DẠY HỌC - KHÁM PHÁ I BẢN CHẤT DẠY HỌC KHÁM PHÁ 1- Khái niệm dạy học khám phá Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh. -Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực- Ðó là việc làm không dễ ràng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng. -Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; Giáo viên kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại. -Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. 2- Ưu điểm của dạy học khám phá -Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trong quá trình học tập. -Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trê tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh Ðó chính là động lực của quá trình dạy học. - Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học - Ðó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống. - Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn. - Ðối thoại trò trò, trò thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội. II CẤU TRÚC DẠY HỌC KHÁM PHÁ 1- Cấu trúc dạy học khám phá Thực chất dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy với trò đã giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết học. 2 Mối liên hệ giữa dạy học khám phá và dạy học nêu vấn đề - So sánh cấu trúc dạy học nêu vấn đề và dạy học khám phá 1 - Qua bảng so sánh trên, chúng ta rút ra một số nhận xét: + Ðặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề. + dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài. Dạy học nêu vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề lớn, có mối liên quan logic với nội dung kiến thức cũ. + Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh, chưa hình thành hoàn chỉnh khả năng tư duy lôgic trong nghiên cứu khoa học như trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề. + Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học nêu vấn đề. Dạy học khám phá có thể thực hiện lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề của kiểu dạy học nêu vấn đề. III- PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ 1-Hoạt động của giáo viên 1.1.xác định mục đích -Về nội dung : + Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức mới là gì? + tại sao lựa chọn vấn đề này mà không lựa chọn vấn đề khác có trong bài giảng? + Vấn đề đaỵ lựa chọn liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được không? - Về phát triển tư duy: Giáo viên định hướng các hoạt động tư duy đặc trưng cần thiết ở học sinh là gì trong quá trình giải quyết vấn đề ; hoạt động phân tích, tổng hợp hoặc là so sánh hoặc là trừu tượng và khái quát hoặc là phán đoán… Ðịnh hướng phát triển tư duy cho học sinh chính là ưu việt của dạy học khám phá đạt được so với các PPDH khác. Ví dụ: + Vấn đề 1 : tìm hiãøu cấu tạo đơn phân axit amin? ( hoạt động tư duy đặc trưng laì phân tích, tổng hợp. + vấn đề 2 : các loại axit amin khác nhau như thế nào? ( hoạt động tư duy đặc trưng là so sánh. 1.2. Vấn đề học tâp - Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề hoc tập, trong đó vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác. Dạy học khám phá thường được vận dụng để học sinh giải quyết các vấn đề nhỏ, vì vậy lựa chọn vấn đề là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của PPDH này. -Lựa chọn vấn đề hoüc táûp cần chú ý một số điều kiện sau đây: 2 + Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới + vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ + Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thời gian làm việc Nếu nội dung giáo viên yêu cầu học sinh làm việc không chứa đựng thông tin mới thì chỉ là hình thức thảo luận trong dạy học mà chúng ta thường áp dụng. - Trong thực tế, để dạy học khám phá có tính năng rộng rãi thì vấn đề đưa ra thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc khoảng từ 5 phút đến 10 phút. Chúng ta sẽ áp dụng ở những tiết giảng có nội dung ngắn gọn và sử dụng quyỵ thời gian kiểm tra và củng cố bài. Nếu vấn đề học tập có nội dung bao trùm nội dung tiết giảng và học sinh đã có thói quen tích cực hợp tác theo nhóm thì giáo viên tổ chức học sinh khám phá theo trình tự các bước trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề. Ví dụ : Khi dạy qui luật di truyền liên kết gen cho học sinh lớp 9 thì chỉ nên tổ chức học sinh khám phá vấn đề nhỏ của quy luật. Trên cơ sở đó, thì đối với học sinh lớp 12 chúng ta có thể truyền thụ qui luật này theo cấu trúc nêu vấn đề. 1.3. vai trò cần thiết của phương tiện trực quan trong dạy học khám phá - Chúng ta thử hình dung dạy học khám phá được vận dụng như sau: giáo viên đưa ra vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, không có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan (PTTQ). Như vậy, nguồn kiến thức vẫn là lời nói, chúng ta đã chuyển kiểu dạy học thầy nói- trò nghe thành trò nói trò nghe, nếu thế thì thầy nói cho trò nghe dễ hiểu hơn. Qua đó ta thấy PPTQ thật sự cần thiết trong dạy học khám phá, nó đóng vai trò là nguồn kiến thức, là động cơ kích thích sự hợp tác tích cực trong nhóm. - các phương tiện trực quan đó có thể là : hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mô hình… đã có sự gia công sư phạm của giáo viên và được thể hiện trong giấy, tranh, đèn chiếu, bảng dính hoặc là các thí nghiệm trực quan trong giờ dạy. PTTQ sẽ kích thích sự quan sát tìm tòi, tranh luận của học sinh Ðó là một yếu täú quan trọng đảm bảo sự thành công của DH-KP. 1.4. Phân nhóm học sinh Trong quá trình giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, nên lưu ý một số điều kiện sau đây: - Sự phân nhóm đảm bảo cho các thành viên đối thoại và giáo viên di chuyển thuận lợi để bao quát lớp, đối thoại với trò. Ví dụ: bố trí chỗ ngồi theo hình chữ O, chữ U, hình vuông… - Số lượng học sinh của mỗi nhóm là bao nhiêu tùy theo nội dung của vấn đề, đồng thời đảm bảo sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Nếu vấn đề chỉ cần quan sát và trao đổi thông tin trong nhóm thì có thể bố trí mỗi nhóm gồm từ 6 đến 12 học sinh. 3 Nếu vấn đề yêu cầu ngoài sự trao đổi với nhau còn phải thực hiện một việc làm nào đó như báo cáo, hoàn thiện sơ đồ… thì mỗi nhóm chỉ nên có từ 2 đến 4 học sinh. Nếu số thành viên trong mỗi nhóm quá nhiều thì sẽ có những thành viên không tích cực hợp tác. - Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo đảm sự hợp tác mang lại hiệu quả. Ví dụ : trong nhóm đều là những học sinh yếu thì không có sự học hỏi lẫn nhau và khó giải quyết được vấn đề đưa ra. - Ðiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Trong thời gian của tiết học, có lúc học sinh làm việc trong nhóm, có lúc làm việc giữa các nhóm trong lớp và với thầy đã tạo ra một lớp học linh động. Chính vì vậy đòi hỏi thiết kế bàn học thuận tiện cho việc di chuyển và mỗi lớp chỉ nên có từ 25 đến 30 học sinh. Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể khắc phục bằng cách cho các học sinh ngồi cùng bàn là một nhóm hoặc là học sinh ngồi bàn trước quay lại với học sinh ngồi bàn sau làm thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa các học sinh trong học tập vẫn có thể thực hiện được. 1.5. Kết quả khám phá Dạy học khám phá phải đạt được mục đích là hình thành các tri thứckhoa học cho học sinh, dưới sự chỉ đạo của giáo viên: - Giáo viên tổ chức hợp tác giữa các nhóm để thống nhất về nội dung kiến thức của vấn đề. - Giáo viên đối thoại với học sinh để mỗi thành viên tự đánh giá, tự điều chỉnh rút ra tri thức khoa học. - Nội dung vấn đề học tập mà các nhóm học tập cần đạt được, do giáo viên chuẩn bị trước. 2. Hoạt động của nhóm học sinh - Sự phân nhóm học tập và thời gian làm việc trong nhóm của học sinh là do giáo viên chỉ đạo dựa trên nội dung của vấn đề học tập. - Sự hợp tác trong từng nhóm: Mỗi nhóm suy nghĩ và có giải pháp riêng của bản thân để giải quyết vấn đề; sau đó các thành viên trao đổi, tranh luận để tìm ra quan điểm chung trong tiến trình khám phá vấn đề, tuy nhiên vẫn có thể tồn tại những ý kiến của cá nhân chưa được thống nhất. - Sự hợp tác giữa các nhóm trong tập thể lớp: + Mỗi nhóm trình bày tóm tắt nội dung của vấn đề đã được phát hiện, trên cơ sở đó có sự tranh luận giữa các nhóm về kết quả khám phá, dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình này, giáo viên đóng vai trò như một trọng tài, lựa chọn những phán đoán, kết luận đúng của các nhóm để hình thành kiến thức mới. + Trên thực tế số lượng học sinh trong mỗi lớp đông và thời gian có hạn, do đó giáo viên cần theo dõi sự làm việc của các nhóm để từ đó chỉ cần từ 1 đến 3 nhóm trình bày là đi đến nội dung của vấn đề. 4 Giáo viên không cần thiết phân tích những kết luận sai, chưa chính xác mà chỉ nêu lên kết luận đúng của từng nhóm, từ đó mỗi học sinh tự đánh giá, điều chỉnh nội dung của vấn đề. - Tùy theo từng vấn đề học tập mà giáo viên có thể vận dụng một hoặc cả hai hình thức hợp tác học tập nói trên: + Nếu vấn đề đuợc giải quyết thành công ở đa số các nhóm thì không cần hình thức hợp tác học tập giữa các nhóm nữa. + Nếu là một vấn đề học tập khó, mang nội dung kiến thức mở rộng, hệ thống thì giáo viên giao cho học sinh tham khảo SGK chuẩn bị trước; sau đó giáo viên tổ chức sự hợp tác học tập theo lớp. - Hoạt động hợp tác học tập tích cực của học sinh thể hiện qua các yếu tố: + Mỗi học sinh, mỗi nhóm tích cực phát biểu, tranh luận. + Ða số các nhóm đều phát hiện được nội dung bản chất của vấn đề, tuy nhiên có thể sự khái quát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác ở một vài nhóm. + Giáo viên thu nhận được thông tin về quá trình tư duy của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề Ðó chính là mối liên hệ nghịch cần thiết để GV tự điều chỉnh, tổ chức dạy học khám phá tốt hơn. IV. VẬN DỤNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ Bài 15: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ÐỘ PHÂN TỬ 1. Mục Ðích: Học sinh khám phá nội dung mới là cấu tạo của mỗi đơn phân nucleotid, mối liên kết giữa các nucleotid trong chuỗi polynucleotid, mối liên kết giữa các bazơnitric. 2. Hoạt Ðộng Giáo Viên: Giải thích các phân tử H3PO4- C5H10O4- bazơnitric đã được mô hình hóa như thế nào. Hình 1: Mô tả cấu tạo của mỗi nucleotid Hình 3: Mối liên kết giữa hai mạch đơn Hình 2: Mối liên kết giữa các nucleotid Giáo viên đưa câu hỏi và thao tác lắp ráp từng hình Câu hỏi:+ Mô tả cấu tạo của mỗi nucleotid? Thành phần nào khác nhau giữa các loại nucleotid? + Hai nucleotid kế tiếp liên kết våïi nhau nhờ các thành phần nào? + Các nuclêotid đứng đối diện nhau trên hai mạch polynucleotid liên kết với nhau như thế nào? Chiều tổng hợp hai chuỗi polynucleotid? 3. Tổ Chức Học Sinh: Mỗi nhóm 2-3 học sinh cùng thảo luận. Sau thời gian 5 phút, giáo viên yêu cầu 2 hoặc 3 nhóm nêu kết quả thảo luận. 4. Kết Quả Khám Phá: + Mỗi nucleotid gồm 3thành phần: acid photphoric (H3PO4) liên kết với đường (C5H10O4), đường liên kết với bazơnitric. 5 Thành phần khác nhau giữa các nucleotid là các bazơnitric. + Ðường của nucleotid đứng trước liên kết với acid của nucleotid đứng kế tiếp. + Các nucleoid đứng đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau nhờ các bazơnitric : A liên kết với T và G liên kết với X. Hai chuỗi polynucleotid tổng hợp theo chiều ngược nhau. Bài 16: ACID NUCLEIC VÀ PROTEIN 1. Mục đích: Học sinh dựa trên kiến thức đã có để so sánh và suy luận phát hiện ra hiện tượng đúng và sai trong cơ chế tự sao của ADN. 2. Hoạt động giáo viên: Nêu câu hỏi có vấn đề: Hình 1 và 2 mô tả cơ chế tự nhân đôi của ADN, em hãy xác định hình nào mô tả có hiện tượng sai? Tại sao? Giáo viên thao tác hình 1 và hình 2 trên bảng dính Hình 1: Cơ chế tự nhân đôi của ADN Hình2 : Cơ chế tự nhân đôi của ADN 3. Tổ chức học sinh: Mỗi học sinh quan sát, sau đó trao đổi trong nhóm từ 2 -3 học sinh cùng bàn, thời gian 2 phút, yêu cầu 2 nhóm nêu kết quả thảo luận. 4. Kết quả khám phá: +Hình 1: Mô tả hiện tượng đúng. +Hình 2: Mô tả hiện tượng sai ở điểm sau: Có cặp bazơnitric bắt cặp không theo quy tắc bổ sung . Hai chiều polynucleotid mới tổng hợp cùng chiều nhau và cùng chiều mở vòng xoắn 1. Mục đích: Phát triển tư duy phân tích, so sánh, khái quát hóa. Khả năng học sinh độc lập làm việc với sách giáo khoa(SGK). 2. Hoạt động giáo viên:Hướng dẫn học sinh (HS) học trong SGK 3. Tổ chức học sinh: Mỗi học sinh làm việc với SGK tại nhà để hoàn thành nội dung trong bảng so sánh, giáo viên sử dụng 5 phút của tiết học sau tổ chức cho HS thảo luận nhóm để phát hiện các nội dung chưa chính xác, từ đó mỗi HS tự điều chỉnh nội dung trong bảng. 4. Kết quả khám phá: BÀI 22: LAI HAI VÀ NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG 6 1. Mục Ðích : Phát triển khả năng quan sát, phân tích, học sinh tự khám phá ra qui luật tổ hợp tự do của hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể. Giáo viên thu được thông tin về hiệu quả hoạt động của học sinh theo nhóm. 2.Hoạt động giáo viên : Qui ước gen và tính trạng tương ứng ,gắn lên bảng dính kiểu gen của P. Gen A qui định hạt vàng . Gen a qui định hạt xanh . Gen B qui định vỏ trơn . Gen b qui định vỏ nhăn. Kiểu gen của bố mẹ: Hạt vàng vỏ trơn có kiểu gen là AABB. Hạt xanh vỏ nhăn có kiểu gen là aabb. Giáo viên nêu câu hỏi: Ðiền các gen tương ứng trên nhiễm sắc thể trong sơ đồ lai từ P đến F2 3. Täø chức học sinh: Giáo viên phát bài cho các nhóm , mỗi nhóm gồm 2 học sinh ngồi cùng bàn, thời gian trao đổi và thực hiện nội dung công việc trong 3 phút; yêu cầu học sinh theo dõi giáo viên giải thích bằng phương tiện bảng dính, tự phát hiện lỗi sai và khoanh tròn. Giáo viên thu lại bài đã phát và đánh giá về hiệu quả hoạt động của học sinh theo nhóm so với bài giảng trước đó. CÔNG THỨC TỔNG QUÁT KHI LAI NHIỀU TÍNH TRẠNG 1. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa và suy lý quy nạp, chuẩn xác các khái niệm 2. Hoạt động giáo viên: Các em hãy phân tích kết quả di truyền của lai hai tính so với lai một tính? Từ đó rút ra nhận xét khái quát về quy tắc tính kết quả di truyền ở F2 khi lai n cặp tính trạng? 3. Tổ chức học sinh: Giáo viên ghi nội dung của bảng lên trên bảng (hoặc chuẩn bị bảng ra giấy để phát cho học sinh), yêu cầu mỗi nhóm gồm 2 học sinh trao đổi trong 2 phút để điền các giá trị thích hợp trong ngoặc đơn. Sau đó , giáo viên yêu cầu 2 hoặc 3 nhóm thông báo kết qủa. 4.Kết quả khám phá: Phát biểu quy tắc tính kết quả chung của n cặp gen, n cặp tính trạng là quy tắc nhân (hay là tổ hợp tự do ngẫu nhiên) giữa kết quả từng cặp gen, từng cặp tính trạng . TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHO HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC VẤN ÐỀ HỌC TẬP 1.Mục đích: Rèn luyện các thao tác tư duy so sánh và hệ thống hóa các vấn đề học tập, kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong quá trình học tập. 2. Hoạt động giáo viên: Xây dựng bảng hệ thống nội dung các quy luật di truyền và hướng dẫn hoạt động của học sinh. 7 3.Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm gồm 2 học sinh thảo luận, công việc là cho ví dụ và viết 3 sơ đồ lai trong 3 quy luật. Từ đó rút ra nhận xét kết quả điền vào bảng hệ thống. Thời gian thảo luận là 3 phút kiểm tra của bài giảng tiết sau ( giáo viên yêu cầu mỗi học sinh có chuẩn bị ở nhà trước khi tổ chức thảo luận ). Giáo viên có thể kiểm tra kết quả thảo luận ở một số nhóm. 4.Kết quả khám phá: DẠY HỌC KHÁM PHÁ VỀ GEN ÐA HIỆU 1.Mục đích: Rèn luyện khả năng tư duy phân tích,so sánh và khái quát hóa các dấu hiệu bản chất của các hiện tượng di truyền khác nhau,kỹ năng vận dụng các vấn đề đã học để độc lập giải quyết một vấn đề mới. 2. Hoạt động giáo viên: Ðưa ra câu hỏi và nội dung vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi có vấn đề: Sự di truyền của hai tính trạng do hai cặp gen quy định và hai tính trạng do một cặp gen quy định ?Tại sao? 3.Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm gồm 2 đến 3 học sinh, thời gian thảo luận 2 phút,một vài nhóm nêu kết quả thảo luận, giáo viên kết luận nội dung của vấn đề. 4.Kết quả khám phá: Bài 26: SỰ DI TRUYỀN GIỚI TÍNH 1. Mục đích: Rèn luyện kỹ năng các vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống, rèn luyện khả năng làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. 2. Hoạt động giáo viên: Ðưa ra nội dung của vấn đề dưới dạng câu hỏi để tổ chức hoạt động khám phá của học sinh. Vấn đề 1: Trong xã hội thường có quan niệm sinh ra con trai hay con gái là do phụ nữ. Quan niệm này có đúng hay không? Tại sao? Vấn đề 2: Một cặp vợ chồng đã có 4 người con gái,họ nghĩ rằng sinh đứa con thứ 5 thì rất nhiều hi vọng là con trai. Hãy giải thích điều suy nghĩ của cặp vợ chồng đó có hoàn toàn đúng không? Vấn đề 3: Trong y học ngày nay, phương pháp chuyển đổi giới tính cho người bệnh được tiến hành như thế nào? 3. Tổ chức học sinh: Giáo viên đưa ra nội dung của vấn đề, mỗi học sinh tìm tòi ngoài giờ học, sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm hoặc là một số học sinh nêu ra câu hỏi đã chuẩn bị trước lớp trong thời gian 5 phút đầu giờ của tiết học. 4. Kết quả khám phá: +Vấn đề 1: Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là không đúng. Bởi vì, người mẹ chỉ có một loại trứng là X, người bố có hai loại tinh trùng là X và Y. 8 Hợp tử XX phát triển thành con gái là do nhận X từ bố Hợp tử XY phát triển thành con trai là do nhận Y từ bố. Kết luận: sinh con trai hay con gái là do bố quyết định. + Vấn đề 2: Cặp vợ chồng đó sinh đứa con thứ năm hy vọng là con trai cũng chỉ là 50%. Bởi vì trong mỗi lần sinh thì khả năng sinh con trai và con gái bằng nhau là 50%, kết quả di truyền giới tính trong mỗi lần sinh hoàn toàn độc lập với nhau, nên lần sinh con thứ năm không chịu ảnh hưởng của 4 lần sinh trước. + Vấn đề 3: Người bệnh có cấu tạo cơ quan sinh dục không bình thường,rối loạn các quá trình biểu hiện đặc tính, tính trạng giới tính … -Chẩn đoán người bệnh có cấu tạo cơ quan sinh dục, các đặc tính sinh lý… nghiêng về tính trạng nào nhiều hơn? -Pháùu thuật để tạo ra cơ quan sinh dục của giới tính cần có ở người bệnh. - Sử dụng các hoocmôn sinh dục thích hợp để duy trì các đặc tính và tính trạng giới tính bình thường ở người bệnh. Bài 27: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH CÁC GEN TRÊN NHIỄM SẮC THỂ Y 1.Mục đích: Phát triển kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp các dấu hiệu bản chất của hiện tượng di truyền, khái quát hóa các dấu hiệu bản chất thành nội dung định luật. 2.Hoạt động Giáo Viên: Mô tả sự di truyền về tật dính ngón tay 2 và 3 qua một số thế hệ Câu hỏi: Gen qui định tật dính ngón tay nằm trên NST nào? Khái quát về qui luật di truyền và biểu hiện của tính trạng như thế nào? Nếu học sinh chưa có thói quen hoạt động độc lập và học hỏi trong nhóm thì giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi dẫn dắt: Nhận xét tật dính ngón tay di truyền liên kết với giới tính nào? NST nào chỉ có ở cơ thể nam mà không có ở cơ thể nữ? 3. Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm gồm 2 học sinh; Thời gian thảo luận 3 phút; GV täø chỉïc thảo luận trong lớp; một số nhóm thông báo kết quả và các nhóm tự đánh giá. 4. Kết quả khám phá: Tật dính ngón tay ở người chỉ biểu hiện ở giới tính nam (XY) và không biểu hiện ở giới tính nữ ( Gen qui định tật dính ngón tay nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. Khái quát nội dung qui luật di truyền: Những tính trạng được qui định bởi những gen nằm trên NST Y thì di truyền cho 100% các cá thể cùng một giới tính mang cặp NST XY. Bài 4: THƯỜNG BIẾN 9 1.Mục đích: Học sinh tự phát hiện nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Rèn luyện kỹ năng phân tích rút ra những dấu hiệu, bản chất từ các thí nghiệm 2. Hoạt động giáo viên: Mô tả nội dung các thí nghiệm về màu sắc hoa liên hình và dán bảng dính. Sau đó, giáo viên đưa ra các vấn đề cho học sinh thảo luận: 3.Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm gồm 3 học sinh, thời gian thảo luận 5 phút, giáo viên tổ chức các nhóm tự đánh giá kết quả thông qua thảo luận trước lớp. +Vấn đề 3: Kiểu gen AA có chịu ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ môi trường; kiểu gen aa không chịu ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ. + Vấn đề 4: Kiểu hình của cơ thể chịu sự chi phối của kiểu gen và điều kiện môi trường. Kiểu gen có vai trò quyết định kiểu hình, điều kiện môi trường có thể làm biến đổi kiểu hình mà không làm thay đổi kiểu gen. Bài 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI 1. Mục đích: Học sinh tự lực phân tích biểu đồ về tỉ lệ kiểu gen của quần thể tự phối qua các thế hệ và khái quát thành công thức tổng quát. Phát triển tư duy theo con đường qui nạp 2. Hoạt động Giáo Viên: Giáo Viên dán biểu đồ lên bảng và đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận: + Vấn đề 1: Xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu gen sau mỗi thế hệ tự phối. + Vấn đề 2 : Nêu công thức tổng quát để tính tỉ lệ mỗi loại kiểu gen khi quần thể tự phối qua (n) thế hệ. 3. Tổ chức học sinh: Mỗi nhóm gồm 2 học sinh; Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bảng tỉ lệ kiểu gen đã chuẩn bị; Thời gian thảo luận 5 phút; Giáo viên tổ chức một số nhóm thông báo kết quả và các nhóm khác tự đánh giá; Giáo viên có thể thu lại bảng này để đánh giá hiệu quả thảo luận của học sinh. 4.Kết quả khám phá: 10 . DẠY HỌC - KHÁM PHÁ I BẢN CHẤT DẠY HỌC KHÁM PHÁ 1- Khái niệm dạy học khám phá Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học. II CẤU TRÚC DẠY HỌC KHÁM PHÁ 1- Cấu trúc dạy học khám phá Thực chất dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy với trò đã giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội. tập phát sinh trong nội dung của tiết học. 2 Mối liên hệ giữa dạy học khám phá và dạy học nêu vấn đề - So sánh cấu trúc dạy học nêu vấn đề và dạy học khám phá 1 - Qua bảng so sánh trên, chúng