bài giảng môn kinh tế vĩ mô

25 443 0
bài giảng môn kinh tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ, TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế: 1. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.Trong đó sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Thu nhập bằng giá trị phản ánh các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn bộ nền kinh tế hoặc tính bình quân trên một đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là sự phản ánh thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao do vậy quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 2. Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem là một quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện hai vấn đề về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. 3. Phát triển kinh tế bền vững: Vào năm 1987, khái niệm đầu tiên về phát triển bền vững đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra : Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 tương lai Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. II. Lý luận chung về khoa học và công nghệ: 2. Khoa học: Khoa học là tập hợp của những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Khoa học thường được phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong đó khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên,. Khoa học xã hội thì nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội 3. Công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ đời sống xã hội Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng thể hiện kỹ thuật của phương pháp sản xuất nó gồm các phương tiện sản xuất và máy móc thiết bị. Phần mềm bao gồm ba thành phần: thứ nhất, là thành phần con người với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề, thói quen trong lao động; thứ hai là thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế ; và thành phần cuối cùng là thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí sắp xếp, điều phối và quản lý. Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều đòi hỏi phải có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm. Sự kết hợp chặt chẽ giữa 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 chúng sẽ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong mối quan hệ đó, phần mềm được coi như là xương sống, cốt lõi của quá trình sản xuất thì thành phần con người là chìa khoá, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin. Thành phần thông tin là sơ sở để con người ra quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. 3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ: Tuy khoa học và công nghệ (KH & CN) có nội dung khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Khoa học không chỉ mô tả khái quát công nghệ mà còn tác động trở lại, mở đường cho sự phát triển công nghệ. Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ mới vào sản xuất, đời sống. Ngược lại công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học, công nghệ còn tạo ra những phương tiện làm cho khoa học có bước tiến dài. Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì việc ứng dụng, triển khai công nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn. III. Các hình thức đổi mới công nghệ 1. Đổi mới sản phẩm: Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình hoặc công ty khác. Việc tạo ra một sản phẩm mới đòi hỏi phải đảm bảo về những điều kiện tiền đề. Tuy nhiên ở các nước phát triển do hạn chế về các điều kiện tiền đề nên thường lựa chọn cải tiến sản phẩm. Cải tiến sản phẩm thường theo xu hướng hoàn thiện sản phẩm hiện có qua việc cải tiến các thông số kỹ thuật, hoặc thay đổi kiểu dáng, màu sắc nguyên liệu sản xuất. Ảnh hưởng của cải tiến sản phẩm thể hiện P S chủ yếu ở việc tăng phúc lợi xã hội, điều này khó P 1 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 lượng hoá được nhưng người ta có thể thấy hiệu quả P 0 của nó qua việc dịch chuyển đường cầu lên trên làm D 1 cho giá cả sản phẩm có xu hướng tăng lên. D 2 Điều này thể hiện ở hình bên O Q 0 Q 1 Q 2. Đổi mới quy trình sản xuất Đổi mới quy trình sản xuất có tác dụng P 0 S 0 S 1 làm tăng năng suất của máy móc thiết bị dẫn P 1 đến năng suất sản xuất tăng làm cho cung tăng. Tức đường cung dịch chuyển sang phải từ đường S 0 sang đường S 1 . Điều đó có nghĩa sản lượng D sản xuất tăng từ Q 0 lên Q 1 và cho phép tiết kiệm O Q 0 Q 1 Q chi phí sản xuất, giá sản phẩm giảm từ P 0 → P 1 Kết quả của đổi mới quy trìnhSX Một trong những xu hướng đổi mới quy trình sản xuất được các nước đang phát triển quan tâm là thay đổi trình độ kỹ thuật sản xuất. CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA KH&CN VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Hàm sản xuất và yếu tố công nghệ Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc (hay biến số được thuyết minh) là sản lượng, còn biến số độc lập (hay biến số thuyết minh) là các mức đầu vào. Trong kinh tế học vi mô, hàm sản xuất biểu thị lượng sản phẩm được nhà sản xuất sản xuất ra từ những yếu tố sản xuất mà anh ta có như vốn, lao động, v.v Trong kinh tế học vĩ mô, hàm sản xuất biểu thị giá trị tổng sản phẩm nội địa phụ thuộc vào số lượng lao động, lượng vốn, công nghệ của một nền kinh tế. 1. Hàm sản xuất Cobb_Douglas và tiến bộ công nghệ: - Hàm sản xuất Cobb_Douglas: Y = A.K α .L β Y = A. K α . L β L L L NSLĐ = A. K α - Nhận xét: L + Yếu tố A chính là năng suất yếu tố tổng hợp TFP : nó thể hiện kỹ năng, tiến bộ công nghệ và trình độ quản lý. + K/L: nó là mức vốn sản xuất bình quân trên một lao động, nó thể hiện kỹ thuật của sản xuất. +α: hệ số co dãn sản lượng theo vốn Hàm sản xuất Cobb_Douglas cho thấy năng suất tăng khi hoặc TFC tăng lên (yếu tố công nghệ) lúc này là phát triển kinh tế theo chiều sâu; hoặc K/L tăng lên lúc này là phát triển kinh tế theo chiều rộng. Trong xu hướng hiện nay người ta chú trọng đến phát triển kinh tế theo chiều sâu nên để phát triển kinh tế bền vững thì phải tăng yếu tố năng suất tổng hợp. Kinh tế học hiện đại, khi phân tích sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế, đã xác nhận rằng khoa học và công nghệ là biến số quan trọng nhất, Hiện nay, phần đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển đã đạt tới 2/3, còn ở các nước đang phát triển cũng trên 1/3. Ngoài ra khoa học và công nghệ còn là công cụ làm biến đổi các bộ mặt văn hóa, giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 1.1 Mô hình Solow và tiến bộ công nghệ: 1.1.1 Mô hình Solow: Mô hình Solow được xây dựng trên tư tưởng tự do của trường phái Tân cổ điển và kết hợp với mô hình Harrod_Dommar. Trước tiên Solow đã đưa ra một số giả Y/L thiết đó là : năng suất cận biên của vốn giảm y=f(k) dần hay là lợi nhuận của vốn giảm dần và hàm sản xuất được xét là hàm sản xuất giản K/L đơn tức là Y = f ( K, L ).Từ đó ông tiến hành chia cả hai vế của hàm sản xuất cho L được: (thu nhập bình quân một lao động ) y = f (k). Biểu hiện ở hình trên Từ trên mô hình có thể rút ra một số nhận xét : khi vốn bình quân cho một lao động tăng thì sản lượng bình quân cho một lao động cũng tăng nhưng chậm dần do vốn tăng nhanh hơn lao động nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động. Từ vai trò của vốn đầu từ là tăng tích luỹ vốn sản xuấtvà thay thế vốn sản xuất đang bị hao mòn dần : I= ∆I + D P Áp dụng phương trình : K ( t+1) = I T + (1-σ).K t Ta lại có I t = S t = s.Y t ⇒ K (t+1) = s.Y t + (1-σ).K t (1) Để xem xét ảnh hưởng của qui mô lao động/dân số hay tốc độ tăng lao động đối với tăng thu nhập bình quân ta chia hai vế của phương trình (1) cho L: k (t+1) = s.y t + (1-σ).k t = s. f(k) + (1-σ).k t s.f(k)+(1-σ)k t Trong đó k t+1 : tích luỹ vốn sản xuất mới năm t+1 s : là tỷ lệ tiết kiệm σ : là tỷ lệ khấu hao 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 k * : mức tích luỹ vốn ở trạng thái dừng (1-σ).k t : vốn sản xuất sau khi trừ đi hao mòn. k 0 k 1 k 2 k 3 k * k Một số kết luận được Solow rút ra từ mô hình: + Tăng trưởng sẽ giảm dần nếu vốn sản xuất tăng nhanh hơn so với lao động (quy luật năng suất biên giảm dần). + Năng suất cận biên của vốn giảm dần sẽ dẫn tới việc giảm mức tích luỹ vốn để phù hợp với mức tăng lao động do vậy trong dài hạn vốn sản xuất bình quân sẽ cố định ở trạng thái dừng k*. + Nếu tích luỹ vốn sản xuất ổn định tới trạng thái dừng nào đấy thì thu nhập bình quân đầu người cũng ở trạng thái dừng vì “y” là một hàm của k do vậy sẽ dẫn đến không có tăng trưởng trong dài hạn. 1.1.2 Mô hình Solow trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật: Solow cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là : thứ nhất những tiến bộ kỹ thuật của sản xuất; và khả năng tăng tích luỹ các yếu tố đầu vào. Tiến bộ kỹ thuật tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao việc sử dụng các yếu tố đầu vào (làm tăng năng suất và tăng hiệu quả sản xuất). Theo phần trên ta có phương trình Solow là: K (t+1) = s.Y t + (1-σ).K t Ký hiệu: E : n/s hay hiệu quả của lao động L.E : lượng lao động có hiệu quả. π : tốc độ tăng trưởng của năng suất (tiến bộ kỹ thuật) (1+n).(1+π).kt+1 n : tốc độ phát triển của lao động. s.y t + (1- σ).k t k : tích luỹ vốn cho một lao động hiệu quả. → K t+1 = s.Y t . + (1- σ ). K t . (L.E) t+1 (L.E) t (L.E) t 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 → k t+1 = s. y t + (1-σ). k t → (1+n).(1+π).k t+1 = s.y t + (1-σ).k t k* Kết luận: Lượng vốn sản xuất trên một đơn vị lao động hiệu quả hội tụ về trạng thái dừng k*. Mức tăng thu nhập bình quân bằng với mức tăng của tiến bộ kỹ thuật trong dài hạn (y = π). Do vậy yếu tố tiến bộ kỹ thuật là yếu tố có tác động trực tiếp đến mức tăng trưởng bình quân trong dài hạn, cả trên phương diện tổng thu nhập lẫn GDP bình quân đầu người. Nếu tốc độ tiến bộ công nghệ tăng lên (g tăng lên), thì cả GDP lần GDP/người đều tăng lên tương ứng. II. Vai trò của khoa học và công nghệ: 1. Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế: K.Marx đã dự đoán rằng : đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự giàu có thực sự không phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ thuộc vào tình trạng chung của khoa học và sự tiến bộ kỹ thuật hay sự vận dụng khoa học vào sản xuất. Như vậy, KH & CN không chỉ tạo ra công cụ lao động mới, mà cả phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và tăng năng suất lao động. Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở rộng. Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; làm biến đổi chất lượng nguồn lao động. Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật nhờ đó nâng cao năng suất lao động. Mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả biểu hiện thông qua quá trình hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Với vai trò này, KH & CN là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật. 2. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển mạnh mẽ của KH & CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thể hiện: - Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn của ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm. - Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, mức độ đô thị hoá cũng ngày càng tăng nhanh. Tất cả trở thành đặc trưng của sự phát triển khoa học và công nghệ. 3. Tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường: Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hoá các chi phí yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức sản phẩm cho phù hợp. Những yêu cầu này chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ KH & CN vào trong sản xuất và kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng tiến bộ KH & CN đã có những tác động sau: - Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ. - Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp mới. - Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 - Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu sang hướng ngoại, hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngày nay các nước đi đầu về khoa học công nghệ không chỉ có ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường thế giới, mà còn có ưu thế về xuất khẩu tư bản, chuyển giao KH & CN sang các nước khác 4. Khoa học và công nghệ là một công cụ mạnh đối với phát triển con người: Khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân. Đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực y tế nhất là trong việc phát minh ra những loại thuốc, vắc – xin, các thiết bị y tế Đồng thời việc phát triển những công nghệ sạch đã cải thiện môi trường sống của con người, giảm việc ô nhiễm môi trường Tất cả những điều này đã góp phần cải thiện sức khoẻ của con người, tăng tuổi thọ trung bình. Khoa học và công nghệ đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn trang bị cho con người những tri thức và kinh nghiệm cần thiết để cho họ có thể nhanh chóng thích nghi với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, và đời sống. Mặt khác, do sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại dần của các tranh thiết bị sản xuất và đời sống buộc con người phải thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hội thích ứng với cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của đội ngũ những người lao động trong lực lượng sản xuất không ngừng được nâng cao và hiện đại hoá. [2.256] KH & CN tác động thông qua việc đổi mới sản phẩm, và đổi mới quy trình sản xuất đã làm tăng quy mô sản xuất; tăng năng suất của máy móc thiết bị. Một mặt KH & CN kích cầu; mặt khác nó giúp tăng năng suất qua đó tăng cung và từ đó nền kinh tế tăng trưởng và làm tăng thu nhập bình quân; cải thiện mức sống của người dân. 5. Có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản [...]... thế giới + KH&CN phục vụ phát triển bền vững Đảm bảo các chỉ tiêu phát triển nhanh về kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và an ninh - quốc phòng, thể hiện đặc thù trong phương thức CNH – HĐH của nước ta III Tồn tại lớn trong hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 gian qua và giải pháp 1 Tồn tại Có thể nói những đặc điểm chính... ngũ thẩm định các công nghệ tác động to lớn đến chất lượng của các công nghệ được đưa vào ứng dụng qua đó làm tăng hiệu quả của các công nghệ tăng trưởng kinh tế Trình độ kỹ thuật, kỹ năng của đội ngũ lao động có tác động đến việc sử 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 dụng các công nghệ mới có hiệu quả hay không Một công nghệ tiên tiến nhưng đội ngũ lao động ở trình độ thấp thì sẽ dẫn đến hiệu quả... sự phát triển của Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được nhiều kiến nghị có giá trị, góp phần xây dựng chính sách đối ngoại, nhất là chính sách kinh tế, lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam 2 Khoa học tự nhiên: Hàng năm có hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hoạt động nghiên cứu cơ bản Năm 2001 có 536 nhiệm... xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập của đại bộ phận dân cư, góp phần ổn định xã hội - Tranh thủ công nghệ tiên tiến bên ngoài đáp ứng nhu cầu cấp bách về 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 đổi mới công nghệ, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân; nâng cao năng suất chất lượng và tăng cường cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đi thẳng... nghiên cứu: trang bị thiết bị, phòng thí nghiệm đến quá trình tiến hành nghiên 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 cứu, các cuộc thử nghiệm điều tra đều cần rất nhiều kinh phí Không những thế việc triển khai để đưa những một số công nghệ mới, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ vào trong đời sống cũng đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn Vì vậy vốn có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển của... lực, mũi nhọn; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là của các doanh nghiệp cho phát triển khoa học, 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 công nghệ Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng cấp, ngành, địa phương và cơ sở Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học,... tiễn của đất nước, đi sâu vào những vấn đề khu vực và quốc tế dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá, để có câu trả lời khoa học cho những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách phát triển KT – XH và phát huy nhân tố con người Việt Nam Khoa học tự nhiên, chú trọng nghiên cứu cơ bản theo định 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 hướng ứng dụng, phục vụ trực tiếp cho.. .Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 xuất, kinh doanh: Trong sản xuất nói riêng, trong mọi hoạt động của xã hội nói chung nếu không có một cơ chế tổ chức quản lý điều hành hợp lý thì chắc chắn không thể mang lại kết quả tích... tạo KH&CN trong sự phát triển của Việt Nam còn mờ nhạt, chưa tương xứng với lực lượng đông đảo cán bộ KH&CN được đào tạo và chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội Kinh phí đầu tư, chính sách và cách quản lý chưa cho thấy KH&CN 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 khó có thể trở thành yếu tố quyết định để Việt Nam thoát ra khỏi nhóm quốc gia chủ yếu chỉ sản xuất sản phẩm đơn giản hay gia công hàng hóa... động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14 Lớp K12409 - Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ . 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ, TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế: 1. Tăng trưởng kinh. lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 2. Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem là một quá trình biến. văn hóa, giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 13 Môn Kinh tế Vĩ mô Nhóm 14. Lớp K12409 1.1 Mô hình Solow và tiến bộ công nghệ: 1.1.1 Mô hình Solow: Mô hình Solow được xây dựng trên tư

Ngày đăng: 19/11/2014, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan