1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài: chủ nghĩa bảo hộ

68 814 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 903,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM TIỂU LUẬN Đề tài: Chủ nghĩa bảo hộ Thành viên tham gia: 1. Nguyễn Quốc Cường 2. Võ Thị Diễm 3. Kiều Minh Ngọc Duy 4. Trần Hoàng Thi 5. Nguyễn Thị Tuyết Trinh 6. Đoàn Tuấn Phong 7. Lê Thị Minh Trầm 8. Đào Thị Huyền Vi 9. Cao Thị Thúy Thảo 10. Lê Thị Mai Trâm Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 1 MỤC LỤC Trang Phần I:LỜI MỞ ĐẦU 2 Phần III:Chính sách và chủ nghĩa bảo hộ hợp lý và bất hợp lý ở thế giới 15 1. Khái niệm lý thuyết so sánh 66 2. Lợi thế so sánh theo Ricardo 66 Phần I: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững. Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ lại được nâng lên một tầm cao mới đó là bảo hộ hợp lý để làm cơ sở cho hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá trên thế giới, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình: gia nhập ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và gần đây nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2006), chứng tỏ chúng ta đang cố gắng hết mình để có thể hội nhập kinh tế một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng với một nền kinh tế mà sức cạnh tranh còn kém thì nếu hội nhập, chúng ta cần thiết phải áp dụng một cơ chế chính sách bảo hộ hợp lý để không bị “tổn thương” trước nguy cơ cạnh tranh từ bên ngoài và làn sóng mạnh mẽ của toàn cầu hoá, để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế an toàn và hiệu quả. Chính vì thế, một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của chính sách bảo hộ hiện nay với tất cả các quốc gia trên thế giới là làm thế nào để chính sách bảo hộ thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế chưa cao. Đối với các nước phát triển, những nước đã có một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao thì việc áp dụng một chính sách bảo hộ hợp lý là hết sức có lợi. Nhưng còn đối với các nước đang phát triển, mặc dù có quyết tâm rất cao, nhưng để thực hiện và thu Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 2 được lợi ích thực sự bảo hộ hợp lý không phải là đơn giản. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. 2. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu Đối tượng của đề tài này là chính sách bảo hộ hợp lý theo quy định của WTO, thực tiễn áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… và một số kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ hợp lý trong quá trình hội nhập. Do phạm vi đề tài khá rộng nên khoá luận không thể đi sâu, chi tiết vào từng biện pháp bảo hộ cụ thể áp dụng của từng quốc gia trong từng ngành nghề, mà chỉ phân tích những nét chung , những nét cơ bản nhất về chính sách bảo hộ hợp lý của các quốc gia này và rút ra một số kinh nghiệm áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 3 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu Chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của một số quốc gia trên thế giới sẽ có ý nghĩa nhất định đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Những kinh nghiệm trong việc sử dụng các bịên pháp bảo hộ hơp lý của các quốc gia, đặc biệt là của những trụ cột kinh tế thế giới như Mỹ, EU, và Trung Quốc sẽ là cơ sở thực tiễn để Việt Nam tiến hành xây dựng, phát triển và hoàn thiện chính sách bảo hộ hợp lý tuân thủ theo những quy định của WTO, cũng như sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của những nước này. 4. Quan hệ mậu dịch giữa các nước Căn cứ vào thực lực kinh tế, thực lực khoa học kỹ thuật và thị phần trong phân công quốc tế của hơn 200 nước (vùng lãnh thổ trên toàn cầu) có thể chia thành 3 nhóm nước: A, B, C. Trình độ phát triển của những nước trong cùng một nhóm thì tương đối gần bằng nhau, còn khác nhóm thì có cách biệt khá rõ. Những nước công nghiệp hóa thuộc nhóm A đã bước vào xã hội hậu công nghiệp, điển hình như Mỹ, Nhật, Tây Âu, còn các nước khác như SNG, Đông Âu, úc, NiuDilân, Nam Phi, Ixraen. Nhóm B bao gồm các nước bước vào xã hội công nghiệp (NIE) mà đại diện là “4 con rồng châu á”. Nhóm C là những nước còn trong giai đoạn quá độ từ nông nghiệp sang công nghiệp, đó là những nước điển hình về đang phát triển. Nhiều nước ở châu á thuộc nhóm này. Quan hệ mậu dịch giữa các nước trong nhóm A chiếm 63,17% tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu. Quan hệ giữa các nước này tuy có những hàng rào mậu dịch và va chạm ảnh hưởng tới phát triển mậu dịch có lúc căng thẳng thành ra những cuộc “chiến tranh mậu dịch”,, nhưng quan hệ mậu dịch giữa các nước nhóm A vẫn không thể thiếu và hợp tác giữa các nước vẫn là chủ yếu. Đồng thời cũng cần phải chú ý tới một sự thực là ngoại thương của những nước này trong tương lai vẫn chủ yếu là liên quan và hợp tác trong nội bộ nhóm. Đối với những nước do ngoại thương chiếm tỉ trọng lớn trong GDP nên bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật, Tây Âu, thì bất kể một phía nào bị suy thoái thì cũng làm cho 2 phía kia bị suy thoái theo. Vì thế giữa các nước nhóm A với nhau vẫn phải duy trì là thị trường lớn của nhau. Kim ngạch mậu dịch quốc tế đứng hàng thứ 2 là quan hệ mậu dịch giữa các nước thuộc nhóm A với nhóm B và giữa các nước nhóm A, B và C . 68,25% hàng hóa của các nước nhóm B được xuất sang các nước nhóm A và hàng hóa của các nước nhóm C cũng phần lớn xuất sang các nước nhóm A. Chứng tỏ các nước nhóm A là thị trường tiêu thụ chủ yếu. Quan hệ mậu dịch giữa các các nước B với C chiếm địa vị thứ yếu tỏng tổng kim ngạch mậu dịch thế giới. Kim ngạch mậu dịch giữa các nước nhóm C với nhau chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong mậu dịch thế giới. Và một phần tương đối lớn của mậu dịch các nước thuộc nhóm C lại được thực hiện thông qua các nước nhóm A và B. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 4 5. Tình hình hiện nay Các nước thuộc nhóm A vẫn là thị trường chủ yếu chung của cả thế giới. Nhưng cũng cần thấy rằng, song song với đà thay đổi về tương quan lực lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng mạnh, thì về lâu dài mà xét thì tỉ trọng của các nhóm nước trong mậu dịch quốc tế cũng không ngừng thay đổi. Số nước thuộc nhóm A sẽ ngày càng nhiều hơn và số nước thuộc nhóm C lại ngày càng ít hơn. Vì vậy Trung Quốc cần tăng cường nghiên cứu tìm ra quy luật diễn biến của mậu dịch thế giới để có được chiến lược mở cửa và chiến lượng thị trường toàn cầu làm cho Trung Quốc từ nước thuộc nhóm C tiến dần thành nước thuộc nhóm B và từ B tiến lên thành thành viên nhóm A. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 5 Phần II: Khía cạnh kinh tế chính trị của chủ nghĩa bảo hộ 1. Khái niệm về chính sách bảo hộ Bảo hộ (Tiếng Anh là Protection) có nghĩa là che chở, bảo vệ để không gây ra tổn hại. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về Bảo hộ. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “Chính sách bảo hộ là chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế của nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp thuế quan hay hành chính để cấm hay hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng của nước ngoài, nhằm kích thích phát triển nền kinh tế trong nước, không bị nước ngoài cạnh tranh và khuynh đảo” Chủ nghĩa bảo hộ là những biện pháp của chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài có một nguồn gốc sâu xa trong lịch sử kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ cho rằng việc cản trở nhập khẩu từ nước ngoài sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa và qua đó sẽ khuyến khích sản xuất trong nước, giúp quốc gia đó thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên lịch sử kinh tế chỉ ra rằng chủ nghĩa bảo hộ luôn đi liền với cái giá phải trả rất lớn về kinh tế khi mà thương mại toàn cầu bị ngưng trệ do các hành động bảo hộ ngớ ngẩn đó. Theo Từ điển thương mại quốc tế (Walter Goode), “Bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế” . Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan. Những trường hợp phức tạp hơn có thể bao hàm cả lĩnh vực văn hoá, môi trường và các mối quan tâm khác. Chính sách bảo hộ có thể cũng xuất hiện thông qua việc sử dụng những biện pháp bảo hộ có điều kiện. Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, “Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế để chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia” Theo Từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê chủ biên “Bảo hộ mậu dịch là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình” Tóm lại, Chính sách bảo hộ nói chung trong thương mại quốc tế (Protectionism) là việc chính phủ áp dụng các biện pháp rào cản thuế quan và phi thuế quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 6 2. Trình bày các quan điểm biện hộ và phân tích chủ nghĩa bảo hộ 2.1 Quan điểm biện hộ vô lý a. Bảo vệ lao động nội địa, chống lại lao động rẻ nhạt ở nước ngoài Đây là một lý lẽ bảo hộ mậu dịch được phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển, đặt biệt là ở Mỹ. Theo lý lẽ này thì bảo hộ mậu dịch chính là biện pháp duy nhất chống lại sự cạnh tranh của lao động rẻ mạt ở nước đang phát triển ( có nguồn nhân lực dồi dào). Theo họ nếu cho nhập hàng hóa một cách tự do thì mức sống cao hơn của công nhân ở các nước đang phát triển không duy trì được. Rõ ràng quan điểm này là vô lý, vì cơ sở của thương mại chính là lợi thế so sánh. Một quốc gia có thể có mức lương rất cao vẫn có lợi khi giao thương với một số quốc gia khác. Nếu quốc gia đó là thừa tư bản, sẽ chuyên môn hóa va sản xuất những sản phẩm thâm dụng lao động từ những quốc gia dư thừa lao động. Hơn nữa, tiềm lương thực tế là do năng suất lao động cao chứ đâu phải do thuế quan hay những ngạng ngạch nhập khẩu. b. Thuế quan khoa học Quan điểm này cho rằng phải có một thuế quan thực sự khoa học để giúp quân bình (trung hòa) được chi phí sản xuất trong nước với nước ngoài, tức là làm cho giá cả hàng nhập khẩu tương đương với giá cả nội địa, như thế mới có thể giúp các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với các nhà sản xuất trên thế giới. Rõ ràng lý lẽ này không có căn cứ, nó loại trừ sự cách biệt giữa cả thế giới và giá cả nội địa, nó làm tiêu tan ý chí cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước thực sự tâm huyết, che chở cho những sản phẩm kém hiệu quả. Nói cho đúng thì chẳng có thuế quan “khoa học” nào lại thực hiện chức năng tưởng như là tốt đẹp ấy. c. Giữ tiền trong nước hay chủ nghĩa coi trọng thương mại Một trong những biện hộ bất hợp lý nhất là sử dụng các biện pháp hạn chế mậu dịch để giữ tiền trong nước. Lý lẽ này có thể được biểu hiện khá rõ qua cái mà người ta đã gán cho Abraham Lincoln- tổng thống thứ 16 của Mỹ là: “Tôi không biết nhiều về thuế quan, nhưng tôi biết chắc một điều là khi ta mua sản phẩm chế biến của ngoại quốc , ta được hàng và ngoại quốc được tiền. Nhưng khi ta mua sản phẩm nội hóa, ta được hàng lẫn tiền”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, chỉ biết đến tiền và tài sản duy nhất, cũng giống như quan điểm của phái trọng thương thịnh hành ở thế kỷ 17 và 18 mà phương châm chính của họ có thể gói gọn trong nguyên tắc chung là: “ Để ngoại quốc trả cho mình càng nhiều càng tốt, mình trả cho ngoại quốc càng ít càng hay”. Họ đã lầm lẫn giữa mục đích và phương tiện trong hoạt động kinh tế. Tiền, vàng chẳng qua chỉ là phương tiện, còn mục đích chính là nâng Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 7 cao mức sống của dân chúng. Điều đó khẳng định quan điểm của Lincoln là sai lầm. d. Bảo vệ lợi ích của một số nhóm đặc biệt Trên thế giới, đặc biệt ở nhiều nước phát triển, một số nhóm có quyền thế đã gây sức ép, thậm chí lôi kéo mua chuộc Chính phủ áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch phục vụ cho lợi ích riêng của họ. Trong trường hợp như thế, rõ ràng bảo hộ là phi lý, nó mang lại lợi nhuận rất lớn cho một ít người nhưng lại để cho hàng triệu người người tiêu dùng bị thiệt do giá cả sản phẩm tăng lên. Thuế quan và những biện pháp và bảo hộ khác ở đây có thể được coi như phương tiện để đạt được những mục tiêu chính trị của một nhóm người nào đó. Trên thực tế, rất khó để tổ chức hàng triệu người tiêu dùng và sản xuất ủng hộ cho mậu dịch tự do. Trong khi đó lại có thể dễ dàng đưa ra lý lẽ như “ bảo vệ lao động trong nước, chống lại lao động rẻ mạt ở nước ngoài” để tổ chức một vài công ty hay những nghiệp đoàn ủng hộ quan thuế. e. Thực hiện trã đũa Có người cho rằng, áp dụng thuế quan và các biện pháp bảo hộ mậu dịch khác chính là thực hiện trả đũa đối phương với mục đích tự vệ. Phải chăng đó là cách đi đúng, hữu hiệu? Nếu nước nào cũng dùng thuế quan để trả đũa thì liệu thế giới này còn tồn tại mậu dịch tự do nữa không? Paul .A.Samuelson từng viết: “ Thuế quan rất giống như việc tăng chi phí vận chuyển. Nếu những nước khác điên rồ đến mức cho đướng sá của họ hư hỏng đi thì liệu chúng ta có được gì không nếu đào lỗ trên các con đường của mình?”. Rõ ràng thuế quan trả đũa bạn hàng là lý lẽ vô lý vì sự trả đũa mang tính chất của phản ứng dây chuyền, kết quả là mức thuế quan cứ tăng mãi lên trong khi cả thế giới luôn mang muốn giảm thuế quan, thúc đẩy mậu dịch tự do giữa các nước. f. Cứu trợ một ngành công nghiệp bị tổn thương Quan điểm này cho rằng phải áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch như thuế quan, quota nhập khẩu để cứu các ngành công nghiệp đang bị “tổn thương” do cạnh tranh với các nước ngoài. Theo luật cải cách mậu dịch năm 1974 thì một ngành công nghiệp bị tổn thương là khi sản lưởng, công ăn việc làm và lợi nhuận của nó giảm xuống trong khi nhập khẩu sản phẩm ngành đó lại tăng lên. Rõ ràng lý lẽ này là vô lý bởi vì cơ sở của mậu dịch là lợi thế so sánh, một khi một ngành nào đó đã mất lợi thế so sánh thì cách tốt nhất là tập trung các yếu tố sản xuất trong nước cho những ngành nào có hiệu quả sản xuất cao hơn. Tất nhiên để thực hiện điều này trong thực tế không phải đơn giản, nhất là xóa bỏ một ngành đã tồn tại khá lâu, đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp giải quyết những khó Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 8 khăn có thể xảy ra như: tình trạng thất nghiệp tăng lên, lãng phí một bộ phận tư liệu sản xuất … nhưng thế vẫn còn hơn là bảo hộ để nó tồn tại một cách không hiệu quả. Tóm lại, những quan điểm trên đây là những lý lẽ biện hộ cho bảo hộ mậu dịch không có căn cứ, chúng xuất phát từ lợi ích riêng của một nhóm người nào đó hoặc cố tình không nhìn thấy bản chất của mậu dịch quốc tế. Dùng những quan điểm trên để giải thích cho chủ nghĩa bảo hộ là không có cơ sở khoa học, không thể chấp nhận được. 2.2 Quan điểm biện hộ có lý Có thể chia thành 2 loại: o Loại 1: Gồm những quan điểm phi kinh tế hay còn gọi là những luận cứ bảo vệ thuế quan loại 2 o Loại 2: Gồm những quan điểm bảo hộ trong những điều kiện năng động, có gía trị kinh tế thực sự, hay còn gọi là những luận cứ bảo vệ thuế quan tốt nhất (loại 1) a. Những quan điểm bảo vệ phi kinh tế Lý lẽ chung của quan điểm này cho rằng phúc lợi kinh tế không phải là mục đích duy nhất; rằng một quốc gia không nên hy sinh độc lập tự do và an ninh quốc phòng của mình để có thêm thu nhập từ thương mại. Các mặt của quan điểm bảo hộ này:  Lối sống: Quan điểm này cho rằng cần phải đánh thuế nhập khẩu để bảo toàn cho xã hội một lối sống cũ, một sắc thái truyền thống của đất nước, đặc biệt là đối với nông dân và những nghề thủ công truyền thống. Dùng lý lẽ này để bảo vệ thuế quan ở một mức độ nào đó có thể chấp nhận được, tuy nhiên có một cách khác hay hơn, tức là thay vì đánh thuế nhập khẩu, Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp trợ cấp cho người sản xuất thuộc những ngành đó.  Ngăn chặn hàng xa xỉ: Quan điểm này cho rằng dùng thuế quan sẽ hạn chế bớt các hàng hóa thuộc loại xa xỉ, cao cấp chỉ thích hợp với tiêu dùng của những kẻ nhiều tiền trong khi đông đảo dân chúng đang đói khát mà xã hội lại không đủ nguồn lực để cung cấp cho họ. Quan điểm này được sử dụng rộng rãi ở các nước nghèo, kém phát triển để bảo vệ các biện pháp bảo hộ mậu dịch của mình. Tuy nhiên, phải chăng chỉ có thuế quan và các hình thức bảo hộ mậu dịch khác mới ngăn chặn hàng xa xỉ tràn vào từ nước ngoài? Câu trả lời rõ ràng là không, bởi vì các nhà sản xuất nội địa rất có thể sẽ tập trung nguồn lực nguồn khan hiếm để sản xuất những sản phẩm xa xỉ đó một khi giá cả trong nước gia tăng vì quan thuế. Cách tốt nhất trong những Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 9 trường hợp này là nên đánh thuế tiêu dùng vào những ai nhiều tiền sử dụng các biện pháp này sẽ trực tiếp hơn và hiệu quả hơn so với đánh thuế nhập khẩu. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 10 [...]... này đều miễn cưỡng mà thừa nhận rằng mậu dịch tự do vẫn là chính sách tốt nhất, sau tất cả Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 14 Phần III: 1 Chính sách và chủ nghĩa bảo hộ hợp lý và bất hợp lý ở thế giới Những bước phát triển của chính sách bảo hộ Về mặt lịch sử, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ra đời từ rất sớm, trước cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, thế kỷ 17 - đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của Chủ. .. xuyên quốc gia với mục đích chủ yếu là chiếm đoạt, phân chia lại các thi trường tiêu thụ hàng hóa và đầu tư Với các nước đang phát triển, chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo vệ nền kinh tế của những nước này chống lại sự bành trướng kinh tế của các cường quốc đế quốc chủ nghĩa, góp phần cũng cố nền kinh tế dân tộc độc lập 2 Mục tiêu của chính sách bảo hộ Chính sách bảo hộ được đặt ra nhằm bảo vệ các nhà sản xuất... của nước chủ nhà Đồng thời, số lượng hàng hóa nhập khẩu hạn chế Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 16 do áp dụng các chính sách bảo hộ sẽ làm giảm việc tiêu dùng ngoại tệ và góp phần cân đối cán cân thanh toán trong nước Chúng ta không phủ nhận rằng các chính sách bảo hộ đã mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế trong nước trong những giai đoạn nhất định Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hộ không... yếu suốt đời nhờ bảo hộ  Chính sách mậu dịch chiến lược Chính sách mậu dịch chiến lược cũng là một trong những lý lẽ được coi là có đủ tư cách, cấp tiến để biện hộ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch,đặc biệt là ở các quốc gia phát triển Theo lý lẽ này, một quốc gia có thể tạo nên một lợi thế so sánh trong những lĩnh vực sản xuất kỹ thuật cao như: bán dẫn điện tử,truyền thông nhờ sự bảo hộ mậu dịch tạm... Sự ra đời của GATT (1947) và tiếp đó là Tổ chức Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 15 thương mại thế giới WTO vào năm 1995 nhằm khắc phục những khuyết điểm của chính sách bảo hộ, tháo gỡ những rào cản thương mại và đầu tư trên phạm vi từng quốc gia, từng khu vực toàn cầu, nhanh chóng đẩy mạnh tự do hóa thương mại Nhưng trên thức tế, bảo hộ vẫn là vấn đề then chốt và nhạy cảm trong chính sách thương mại của... pháp bảo hộ mậu dịch đối với những ngành công nghiệp chiến lược bằng các chính sách trợ cấp, thuế lợi tức, và các chương trình công nghiệp quốc doanh và tập thể Tóm lại, những quan điểm bảo hộ mậu dịch trên đây xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia có tính đến điều kiện mậu dịch năng động ngày nay, nên chúng được coi là những lý lẽ bảo hộ mậu dịch loại 1 Tuy nhiên,trong mọi quan điểm, bảo hộ. .. đó, chính sách bảo hộ mậu dịch không còn thịnh hành như trước Tuy nhiên, trong công cuộc cạnh tranh giữa các nước công nghiệp phát triển, giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, cũng như các khối kinh tế, nhiều nước vẫn áp dụng chính sách bảo hộ vì mục tiêu chính trị hay kinh tế nhất định để bảo vệ nền độc lập của đất nước và phát huy lợi thế cạnh tranh Chính sách bảo hộ của các nước... độc quyền , nhất là giai đọc cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 10 (1890-1910) Trong thời kỳ này, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tự do mậu dịch gây ra những khó khăn về vấn đề thị truờng và cạnh tranh Hầu hết các nước tư bản phát triển (trừ Anh và Hà Lan) đều áp dụng một chính sách bảo hộ rất cao, đành thuế nhập khẩu rất cao đối với nhiều loại hàng và mở rộng danh mục mặt hàng chịu thuế Theo thống kê,... nhiên doanh nghiệp xuất khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường có thể có cơ hội được hưởng mức thuế riêng (individual treatment – IT) b Những quan điểm bảo vệ có giá trị kinh tế Những quan điểm thuộc loại này lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia mà cần phải đưa ra sự bảo hộ mục đích bằng quan thuế.thông thường các lý lẽ bảo hộ này là:  Thuế quan tối ưu Thuế quan tối ưu (mà chúng ta đã có dịp nghiên cứu... kinh tế thực sự cho việc bảohộ mậu dịch của quốc gia lớn trên thế giới Bởi vì thuế quan tối ưu có thể thay đổi tỷ lệ mậu dịch theo hướng có lợi cho một nước.nếu chỉ đứng trên giác độ lợi ích quốc gia thì dùng thuế quan tối ưu sẽ là cách áp dụng tốt nhất nguyên tắc hướng đích, tức là cách thức hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu mà không làm ảnh hưởng xấu đến Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 12 các hoạt động . A. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 5 Phần II: Khía cạnh kinh tế chính trị của chủ nghĩa bảo hộ 1. Khái niệm về chính sách bảo hộ Bảo hộ (Tiếng Anh là Protection) có nghĩa là che chở, bảo vệ để. và xuất khẩu ra nước ngoài. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 6 2. Trình bày các quan điểm biện hộ và phân tích chủ nghĩa bảo hộ 2.1 Quan điểm biện hộ vô lý a. Bảo vệ lao động nội địa, chống lại. nhất về chính sách bảo hộ hợp lý của các quốc gia này và rút ra một số kinh nghiệm áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nhóm 8: Chủ nghĩa bảo hộ Trang 3 3. Mục

Ngày đăng: 19/11/2014, 18:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: GDP và thương mại hàng hóa của khu vực, 2005-07  Hàng năm % thay đổi theo giá bán - đề tài: chủ nghĩa bảo hộ
Bảng 1 GDP và thương mại hàng hóa của khu vực, 2005-07 Hàng năm % thay đổi theo giá bán (Trang 23)
Sơ đồ 4: Giá xuất khẩu các sản phẩm được lựa chọn chính, 2005-2007  Hàng năm% thay đổi - đề tài: chủ nghĩa bảo hộ
Sơ đồ 4 Giá xuất khẩu các sản phẩm được lựa chọn chính, 2005-2007 Hàng năm% thay đổi (Trang 26)
Bảng 3: Thế giới xuất khẩu của thương mại dịch vụ thương mại theo thể loại chủ yếu, 2000-07 - đề tài: chủ nghĩa bảo hộ
Bảng 3 Thế giới xuất khẩu của thương mại dịch vụ thương mại theo thể loại chủ yếu, 2000-07 (Trang 31)
Bảng 1: Hàng quý tăng trưởng trong thương mại thế giới trong sản xuất theo sản phẩm, 2008Q1-2009Q3 - đề tài: chủ nghĩa bảo hộ
Bảng 1 Hàng quý tăng trưởng trong thương mại thế giới trong sản xuất theo sản phẩm, 2008Q1-2009Q3 (Trang 39)
Bảng 2: GDP và thương mại hàng hóa theo vùng, 2007-2009 (Hàng năm% thay đổi theo giá so sánh (2005) - đề tài: chủ nghĩa bảo hộ
Bảng 2 GDP và thương mại hàng hóa theo vùng, 2007-2009 (Hàng năm% thay đổi theo giá so sánh (2005) (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w