lợn trên thế giới
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ năm 2011 trên toàn thế giới cótrên 30 nước xuất khẩu thịt lợn nhưng chỉ có 6 nước chính xuất khẩu trên 100
Trang 19nghìn tấn/năm, đó là EU, Mỹ, Canada, Brazin, Trung Quốc, Chile Trong năm
2010, ước tính 5 nước này xuất khẩu thịt lợn chiếm 93% tổng khối lượng thịtlợn xuất khẩu trên toàn thế giới
Bảng 1.6 Tình hình xuất khẩu thịt lợn trên thế giới từ 2007 đến 2010
Nguồn: World Markets and Trade, 2012
c Tình hình nhập khẩu thịt lợn trên thế giới
Hầu hết các nước trên thế giới đều có hoạt động nhập khẩu thịt lợn, tuynhiên nhập khẩu thịt lợn cũng tập trung vào 5 nước chính là Nhật Bản, LiênBang Nga, Mỹ, Mexico và Hồng Công Điều đó được thể hiện qua bảng 1.7
Bảng 1.7 Tình hình nhập khẩu thịt lợn trên thế giới từ năm 2007-2010
Trang 20Nguồn: World Markets and Trade, 2012
Trên thế giới, nhiều nước, khu vực vừa tham gia xuất khẩu vừa thamgia nhập khẩu thịt lợn Ngoại trừ việc trao đổi nội bộ trong khối EU thì cácnước Mỹ, Canada, Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc và Australia đều là nhữngnước vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu với khối lượng lớn [12]
1.2.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
a Các quan điểm phát triển ngành chăn nuôi của Đảng và Nhà nước ta
Trong những năm qua, thực hiện chương trình đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, thì ngành chăn nuôi đã được chú trọng phát triển và tạo ra được sảnphẩm hàng hóa có giá trị cao ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu,trong đó chăn nuôi lợn thịt chiếm một vị trí hết sức quan trọng
- Để thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt, chính phủ đã đưa ra các chính sách vềgiống nhằm tạo lập được các giống lợn thịt có tốc độ tăng trọng cao và chấtlượng tốt, trong đó có chương trình nạc hóa đàn lợn Bởi vì chất lượng thịtcủa Việt Nam còn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao, chỉ đạt khoảng 30%, trong khi đó
tỷ lệ nạc của các giống ngoại có thể đạt 55-65% Chính vì thế, để nâng caonăng suất, chất lượng thịt đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp vàPTNT đã thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn từ năm 1994, mục tiêu
Trang 21quản lý, … và chuyển giao công nghệ tiên tiến này cho bà con nông dân Đếnnăm 1999, chính phủ đã thông qua “Chương trình giống cây trồng, vật nuôi
và lâm nghiệp 2000-2005” Chương trình nhằm đảm bảo đủ giống có chấtlượng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển sản xuất, áp dụng khoa học côngnghệ mới vào sản xuất Bên cạnh đó, Nhà nước còn tổ chức các chương trìnhkhuyến nông nhằm tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhằm phổ cập những kiếnthức, những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt để đạthiệu quả cao trong chăn nuôi
- Về xuất khẩu, ngày 26/10/2001, thủ tướng chính phủ ra quyết định số166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướnghàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạoviệc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người nông dân Khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, các nhàđầu tư nước ngoài phát triển chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
- Trong pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định rõ trách nhiệm
và nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi, sống như sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươisống có trách nhiệm bảo đảm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không
bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất,đặc biệt là hóa chất độc hại và các nguồn gây bệnh khác
+ Việc sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng, chất tăngtrọng, chất phát dục và các chất khác có liên quan đến VSTATP phải theođúng quy định của pháp luật [6]
- Trong “Quy định yêu cầu kiến thức về VSATTP đối với người trựctiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm” của Bộ y tế đã quy định yêu cầu về kiếnthức về VSATTP:
Trang 22+ Cá nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứngnhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP phù hợp với từng ngành nghềcủa mình.
+ Nội dung kiến thức về VSATTP bao gồm: Các mối nguy VSATTP;Điều kiện VSATTP; Phương pháp bảo đảm VSATTP (trong sản xuất, chếbiến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiêu dùng …); Thực hành tốt VSATTP;Các kiến thức: thực hành sản xuất tốt, thực hành vệ sinh tốt, phân tích mốinguy và kiểm soát điểm tới hạn.[10]
- Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có cơ chế giám sát thịt lợn an toàn từkhâu chăn nuôi, giết mổ đến lưu thông trên thị trường TS Trần Đáng chobiết: “Bộ NN&PTNT đã ban hành quy chuẩn về trồng rau sạch và chứng nhậntrên rau sạch Riêng về thịt, chúng ta chưa ban hành được quy chuẩn chung vềchứng nhận thịt sạch” [17]
b Tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng thực phẩm an toàn và chất lượng
ở Việt Nam
* Tình hình chung về chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
Trong những năm qua, đàn lợn của nước ta đã tăng lên đáng kể Điềunày được thể hiện trong bảng 1.8
Qua bảng ta thấy, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có số đầu lợn caonhất trên cả nước trong tất cả các năm Năm 2010, số đầu lợn của vùng đồngbằng sông Hồng đạt 7434392 con, chiếm 26,6% tổng đàn lợn trên cả nước,vùng có số đầu lợn thấp nhất trên cả nước là vùng Tây Nguyên, chỉ đạt
1728897 con, chiếm 6,19% tổng đàn lợn của cả nước
Bảng 1.8 Số lượng lợn phân theo vùng
ĐVT: nghìn con
Trang 23Trung du và miền núi
Nguồn: niên giám thống kê 2010
Theo ước tình thì đến năm 2010, tổng đàn lợn nái trên cả nước là 4,18triệu con (chiếm 15,3% tổng đàn), tăng 2,4% so với năm 2009 Các vùng có
số lượng lợn nái nhiều là ĐBSH có khoảng 1,18 triệu con, chiếm 28,4% tổng
số lợn nái trong cả nước; Đông Bắc khoảng 643 ngàn con, chiếm 15,4%; Bắctrung Bộ khoảng 590 ngàn con, chiếm 14,1%; ĐB sông Cửu Long khoảng
513 ngàn con, chiếm khoảng 12,3%
Bảng 1.9 Tình hình đàn lợn ở Việt Nam
Năm Tổng đàn
(1000 con)
Trong đó đàn nái (1000 con)
Sản lượng (1000 tấn)
Trọng lượng xuất chuồng (kg)
Trang 24Qua bảng 1.9 ta thấy, tổng đàn lợn của nước ta tăng nhanh qua cácnăm, trong đó giai đoạn từ năm 2005-2010 tăng chậm hơn so với giai đoạn1999-2004 Trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của đànlợn là 0,37%, trong khi đó của giai đoạn 1999-2004 là 6,72% Nguyên nhân là
do trong giai đoạn 2005-2010, mặc dù Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗtrợ để phát triển chăn nuôi lợn thịt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngườidân cũng như phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, nhưng diễn biến tình hình dịchbệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt là bệnh tai xanh, lở mồm long móng
Hình 1.4 Đồ thị bBiểu diễn đàn lợn và sản lượng qua các năm
Mặc dù quy mô đàn lợn trong những năm qua tương đối lớn trong khuvực và trên thế giới nhưng do trọng lượng xuất chuồng còn chưa cao nên đãlàm cho sản lượng lợn của nước ta chưa đủ lớn tương xứng với tiềm năng của
nó Không những thế, chất lượng thịt lợn của nước ta vẫn còn thấp, chưa đápứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân Chăn nuôi trong hộ mangtính nhỏ lẻ, tận dụng nên lợn tăng trọng thấp, phẩm chất thịt không cao Do
Trang 25nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì việc nghiên cứu tạo ra cácgiống mới có năng suất và chất lượng cao, cũng như việc chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi của các nước trên thế giới có ý nghĩa hếtsức to lớn đối với sự phát triển ngành chăn nuôi của nước ta
* Tình hình chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chấtlượng ở Việt Nam
Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, việc sử dụng thuốc tăng trọng vàthuốc kháng sinh cho gia súc, gia cầm được kiểm soát một cách chặt chẽ.Trong đó loại kháng sinh nào được phép lưu hành trên thị trường, liều lượng sửdụng như thế nào, thời gian phải ngừng sử dụng trước khi giết mổ được quyđịnh hết sức cụ thể Trong khi đó thị trường thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh
ở nước ta gần như được thả nổi và người chăn nuôi, kể cả chăn nuôi côngnghiệp đều sử dụng hết sức tùy tiện Một số loại thuốc kháng sinh phòng, trịbệnh hoặc kích thích tăng trọng như: Tetracyline, Neomycine, Streptomycine,Zine, … được khuyến cáo sử dụng cho gia súc từ 14-42 ngày trước khi giết mổ;song thực tế thì hiếm người chăn nuôi tuân thủ điều này, thậm chí còn cho giasúc, gia cầm sử dụng đến gần thời điểm xuất chuồng [16]
Trường hợp gia súc bị bệnh, phần lớn đều sử dụng thuốc kháng sinhliều cao Khi không thể cứu chữa được cho con vật, họ lại không mang dichôn lấp, tiêu hủy mà bán rẻ cho các đầu mối thu gom trà trộn vào thịt lợnkhỏe mạnh rồi đem ra lưu thông trên thị trường
Trong những năm gần đây, khi nguy cơ truyền nhiễm bệnh từ thịt lợntới sức khỏe con người ngày một tăng cao thì vấn đề sản xuất thịt lợn an toàntrở lên bức xúc hơn bao giờ hết Thay vì chăn nuôi trong gia đình với năngsuất thấp, động vật bị nhiều bệnh có thể lây sang người…, nhiều khu chănnuôi lợn thịt với quy mô lớn đã được phát triển với số lượng mỗi đàn lên tớihàng chục đến hàng trăm con Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều cơ
Trang 26sở đã sử dụng các loại thức ăn tăng trọng công nghiệp mà thiếu sự lựa chọn,trong đó các loại thức ăn công nghiệp chứa dư lượng hooc môn tăng trọngcao, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Nhiều khi người chăn nuôi còncho lợn ăn vỏ của các cây, củ, quả hạt lương thực vẫn còn dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật
Nguyên liệu chăn nuôi không đảm bảo, việc tổ chức giết mổ và chếbiến cũng hết sức sơ sài Chúng ta thiếu hẳn những điểm giết mổ tập trung đạtchất lượng vệ sinh, hầu hết vẫn là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, chật chội và mất
vệ sinh Không giết mổ tập trung cũng có nghĩa là chúng ta không kiểm dịchđược, không xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh Để hạn chế đến mứcthấp nhất những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người, cần phải tậptrung vào sản xuất thịt lợn an toàn với 3 bước chính: Giống an toàn, nguyênliệu, chăn nuôi an toàn và giết mổ, chế biến an toàn
Việc sản xuất thịt lợn an toàn theo các bước trên hiện mới chỉ phổ biến
ở các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng … và chủ yếu phục vụ cho xuấtkhẩu [15] Việc sản xuất thịt lợn an toàn với trang thiết bị nhà xưởng, trangtrại hiện đại, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, xây dựng những tiêu chuẩnđồng bộ từ giống, chăn nuôi, chế biến, … cần được chú trọng hơn nữa Hiệnthịt an toàn dành cho người tiêu dùng đã được bán ở một số ít các siêu thị.Tuy nhiên, số lượng thịt tiêu thụ ở các siêu thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ sovới những quầy thịt lớn bé đang bán tràn lan ngoài vỉa hè và các chợ Thịt lợnvẫn là thứ thực phẩm được sử dụng thường xuyên, với số lượng lớn nhưnghình ảnh những con lợn thịt đã có dấu kiểm dịch giờ đây vẫn rất thưa thớt
1.2.2 Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
Chăn nuôi lợn thịt là lĩnh vực đã thu hút được sự quan tâm của rấtnhiều nhà nghiên cứu như:
Trang 27Vũ Thị Thuận (2004)- Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ huyện Yên Phong-Bắc Ninh.
Trong đề tài của mình, tác giả đã đánh giá được hiệu quả kinh tế chănnuôi lợn thịt tại các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Phong và phân tích được cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, việc phân tích các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chỉ mang tính định tính Mặt khác, tác giả mớichỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đơn thuần, còn vấn đề hiệu quảkinh tế kết hợp với thực phẩm an toàn và chất lượng thì chưa được đề cập đến
Nguyễn Đăng Tùng (2007)- “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn thịttheo hướng sản phẩm an toàn và chất lượng tại huyện Đông Anh – Thành phố
Hà Nội.”
Đề tài đã đánh giá được tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng thựcphẩm an toàn và chất lượng tại các hộ chăn nuôi huyện Đông Anh và bướcđầu đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt Trong đềtài, phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng chủ yếu là phương phápThống kê mô tả và Thống kê so sánh Tuy nhiên, tác giả mới dừng lại ở mức
độ đánh giá tình hình chăn nuôi, chưa phân tích được các nhân tố và mức độảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt đảm bảothực phẩm an toàn và chất lượng
Trần Thế Cường (2009)- “ Đánh giá hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợnthịt của các hộ nông dân tại xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”
Tác giả đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuậtchăn nuôi lợn thịt tại các hộ chăn nuôi xã Thụy Dân Trong đề tài, tác giả đã sửdụng mô hình Hàm sản xuất cực biên ngẫu nhiên để phân tích nhân tố ảnhhưởng đến năng suất chăn nuôi lợn, và kết quả phân tích cho thấy: (1) Các yếu
tố thức ăn (bao gồm thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng), chi phí thú y,
Trang 28lao động gia đình và số lần xuất bán trong năm đều có ảnh hưởng có ý nghĩathống kê tới mức tăng trọng bình quân của lợn mà các hộ đạt được (2) Các hộchăn nuôi lợn thịt ở Thụy Dân đạt mức hiệu quả kỹ thuật bình quân là 82,48%.Trong đó, các hộ chăn nuôi quy mô lớn đạt mức hiệu quả kỹ thuật bình quân là86,61%, hộ chăn nuôi quy mô vừa đạt 85,96% và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đạt80,58% Tuy nhiên trong đề tài của mình tác giả chưa liệt kê hết các biến ảnhhưởng đến năng suất Mặt khác nội dung nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức
độ đánh giá hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi thông thường, còn vấn đề hiệu quả kỹthuật chăn nuôi lợn thịt đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng chưa được
đề cập tới
* Như vậy, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh
tế, hiệu quả kỹ thuật cũng như về tình hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng thựcphẩm an toàn và chất lượng, tuy nhiên chưa đề tài nào nghiên cứu hiệu quảkinh tế chăn nuôi lợn thịt trong mối quan hệ với việc đảm bảo thực phẩm antoàn và chất lượng
Trang 29Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền ΤâyBắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề với khucông nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn (Hà Nội), Đại họcQuốc gia, Làng văn hoá các dân tộc
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì (còn gọi làViên Nam), nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì Huyện có phía Tâygiáp huyện Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Kim Bôi, Phía Đông và phía Bắcgiáp các huyện của thủ đô Hà Nội (các huyện này trước ngày 1 tháng 8 năm
2008 thuộc tỉnh Hà Tây cũ) gồm: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, ThạchThất, Ba Vì
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, cóđịa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng Độ cao trung bình của toàn huyện
so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắcxuông đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng vàmiền núi tây bắc Bắc Bộ Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có nhữngdãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động Cónhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới giómùa Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4đến tháng 10 Lượng mưa trung bình là 1.769 mm Do có nhiều tiểu vùng khíhậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạngtheo hướng tập đoàn
Trang 30Trên địa bàn Lương Sơn có những danh lam, thắng cảnh, di chỉ khảo cổhọc hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hangTrầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà
Những lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiênnhiên như: có nhiều núi đá vôi phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có14.000 hecta đồi núi và đất đai màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp.Huyện này còn có điều kiện xây dựng các khu nghỉ dưỡng, nhằm phát triển
du lịch hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều dự án du lịch lớn như sângolf Phượng Hoàng và Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình (xã LâmSơn), Khu du lịch sinh thái (Xóm Mòng - thị trấn Lương Sơn)
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a Diện tích, dân số và giáo dục
Huyện Lương Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 369,85 km² Từ xaxưa Lương Sơn là địa bàn sinh sống của người Mường Người Mường có mặt
ở khắp các xã, chiếm gần 60% dân số toàn huyện Người Kinh sống xen lẫnvới người Mường và chiếm khoảng hơn 30% dân số toàn huyện, còn lại làngười Dao và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể
Qua bảng 2.1 ta thấy, tổng số hộ của huyện Lương Sơn đã tăng 480 hộtrong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010 Cùng với sự tăng lên của số hộgia đình, tổng số nhân khẩu trong huyện cũng đã tăng 3,186 người Tốc độtăng dân số bình quân của huyện Lương Sơn đạt 1.77%/năm
Trang 31Bảng 2.1 Tình hình dân số, lao động huyện Lương Sơn
IV Một số chỉ tiêu bình quân
Nguồn: Phòng lao động và TBXH huyện Lương Sơn
Trang 32Trong 3 năm qua, lực lượng lao động huyện Lương Sơn đang có xuhướng tăng chậm So với năm 2008 thì năm 2010 tổng số lao động của huyệntăng 909 lao động, làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 0.77%/năm.Trong tổng số lao động của huyện thì lao động nông nghiệp có xu hướnggiảm so với lao động phi nông nghiệp Năm 2010, lao động nông nghiệp có32,081 lao động, chiếm 53.57% tổng lao động của huyện, giảm 1,082 laođộng so với năm 2008 tương đương với 3.27% Trong khi đó lao động phinông nghiệp thì có xu hướng ngày càng tăng lên Năm 2010, tổng số lao độngphi nông nghiệp đã là 27,807 lao động, chiếm 46.43% tổng số lao động củahuyện và tăng 1,992 lao động so với năm 2008 Như vậy, đang có sự chuyểndịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của huyện theo xu hướng giảm dần tỷtrọng lao động nông nghiệp, nâng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp.Nhưng do huyện Lương Sơn vẫn là một huyện nông nghiệp nên hộ nôngnghiệp, khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao(trên 56%).
Mặc dù đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động giữangành nông nghiệp với các ngành khác, nhưng chất lượng lao động của huyệnvẫn còn ở mức thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, số lao độngđược đào tạo còn quá ít, dẫn đến năng suất lao động chưa đạt hiệu quả caotương xứng với tiềm năng
Theo Báo cáo tổng kết năm 2010 của huyện Lương Sơn, trong thời giantới, việc tăng cường đầu tư cho đào tạo lao động, đặc biệt là lao động trình độ
kỹ thuật cao là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của huyện
Toàn huyện hiện có 24 trường mầm non, 49 trường tiểu học và trườngtrung học cơ sở, 4 trường phổ thông trung học (số liệu năm 2009) Có khoảng30% giáo viên trong huyện là người dân tộc thiểu số
Trang 33b Kinh tế
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hộigiữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã duy trìnền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, du lịch,- dịch vụ
Trong sản xuất nông nghiệp, nếu năm 1993 năng suất lúa của huyện bìnhquân chỉ đạt từ 20 đến 22 tạ/hecta/vụ, thì năm 2010 đã đạt 50.1 tạ/hecta/vụ Cónhiều yếu tố đưa năng suất nông nghiệp ở Lương Sơn tăng cao, nhưng quantrọng hơn cả là nông dân các địa phương trong huyện được nâng cao kiến thức
về khoa học kỹ thuật, họ được dự các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật về câylúa, trồng màu, cây ăn quả cho năng suất cao Cùng với trồng trọt, huyện LươngSơn chú trọng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm Trạm khuyến nông, khuyến lâmhuyện đã xây dựng các mô hình nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng, bò sữa và nuôiong Huyện đã phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh
tế cao Năm 2010, toàn huyện có 10,894 con trâu, 4,291 con bò, 59,986 con lợn,596,305 con gia cầm
Huyện còn vận động nông dân cải tạo đất trống, đồi trọc, mở rộng diệntích bằng việc trồng các loại cây màu có giá trị hàng hoá Nhiều gia đình đã tậndụng đất hoang, cải tạo vườn đồi để trồng các loại cây ăn quả: vải, nhãn , hoặc
sử dụng hàng nghìn hecta đất tự nhiên để trồng tre, luồng, keo tai tượng, bạchđàn, do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao Công tác chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên
và rừng đầu nguồn được chú trọng, góp phần nâng cao tỉ lệ che phủ rừng đạtmức 46% Huyện tích cực chỉ đạo các địa phương phát triển các mô hình kinh tếtrang trại, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải quyết số lao động dôi dư
và tăng thu nhập cho kinh tế hộ Toàn huyện hiện có hơn 300 trang trại với qui
mô từ 1 ha trở lên, trong đó có một số trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế banđầu
Trang 34Lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp của Lương Sơn phát triển Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tínhđột phá trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Trong những nămqua, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã đẩy mạnh sản xuất, tích cực đầu tư,cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất và mua sắm thiết bị tiên tiến để khôngngừng nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng sức cạnhtranh trên thị trường Nhiều doanh nghiệp trong huyện sản xuất vật liệu xâydựng đã ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lớn, khai thác chế biến các sảnphẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Những năm gần đây, ngành CN - TTCN ở Lương Sơn phát triển khámạnh Những khu công nghiệp Lương Sơn, Bắc Lương Sơn, Nam Lương Sơnđang thu hút các nhà đầu tư đến với mảnh đất giàu tiềm năng này
Đến tháng 9/2010, toàn huyện Cấp mới đăng ký kinh doanh cho 216doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đến nay là 319 doanhnghiệp với vốn đăng ký là 1,401 tỷ đồng và hơn 58 triệu USD Các cơ sở sảnxuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng,góp phần tạo việc làm cho 3,576 lao động địa phương với mức thu nhập 0,8 đến1,4 triệu đồng/người/tháng Năm 2010, giá trị sản xuất hàng hóa của ngành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 728.5 tỷ đồng
* Kết quả phát triển kinh tế của huyện Lương Sơn từ năm 2008 đến 2010
Kết quả phát triển kinh tế của Huyện Lương Sơn giai đoạn 2008-2010được thể hiện cụ thể trong bảng 2.2
Trang 35Bảng 2.2 Kết quả phát triển kinh tế huyện Lương Sơn
Chỉ tiêu
SL (Trđ)
TT (%)
SL (Trđ)
TT (%)
SL (Trđ)
Trang 36Năm 2010 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 1,486,289 tỷ đồng, tăng739,189 tỷ đồng tương đương với 98.94% so với năm 2008 Tốc độ tăngtrưởng bình quân của huyện trong 3 năm đạt 41.05% Trong cơ cấu tổng giátrị sản xuất thì giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất(trên 40%) Trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất đang có sự chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tích cực, đó là tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- dịch
vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, nhưng giá trị tuyệt đối của cácngành vẫn tăng hàng năm
Qua 3 năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã tăng từ 278.8 tỷ đồnglên 357.179 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp qua 3năm đạt 13.19% Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng ngành nông nghiệp đãgiảm từ 37.32% năm 2008 xuống còn 24.03% năm 2010 Giá trị sản xuấtngành công nghiệp- dịch vụ liên tục tăng trong 3 năm cả về giá trị tuyệt đối vàgiá trị tương đối đã thể hiện chiều hướng tích cực của chuyển dịch cơ cấukinh tế huyện Lương Sơn
Trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôilợn thịt đang ngày càng phát triển Số lượng đàn lợn thịt từ năm 2008 đếnnăm 2010 đã tăng lên 18,095 con, tương ứng với 23.38% Qua bảng 2.2 tathấy, số lượng đàn lợn tăng lên rất nhanh trong năm 2009 nhưng sau đó giảmxuống vào năm 2010 Nguyên nhân là do trong năm 2010, dịch lở mồm longmóng, dịch tả diễn ra phức tạp, vì thế đã làm cho số lượng đàn lợn giảmxuống
Việc giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng lên trong 3 năm đã gópphần làm tăng đời sống của người dân trong huyện Năm 2008, thu nhập bìnhquân đầu người của huyện là 8.36 trđ thì đến năm 2010, bình quân thu nhập đầungười của huyện đã đạt 16.06 trđ, tăng 7.70 trđ/người so với năm 2008
Trang 37
Hình 2.1 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giá trị sản xuất của
huyện Lương Sơn 2008-2010
c Giao thông đường bộ
Huyện Lương Sơn có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Tây, cắt ngangqua địa bàn huyện khoảng 15km từ khu Năm Lu đến dốc Kẽm, đi từ thị trấnXuân Mai huyện Chương Mỹ (Hà Nội), sang huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình; Quốc lộ21A, cắt qua một vài đoạn ở rìa phía Đông huyện
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn rút ra từ phân tích đặc điểm địa bàn đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lương Sơn
2.1.3.1 Thuận lợi
Năm 2010
Trang 38- Với vị trí nối giữa vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và vùng Bắc Trung
Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi nên huyện Lương Sơn có lợi thế về thịtrường tiêu thụ sản phẩm lợn thịt Lợn thịt sản xuất ra có thể tiêu thụ trên một địabàn rộng lớn, có tiềm năng tiêu thụ với số lượng lớn Không những thế, vị trí địa
lý như vậy còn giúp cho các hộ có điều kiện để tiếp thu các thông tin về khoahọc kỹ thuật tiên tiến, thông tin về thị trường tiêu thụ, thức ăn công nghiệp, phục
vụ cho công việc chăn nuôi lợn thịt
- Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao, điềunày đã góp phần vào việc tăng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sảnxuất nông nghiệp của huyện đạt mức cao hơn trong thời gian tới Không nhữngthế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập các hộ được tăng lên sẽ kích thíchlàm tăng đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn thịt trong các hộ gia đình
- Nguồn lao động nông nghiệp khá dồi đào, trình độ, chất lượng laođộng nông, lâm nghiệp ngày càng được nâng cao Đây là điều kiện thuận lợi
để tận dụng sức lao động nhàn rỗi của gia đình lúc nông nhàn vào việc chănnuôi lợn thịt
2.1.3.2 Khó khăn
- Tuy trình độ của người lao động đã được nâng cao một bước, nhưngnhìn chung trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghóa gắn với thị trường của người dân còn ở mức thấp Điều này sẽ làm ảnhhưởng không tốt đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảoTPAT&CL của huyện Lương Sơn Bởi vì nhận thức của bà con về VSATTPcòn hạn chế do đó việc truyền đạt cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịtđảm bảo TPAT&CL là rất khó khăn Nhiều hộ nông dân chưa có ý thức trongviệc sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh trongquá trình chăn nuôi
Trang 39- Vì lực lượng thú y viên, khuyến nông còn mỏng nên việc nắm bắt vàkiểm soát tình hình dịch bệnh tại cơ sở là rất khó khăn Điều này đã làm hạn chếcông tác khoanh vùng dịch bệnh và chữa trị cho lợn thịt khi xảy ra dịch bệnh.Chính vì thế, việc phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện trong thời gian gần đâymặc dù đã được chú trọng đầu tư song việc phát triển chăn nuôi lợn thịt củahuyện vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ.
- Hệ thống cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi và cửa hàng bán thuốc thú ycòn quá mỏng, chủ yếu tập trung ở vùng gần trung tâm huyện nên đã gây khókhăn cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt ở vùng xa trungtâm Không những thế hệ thống cửa hàng bán thuốc thú y mỏng sẽ giảm khảnăng điều trị bệnh cho lợn thịt của các hộ chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc phát triển chăn nuôi lợn thịt đảm bảo TPAT&CL của huyện Lương Sơn
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tiến hành thu thập từcác nguồn sau:
Tình hình sản xuất kinh doanh của
Huyện
Phòng Kinh tế huyện Lương Sơn
Số liệu về lao động và việc làm Phòng lao động và TBXH, Phòng
kinh tế huyện Lương Sơn
Số liệu về tình hình chăn nuôi lợn thịt Phòng nông nghiệp huyện Lương
Số liệu về các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài
Được thu thập từ các nguồn sáchbào, tạp chí, các công trình nghiêncứu khoa học, từ các trang web …
Trang 40được trích dẫn cụ thể trong đề tài
* Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việcphỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi lợn thịt bằng phiếu điều tra và phươngpháp RRA Các thông tin được thu thập là những thông tin liên quan đến tìnhhình chăn nuôi lợn thịt như: Chi phí đầu vào cho chăn nuôi (giống, thức ăn,thú y, lao động), giá đầu ra, mức độ đầu tư chuồng trại, số lượng nuôi mộtlứa, số lứa một năm
Hiện nay tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt của huyện Lương Sơn là 8520 hộ,được phân thành các hộ chăn nuôi quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ
+ Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ: là các hộ chăn nuôi có số đầu lợn/lứa từ 1đến 10 con
+ Hộ chăn nuôi quy mô vừa : là các hộ có số đầu lợn/lứa từ 11 con đến
19 con
+ Hộ chăn nuôi quy mô lớn: là các hộ có số đầu lợn/lứa từ 20 con trởlên
Số lượng mẫu điều tra được xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Do giới hạn về thời gian về nguồn lực nên chúng tôi đã chọn số lượngmẫu điều tra là 130 hộ Số lượng mẫu điều tra 130 được coi là số lớn trongthống kê
- Trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lương Sơn thì số hộ chănnuôi theo quy mô lớn chiếm 21%, các hộ chăn nuôi theo quy mô vừa chiếm34% và các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ là 45% Dựa vào tỷ lệ trên, mẫunghiên cứu được lựa chọn như sau: Trong tổng số 130 hộ được điều tra thì có
27 hộ chăn nuôi quy mô lớn, 44 hộ chăn nuôi quy mô vừa và 59 hộ chăn nuôiquy mô nhỏ