skkn dạy học lý THUYẾT TIN học 6 BẰNG bài GIẢNG điện tử

23 1.5K 7
skkn dạy học lý THUYẾT TIN học 6 BẰNG bài GIẢNG điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN YÊN LẠC Trường THCS Đồng Cương CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LÝ THUYẾT TIN HỌC 6 BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Môn: Tin Học 6 Giáo viên: Ngô Thị Tâm Tổ: KHTN Năm học: 2013 - 2014 CHUYÊN ĐỀ 1 DẠY HỌC LÝ THUYẾT TIN HỌC 6 BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn chuyên đề Những năm gần nay bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học. Và hiện nay thì gần như các trường THPT, THCS và 1 số trường tiểu học đã được đưa Tin học vào thành 1 môn học. Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về CNTT và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học, nhưng dưới hình thức là môn học tự chọn không bắt buộc. Vì vậy nội dung môn Tin học ở THCS được xây dựng trên cơ sở lí thuyết mới. Bắt đầu từ lớp 6 các em được làm quen với các khái niệm cơ bản về tin học và công nghệ thông tin; các khái niệm về hệ điều hành, cách tổ chức thông tin trong máy tính; làm quen với các phần mềm giúp các em vừa học vừa chơi như: Luyện tập chuột, phần mềm Mario luyện tập chuột; bước đầu biết về soạn thảo văn bản và các thao tác trên văn bản như: Định dạng văn bản, Định dạng kí tự, Chỉnh sửa văn bản, Tìm kiếm và thay thế, Thêm hình ảnh để minh họa, Trình bày cô đọng bằng bảng , nếu khi dạy các tiết lí thuyết mà ta không minh họa bằng hình ảnh hay thao tác trực tiếp cho học sinh quan sát thì không thể hình dung ra thao tác thực hiện như thế nào, kết quả của thao tác ra sao, tại sao lại có được kết 2 quả đó, bởi vì lượng lí thuyết dài lại rất trừu tượng… .Vì vậy mà khi dạy lí thuyết GV gặp rất nhiều khó khăn để giúp học sinh hiểu được bài, do không được quan sát trực tiếp nên học sinh khó hiểu bài, cảm thấy chán nản dẫn tới chán học môn này. Để giúp học sinh hiểu bài hơn, hứng thú học tập hơn chính vì vậy mà cần sử dụng bài giảng điện tử vào dạy lí thuyết tin học 6. Đó là lí do tôi chọn chuyên đề “Dạy học lí thuyết Tin học 6 bằng bài giảng điện tử”. II. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh khối 6 tiếp thu nhanh kiến thức, ghi nhớ sâu về lí thuyết tin học 6 để tiết thực hành có hiệu quả hơn. III. Đối tượng nghiên cứu - Lý thuyết tin học 6 - Học sinh lớp 6A2 trường THCS Đồng Cương IV. Phương pháp nghiên cứu - Soạn các bài lí thuyết Tin học 6 bằng Power Point - Kiểm tra học sinh sau khi học xong lí thuyết - Cho học sinh thực hành và kiểm tra kết quả thực hành PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 6 khi học bộ môn Tin học này không thể làm trái với nguyên lý nhận thức 3 đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kĩ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo ngoài tinh thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học kết hợp với bài giảng điện tử. II. Cơ sở thực tiễn Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề tại trường THCS Đồng Cương - Yên Lạc: 1. Thuận lợi: * Về nhà trường: - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điền kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. - Được sự ủng hộ của các cấp Ủy đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường. * Về giáo viên và học sinh: 4 - Giáo viên được đào tạo đúng chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc THCS. GV giảng dạy bằng bài giảng điện tử không mất nhiều thời gian ghi bảng nên có thể bao quát lớp. - Học sinh hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài do đây là môn học trực quan sinh động, khám phá lĩnh vực mới; nhất là tiết thực hành học sinh học tập rất nghiêm túc, thao tác chính xác, đúng. 2. Khó khăn * Về nhà trường: - Nhà trường chưa có phóng máy chiếu riêng, nên gặp khó khăn khi dạy. Trường đã có phòng máy vi tính để học sinh thực hành, nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Mỗi tiết học có tới 3 đến 4 em một máy nên các em, không có thời gian thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. - Nhiều máy cấu hình đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Các phần mềm học tập là các phiên bản miễn phí và dùng thử nên thường bị trục trặc khi học tập. * Về giáo viên và học sinh - Trong khi thực hành, các máy thường gặp sự cố, trục trặc mà giáo viên chưa có khả năng tự sửa chữa dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. GV phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị thêm giáo án điện tử, mà giáo án điện tử không hiển thị hết đầy đủ nội dung toàn bài cùng một lúc. GV sẽ bị động nếu có sự cố mất điện bất ngờ, nên giáo viên cần chuẩn bị trước nếu có sự cố xảy ra. - Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở phạm vi trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám 5 phá máy vi tính của các em còn hạn chế, nên việc học tập của các em còn mang tính chậm chạp. 3. Hạn chế Chuyên đề này mới chỉ được áp dụng dạy 1 tiết lí thuyết Tin học 6 tại lớp 6A2 của trường THCS Đồng Cương, vì trường chưa có phòng máy chiếu riêng nên gặp khó khăn khi dạy bài giảng điện tử vì vậy mà chưa thể dạy hết các tiết lí thuyết tin học 6 bằng bài giảng điện tử được. 4. Thực trạng Trước khi thực hiện chuyên đề tôi khảo sát lớp 6A2 thông qua giờ dạy lí thuyết, dạy thực hành và kiểm tra bài cũ. Tổng hợp kết quả như sau: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 05/41 12.20% Thao tác đúng 17/41 41.46% Thao tác chậm 14/41 34.14% Chưa biết thao tác 05/41 12.20% III. Giải quyết vấn đề 1. Ứng dụng bài giảng điện tử Đối với bài giảng điện tử thì không xa lạ gì với mỗi giáo viên tất các môn học, tuy nhiên, trong Tin học cũng vậy, để thực hiện tiết dạy tin học nói chung và tin học 6 nói riêng thì: * Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết, bằng hình chụp được về phần cứng của máy tính 6 đưa lên màn hình (đối với một số thiết bị không đủ điều kiện để mỗi HS quan sát trực tiếp được như CPU, RAM…), hoặc hình ảnh thực tế về bàn phím, chuột, ổ đĩa…khi giới thiệu cho học sinh các bộ phận về máy tính… . Ví dụ1: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào. Bằng phương pháp trực quan cho HS quan sát trực tiếp chuột kết hợp trình chiếu lên bảng HS tập trung và có thể làm theo ngay tại chỗ. Nếu thao tác nhấp chuột mà giáo viên chỉ nói miệng và làm mẫu thì HS không tài nào làm theo được vì động tác nhấp chuột chỉ cử động rất nhẹ các ngón tay. Tuy nhiên nếu ta dùng bài giảng điện tử thì HS thấy rất rõ ràng, sinh động hơn, thu hút hơn, hiệu quả hơn. * Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Trong bài giảng điện tử ta có thể thực hiện được điều này. 7 C Nút trái Nú t ph ải Nú t gi ữa Nú t Nú t trá i Nút phải Nút giữa Nút phải CÁCH CẦM CHUỘT Ví dụ2: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết để học sinh hiểu và làm được thì các thao tác phải được hướng dẫn tập trung ngay trên máy, học sinh phải thực hành tại chỗ, thông qua một số học sinh đại diện của từng nhóm. Các thao tác mở, lưu… đều sử dụng các từ tiếng Anh và một số hộp thoại GV không thể vẽ được trên bảng (không thực), nếu chỉ giáo viên đọc ghi thì rất khó hiểu đến khi thực hành học sinh lúng túng, nhưng nếu ta trình chiếu nút lệnh lên bảng vài ba lần HS sẽ ghi nhớ ngay đến khi thực hành sẽ không bỡ ngỡ. * Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của học sinh hiệu quả hơn. Ta có thể cho một số HS thực hành ngay trong tiết lí thuyết để các HS khác theo dõi rút kinh nghiệm, có thể những em này hướng dẫn lại các em khác trong tiết thực hành. * Trong giờ thực hành giáo viên nên trình chiếu hướng dẫn trên bảng để Hs nắm bắt thao tác và yêu cầu thực hành. Ví dụ 3: Trong bài thực hành số 3 tin học 6: Các thao tác đối với thư mục việc trình chiếu hướng dẫn thực hiện thao tác trên bảng có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Nếu không trình chiếu ta phải hướng dẫn bằng cách ghi bảng rất dài dòng khó hiểu, còn để HS tự nghiên cứu thực hành thì HS thì việc vừa nghiên cứu SGK vừa thực hành rất khó. 8 * Tận dụng những những phần mềm chụp hình quay phim lại các thao tác thực hành để trong qua trình giảng giáo viên đưa các hình ảnh, đoạn phim vào minh họa cho quá trình dạy và học làm HS hứng thú, tập trung hơn. * Trong các tiết bài tập: là các tiết không có nội dung bắt buộc tùy theo từng bài, những tiết bài tập ôn tập nên sử dụng Violet hoặc kết hợp Violet với Bài giảng điện tử để thiết kế tiết ôn tập đa dạng kiểu bài tập tạo không khí sinh động, không nhàm chán, học sinh học tập tích cực trong tiết bài tập. Có thể kết hợp các trò chơi để gây hứng thú và học tập sôi nổi hơn. Ví dụ 4: Khi dạy ôn tập cho học sinh lớp 6, bài chương 3 “Hệ điều hành” giáo viên chuẩn bị các bài tập dạng trắc nghiệm dạng nhận thức nhanh kiến thức, nắm được ý chính của bài. Với sự giúp đỡ của phần mềm Violet, các câu hỏi trực quan, học sinh quan sát và trả lời được ngay. 9 * Ngoài ra, giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên phải tìm tòi, tham khảo tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường. Mỗi giáo viên cần phải biết phục hồi sửa chữa những lỗi đơn giản thường xảy ra để có máy tính kịp thời phục vụ bài giảng. 2. Một số lưu ý khi soạn bài giảng điện tử: * Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast) 10 [...]... của học sinh và của nhà trường 22 PHẦN C KẾT LUẬN Đối với học sinh (khối 6) việc tiếp xúc với máy vi tính còn bỡ ngỡ với nhiều em Trong chương trình số tiết thực hành vẫn còn ít nên việc rèn luyện kỹ năng thực hành, khám phá máy cho các em vẫn còn là một vấn đề khó giải quyết Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6 tôi thấy biện pháp áp dụng bài giảng điện tử vào việc dạy học Tin học lớp 6. .. 24 hoặc 28 *Việc lựa chọn các hiệu ứng đưa bài bài giảng điện tử phải mang tính sư phạm, phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp dạy học Không đưa các hình ảnh (động), các dòng chữ chạy (để trang trí) vào các slide dạy học làm HS mất tập trung, loãng nội dung chính của bài học *Trình chiếu bài giảng điện tử : - Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung... sát: 4 Kết quả Qua thời gian dạy lí thuyết tin học 6 trên lớp tôi thấy gặp rất nhiều khó khăn vì khi dạy ta chỉ nói lí thuyết xuông mà không thao tác cho học sinh quan sát nên học sinh cũng không thiếp thu được nhanh (một số HS không hiểu bài) từ đó mà các em không hứng thú học tập và tiết học trở nên thụ động Nhưng sau khi dạy vài tiết trên máy chiếu tôi thấy học sinh hiểu bài nhanh hơn, tiếp thu nhanh... Toán hay các bài thơ trong môn Ngữ văn, định luật trong Vật lí… nên để học sinh nêu theo cách hiểu và thực hành được là đạt yêu cầu 3 Các bước khi dạy bằng bài giảng điện tử minh họa trên bài “Tìm kiếm và thay thế” A Chuẩn bị * Giáo viên: - Phòng học có trang bị máy tính và máy chiếu - Giáo án điện tử có hình ảnh minh họa - Chuẩn bị đoạn văn, bài tập cho học sinh thực hành trong giờ lí thuyết - Nghiên... nhanh hơn, tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu, hứng thú học tập hơn, từ đó tiết dạy sinh động hơn nhiều so với dạy trên lớp và kết quả thực hành cao hơn Tuy nhiên giáo viên không nên qúa lệ thuộc vào giáo án điện tử mà cần phối hợp với các phương pháp truyền thống để tiết dạy không nhàm chán và đạt hiệu quả cao hơn Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học lớp 6A2, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu... yêu cầu tối thiểu của tiết học - Những nội dung có tính thuyết minh, hình ảnh minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình - Đặc biệt, đối với môn tin học ta không nên bắt học sinh phải ghi theo mình hay sách giáo khoa Khi kiểm tra bài cũ không nên bắt học sinh phải thuộc lòng như... điện tử trước khi lên lớp - Khởi động máy trước khi học sinh vào lớp - Chuẩn bị các câu hỏi và ví dụ trình chiếu lên máy để không mất thời gian Có thể soạn câu hỏi kiểm tra bài cũ để trình chiếu - Phòng máy có thêm bảng để học sinh trình bàyVD hoặc bài tập (nếu có) 12 * Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi - Đọc, tìm hiểu bài trước ở nhà B Nội dung * Kiểm tra bài cũ - GV có thể nêu câu hỏi kiểm tra bài. .. VD: Khi dạy bài “ Tìm kiếm và thay thế”, GV chiếu câu hỏi sau: - Sau khi học sinh trả lời và nhận xét giáo viên có thể trình chiếu đáp án cho học sinh quan sát VD: * Nội dung bài mới: - Giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh, ví dụ hay câu hỏi về đặt vấn đề dẫn dắt học sinh vào bài mới VD: GV có thể giới thiệu bài “Tìm kiếm và thay thế” bằng cách chiếu nội dung văn bản: 13 - Gv: Tìm cụm từ “Sư tử trong... Củng cố: - GV có thể củng cố bài lí thuyết theo bản đồ tư duy hoặc làm thành sơ đồ cây, làm cho học sinh nắm đực các ý chính của bài, dễ học thuộc các bước VD: Gv chiếu slide sau, giới thiệu cho học sinh tóm tắc các mục và nội dung cần nắm trong bài “Tìm kiếm và thay thế” - GV có thể mở rộng kiến thức, hoặc làm bài tập nhằm củng cố kiến thức VD: Gv củng cố mở rộng cho học sinh các khả năng tìm kiếm... - Gv: Chúng ta vừa tìm được cụm từ “Sư tử theo cách thủ công, rất mất thời gian, làm thế nào để cứ thể vừa tìm vừa thay thế được cụm từ “Sư tử bằng từ “Cọp” nhanh nhất Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết được vấn đề: Bài 19 Tìm kiếm và thay thế” - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi đưa ra mục đích khi tìm kiếm phần văn bản Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét . ĐỀ DẠY HỌC LÝ THUYẾT TIN HỌC 6 BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Môn: Tin Học 6 Giáo viên: Ngô Thị Tâm Tổ: KHTN Năm học: 2013 - 2014 CHUYÊN ĐỀ 1 DẠY HỌC LÝ THUYẾT TIN HỌC 6 BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN. dạy bài giảng điện tử vì vậy mà chưa thể dạy hết các tiết lí thuyết tin học 6 bằng bài giảng điện tử được. 4. Thực trạng Trước khi thực hiện chuyên đề tôi khảo sát lớp 6A2 thông qua giờ dạy. cứu - Lý thuyết tin học 6 - Học sinh lớp 6A2 trường THCS Đồng Cương IV. Phương pháp nghiên cứu - Soạn các bài lí thuyết Tin học 6 bằng Power Point - Kiểm tra học sinh sau khi học xong lí thuyết -

Ngày đăng: 20/11/2014, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan