TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC CỦA FEUERBACH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trang 2Tp Hồ Chí Minh, 2011
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 2
B PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1 Khái quát triết học cổ điển Đức 3
1.1 Hoàn cảnh ra đời 3
1.2 Các nhà triết học tiêu biểu 4
2 Quan điểm chung về đạo đức và tôn giáo 6
2.1 Đạo đức là gì? 6
2.2 Tôn giáo là gì? 6
2.3 Sơ lược các quan điểm về đạo đức và tôn giáo 7
Chương 2: QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC CỦA LUDWIG FEUERBACH 10
1 Quan điểm của Ludwig Feuerbach về đạo đức 10
1.1 Lý luận về đạo đức (Tính quy luật của đạo đức) 10
1.2 Về tự do và tất yếu 11
1.3 Vấn đề khát vọng hạnh phúc 12
2 Quan điểm tôn giáo 14
2.1 Nguồn gốc tôn giáo 15
2.2 Bản chất tôn giáo: 16
3 Thành tựu và hạn chế trong Triết học Feuerbach 18
3.1 Thành tựu 18
3.2 Hạn chế 20
4 Đóng góp vào cuộc sống 21
Kết luận… 22
Phụ lục …… 23
Tài liệu tham khảo 24
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học là là sản phẩm tinh thần của hiện thực và thời đại, là nền tảnghình thành và phát triển của xã hội loài người Triết học được xem như là gốc rễcủa ngành khoa học Triết học phát triển từ thấp đến cao, giống như một cây cổthụ từ lúc nảy mầm, phát triển đến khi trưởng thành
Dưới tán cây cổ thụ triết học lịch sử có biết bao bông hoa nở rộ, mỗi mộtbông hoa mang một gam màu làm tươi đẹp cuộc sống của chúng ta, giúp khaisáng tri thức của nhân loại Trong số những bông hoa ấy, Ludwig Feuerbach nổilên như đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức Và ông đã mang đến vinhquang cho toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển Feuerbach là nhà triết học duy vậtduy nhất một mình chống lại hệ thống triết học duy tâm của triết học tư bản cổđiển Đức Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó làcội nguồn tư tưởng của triết học Mác
Đặc biệt trong quan điểm triết học của Feuerbach thì vấn đề về tôn giáo vàcon người chiếm vị trí chủ đạo Hơn nữa, vấn đề con người của ông thể hiện tínhnhân bản cao, ông đề ra các nguyên tắc và chuẩn mực hành vi của con ngườitrong xã hội – đạo đức Đây là những khía cạnh rất quan trọng trong đời sống xãhội, nó đã và đang chi phối mạnh mẽ đến hành vi của mỗi con người VàFeuerbach chính là một trong những người đặt nền tảng đầu tiên và sâu sắc trongvấn đề này Vì vậy, nhóm 7 đã chọn lựa đề tài này nhằm đem đến một cái nhìn rõhơn về quan điểm của Feuerbach về bản chất của tôn giáo và đạo đức
Về phương pháp nghiên cứu bài viết này dùng phương pháp mô tả, phântích dựa trên các tài liệu sẵn có Đây chỉ là một bài khảo cứu chuyên ngành nênbài viết chỉ giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về quan điểm đạo đức và tôngiáo trong Triết học Feuerbach Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định và khả
Trang 5năng nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận không tránh khỏi một số thiếu sót, rấtmong được những lời góp ý chân thành của Thầy và bạn đọc.
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái quát triết học cổ điển Đức
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Vào cuối thế 18 đầu thế kỷ 19, Tây Âu đã đạt được những thành tựu Kinh
tế – xã hội mới, Chủ nghĩa tư bản được thiết lập ở một số nước như Italia, Anh,Pháp Sự thiết lập đó đã đem lại một nền sản xuất ưu việt, và tân tiến chưa từng
có trong lịch sử so với tất cả các chế độ trước đó Trong khi các nước Tây Âuđạt được những thành tựu to lớn như vậy nhưng nước Đức cho đến đầu thế kỷ 19vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu Sở dĩ nước Đức còn ở trình độ rất lạchậu vì hai lý do:
Thứ nhất, về địa lý, nước Đức đứng ngoài những đường thương mại quốc
tế lớn, chủ yếu bấy giờ đang phát triển ở bờ biển Đại Tây Dương (Tư bản pháttriển ở Anh, Hà Lan, Pháp), ngoại thương không có điều kiện phát triển nên nềnkinh tế Đức lúc bấy giờ vẫn lạc hậu và kém phát triển
Thứ hai, trong giai đoạn này nền kinh tế và chính trị của Đức lạc hậu vàrơi vào khủng hoảng Các lực lượng tiến bộ ở Đức đã bị đàn áp và tiêu hủy phầnlớn, các giai cấp nông dân, tiểu tư sản và tư sản bị chế độ hoàng thân lần lượt đàn
áp Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng Chế
độ phong kiến thối nát vẫn được tích cực duy trì làm cản trở đất nước phát triểntheo con đường tư bản chủ nghĩa Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thựcchất, đất nước cũng phân chia thành nhiều tiểu vương quốc nhỏ tách biệt nhau (1)
Trong bối cảnh đó, Nước Đức cần phải có cách nhìn mới về hiện tượng tựnhiên và tiến trình lịch sử nhân loại, cần có quan niệm mới về khả năng và hoạtđộng của con người Với nhu cầu đó, triết học cổ điển Đức ra đời Với sứ mạnglịch sử đó, Triết học cổ điển Đức thời kỳ này đạt được sự phát triển chưa từng có
Trang 7đồng thời góp phần phát triển về tự nhiên, văn hoá nghệ thuật nhằm đáp ứng nhucầu về tư tưởng của nước Đức cũng như các nước phương tây
1.2 Các nhà triết học tiêu biểu
Đây là thời kỳ vàng son của Triết học cổ điển Đức, vì nó được xem như
đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với nhiều đại diện triết học tiêu biểu như:
Immanuel Kant
Immanuel Kant (22/4/1724 - 12/2/1804) được xem là triết gia quan trọngcủa nước Đức, vì tư tưởng triết học của ông thể hiện nền văn hóa tân tiến và củanhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác Sự nghiệp triết học của ông được biếtđến qua hai giai đoạn: "tiền phê phán" và sau năm 1770 là "phê phán" Học
thuyết "Triết học siêu nghiệm" (Transzendentalphilosophie) của Kant đã đưa triết
học Đức bước vào một kỉ nguyên mới "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì
đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của triết
sử gia J Hirschberger
George Wilhelm Friedrich Hegel
George Wilhelm Friedrich Hegel ( 27/8/ 1770 – 14/11/1831) là một nhàtriết học người Đức, cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich WilhelmJoseph Schelling, Hegel được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức
Hegel là người có ảnh hưởng tới vô số các nhân vật, bao gồm cả nhữngngười hâm mộ ông (Bauer, Marx, Bradley, Sartre, Küng) lẫn những người nóixấu ông (Schelling, Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Russell).Ông bàn luận về mối quan hệ giữa tự nhiên và tự do, tính nội tại và sự siêunghiệm, về sự thống nhất của hai mặt mà không phải loại trừ hay giảm bớt tháicực nào Những khái niệm có tầm ảnh hưởng của ông là về Logic phân tích, BiệnChứng, Chủ Nghĩa Duy Tâm Tuyệt Đối, tinh thần, biện chứng về "ông chủ/nôlệ", về cuộc sống đạo đức và tầm quan trọng của lịch sử Hegel bị kết tội là cha
đẻ của Chủ nghĩa phát xít, dù nhiều người ủng hộ ông lại không đồng ý với quanđiểm này
Trang 8Dù thế nào đi nữa thì Hegel vẫn là người có công lớn trong việc phát triểntriết học thế giới vì ông là người đầu tiên sử dụng phép biện chứng một cách có
hệ thống, chính nhờ vào phép biện chứng của Hegel mà Marx đã có những thànhcông rực rỡ trong việc phát triển lý luận Chủ Nghĩa Xã Hội khoa học, là hạt nhâncủa Chủ Nghĩa Marx-Lenin ngày nay
Johann Gottlieb Fichte
Johann Gottlieb Fichte (19/5/1762 – 27/1/1814) là một nhà triết học
Đức Ông là một trong những nhân vật sáng lập phong trào triết học được gọi làchủ nghĩa duy tâm Đức, một phong trào đã phát triển từ các tác phẩm lý luận vàđạo đức của Immanuel Kant Fichte thường bị coi như là một con số mà triết lýhình thành một cầu nối giữa các ý tưởng của Kant và chủ nghĩa duy tâm củaHegel Fichte cũng đã viết triết học chính trị và được xem là một trong những cha
đẻ của chủ nghĩa dân tộc Đức
Ludwig von Andreas Feuerbach
Ludwig von Andreas Feuerbach (28/7/1804 - 13/9/1872) là một nhà
triết học Đức và nhà nhân chủng học Ông là con trai thứ tư của luật gia nổitiếng Paul Ritter von Johann Anselm Feuerbach, anh trai của nhà toán học KarlWilhelm Feuerbach, và chú của họa sĩ Anselm Feuerbach
Ông là đại diện cuối cùng, là sự kết thúc vẻ vang của Triết học cổ điểnĐức Ông là nhà cải cách triệt để, nhà duy vật và vô thần Feuerbach bắt đầu sựnghiệp của mình với tư cách là một nhà duy tâm, là môn đệ và là học trò củaHegel Ông thuộc nhóm Hegel trẻ Tư tưởng cải cách triết học của ông nhennhóm từ 1828 và được hình thành từ năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận ánTiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và siêu hình học tại Erlangen
Triết học Feuerbach là sản phẩm tất yếu của những điều kiện mới, hìnhthành vào cuối những năm 30 - đầu những năm 40 Đó là thời kỳ nhen nhóm tìnhthế cách mạng ở nhiều nơi trên nước Đức, thời kỳ gia tăng các cuộc đấu tranh tưtưởng giữa giai cấp tư sản và phản động
Trang 9Feuerbach là nhà tư tưởng tự do và là nhà triết học duy vật duy nhất mộtmình chống lại chủ nghĩa duy tâm bài viết “Góp phần phê phán triết họcHegel”(1839) trong hệ thống triết học Đức, tuy nhiên Ông chỉ là nhà triết họcduy vật trong lĩnh vực tự nhiên nhưng trong lĩnh vực xã hội ông vẫn bị ảnhhưởng của chủ nghĩa duy tâm Đồng thời, các tư tưởng triết học của ông mangđậm tính nhân bản nên mặc dù công có rất nhiều tác phẩm nhưng nó không phục
vụ cho giai cấp thống trị và tư sản nên các tác phẩm: “Tư tưởng về cái chết và sựbất tử” (1830); “Lịch sử triết học cận đại từ Becơn đến Spinnôda (1833), “Trìnhbày, phát triển và phê phán triết học Lépnít” (1837) ; “Pie Beilơ Về lịch sử triếthọc và lịch sử loài người” (1838); “Luận cương khởi đầu về cải cách triết học”(1842); “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai" (1843) lúc bấy khôngđược quan tâm
2 Quan điểm chung về đạo đức và tôn giáo
xã hội (2)
2.2 Tôn giáo là gì?
Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luônphải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu,thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữuhình và vô hình
Trang 10Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấutranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mấtmình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọngtuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, mộtcuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống Nó gieo niềm hi vọngvào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sốngtrong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
2.3 Sơ lược các quan điểm về đạo đức và tôn giáo
Quan niệm về đạo đức
+ Nho gia: những phạm trù đạo đức thể hiện các nguyên tắc cơ bản của
đạo đức Nho gia – đạo đức hướng đến xây dựng mẫu người quân tử, và muốn trởthành người quân tử cần phải tu thân (3)
+ Đạo gia: đạo đức thực hiện theo quan điểm vô vi, khuyên con người
phải thực hiện sáu điều: 1) Tri túc (biết đủ thì dừng lại), 2) Không cạnh tranh, lấythiện thắng ác, lấy nhu thắng cương, 3) Công thành thân thoái, 4) Sống vô tư,hồn nhiên, 5) Lấy đức báo oán, 6) Tu luyện thần hóa, hạn chế dục tính (4)
+ Arixtốt: đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không nằm trong
thế giới ý niệm trên trời mà nằm trong thế giới hiện thực dưới đất, nơi trần gian,đồng thời chúng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của từng ngườitrong cộng đồng xã hội (5)
Trang 11+ Immanuel Kant: Kant cho rằng một mặt con người là một nhân cách
đạo đức, trong đó lý tính là nguồn gốc duy nhất phát sinh các nguyên lý, chuẩnmực hướng dẫn hành vi đạo đức, mặt khác khát vọng cá nhân hướng con ngườiđến hành vi phi đạo đức Đạo đức của ông thể hiện lý tưởng cao đẹp nhất mà cảnhân loại hướng đến - lý tưởng tự do (6) Quan điểm đạo đức tuy có nhiều điểmkhông tưởng phi lịch sử, phi giai cấp, thiếu cơ sở hiện thực nhưng chứa đựngnhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc vì nó góp phần xóa bỏ quan niệm ích kỷ hẹp hòi,giải phóng tư tưởng con người khỏi gông cùm của ý thức hệ phong kiến
+ Hegel: Khi cá nhân pháp lý trở thành chủ thể đạo đức thì tinh thần
khách quan tự phát triển vào lĩnh vực đạo đức Đạo đức là pháp quyền của hành
vi, nó lấy sự hòa hợp hành vi của các chủ thể làm cơ sở
Quan điểm về tôn giáo
+ Denis Diderot: phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế từ lập trường duy
vật Ông cho rằng, Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện hiện thựccủa con người Không phải Thượng đế sáng tạo ra con người mà ngược lại Lýtính khoa học và tôn giáo không thể kết hợp được với nhau Vì lý tính khoa họcmang lại cho con người hiểu biết đúng đắn về thế giới còn tôn giáo chỉ mang lạicho người những ảo tưởng
+ Paul Henri Ditrich Holbach: Tôn giáo được bịa đặt để đặt các vua
chúa lên trên các dân tộc, và đặt các dân tộc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổcực của mình trên trái đất này và tìm cách thay đổi nó thì người ta lấy Thượng để
để đe dọa họ, hòng buộc họ khuất phục, chấp nhận và tim tiếng
+ Vinhem Giodep Senlinh: ông coi giới tự nhiên là sản phẩm sáng tạo
của Thượng đế Bằng trực giác nghệ thuật, con người chỉ có thể nhận biết mộtcách mơ hồ về Thượng đế - cái tuyệt đối Khi không tin tưởng vào trí tuệ lý trí
mà cũng không hài lòng với trực giác ngoại (phi) lý, Senlinh đặt niềm tin vào ýchí Sự đề cao ý chí này của ông đã được Soopenhauơ phát triển
Trang 12+ Heghen: Tôn giáo là phương thức mà ý niệm tuyệt đối sử dụng để tự
khám phá ra chính mình, để rũ bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nơi trầngian mà quay về với mình, quay về với cái khởi đầu trong tính toàn vẹn và đầy
đủ của nó
Trang 13Chương 2: QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO TRONG TRIẾT HỌC CỦA LUDWIG FEUERBACH
Xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về con người, Feuerbach lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của mình Trên cơ sở đó, ông xây dựng hệ thống quan điểm về đạo đức và tôn giáo của mình
1 Quan điểm của Ludwig Feuerbach về đạo đức
Trong triết học của ông, tuy quan điểm đạo đức đề cập rải rác trong một
số tác phẩm Nhưng nếu cố gắng đào sâu phân tích chúng ta vẫn có thể tìm thấynhiều nét đặc trưng
1.1 Lý luận về đạo đức (Tính quy luật của đạo đức)
Đạo đức học của Feuerbach giả định rằng những phương tiện và nhữngvật để thoả mãn yêu cầu đó thì hiển nhiên mọi người đều có, hoặc là nó chỉ manglại cho con người nhiều lời dạy bảo tốt nhưng không áp dụng được; và như vậythì đạo đức học đó không đáng giá một xu đối với những người thiếu nhữngphương tiện nói trên Và đó là điều mà chính Feuerbach cũng đã giải thích bằnglời lẽ thẳng thắn: “Trong một cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lềutranh Nếu như vì đói, vì nghèo, mà trong cơ thể anh không có chất dinh dưỡng,thì trong đầu óc anh, trong tình cảm của anh và trong trái tim anh cũng không cóchất nuôi đạo đức”
Theo học thuyết của Feuerbach về đạo đức thì sở giao dịch chứng khoán
là ngôi đền cao nhất của đạo đức, nếu như ở đó người ta luôn luôn đầu cơ mộtcách có trí tuệ Nếu như lòng mong muốn hạnh phúc của tôi dẫn tôi đến sở giaodịch và nếu như ở đó, tôi biết cân nhắc thật đúng đắn những hậu quả của hànhđộng của tôi sao cho những hành động đó chỉ đem lại cho tôi những điều lợi, chứkhông đem lại một sự bất lợi nào, nghĩa là nếu tôi luôn luôn có lợi thì điều căndặn của Feuerbach đã được hoàn thành Và đồng thời, tôi hoàn toàn không làm