1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước

24 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Hiện nay, vấn đề đặt ra là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho nông thôn như thế nào là hợp lý, hiệu quả? Làm thế nào để thu hút được đầu tư cho lĩnh vực GTNT, xã hội hóa đầu tư, giảm gách nặng từ chi Ngân sách nhà nước (NSNN)? Rồi việc quản lý chi NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng GTNT thế nào để chống thất thoát, lãng phí. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, trong quá trình học tập, nghiên cứu lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính K4 tại trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và 22 năm công tác thực tế tại địa phương, tôi đã chọn đề tài

UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa Họ và tên : Ngô Xuân Nhàn Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Trưởng phòng UBND huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Lớp: Chuyên viên chính Khóa 3 năm 2014 Thanh Hóa, tháng 4 năm 2014 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp, với gần 70% dân số sống ở nông thôn. Nông thôn là địa bàn kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Công cuộc đổi mới làm cho “dân giàu, nước mạnh” không thể tách rời việc mở mang phát triển khu vực nông thôn rộng lớn. Nhìn chung đại bộ phận nông thôn nước ta còn trong tình trạng kém phát triển về kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng còn quá thiếu thốn và lạc hậu, điển hình là giao thông và thông tin liên lạc. Giao thông và thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu để mở mang sản xuất, tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học kỹ thuật và mở mang dân trí. Thực trạng nông thôn Việt Nam cũng giống như nông thôn của hầu hết các nước đang phát triển, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển là sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt phải kể đến là sự yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông. Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, Giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những Cơ sở hạ tầng quan trọng có tính chất quyết định đến quá trình phát triển chung của đất nước nói chung và của Tỉnh Thanh nói riêng. Vì nó là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng, trong sự lưu thông hàng hóa, giao lưu giữa các vùng. Hiện nay, vấn đề đặt ra là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho nông thôn như thế nào là hợp lý, hiệu quả? Làm thế nào để thu hút được đầu tư cho lĩnh vực GTNT, xã hội hóa đầu tư, giảm gách nặng từ chi Ngân sách nhà nước (NSNN)? Rồi việc quản lý chi NSNN cho đầu tư cơ sở hạ tầng GTNT thế nào để chống thất thoát, lãng phí. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, trong quá trình học tập, nghiên cứu lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính K4 tại trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và 22 năm công tác thực tế tại địa phương, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông nông thôn trên địa bàn Huyện Quảng Xương- Thanh Hóa” làm đề tài tiểu luận lớp Bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên chính của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích thiết thực sau: - Hệ thống hóa lý luận về quản lý chi NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn Huyện Quảng Xương để thấy rõ những thành công và những hạn chế trong công tác này của địa phương, từ đó chỉ ra những vấn đề nghiên cứu, giải quyết. 2 - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn Huyện Quảng Xương. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung quản lý chi NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. - Phạm vi nghiên cứu: quản lý chi NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn Huyện Quảng Xương, tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2011 – 2013. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ CHI NSNN CHO XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GTNT. 1.1. Những vấn đề chung về cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 1.1.1. Khái niệm về cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau: + Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm… + Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống, đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu đi lại của dân cư. + Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc… + Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư nông thôn. + Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vât tư, nguyên vật liệu,…mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán. + Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ thuật; trạm trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng. Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố, cấu trúc trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng như giữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn 3 còn bao gồm cả các hệ thống, công trình cung cấp gas, khí đốt, xử lý và làm sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân nghiệp vụ khuyến nông. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại trong nội bộ nông thôn, nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội của các làng xã, thôn xóm. Hệ thống này nhằm bảo bảm cho các phuơng tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại. Trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần phân biệt rõ với hệ thống giao thông nông thôn Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống giao thông nông thôn Nguồn: Dự án giao thông nông thôn, WB 2006 Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận tải và người sử dụng. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chỉ là một bộ phận của hệ thống giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn không chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hoá của họ, mà còn là các phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực nông thôn của các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Đối tượng hưởng lợi ích trực tiếp của hệ thống giao thông nông thôn sau khi xây dựng mới, nâng cấp là người dân nông thôn, bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại khác nhau như nông dân, doanh nhân, người không có ruộng đất, cán bộ công nhân viên của các đơn vị phục vụ công cộng làm việc ở nông thôn… 1.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng Giao thông nông thôn. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn gắn liền với mọi hệ thống kinh tế, xã hội. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn. So với các hệ thống kinh tế xã hội khác, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có những đặc điểm sau: - Thứ nhất: Tính hệ thống, đồng bộ Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên 4 Đầu vào và dịch vụ vận tải hỗ trợ Hàng hoá và con người Hoạt động Giao thông nông thôn Phương tiện Cơ sở hạ tầng toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng. Do vậy, việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, phối hợp kết hợp giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng tối đa công dụng của các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cả trong xây dựng cũng như trong quá trình vận hành, sử dụng. Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng giao thông không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các công trình giao thông thường là các công trình lớn, chiếm chỗ trong không gian. Tính hợp lý của các công trình này đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực đến các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn. - Thứ hai: Tính định hướng Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống giao thông nông thôn: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển… Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phải chú trọng những vấn đề chủ yếu: - Cơ sở hạ tầng giao thông của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của làng, xã cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế, xã hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để quyết định việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đến lượt mình, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế, xã hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của toàn bộ nông thôn, toàn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu tư do chỉ tập trung vào những công trình ưu tiên. - Thứ ba: Tính địa phương, tính vùng và khu vực Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển … Do địa bàn nông thôn rộng, dân cư phân bố không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa khác biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái. Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn mang tính vùng và địa phương rõ nét. Điều này thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lý, sử dụng chúng. 5 Yêu cầu này đặt ra trong việc sác định phân bố hệ thống giao thông nông thôn, thiết kế, đầu tư và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ. - Thứ tư: Tính xã hội và tính công cộng cao Tính xã hội và công cộng cao của các công trình giao thông ở nông thôn thể hiện trong xây dựng và trong sử dụng Trong sử dụng, hầu hết các công trình đều được sử dụng nhằm phục vụ việc đi lại, buôn bán giao lưu của tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ. Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc xây dựng, quản lý, sử dụng các hề thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý: + Đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng đối với các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ. + Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trình cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể để khuyến khích việc phát triển và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng. 1.2. Chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 1.2.1. Nội dung, đặc điểm của chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT Chi đầu tư phát triển của NSNN bao gồm nhiều khoản chi với những mục đích khác nhau, có tính chất và đặc điểm khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta dựa vào những tiêu thức nhất định để xác định nội dung chi đầu tư phát triển cụ thể của NSNN. Thứ nhất: Là một khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định. Chi đầu tư phát triển từ NSNN là yêu cầu tất yếu nhằm bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia. Trước hết, chi Đầu tư phát triển của NSNN nhằm để tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hóa dự trữ cần thiết của nền kinh tế; Đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, chi đầu tư phát triển của NSNN còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước theo từng thời kỳ. Quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư phát triển trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và khả năng nguồn vốn NSNN. Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN lại không có tính ổn định giữa các thời kỳ kinh tế - xã hội. Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi đầu tư phát triển của NSNN cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực kinh tế xã hội thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ. Chẳng hạn, sau một thời kỳ ưu tiên tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thì thời kỳ sau sẽ không ưu tiên đầu tư nhiều vào lĩnh vực đó nữa vì hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh. 6 Thứ hai: Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của NSNN luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi NSNN cho đầu tư phát triển là nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng trong việc thực hiện kế hoạch chi đầu tư phát triển từ NSNN. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến mực độ và thứ tự ưu tiên chi NSNN cho đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển của NSNN gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả chi đầu tư phát triển. 1.2.2. Vai trò của chi Ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Trong nền kinh tế tế thị trường NSNN có các vai trò chủ yếu là: - Vai trò của một ngân sách tiêu dùng, là công cụ tài chính đảm bảo thực hiện chức năng Nhà nước công quyền, bảo vệ tổ quốc, duy trì sự tồn tại của chủ thể chính trị, bảo đảm nguồn tài chính thực hiện chức năng nhà nước công quyền, duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị. - Vai trò của một Ngân sách phát triển là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước. - Vai trò của một Ngân sách điều tiết, là công cụ tài chính bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Vai trò của NSNN được thể hiện khi Nhà nước sử dụng. Việc NSNN có phát huy được vai trò của mình đối với nền kinh tế xã hội hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản chất, năng lực của Nhà nước trong việc sử dụng NSNN. Từ sự phân tích về cơ sở hạ tầng GTNT cho thấy NSNN giữ vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT vì: NSNN đảm bảo cung cấp phần lớn các nguồn lực cho việc thực hiện cung ứng hàng hóa, dịch vụ công cộng thiết yếu cho xã hội trong đó không thể thiếu được cơ sở hạ tầng GTNT. Thể hiện: Thứ nhất: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT cơ bản là do Nhà nước thực hiện và mang lại hiệu quả cao đặc biệt là hiệu quả xã hội. Vai trò của NSNN đối với xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT được thể hiện ở đây là xác định cơ cấu mà mỗi khu vực cung cấp từ đó thiết lập cơ chế và điều chỉnh cơ cấu mang lại hiệu quả xã hội, xác định quy mô nên xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Thứ hai: NSNN hỗ trợ và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT thông qua hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho xã hội, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, trường học, đường xá, công trình thủy lợi,… Thứ ba: Chi NSNN góp phần thực hiện công bằng xã hội trong việc hưởng thụ các hàng hóa, dịch vụ công nói chung và trong việc hưởng thụ cơ sở hạ tầng GTNT nói riêng. 7 Để thực hiện vai trò trên, Nhà nước tổ chức xây dựng quy trình chi, chính sách, chế độ và thực hiện kiểm soát chi, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng GTNT, đưa các công trình GTNT đến người dân để mở mang sản xuất, tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học kỹ thuật và mở mang dân trí. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 2.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương 2.1.1 Khái quát về huyện Quảng Xương Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên 227,65 km2 bằng 2,04% diện tích toàn tỉnh; dân số 233.766 người (dân số trung bình năm 2012) bằng 6,8% tổng dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 1.026 người/ km2. Về tổ chức hành chính gồm 35 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 22.764,5 ha; Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, Nông Cống; phía Tây giáp huyện Đông Sơn; Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; Về phía Bắc giáp thành phố Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, Thị xã du lịch Sầm Sơn, Kinh tế của huyện có sự phát triển khá ổn định, trong những năm vừa qua được đánh giá là nhanh và cao hơn so với trung bình chung của tỉnh, giá trị gia tăng giai đoạn 2011 đến 2013 đạt trung bình khoảng 17%. Tuy có lợi thế về địa lý, giao thông, song vẫn là huyện thuần nông; chủ yếu sống bằng nghề nông; Xuất phát từ thực trạng đó những năm gần đây cấp ủy, chính quyền huyện đã xác định hướng phát triển đó là: Phát triển du lịch, dịch vụ thương mại; Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học; phát triển kinh tế biển cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến; khôi phục nghề truyền thống và đưa các nghề mới huyện có lợi thế cạnh tranh… Trên cơ sở xác định hướng phát triển huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển như: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ kinh phí cho các dự án làng nghề; kinh phí đưa giống mới vào sản xuất; có chính sách khuyến khích các xã xây dựng đường giao thông nông thôn. 2.2. Tình hình quản lý chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2013 2.2.1. Quản lý chi NSNN cho xây dựng tuyến giao thông liên xã Đường liên xã: Hệ thống đường liên xã là các đường nối trung tâm hành chính của Huyện với trung tâm hành chính của xã. Đường nối đường tỉnh, đường quốc lộ với trung tâm hành chính của xã hay nhiều xã, do UBND xã trực tiếp quản lý dưới sự điều hành của UBND Huyện. Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào xây dựng GTNT và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo số liệu 8 của, tính đến tháng 12/2013 huyện Quảng Xương có trên 950 km đường bộ, bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã và đường liên thôn. Theo đánh giá sơ bộ chất lượng nền, mặt đường phân tích bảng sau: Bảng 2.1: Mạng lưới giao thông giao thông liên xã Năm Tổng chiều dài (Km) Kết cấu đường (km) Thực trạng đường Nhựa Bê tông Cấp phối Đường đất Tốt Trung bình Xấu 2011 101,1 12,1 30,6 45,8 12,6 29,5 41,4 30,2 2012 130,7 65,2 30,6 27,7 7,2 78,3 40,5 11,9 2013 150,7 85,0 40,0 15,5 7,2 90,1 49,5 11,1 Nguồn: Theo thống kê báo cáo hàng năm của Phòng Công Thương. Qua số liệu trên cho ta thấy km đường giao thông liên xã đã được xây dựng tăng lên qua các năm. Năm 2011 huyện có 101,1 km đường giao thông liên xã, năm 2012 con số này là 130,7 km thì đến năm 2013 trên địa bàn huyện đã có trên 150,7 km. Điều này thể hiện trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã chú trọng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT. Nguồn vốn thực hiện các tuyến GTNT liên xã Cơ sở hạ tầng GTNT là một trong những điều kiện cơ sở cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Phát triển giao thông nông thôn không chỉ có tác dụng tích cực đến sự đi lại, vận chuyển hàng hoá và thông thương giữa các vùng mà nó còn là cầu nối quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư giữa các vùng trong nước và các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê số liệu về đường giao thông và chất lượng đường giao thông liên xã như trên có thể nhận thấy trong những năm qua, Đảng và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó GTNT là một vấn đề được lãnh đạo các cấp rất chú trọng quan tâm. Phát triển GTNT trở thành yêu cầu bức thiết khách quan trong tiến trình phát triển nông nghiêp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, những năm gần đây lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT ở nước ta đã có nhiều bước tiến bộ. Tuy nhiên do mang đặc tính của hàng hóa, dịch vụ công cộng là tính tiêu dùng chung và không cạnh tranh trong tiêu dùng nên nguồn vốn chủ yếu để cung cấp cho xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT và đặc biệt là đường GTNT liên xã chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn này được tăng lên hàng năm, điều đó được thể hiện qua. Bảng 2.2: Tổng hợp chi NSNN trên địa bàn cho đầu tư XDCB 9 Đơn vị tính: Triệu đồng Diễn giải Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng chi Tỷ trọng (%) Tổng chi Tỷ trọng (%) Tổng chi Tỷ trọng (%) Chi ĐT XDCB 45.717 15,57 59.739 15,59 112.701 26,56 Tổng chi 293.577 383.219 424.230 Nguồn: Số liệu quyết toán chi NSNN năm 2011,2012, 2013 Chi đầu tư của huyện về Cơ sở hạ tầng công cộng chủ yếu là: chi xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường), thủy lợi, công trình cấp thoát nước công cộng, xây dựng trường học, bênh viện, trạm xá, trung tâm dạy nghề, nhà thi đấu,… Với chủ trương tập trung nguồn vốn chi đầu tư cho các công trình trọng điểm, tăng cường TSCĐ và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Những năm qua xu hướng tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách địa phương cho xây dựng CSHT và những khu vực khó hoặc không có khả năng thu hồi vốn đầu tư đã hình thành. Đây là một xu hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH, HĐH trong bối cảnh chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bảng 2.3: Tỷ lệ vốn đầu tư cho GTVT so với tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Vốn đầu tư từ Ngân sách 30.796 45.717 59.739 112.701 Vốn đầu tư Vận tải đường bộ 8.350 12.832 19.450 40.758 Tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư cho GTVT so với VĐT từ NS(%) 27,1% 28,1% 32,5% 36,2% Nguồn: Số liệu quyết toán năm 2010,2011,2012 và báo cáo Kho bạc năm 2013 Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giao thông vận tải nói chung và cho giao thông nông thôn nói riêng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 8.350 triệu đồng, năm 2011 tổng vốn đầu tư của Nhà nước là 12.832 triệu đồng, năm 2012 là 19.450 triệu đồng đến năm 2013 tổng vốn đầu tư của Nhà nước cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã là 40.758 triệu đồng. Tuy lượng vốn tăng song tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước cho GTNT so với vốn ngân sách Nhà nước có sự tăng giảm không đều song điều đó thể hiện Nhà nước không chỉ tập trung đầu tư cho giao thông nông thôn mà còn cá cơ sở hạ tầng nông thôn khác. Bảng 2. 4: Cơ cấu vốn đầu tư từ Ngân sách Đơn vị: Triệu đồng 10 [...]... thấy cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách xã 2011 vốn ngân sách xã chi m 74%, nguồn vốn ngân sách huyện chi m 24% Năm 2012 vốn ngân sách xã chi m 77%, nguồn vốn ngân sách huyện chi m 23% Năm 2013 vốn ngân sách xã chi m 66%, nguồn vốn ngân sách huyện chi m 34% Cơ cấu vốn giữa huyện và xã không đều qua các năm là do tỷ lệ điều tiết các khoản... hiện công tác kế hoạch hoá và điều hành công tác huy động vốn theo tháng, quý trên cơ sở chỉ tiêu cần đáp ứng Đối với ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trích 45% thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để địa phương xây dựng và phát triển nông thôn Với các công trình lớn Nhà nước cần phải huy động vốn thông qua nhiều công cụ huy động khác nhau song các công cụ này phải đảm bảo một cách hợp lý. .. chung và chi NSNN nói riêng, để đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT của huyện nhà - Quảng Xương, Thanh Hóa ngày càng đồng bộ, chất lượng Thông qua việc nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện chi Ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương - Thanh Hóa” Tiểu luận đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau: - Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN... ngoài, cũng như sự đóng góp của công đồng dân cư theo kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua Xã chịu sự quản lý, kiểm tra của huyện về mặt kỹ thuật cũng như việc sử dụng các nguồn vốn do cấp trên hỗ trợ Mỗi xã cần có một ban trực tiếp phụ trách công tác giao thông để quản lý kế hoạch và hướng dẫn thôn xóm quản lý đường xã trên địa bàn Đối với những người làm công tác bảo dưỡng giao thông cần... những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông nông thôn - Phân tích thực trạng chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều vấn... của nhân dân làm đường ở huyện và ở xã 2.3 Đánh giá chung về cơ chế sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT từ nguồn Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhìn lại chặng đường tồn tại và phát triển của Huyện Quảng Xương trong những năm qua có thể đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT nói riêng về cơ bản tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, thực hiện... khoản chi lớn của Ngân sách và có xu hướng ngày càng tăng Đây là những nguyên nhân chính làm cho số thực hiện luôn luôn vượt cao hơn số giao dự toán đầu năm năm 2011 vượt 234%, năm 2012 vượt 260%, năm 2013 vượt 159% Con số này nói lên rằng, thực sự địa phương chưa nắm được tình hình biến động nguồn thu trên địa bàn, cũng như chưa bám sát tình hình chi đầu tư phát triển của Ngân sách 2.2.2 Quản lý chi. .. nhằm khuyến khích mạnh mẽ các cán bộ khoa học công nghệ về công tác tại nông thôn Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý tự làm có sự hướng dẫn về 19 kỹ thuật Huy động các đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài nước thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng với các địa bàn khác nhau... cứu khoa học công nghệ như sau: - Vốn ngân sách Trung ương cấp cho các công trình, đề tài, các đề án, các thiết kế quy hoạch các công nghệ, xây dựng thực nghiệm mang tính chất chung phổ biến - Vốn ngân sách địa phương, ngành nghiên cứu các đề tài, công nghệ xây dựng thực nghiệm mang tính chất đặc thù từng địa phương - Giải pháp 3: Cải tiến cơ chế huy động vốn và hoàn vốn Đối với cơ chế huy động vốn... được thẩm định, đặc biệt với các công trình chống xuống cấp có vốn đầu tư dưới 20 triệu đồng có thể xảy ra tình trạng chủ đầu tư làm hồ sơ khống - Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai công tác báo cáo vốn đầu tư theo đúng quy định 3.3.4 Giải pháp chính sách phát triển cơ sở hạ tầng GTNT Giải pháp 1: Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật Một trong . vốn ngân sách xã. 2011 vốn ngân sách xã chi m 74%, nguồn vốn ngân sách huyện chi m 24%. Năm 2012 vốn ngân sách xã chi m 77%, nguồn vốn ngân sách huyện chi m 23%. Năm 2013 vốn ngân sách xã chi m. thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính K4 tại trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và 22 năm công tác thực tế tại địa phương, tôi đã chọn đề tài Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách. LUẬN Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa Họ và tên : Ngô Xuân Nhàn Chức

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w