1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách hồ chí minh

15 8,4K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33,84 KB

Nội dung

Phong cách hồ chí minh

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Phong cách Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nền nếp trong tất cả các hoạt động, công tác, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt.v.v Đó là phong cách rất mẫu mực của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên, nó gắn bó mật thiết với tư tưởng, đường lối và phương pháp cách mạng Nếu tư tưởng đường lối có tính quyết định nhất, thì phương pháp là những cách thức có tính nguyên tắc để đưa đường lối vào cuộc sống Nhưng phương pháp chỉ được thực hiện thông qua hoạt động cụ thể của những con người cụ thể với những phong cách, trình độ khác nhau

Phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức, đạo đức được thể hiện qua phong cách, qua phong cách có thể đánh giá được đạo đức, đánh giá được nhân cách của một con người Do đó, muốn xây dựng cho mình một phong cách mới, phong cách mang tính cách mạng và khoa học là công việc của mỗi người phải phấn đấu bền bỉ suốt đời

Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, tạo thành một hệ thống bao gồm: phong cách tư duy; phong cách lãnh đạo; phong cách diễn đạt; phong cách sống;.v.v

Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập,

tự chủ, sáng tạo Độc lập là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi Tự chủ là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm là sai, những cái

cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng nay không còn phù hợp,

để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra Cái sáng tạo ở Hồ Chí Minh là cái mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, cũng như phù hợp với quy luật phát triển chung của

xã hội Tư duy đó, luôn hướng tầm nhìn ra thế giới, không ngừng nâng cao trình độ

Trang 2

văn hóa, làm giàu trí tuệ của mình bằng những kiến thức rất phong phú sâu rộng, đây chính là điều kiện không thể thiếu để có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

Để làm sang tỏ và nhận thức đúng đắn hơn về phong cách của Hồ Chí Minh

trên các lĩnh vực, người viết chọn đề tài “Phong cách Hồ Chí Minh” làm tiểu luận

của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh đã là đề tài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước Nét khác biệt cơ bản trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện qua các tác phẩm bài nói bài viết, mà còn được thể hiện thong qua chính cuộc đời giản dị của Người Có nhiều tác phẩm đã đề cập và nghiên cứu vấn

đề này như: "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả

Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam" Viện Văn

hoá xuất bản, Hà Nội, 1999;

Ngoài ra còn có các bài viết được đang trên các tạp chí Đảng cộng sản, tạp chí Chủ nghĩa xã hội khoa học…

3 Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn đề:

- Đôi nét về Hồ Chí Minh

- Phong cách Hồ Chí Minh

- Ảnh hưởng của phong cách Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng

Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 3 phần:

Trang 3

Phần 1: Đôi nét về Hồ Chí Minh

Phần 2: Phong cách Hồ Chí Minh

Phần 3: Ảnh hưởng của phong cách Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG II: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

1. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo logic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt) Năm mặt chủ yếu này tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh trong đó phong cách tư duy giữ vai trò chủ đạo, chi phối và được thể hiện thông qua các phong cách khác Vậy, phong cách tư duy là gì? những nội dung chủ yếu và sự cần thiết của việc xây dựng phong cách tư duy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh?

Về khái niệm “phong cách tư duy” có nhiều cách hiểu khác nhau dưới nhiều góc độ khác nhau ở đây, có thể thấy, “phong cách” là cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống, ổn định và đặc trưng của chủ thể được thể hiện

cả trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” Còn “tư duy” là quá trình phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của con người và được tiến hành bằng thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đi đến những quan điểm, tư tưởng Có thể khái quát

“phong cách tư duy là những đặc điểm riêng, có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở thực hiện phương pháp tư duy của một chủ thể nhất định” Trong phong cách tư duy có sự thống nhất giữa cách thức thực hiện phương pháp tư duy với nội dung và kết quả của tư duy Bởi lẽ, khi tư duy tức là chủ thể đang thực hiện một phương pháp tư duy nhất định Bằng phương pháp đó và thông qua phương pháp đó với những nội dung tri thức nhất định, chủ thể sẽ đạt được kết quả của quá trình tư duy Đó là những tư tưởng, quan điểm Do đó, phong cách tư duy là sự thống nhất của các yếu tố: cách thức tư duy, nội dung tư duy, kết quả tư duy và mục

Trang 5

đích của tư duy Sự tổng hợp của các yếu tố này tạo thành phong cách ở mỗi chủ thể là khác nhau Vì vậy, phong cách tư duy bao giờ cũng thể hiện ra thành những đặc trưng cụ thể và phong cách tư duy chính là sự hoà quyện của cả phương pháp tư duy, quá trình tư duy và kết quả của quá trình ấy Khi nghiên cứu các đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh chúng ta có thể nêu ra sáu đặc trưng cơ bản sau:

Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo Đây là đặc trưng nổi bật, bao trùm nhất, điển hình cho phong cách tư duy Hồ Chí Minh Đặc trưng này được thể hiện ngay khi Người còn ngồi trên ghế nhà trường, cho đến

sự lựa chọn con đường cứu nước, trong việc xác định kẻ thù chính của dân tộc mình và cả quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này Chính nét đặc sắc này đã làm cho phong cách tư duy của Người vừa mang tính dân tộc, vừa có tính thời đại, vừa có giá trị phổ biến bền vững, vừa có tính độc đáo rất riêng

Mọi suy nghĩ đều xuất phát từ thực tiễn Như trên đã phân tích, tư duy Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo Nhưng sáng tạo trong tư duy Hồ Chí Minh là sáng tạo trên nền thực tiễn Việt Nam Cùng với tính sáng tạo thì tư duy của Người luôn gắn với thực tiễn đất nước và thời đại Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn mà Người đưa ra những luận điểm đúng đắn nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra Do

đó, có thể thấy phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự vận dụng phép biện chứng duy vật, quan điểm lấy thực tiễn là cơ sở, điểm xuất phát của quá trình nhận thức chân lý Điều này thể hiện rất rõ trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người

Kế thừa và phát triển, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một vĩ nhân với một phong cách tư duy độc lập tự chủ sáng tạo, thiết thực, gắn với thực tiễn là bởi vì Người “đã biết làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng những di sản quí báu của văn hoá nhân loại Người biết kế thừa các học thuyết một cách có

Trang 6

phê phán, chọn lọc, không bao giờ sao chép máy móc, cũng không bao giờ phủ định một cách giản đơn, mà có sự phân tích sâu sắc để tìm ra những yếu

tố tích cực, làm giàu thêm vốn kiến thức và hành trang tư tưởng của mình” Đặc trưng này làm cho Người trở thành một nhà mác-xít với đầy đủ những yếu tố khoa học và biện chứng Đây cũng là điểm nổi bật ở Chủ tịch Hồ Chí Minh

Gắn ý chí, tình cảm cách mạng với tri thức khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người giàu trí tuệ mà còn là một người có tình cảm, có ý chí nghị lực phi thường Ởã Người, ý chí, tình cảm cách mạng

và tri thức khoa học thống nhất trong tư duy, trong hành động và trong quá trình vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam Tư duy ấy có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cảm xúc, tình cảm với yếu tố trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm Đây là hai yếu tố cơ bản trong tư duy Hồ Chí Minh, trong

đó, yếu tố tri thức, trí tuệ là quan trọng nhất

Cụ thể, thiết thực và hiệu quả Nhiều nhà nghiên cứu từng khẳng định, một trong những đặc điểm của tư duy Việt Nam và phương Đông là thiên

về suy nghĩ và diễn đạt bằng hình ảnh hơn là bằng khái niệm Điều này được thể hiện rõ qua nền văn hoá dân gian và nền văn hoá bác học của nhiều nước phương Đông trong đó có Việt Nam Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách tư duy hình tượng và trở thành người Việt Nam điển hình cho tư duy

ấy Từ đó hình thành nên một đặc trưng tiêu biểu của phong cách tư duy

Hồ Chí Minh - tư duy cụ thể, thiết thực và hiệu quả Đặc trưng này được thể hiện thông qua các tác phẩm, những tư tưởng và hành động cụ thể mà Người thể hiện trong phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt.v.v…

Linh hoạt, mềm dẻo Đây là một đặc trưng rất riêng, nổi bật trong phong cách tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đặc trưng này không những thể

Trang 7

hiện tính khoa học mà được coi như một nghệ thuật lãnh đạo của Người với những chủ trương, sách lược mềm dẻo nhưng vẫn kiên định lập trường Đặc trưng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình đấu tranh, đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt, phù hợp yêu cầu của thực tiễn qua từng giai đoạn cách mạng

Như vậy, với sáu đặc trưng nêu trên, phong cách tư duy Hồ Chí Minh đã thể hiện đầy đủ một phong cách tư duy khoa học, vừa mang tính độc đáo, rất riêng của Người lại vừa mang tính phổ biến bởi tính dân tộc và cách mạng Phong cách ấy rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong thực tiễn, nhất là trong công tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Do vậy, cùng với việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, cần học tập

cả phong cách của Người, đặc biệt là phong cách tư duy

2. Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh

Cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh là cuộc cách mạng về con người,

trong đó độc lập dân tộc chỉ là một chặng “Nếu độc lập mà không đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân thì độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gì“ Hồ Chí Minh trở thành một thủ lĩnh của phong trào giải phóng

dân tộc thế giới bởi vì ở trong Người có sự cảm thông với thân phận con người, với sự mất nước hay mất tự do của con người Hồ Chí Minh hiểu rằng tự do là nguồn sống của con người Nếu là một nhà dân tộc chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh chỉ nghĩ đến Việt Nam và nếu là một người chỉ nghĩ đến sự nghèo khổ của con người thì ông chỉ trở thành một thủ lĩnh của giai cấp vô sản thế giới Ngay cả với những dân tộc không được lãnh đạo bởi chủ nghĩa cộng sản thì Hồ Chí Minh cũng trở thành tấm gương Đóng góp của Hồ Chí Minh là sự đóng góp tinh thần vô giá đối với tiến trình phát triển chính trị thế giới thông qua việc khích lệ sự đòi độc lập dân tộc Càng ngày, thế giới càng hiểu ra rằng họ đã may mắn như thế nào khi thoát khỏi chủ nghĩa thực dân Ngay cả các nước thực dân, các

Trang 8

nước đế quốc cũng thấy rằng họ đã có cơ may thoát ra khỏi chủ nghĩa thực dân như thế nào để trở về nguyên trạng là các quốc gia lương thiện,

và họ càng hiểu được giá trị của Hồ Chí Minh, càng cảm ơn những con người như Hồ Chí Minh Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất Ai ngăn cản tự do, từ chối tạo điều kiện để con người tự do, từ chối hỗ trợ con người hình thành khát vọng tự

do thì đó là kẻ chống lại con người

Một giá trị chính trị quan trọng nữa của Hồ Chí Minh là giá trị nhận thức về tự do, dân chủ Hồ Chí Minh hiểu rất rõ giá trị của con người và chính vì thế trong Người luôn có khát vọng về nhân quyền Hồ Chí Minh

là nhà chính trị duy nhất và sớm nhất ở Việt Nam nói về nhân quyền

“Con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” Đó là nhà chính trị đầu tiên trong lịch sử chính trị của dân tộc chúng ta nói về nhân quyền một cách công khai, rõ ràng trong tuyên ngôn độc lập do chính mình soạn thảo

Hồ Chí Minh khi viết “Tuyên ngôn độc lập” đã hình dung rất rõ ràng nội dung của độc lập và tự do Không có sự hình dung mập mờ về độc lập, tự do trong nhận thức của Hồ Chí Minh, trong cảm nhận tinh thần của Hồ Chí Minh Trong mỗi con người đều có cái gọi là tinh thần dân tộc, danh dự dân tộc cho nên ai cũng có khát vọng độc lập dân tộc Con người mất nước thì con người đi tìm độc lập dân tộc, tìm độc lập dân tộc thực chất là tìm tự do cho dân tộc Trong khái niệm độc lập dân tộc của

Hồ Chí Minh luôn bao hàm cả khái niệm tự do, tự do cho dân tộc của mình, cho nhân dân của mình Điều đó có nghĩa là nếu kết quả của cách mạng là mang về một gói tự do cho dân tộc thì cần phải chia gói tự do ấy, phải phân phối gói tự do ấy cho từng con người, phải biến tự do ấy trở thành quyền con người Độc lập dân tộc là quyền của các dân tộc mà dân

Trang 9

tộc đã tự do thì con người phải tự do, con người phải được hưởng cả cái

tự do công cộng và cái tự do riêng Một con người sống trong một cộng đồng độc lập thì con người ấy phải có hạnh phúc Hạnh phúc của mỗi người tạo ra hạnh phúc của dân tộc Hơn ai hết Hồ Chí Minh là người thấu hiểu điều đó Nhiều người không hiểu rằng nỗi bức xúc của Bác về độc lập dân tộc không phải là sự sĩ diện của công dân một nước không có độc lập, mà là sự bức xúc của một con người khi thấy dân tộc mình bị cùm kẹp và nhân dân mình thiếu tự do Trong cương lĩnh chính trị của mình, Hồ Chí Minh phấn đấu vì một nước Việt Nam “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc“ Hồ Chí Minh đã trở thành một người cộng sản bởi vì vào giai đoạn ấy trạng thái chính trị của thế giới hỗ trợ những người cộng sản Một trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn

đó là tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến

Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: “Này Tổng thống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ…” Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phải chăng chính trị của Bác, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác Hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Lời tuyên chiến ấy giống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng,

Trang 10

đang dở dang một công việc rất thông thường của đời sống con người, tức là Hồ Chí Minh không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khi viết lời tuyên chiến Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiến từ khi nó chưa kết thúc “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc…” Người xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức là xếp những công

cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngôn ngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình Đấy chính là thiên tài Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nó chưa kết thúc thì mới có

đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình Và đó chính là tầm nhìn chính trị,

là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh

3. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh

Nhà thơ lớn người Đức là Gớt từng nói: “Mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi” Ở Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,

lý thuyết và cây đời không bao giờ tách rời nhau, sự xanh tươi của cây đời là nguồn sống của lý thuyết và lý thuyết là nguồn sáng làm xanh tươi cây đời, điều này có ý nghĩa rộng lớn đối với việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, chứ không phải chỉ riêng đối với ngôn ngữ

Viết và nói là một bộ phận trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Người đã sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, như công cụ giao tiếp giữa con người với con người để chỉ ra lẽ phải, tuyên truyền và tổ chức nhân dân, soi sáng ý nghĩ và cảm hóa tấm lòng của người đọc, người nghe

Cách viết, cách nói của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn thích hợp để trả lời bốn câu hỏi cơ bản do Hồ Chí Minh đề ra đã gần nửa thế kỷ nay, trùng hợp với những câu hỏi của ngôn ngữ học hiện đại, đó là: Viết và nói để làm gì? (mục tiêu)

Viết và nói cho ai? (đối tượng)

Ngày đăng: 19/11/2014, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w