Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
233,5 KB
Nội dung
NHÓM CÂY LÀM THUỐC Sự phong phú và da dạng về giá trị nguồn gen Trong nguồn tài nguyên LSNG của Việt Nam, cây thuốc có một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế xã hội. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tính đến cuối năm 2004 đã phát hiện và thống kê được ở Việt Nam 3.948 loài, thuộc 1.572 chi, 307 họ của 12 ngành thực vật và Nấm lớn có công dụng làm thuốc. Trong đó, thuộc nhóm Nấm có 22 loài, nhóm Tảo: 52 loài, Rêu: 4 loài, Lá thông: 1 loài, Tháp bút: 3 loài, Dương xỉ: 128 loài và Thực vật Hạt trần và Hạt kín: 3.675 loài. Cây làm thuốc có mặt trong tất cả các nhóm thực vật bậc thấp (kể cả Nấm) lẫn thực vật bậc cao. Hàng trăm loài còn được coi là đặc hữu hoặc là nguồn gen độc đáo trong hệ thực vật của Việt Nam cũng như của thế giới. Trong tổng số 3.948 loài cây có giá trị làm thuốc kể trên, hơn 90% số loài là những cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng. Rừng còn là nơi có nhiều loài cây thuốc có trữ lượng lớn, có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Sự phong phú về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế Việt Nam hiện có 54 dân tộc khác nhau. Từ ngàn đời nay, cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước ta đã biết sử dụng các loài cây sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Vốn kinh nghiệm qúy báu này ngày càng được tích lũy và hoàn thiện thêm. Theo các số liệu đã được ngành Y tế thông báo, trong tổng số 3.948 loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam, phần lớn chúng được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng ở các địa phương. Cây thuốc được sử dụng trực tiếp trong y học cổ truyền, để điều trị hầu hết các chứng bệnh từ thông thường cho đến các loại bệnh nan giải khác về xương – khớp, gan, thận, huyết áp và thần kinh… Từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên, mỗi năm đã cung cấp tới vài chục ngàn tấn dược liệu khác nhau cho nhu cầu sử dụng trong nước, bao gồm thuốc dùng trong y học cổ truyền và nguyên liệu cho công nghiệp, chiết xuất hoạt chất để làm thuốc. Bên cạnh đó, nhiều loài cây thuốc quý như ba kích, bình vôi, cẩu tích, mạn kinh, sa nhân, thiên niên kiện… vẫn thường xuyên được xuất khẩu với khối lượng lớn, mang lại kim ngạch từ 10 đến 15 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Rõ ràng rằng, cây thuốc tự nhiên là nhóm cây kinh tế quan trọng trong nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam. Bảo tồn đi đôi với việc khai thác hợp lý và phát triển trồng thêm cây thuốc là một hướng đi đúng đắn trong chiến lược của chuyên ngành LSNG ở Việt Nam Do khai thác liên tục trong nhiều năm, ít chú ý tới bảo vệ tái sinh và cùng với nhiều nguyên nhân tác động khác, đã làm cho nguồn cây thuốc tự nhiên ở Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng. Nhiều vùng rừng ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và nhất là ở Tây Nguyên… trước đây phát hiện có nhiều loài cây thuốc mọc tập trung đến nay đã không còn nữa. Hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù vốn có vùng phân bố rộng, khai thác được nhiều, như ba kích, đảng sâm, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh (các loại), hoàng đằng, vàng đắng… hiện không còn khả năng khai thác lớn và thậm chí đã trở nên hiếm rõ rệt. Nghiêm trọng hơn là đối với một số loài cây thuốc quý, vốn có phạm vi phân bố hạn chế và số cá thể không nhiều, lại bị tìm kiếm và khai thác gay gắt, như các loài sâm mọc tự nhiên (Panax spp.); các loài hoàng liên (Coptis spp., Berberis spp., Mahonia spp.); lan một lá (Nervilia spp.); cỏ nhung (Anoectochilus spp.)… Những loài cây thuốc quý hiếm này hiện đã ở trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao tại Việt Nam. Để duy trì khả năng khai thác lâu dài nguồn tài nguyên cây thuốc của nước ta, trước hết cần phải xác lập kế hoạch khai thác một cách hợp lý những loài cây thuốc đã được xác định có khả năng khai thác tự nhiên (không nằm trong danh sách bảo tồn). Việc khai thác những loài cây thuốc này phải tuân thủ theo quy trình khai thác, đảm bảo tái sinh tự nhiên. Mặt khác, phối hợp với các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các loài cây thuốc có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) đã phát hiện được trong hệ thống rừng đặc dụng của nước ta. Đồng thời tiến hành nghiên cứu nhân giống và đưa vào trồng thêm tại chỗ, trên đất phi nông nghiệp những loài cây thuốc, mà tái sinh tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu khai thác sử dụng và xuất khẩu. Bảo tồn đi đôi với phát triển trồng thêm cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững chuyên ngành LSNG ở Việt Nam hiện nay. 393 BA GẠC Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill., 1888 Tên đồng nghĩa: Rauvolfia chinensis (Hance) Hemsl., 1889 Tên khác: Ba gạc lá vòng, tích tiên (vùng Ba Vì – Hà Tây); sam tô, lạc toọc (Tày); cơn đồ (Mường), la phu mộc Họ: Trúc đào - Apocynaceae Hình thái Cây bụi, sống lâu năm, cao 1 – 2 m. Rễ cọc cắm sâu xuống đất. Thân hình trụ, nhẵn, có nốt sần nhỏ, màu lục sau chuyển màu xám. Cành non dẹt, có khía dọc, sau tròn, màu xám. Lá mọc vòng 3, có cuống ngắn, đôi khi 4 hoặc mọc đối, phiến hình mác, dài 6 – 11 cm, rộng 1,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn. Cụm hoa mọc ở gần ngọn thành xim dạng tán kép, dài 4 – 7 cm. Hoa nhỏ màu trắng; 5 lá đài rất nhỏ; 5 cánh hoa hình mắt chim hợp thành ống hẹp hơi cong, phình lên ở phía giữa; 5 nhị đính ở bên trong chỗ phình của ồng tràng; bầu 2 ô. Quả hạch đôi, hình trứng, màu tím đen khi chín; hạt nhỏ, có vỏ cứng, có vân nhăn. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Các thông tin khác về thực vật Ngoài loài ba gạc giới thiệu ở trên, ở Việt Nam còn có một số loài ba gạc khác cũng được sử dụng làm thuốc như: - Ba gạc lá nhỏ (Rauvolfia micrantha Hook.f.): phân bố ở Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang (Phú Quốc). - Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard): phân bố ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. - Ba gạc châu đốc (Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pitard): phân bố ở Phú Yên, Kiên Giang (Phú Quốc). - Ba gạc hoa đỏ (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz): phân bố ở Đắk Lắk. - Ba gạc bốn lá (Rauvolfia tetraphylla L.): Nhập trồng. Ba gạc - Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill 1- Cành mang hoa; 2- Hoa; 3- Bầu và vòi nhụy; 4- Quả 394 - Ba gạc phú hộ (Rauvolfia vomitoria Afzel. ex Spreng.): Có lẽ được nhập trồng trước năm 1954, nay còn sót lại một quần thể nhỏ hoang dại hóa, tại Trung tâm cây ăn quả Phú Hộ, Phú Thọ (bờ rào). Ba gạc thân gỗ (Rauvolfia cafra Sond.): Nhập trồng từ Cu Ba. Phân bố Việt Nam: Tỉnh Lạng Sơn (Văn Quan); Nghệ An (Kỳ Sơn) và có thể ở một số nơi khác. Ở Việt Nam, loài này còn có một thứ là R. verticillata var. hainanensis phân bố rộng rãi hơn loài gốc của nó. Thế giới: Trung Quốc. Đặc điểm sinh học Ba gạc là cây ưa sáng, hơi chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ; thường mọc lẫn với các cây bụi nhỏ khác ở ven rừng hoặc còn sót lại ở bờ nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; rụng lá mùa đông; ra hoa quả đều hàng năm. Mùa hoa: tháng 4 – 5; mùa quả: tháng 5 – 10. Tái sinh tự nhiên tốt bằng hạt và bằng cách mọc chồi sau khi bị chặt. Bộ phận dùng và công dụng Bộ phận dùng: Vỏ rễ và rễ con phơi khô. Thành phần hóa học: Trong vỏ rễ và rễ con ba gạc có chứa 0,9 – 2,2% alcaloid toàn phần, trong đó gồm reserpin, ajmalicin, spegatrin, verticilatin… Trong lá cũng có khoảng 0,72 – 1,69% các loại alcaloid này. Công dụng: Các hoạt chất alcaloid trong ba gạc được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp. Dạng dùng là cao lỏng (alcaloid toàn phần) hoặc một vài alcaloid trong đó được chiết xuất dưới dạng tinh khiết, chế tạo thành thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Trên thực tế loài ba gạc trên chưa được trồng phổ biến để lấy nguyên liệu làm thuốc. Qua nghiên cứu bảo tồn cho thấy, cây trồng bằng gieo hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt 75%. Hạt gieo tươi. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chỉ đưa vào trồng trên quy mô lớn những loài có hàm lượng alcaloid cao, như ba gạc hoa đỏ (R. serpentina), ba gạc bốn lá (R. tetraphylla), ba gạc phú hộ hay còn gọi là ba gạc châu phi (R. vomitoria). Phân bố ba gạc ở Việt Nam 395 Cách trồng giống nhau là đều từ hạt. Hạt gieo khi còn tươi. Tỷ lệ nảy mầm của các loài trên từ 70 đến 90%. Cây trồng trên đất thoát nước; dễ chăm sóc và sau 18 tháng (ba gạc bốn lá), hoặc 24 – 36 tháng (2 loài còn lại) đã có thể cho thu hoạch. Khai thác, chế biến và bảo quản Rễ ba gạc khai thác vào mùa thu hoặc mùa đông. Khi đào lên thường không rửa (dễ làm mất alcaloid), mà tìm cách khác để làm sạch đất cát. Đối với rễ to chỉ gọt (bóc) lấy vỏ rễ, rễ nhỏ thì lấy cả. Ở Việt Nam mới chỉ có một số sản phẩm thuốc từ ba gạc như: - Cao lỏng 1,5% alcaloid toàn phần (từ loài R. verticillata). - Viên Raucacin và Rauvomin, mỗi viên có 2 mg alcaloid toàn phần (từ R. tetraphylla và R. vomitoria). - Viên Rauviloid chứa 2 mg alcaloid toàn phần (từ loài R. serpentina). Trên thế giới thường chế tạo Reserpin dưới dạng tinh khiết để làm thuốc chữa cao huyết áp. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ loài R. serpentina, R. vomitoria hoặc R. tetraphylla. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Những loài ba gạc có hàm lượng alcaloid cao đều là những cây thuốc có giá trị kinh tế cao. Các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Thái Lan là nơi cung cấp nguyên liệu loài Rauvolfia serpentina; còn châu Phi cung cấp nguyên liệu loài R. vomitoria… Ở Việt Nam đã từng đưa vào trồng sản xuất 2 loài R. tetraphylla (ở Ba Vì) và R. vomitoria (ở Vĩnh Phú cũ). Về giá trị nguồn gen thì hầu như tất cả các loài ba gạc mọc tự nhiên ở Việt Nam đều là những cây thuốc cần bảo vệ (có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam). Trong đó, đáng lưu ý loài ba gạc châu đốc (R. chaudocensis) là đặc hữu hẹp của Việt Nam; loài R. micrantha là đặc hữu khu vực (Đông Dương). Còn loài R. serpentina phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới Nam Á, ở Việt Nam đã phát hiện được 2 điểm có loài này mọc tự nhiên tại tỉnh Đắk Lắk; nhưng với kích thước quần thể rất nhỏ. Ở Việt Nam còn có một số loài ba gạc khác mọc tự nhiên là R. vietnamensis Ly; R. latifron Tsiang; R. reflexa Teijsm et Binn; R. yunnanensis Tsiang, cùng với 3 loài nhập nội, nâng tổng số loài ba gạc hiện có ở Việt Nam lên tới 12 loài (9 loài mọc tự nhiên và 3 loài nhập nội). Để bảo tồn có hiệu quả nguồn gen ba gạc ở Việt Nam, trước hết cần thu thập đầy đủ các loài trên về trồng lưu giữ tại các vườn thuốc. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tập (2006). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006. Tạp chí Dược liệu; số 3 (11); trang 97 – 105; 2. Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (1996). Sách Đỏ Việt Nam, Tập II – Phần thực vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 225 - 233; 3. Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; trang 46 - 48; 4. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; Tập I. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 90 - 100. 396 BA KÍCH Morinda officinalis How, 1958 Tên khác: Ba kích thiên, dây ruột gà; chẩu phóng xì, thau tày cáy (Tày); chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái); chày kvằng dòi (Dao); Medicinal indian mulberry (Anh) Họ: Cà phê – Rubiaceae Hình thái Cây leo bằng thân quấn, sống lâu năm, dài hàng mét. Rễ củ mập, thắt khúc, vặn vẹo. Thân và cành non có lông, màu tím hoặc xanh; cành già nhẵn, màu nâu. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình thuôn hoặc bầu dục, dài 6 – 14 cm, rộng 2,5 – 6 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép nguyên; lá non có lông ở gân và mép lá, dày hơn ở mặt dưới, màu xanh lục, lá già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kèm mỏng, gốc dính thành ống và ôm sát thân. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành tán tròn, dài 0,3 – 1,5 cm; hoa nhỏ màu trắng sau hơi vàng; đài hình chén hay hình ống, lá đài nhỏ phát triển không đều nhau; tràng 4 cánh, hàn liền ở dưới thành ống ngắn; nhị 4; bầu hạ. Quả hình cầu, rời, hoặc dính với nhau, đường kính 6 – 10 mm, màu đỏ khi chín, có đài tồn tại ở đỉnh. Hạt nhỏ, màu vàng nhạt, vỏ hạt nhám. Các thông tin khác về thực vật - Trong tự nhiên cũng như trong quần thể ba kích trồng, có cả những cây mang quả rời, quả tụ, hay trên một cây vừa có quả tụ và quả rời. - Về màu sắc của ngọn non, cuống lá có thể có màu tím nâu hay màu xanh. Tất cả những dạng hình thái trên vẫn chỉ thuộc 1 loài Morinda officinalis How. Ngoài ra, còn loài ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) mọc tự nhiên, với kích thước lớn hơn nhiều so với loài trên; cụm hoa dạng tán kép; quả tụ; rễ củ to nhưng phần lõi gỗ chiếm tỷ lệ lớn và cũng được dùng làm thuốc như ba kích. Phân bố Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình. Gần đây mới phát hiện thấy ở Quảng Nam (Tây Giang) và Quảng Trị (Hướng Hóa). Ba kích - Morinda officinalis How 1- Cành mang hoa và quả; 2- Hoa; 3- Chùm quả; 4- Rễ củ 397 Thế giới: Lào, Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây, Vân Nam). Đặc điểm sinh học Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ; thường mọc rải rác dưới tán rừng thứ sinh, rừng xen tre nứa; độ cao dưới 500 m (ở Miền Bắc), tại hai điểm mới phát hiện ở các tỉnh phía Nam, có độ cao gần 1.000 m. Ba kích ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 – 24oC, lượng mưa hàng năm khoảng 2.000 mm. Đất có ba kích mọc tự nhiên thuộc loại feralit đỏ vàng hay vàng đỏ, hơi chua. Cây sinh trưởng mạnh trong vụ xuân hè. Cây được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả nhiều hơn hẳn cây bị che bóng, mọc dưới tán rừng. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt; cây bị chặt phá vẫn có khả năng mọc chồi từ phần còn lại của thân và gốc. Ra hoa tháng 4 – 5, quả tháng 5 – 10. Bộ phận dùng, công dụng Bộ phận dùng: Rễ củ, bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học: Rễ củ chứa anthraglucosid, iridoid glucosid, các sterol, lacton, đường, nhựa, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C (ở rễ tươi) và nhiều chất vô cơ khác. Công dụng: Ba kích là vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam. Ba kích được dùng làm thuốc bổ dương, tăng cường sinh dục nam; chữa đau nhức xương khớp, đau lưng và kinh nguyệt không đều. Liều dùng: 12 – 15 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống; cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: - Bằng hạt: Đến tháng 10, khi quả chín, hái về ủ 2 – 3 ngày cho mềm, đãi bỏ phần thịt quả, vỏ và chỉ lấy hạt chìm. Hạt thu được đem phơi trong bóng râm cho khô và thường gieo ngay vào vườn ươm. Vườn ươm có mái che bớt nắng. Phân bố ba kích ở Việt Nam 398 Hạt gieo sau 60 ngày (hoặc hơn) mới nảy mầm. Nếu gieo trên cát vàng thô ẩm, tỷ lệ nảy mầm đạt gần 80%. Khi cây bắt đầu ra 1 – 2 đôi lá thật đầu tiên thì nhổ trồng vào bầu. Đất đóng bầu gồm đất : cát vàng : phân chuồng mục theo tỷ lệ 5 : 2 : 3; kích thước bầu có đường kính 4 – 6 cm, cao 10 – 12 cm. Cây trồng vào bầu được chăm sóc ở vườn ươm 8 – 12 tháng sau mới đem trồng. - Giâm cành: Vào tháng 2 – 3, chọn cành bánh tẻ, cắt thành từng đoạn dài 10 – 15 cm (thường xử lý chất kích thích ra rễ). Sau khi mọc rễ và chồi, trồng vào bầu, chăm sóc ở vườn ươm, sau 8 tháng đem trồng. Trong 2 cách trên, nhân giống bằng hạt có hiệu quả hơn. Trồng và chăm sóc: Nơi trồng: Trồng trên đất nương rẫy cũ còn màu mỡ, hành lang ven rừng, vườn trang trại hoặc trồng xen với cây ăn quả ở vườn gia đình. Đất trồng không bị ngập úng, nhưng cần ẩm hoặc có thể chủ động tưới nước dễ dàng. Trước khi trồng cần phát, cuốc bỏ gốc cây, đốt; lên luống rộng 0,8 – 1,0 m; cao 30 cm; cuốc hố, cự ly 1,5 m / hố. Bón lót phân chuồng mục 15 – 20 tấn / ha. Thời vụ trồng: Tháng 2 – 3 hoặc tháng 7 – 8. Cách trồng: Mỗi hốc đặt 1 cây, xé bỏ bầu, lấp chặt đất, tưới nước. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng mục, mỗi hốc 2 kg. Chăm sóc: Xới đất, vun gốc, tưới nước khi gặp hạn; hàng năm bón thúc bằng phân NPK hoặc phân vi sinh. Cây trồng sau 8 – 12 tháng phải cắm giá thể. Giá thể leo bằng các cọc tre (còn nhánh) hay cọc gỗ, có thể chịu được 4 – 6 năm không mục nát. Ba kích trồng sau 2 năm bắt đầu có hoa quả, các năm sau nhiều hơn; sau 4 – 5 năm cho thu hoạch củ. Nếu được chăm sóc tốt, mỗi khóm có thể cho 1 – 3 kg rễ tươi hoặc hơn. Cá biệt có cây trồng ở vườn sau 7 năm cho tới 11 – 13 kg rễ tươi / khóm. Khai thác, chế biến và bảo quản Thời gian khai thác, thu hoạch thích hợp: tháng 9 –12. Đào rộng xung quanh, cắt lấy toàn bộ phần rễ củ có đường kính từ 1 cm trở lên, sau đó vùi lại phần gốc, giẫm chặt đấ_____t cho cây tái sinh. Đối với ba kích trồng, có gia đình (ở Phú Thọ) thu hoạch theo kiểu chỉ lấy rễ củ lớn, mỗi năm chỉ đào một bên luống, sau đổ thêm phân chuồng, lấp chặt đất và tưới nước ngay. Rễ củ đào được cần rửa sạch đất cát. Có 3 cách chế biến như sau: 399 - Ba kích khô: Khi rễ còn tươi, ủ 3 – 5 ngày, cắt thành từng đoạn rút bỏ lõi, đem phơi hay sấy khô. - Chích ba kích: Rễ củ ba kích đã phơi hay sấy khô (vẫn còn lõi), cho vào đun với nước cam thảo (1 kg ba kích 120 g cam thảo). Sau khi mềm rút bỏ lõi, phơi hay sấy khô. - Diêm ba kích: Rễ củ ba kích đã phơi hay sấy khô (vẫn còn lõi), ngâm với nước muối (1 kg ba kích : 20 gam muối), sau đem đồ cho mềm, rút bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Ba kích đã chế biến được đóng thành bao; bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Chú ý kiểm tra, dược liệu ba kích dễ bị ẩm mốc. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Ba kích là cây thuốc quý, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Trước kia, mỗi năm ở Miền Bắc thường khai thác được từ vài chục đến trên 100 tấn / năm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Giá ba kích trên thị trường dược liệu Việt Nam năm 2005 như sau: - Ba kích mọc tự nhiên ở Hoành Bồ (Quảng Ninh): 120.000 – 150.000 đ / kg khô, đã bỏ lõi. - Ba kích bán ở Lạng Sơn (có lẽ do nhập khẩu): 40.000 – 60.000 đ / kg đã bỏ lõi. Sở dĩ có sự khác nhau về gíá ba kích trên đây là do không có thông tin thống nhất. Dược liệu ba kích trên thị trường (Lạng Sơn, Hà Nội) về thực chất không rõ xuất xứ. Được biết, có một số loài cây khác (không thuộc loài Morinda officinalis) có rễ củ giống ba kích cũng được khai thác, ví dụ: một loài thuộc chi Polygala (họ Polygalaceae) mọc tự nhiên ở Sa Pa (Lào Cai) đã được khai thác xuất khẩu qua biên giới với tên “Ba kích”. Hoặc một loài thuộc chi Zygostema (họ Asclepiadaceae), do một doanh nghiệp thu mua nhầm, đã đưa đến Viện Dược liệu kiểm định, cây này cũng được gọi là “Ba kích”. Do khai thác ồ ạt nhiều năm, nguồn ba kích ở Việt Nam đã bị giảm sút nghiêm trọng. Ba kích đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) để khuyến cáo bảo vệ. Để bảo vệ có hiệu quả cây thuốc quý này, hiện nay cần đình chỉ khai thác tự nhiên, khuyến khích trồng ở các tỉnh trung du và miền núi thấp; giá trị kinh tế thu được hơn hẳn trồng lúa, ngô, khoai, sắn… Tài liệu tham khảo chính 1. Nguyễn Chiều, Lê Thanh Sơn (2002). Nghiên cứu trồng ba kích (Morinda officinalis How) trong mô hình vườn gia đình, vườn trang trại. Tạp chí Dược học; số 10; trang 8; 2. Nguyễn Tập (2006). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006. Tạp chí Dược liệu; số 3 (11); trang 97 – 105; 3. Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (1996). Sách Đỏ Việt Nam, Tập II – Phần thực vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 194 - 195; 4. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; Tập I. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 101 – 105; 5. Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên, Trịnh Vĩ & Nguyễn Tập (2002). Các loại LSNG chọn lựa có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam; Trong: Tổng quan Ngành LSNG của Việt Nam. Tài liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, IUCN và Viện Khoa học Lâm nghiệp xuất bản; trang 49 - 51. 400 BÁCH BỘ Stemona tuberosa Lour., 1790 Tên khác: Củ ba mươi, dây đẹt ác; slam slip lạc, mằn sòi (Tày); bẳn sam sip (Thái); pê chầu chàng (H’Mông); mùa sấy dòi (Dao); hơ ling (Ba Na) Họ: Bách bộ - Stemonaceae Hình thái Dây leo bằng thân quấn, dài 4 – 6 m, hoặc hơn. Rễ củ dạng chùm, gồm 30 – 100 củ; hình thuôn nhọn 2 đầu, màu trắng ngà, dài 15 – 30 cm. Thân khí sinh hình trụ hơi có cạnh, nhẵn, hơi phình lên ở những mấu, màu lục nhạt. Lá mọc đối, hoặc so le, hình trứng hoặc bầu dục dài 9 – 15 cm, rộng 6 – 12 cm, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn; gân chính 7 – 13, hình cung, chạy từ cuống lá đến đầu lá, gân nhỏ nằm ngang, sít nhau rất đặc sắc, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; cuống dài 3 – 7 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống dài 2 – 4 cm, mang 1 - 2 hoa màu vàng lục; lá bắc hẹp; bao hoa gồm 4 mảnh giống nhau, hẹp ngang, dài khoảng 4 cm, mặt trong màu đỏ tía, có mùi hôi khó chịu; nhị 4 bằng nhau, chỉ nhị ngắn, đính ở gốc; bầu hình tháp. Quả nang, hình trứng thuôn, dài 3.5 cm. Hạt 5 – 8, nhỏ, màu nâu. Phân bố Việt Nam: [...]... giới Giá thu gom ở Lào Cai và Lai Châu từ 5.000 đến 10.000 đ / kg củ tươi Vốn là loài cây thuốc hiếm, chúng đã trở nên càng hiếm gặp hơn ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Đặc biệt là các loài P polyphylla, P delavayi và P yunnanensis Tất cả các loài bảy lá một hoa đều có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam Cần chú ý bảo tồn tại chỗ một số loài: P hainanensis ở VQG Tam Đảo... phía Nam Bắc Mỹ, sau lan ra khắp thế giới Ở Việt Nam, hiện có 4 hoặc 5 loài, trong đó gồm: 2 loài mọc tự nhiên là loài cà độc dược kể trên và loài cà độc dược lùn thân tía (Datura tatula L.); 3 loài nhập nội là D stramonium L (khác hẳn loài cà độc dược lùn thân tía); D innoxia L và D suaveolens Humbl et Bonpl trồng làm cảnh ở Đà Lạt Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc Phân bố Việt Nam: Cây phân... chính 1 Đỗ Tất Lợi (1999) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 892 - 893; 2 Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (2003) Danh lục các loài thực vật Việt Nam; Tập II Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; trang 761; 3 Nhiều tác giả (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; Tập I Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 348 – 350 Phân bố cát sâm ở Việt Nam 418 CẨU TÍCH Cibotium barometz... hình trứng hay hình mác tròn có các loài: P hainanensis Merr.; P chinensis Franch và P fargesii Franch Tất cả các loài trên đều có công dụng làm thuốc như nhau Phân bố Việt Nam: Sơn La (Mộc Châu); Hà Giang (Phó Bảng) Cả 5 loài còn lại cũng đều là những cây thuốc hiếm gặp ở Việt Nam Bảy lá một hoa - Paris polyphylla Smith 1- Cây mang hoa; 2- Quả Phân bố bảy lá một hoa ở Việt Nam 406 Thế giới: Trung Quốc,... đã được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006), để khuyến cáo bảo vệ Cần nghiêm cấm khai thác cây mọc tự nhiên; nghiên cứu phát triển trồng ở một số tỉnh vùng núi cao phía Bắc Tài liệu tham khảo chính 1 Nguyễn Tập (2006) Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 Tạp chí Dược liệu; số 3 (11); trang 97 – 105; 2 Nhiều tác giả (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; Tập I Nxb Khoa học và... Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 84 – 85; 2 Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (2003) Danh lục các loài thực vật Việt Nam; Tập III Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; trang 219; 3 Nhiều tác giả (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; Tập I Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 235 – 237; 4 National Intitute of Materia Medica (1999) Selected Medicinal Plants in Vietnam;... hiếm ở Việt Nam Ngoài giá trị làm thuốc, cây còn được trồng làm cảnh do có hoa đẹp, khá bền lại có mùi thơm nhẹ Trong những thập ký 60 – 70 của thế kỷ trước, ngành Y tế đã từng khai thác thu mua bách hợp để làm thuốc Sau đó, do thấy trữ lượng tự nhiên ít nên đã đình chỉ và tìm cây thuốc khác thay thế Mặc dù vậy, cây thuốc này vẫn bị một số người khai thác bán qua biên giới (1990 – 1992) Hiện cây đã trở... này chưa trở thành sản phẩm thực tế Để bảo tồn nguồn gen Datura hiện có ở Việt Nam, cần tiến hành thu thập trồng lưu giữ đủ các loài hiện có (kể cả cây nhập nội) Trong quá trình đó, cần đi sâu nghiên cứu về sự đa dạng di truyền của quần thể, nhằm tìm ra dòng có hàm lượng hoạt chất cao để phát triển trồng khi cần Tài liệu tham khảo 1 Nhiều tác giả (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập... (2005), họ Trọng lâu (Trilliaceae) ở Việt Nam chỉ có 1 chi Paris với 6 – 7 loài Xuất phát từ cách gọi tên loài Paris polyphylla của Trung Quốc, dịch ra tiếng Việt là “Bảy lá một hoa” Các loài trong chi này ở Việt Nam có 6 – 9 lá, nên nhiều người cũng gọi chung là “Bảy lá một hoa” Căn cứ vào hình dạng lá, tạm thời có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có lá thuôn dài gồm các loài: Paris delavayi Franch.; P polyphylla... chưa chế biến Bên cạnh loài bách bộ kể trên, ở các tỉnh phía Nam còn khai thác cả loài bách bộ lá nhỏ (Stemona pierre Gagnep.) Một số loài khác có kích thước nhỏ, rễ củ cũng nhỏ như Stemona cochinchinensis Gagnep., S collinsae Craib và S saxorum Gagnep Chúng là những loài hiếm trong chi Stemona, cần được bảo tồn ở Việt Nam Tài liệu tham khảo 1 Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (1996) Sách Đỏ Việt Nam, Tập . loài c y c giá trị làm thu c kể trên, hơn 90% số loài là những c y thu c m c tự nhiên, tập trung chủ yếu trong c c quần xã rừng. Rừng c n là nơi c nhiều loài c y thu c có trữ lượng lớn, c . trong tất c c c nhóm th c vật b c thấp (kể c Nấm) lẫn th c vật b c cao. Hàng trăm loài c n đư c coi là đ c hữu ho c là nguồn gen đ c đáo trong hệ th c vật c a Việt Nam c ng như c a thế giới c y thu c đã biết ở Việt Nam, phần lớn chúng đư c sử dụng theo kinh nghiệm c a c ng đồng ở c c địa phương. C y thu c đư c sử dụng tr c tiếp trong y h c cổ truyền, để điều trị hầu hết c c chứng