Luận văn Thạc sỹ Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaLuận văn Thạc sỹ Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaLuận văn Thạc sỹ Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Yên Định, tỉnh Thanh HóaLuận văn Thạc sỹ Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và thông tin trích dẫn sử dụng luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Yên Định, ngày 29 tháng 11 năm 2015
Người cam đoan
Lê Thị Phương
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợpvới kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại Chi cục Thuế huyện Yên Định tỉnhThanh Hóa với sự nổ lực cố gắng của bản thân
Để đạt được kết quả luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đếnQuý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ hỗ trợ cho tôi
Đặc biệt, tôi xin chân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Ngọc Châu – trường Đại học Kinh tế Huế là người trực tiếp hướng dẫn hoàn thành đề tài
nghiên cứu; Thầy đã giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ Chi cục Thuếhuyện Yên Định đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện đề tàicũng như trong công tác
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân luônđúng bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, công tác
và hoàn thành luận văn
Bản thân tuy đã cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếmkhuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy, cô , đồng nghiệp đểluận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Yên Định, ngày 29 tháng 11 năm 2015
Học viên
Lê Thị Phương
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên: LÊ THỊ PHƯƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Khóa 2014-2016
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN NGỌC CHÂU
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc, cưỡng chế, pháp lý cao, lànguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Thuế không chỉ đáp ứng nhu cầu chitiêu của Nhà nước mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Trong các đối tượng chịu thuế, khối doanh nghiệp là đối tượng có số thuế phải thuchiếm tỷ trọng cao trong Ngân sách Nhà nước, được xem là thành phần kinh tế pháttriển mạnh mẽ và năng động nhất, song cũng là thành phần kinh tế đa dạng và phứctạp nhất
Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với lĩnh vực doanh nghiệp này đặt rađòi hỏi bức thiết là làm sao quản lý chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ của khu vựckinh tế này Đồng thời đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụđóng góp với nguồn thu của ngân sách Để đáp ứng được vấn đề này, đề tài: “Hoànthiện công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện YênĐịnh – tỉnh Thanh Hóa” sẽ giúp cho cơ quan thuế có những căn cứ và định hướngtrong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với thành phần kinh tế hết sức nhạy cảmtrong cơ chế thị trường như hiện nay
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp nhân tốANOVA
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế GTGT và công tác quản lý thuếGTGT Phân tích đánh giá thực trạng đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao
Trang 4hiểu quả quản lý thu thuế GTGT các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 6
1.1.Lý luận cơ bản về thuế 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất, vài trò và chức năng của thuế 6
1.1.1.1 Khái niệm về thuế 6
1.1.1.2 Đặc điểm của thuế 7
1.1.1.4 Phân loại thuế 11
1.2.Nội dung cơ bản của thuế Giá trị gia tăng 12
1.2.1 Khái niệm đặc điểm, vài trò của thuế Giá trị gia tăng 12
1.2.2 Những nôi dụng cơ bản thuế GTGT 14
1.2.2.1 Phạm vi áp dụng 14
1.2.2.2 Căn cứ tính thuế: 15
1.2.2.3 Phương pháp tính thuế 16
1.2.2.4 Thủ tục kê khai, nộp thuế 19
1.2.2.5 Hoàn thuế GTGT 20
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 22
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 22
1.3.2 Nội dung của quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 25
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp 27
1.4.1 Hệ thống chính sách, pháp luật thuế 27
1.4.2.Tổ chức bộ máy quản lý thuế 27
1.4.3 Công tác tuyên truyền chính sách thuế 28
1.4.4 Công tác tin học, ứng dụng trong quản lý thuế 28
1.4.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước 29
1.4.6 Quy trình quản lý thu thuế 29
1.4.7 Sự tuân thủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, quan hệ thanh toán 29
1.4.8 Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chức năng 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA 31
Trang 62.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định 31
2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên 31
2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội 32
2.1.3 Một số ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Yên Định 33
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chi cục Thuế huyện Yên Định 34
2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Thuế huyện Yên Định 34
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục thuế Yên Định 37
2.2.3 Tình hình phân bổ cán bộ thuế tại Chi cục thuế huyện Yên Định 39
2.3 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Yên Định 41
2.3.1 Khái quát tình hình của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Định 41
2.3.2 Vấn đề phân cấp quản lý doanh nghiệp 42
2.3.3 Quy trình quản lý thu thuế theo chức năng 43
2.3.4 Tình hình kê khai nộp thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh 44
2.3.5 Tình hình nộp Ngân sách của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2012 -2014 46
2.3.5.1 Tình hình nộp thuế GTGT của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 48
2.3.5.2 Tình hình công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 49
2.3.5.3 Tình hình công tác hoàn thuế GTGT 50
2.3.6 Tình hình công tác Kiểm tra thuế GTGT 52
2.3.6.1.Kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế 52
2.3.6.2 Tình hình kiểm tra tại trụ sở Doanh nghiệp ở Chi cục Thuế huyện Yên Định giai đoạn 2012-2014 55
2.4.1 Đánh giá của các DN về việc đăng kí, kê khai nộp thuế 57
2.4.2 Đánh giá của Doanh nghiệp về công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế .60
2.4.3 Đánh giá về công tác hoàn thuế của Chi cục thuế huyện Yên Định 63
2.4.4 Đánh giá của doanh nghiệp về thực hiện kiểm tra thuế 65
2.5.1 Đánh giá của công chức thuế về việc đăng kí, kê khai nộp thuế 69
2.5.2 Đánh giá của cán bộ công chức thuế về hành vi không tuân thủ pháp luật 70
2.5.3 Đánh giá của cán bộ thuế về kiểm tra tại doanh nghiệp 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA 75
Trang 73.1 Định hướng nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp
trên địa bàn huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa 75
3.1.1 Định hướng chung 75
3.1.2 Định hướng cụ thể 75
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH 76
3.2.1 Giải pháp mang tính vĩ mô 76
3.2.2 Giải pháp mang tính vi mô tại Chi cục Thuế huyện Yên Định 81
3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý đăng ký, kê khai thuế 81
3.2.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp 83
3.2.2.3 Tăng cường đôn đốc thu nộp thuế 85
3.2.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thuế 86
3.2.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế 87
3.2.2.6 Phối hợp các giải pháp 88
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1 KẾT LUẬN 92
2 KIẾN NGHỊ 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Yên
Định
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình cán bộ công nhân viên của chi cục thuế huyện Yên
Định năm 2012-2014
40
Bảng 2.2 Số lượng DN theo loại hình DN năm 2012-2014 41Bảng 2.3 Tình hình DN được cấp mã số thuế, kê khai giai đoạn 2012-2014 42Bảng 2.4 Tình hình doanh nghiệp NQD được cấp mã số thuế, kê khai thuế
giai đoạn 2012-2014
42
Bảng 2.5 Tình hình nộp NSNN giai đoạn 2012-2014 46Bảng 2.6 Tình hình nộp thuế GTGT tại huyện Yên Định giai đoạn 2012-
pháp luật thuế
61
Bảng 2.14 Đánh giá của DN về công tác hoàn thuế 62Bảng 2.15 Đánh giá của DN về công tác kiểm tra thuế 64Bảng 2.16 Đánh giá của cán bộ về đang ký, kê khai nộp thuế của DN 67Bảng 2.17 Đánh giá của cán bộ thuế về hành vi không tuân thủ pháp luật
của DN
72
Bảng 2.18 Đánh giá của cán bộ về kiểm tra thuế tại DN 73
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhànước, là đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại của Nhà nước Do vậy, thuế là mộtkhoản đóng góp mang tính bắt buộc, cưỡng chế, có tính pháp lý cao, là nguồn thuchủ yếu cho Ngân sách nhà nước Trong các đối tượng chịu thuế, Doanh nghiệp làđối tượng phải thu thuế chiếm tỷ trọng cao trong Ngân sách nhà nước, được xem làthành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và linh hoạt, công tác quản lý thuế cũngnhiều vấn đề Qua nhiều năm Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT)được ban hành và áp dụng đã nảy sinh không ít những khó khăn, vướng mắc Vậylàm thế nào để Luật thuế GTGT thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò, tácdụng, những ưu điểm nổi bật của thuế giải pháp gì để công tác quản lý được hiệuquả GTGT Vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp như thế nào, mộtcâu hỏi đặt ra đó là quản lý thuế GTGT như thế nào?
Huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa có nguồn thu Ngân sách hàng năm,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách của tỉnh Từ năm 2010 – 2015 luônđược khen thưởng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và có số thu ngân sách đạtcao, trong đó, Khoản thu thuế GTGT của doanh nghiệp là một trong những khoảnthu chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành dự toán thu của năm, cho
sự phát triển toàn diện mọi mặt của địa phương Công tác quản lý thuế từng bướcđược cải thiện về mọi phương diện, ngày càng hiện đại hóa, trình độ chuyên mônnghiệp vụ, giảm bớt thủ tục hành chính trong công tác quản lý, các luật thuế sửa đổi
bổ sung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộpthuế (NNT) càng được nâng cao, mọi cá nhân, tổ chức có nhận thức tốt hơn vềquyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật thuế
Tuy nhiên, công tác thu thuế GTGT vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phảikhắc phục, đó là nhiều nguồn thu trong địa phương chưa được khai thác, hay khaithác chưa triệt để, dẫn đến tình trạng thất thu thuế đang còn diễn ra ở một số lĩnhvực như khai thác đá, chế biến đá, lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ và các dịch vụ khác
Trang 11Ngoài ra hệ thống chính sách thuế nói chung, Luật thuế GTGT nói riêng vẫn cònnhững bất cập, chưa phù hợp với một số đối tượng nộp thuế, một số quy định cònchưa khả thi, công tác quản lý thuế GTGT còn chưa hoàn thiện, ý thức chấp hànhcủa một số Doanh nghiệp còn chưa cao, kê khai thuế còn nhiều sai sót, nợ đọngthuế còn kéo dài và lớn, công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế Vì vậyhoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT sẽ góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ,thu kịp thời các khoản thuế GTGT, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, ổn định giúpcác doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và tăng thu cho Ngân sách nhà nước.Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lýthuế GTGT các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa”làm luận văn nghiên cứu khoa học.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuếGTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định do Chi cục Thuế huyệnYên Định – tỉnh Thanh Hóa trực tiếp quản lý
2.2 Mục đích cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đế lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT đối
với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định quản lý
- Phân tích, đánh giá thực trạng, công tác quản lý thuế GTGT các doanhnghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Định
- Đề xuất những định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuếGTGT các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa trongthời gian đến
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Nội dung nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT đối với doanhnghiệp
3.1.2 Đối tượng khảo sát
Trang 12Cán bộ công chức thuế và các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGTtại Chi cục Thuế huyện Yên Định.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuếhuyện Yên Định đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong gian đoạn năm2012-2014 và đề xuất đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chung
Luận văn vận dụng tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổimới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiện chính sách thuế ở địaphương, từ đó rút ra những nhận xét và kiến nghị đề xuất các giải pháp để góp phầntăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuếhuyện Yên Định
Phương pháp tiếp cận, xem xét, nghiên cứu dưới góc độ các quy trình nghiệp
vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, trong đó tập trung và quy trìnhquản lý thuế hiện hành như quy trình quản lý doanh nghiệp, quy trình thanh tra,kiểm tra, quy trình kê khai kế toán thuế để phân tích, đánh giá nhằm tìm ra nhữngbất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khảthi trong thời gian tới
4.2 Phương pháp cụ thể
4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn: Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá,
Chi cục Thuế huyện Yên Định, Phòng Thống kê huyện Yên Định, Các đội trựcthuộc Chi cục Thuế huyện Yên Định: Đội kê khai kế toán thuế, Đội kiểm tra Độithu nợ, Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, niên giám thống kê của huyện, cáctài liệu kinh tế - xã hội, các trang web ngành tài chính Ngoài ra, còn sử dụng cáctài liệu nghiên cứu khoa học đã được công bố, các công trình của nhiều tác giả vềlĩnh vực liên quan đến đề tài
Trang 13* Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách tiến hành điều tra 70 doanh nghiệpcăn cứ các tiêu thức nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: sản xuất, xây dựng,thương mại, dịch vụ, khai thác và khác để quyết định cơ cấu mẫu Được thu thậpbằng cách khảo sát, phỏng vấn các doanh nghiệp dựa trên số lượng doanh nghiệp
mà Chi cục Thuế đang quản lý, cụ thể đã chọn 70 đơn vị: gồm 9 doanh nghiệp xâydựng, 16 sản xuất, 23 thương mại, 17 dịch vụ và 05 vận tải, ngành nghề khác
Về cán bộ; Số lượng cán bộ công chức Chi cục Thuế huyện Yên Định hiện tại là 40cán bộ, thuộc tất cả các bộ phận, các đội thuế thuộc Chi cục thuế huyện Yên Địnhquản lý
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn,nhằm đánh giá các quy trình kê khai thuế, quy trình đăng kí thuế, quy trình kiểm tra,quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, quy trình quản lý ấn chỉ, nhằm đánh giámức độ hài lòng của người nộp thế về công tác hoàn thuế, kiểm tra thuế của cơ quanthuế
Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn khảo sát cán bộ công chức thuế thuộcChi cục Thuế huyện Yên Định nhằm thu thập các dữ liệu quan trọng về tính hiệuquả của hệ thống quản lý nói chung và các chức năng quản lý nói riêng
Số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm thông dụngExcel và SPSS
4.2.2 Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích thống kê là phương pháp chủyếu được sử dụng trong đề tài, cụ thể: gồm phân tích chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và
số bình quân để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thốngnhất về thời gian không gian theo một tiêu thức nhất định
4.2.3.Phương pháp điều tra chọn mẫu
Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp tiến hành điều tra khôngtoàn bộ các đối tượng nghiên cứu Từ tổng thể hiện tượng cần nghiên cứu người tachọn ra một số đơn vị mang tính chất đại biểu cho tổng thể để điều tra kết quả điềutra được dung suy rộng cho tổng thể Các đơn vị được điều tra phải được theo cácphương pháp khoa học để đảm bảo tính chất đại biểu cho tổng thể; ví dụ: tác giả sẽ
Trang 14lựa chọn một số doanh nghiệp đại diện cho các loại hình doanh nghiệp như sảnxuất, thương mại, xây dựng, vận tải, khác….
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế GTGT đối với các DN;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tạiChi cục Thuế huyện Yên Định – tinh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2014;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các Doanhnghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa
Trang 15PHẦN NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận cơ bản về thuế
1.1.1 Khái niệm, bản chất, vài trò và chức năng của thuế
1.1.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế ra đời là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và pháttriển của Nhà nước Để duy trì sự tồn tại của mình Nhà nước cần có những nguồntài chính để chi tiêu, trước hết là cho việc duy trì và củng cố hệ thống bộ máy cai trị
từ Trung ương đến Địa phương thuộc phạm vi lãnh thổ mà Nhà nước đang cai quản;chi cho các công việc chức năng của Nhà nước như An ninh, Quốc phòng, chi choxây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các vấn đề phúc lợi xã hội và các vấn đề xãhội khác
Để có nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nướcdùng quyền lực chính trị của mình buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập củamình cho Ngân sách nhà nước, và đây cũng là hình thức cơ bản và chủ yếu nhất đểhuy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước Như vậy, thuế luôn gắn chặt với
sự ra đời và phát triển của Nhà nước
Hiện nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế Các nhà kinh
tế học mới đưa một số khái niệm về thuế dựa trên các khía cạnh khác nhau của thuế
Xét trên góc độ kinh tế: “ Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó Nhà nước
sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực vật tư sangkhu vực công nhằm thực hiện chức năng kinh tế- xã hội của mình [20]
Trên góc độ phân phối: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổngsản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trungcủa nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của nhà nước.[20]
Trên góc độ người nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mọi tổchức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứngnhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước [20]
Trang 16Từ những quan điểm nêu trên, có thể nêu lên khái niệm của thuế một cáchtổng quát, mang tính phổ biến: Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàntrực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vìlợi ích chung Nộp thuế là một nghĩa vụ xã hội, công dân không có quyền trốn vàkhông được đòi hỏi đổi giá trị trực tiếp [20] Nhà nước thực hiện các chức năng củamình trong đó có chức năng quản lý và xây dựng kinh tế thông qua việc kiến thiết,xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội khác, thông qua
đó người nộp thuế được hưởng một phần kết quả nộp thuế của mình
1.1.1.2 Đặc điểm của thuế
Thuế mang tính cưỡng chế và tính pháp lý cao Đặc điểm này được thể chếhóa trong nền hiến pháp của mỗi quốc gia Trong các quốc gia, việc đóng thuế choNhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế vàcông dân cho Nhà nước Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuếtheo Luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định phùhợp với hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân
Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã hội choNhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính
cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính kháccủa Ngân sách
Thuế là một khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp cho ngườinộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào Ngân sáchnhà nước Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòihỏi phải hoàn đúng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó Nhànước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước vàmỗi cá nhân trong xã hội Mọi tổ chức, cá nhân, người nộp thuế cho Nhà nước cũngnhư không nộp thuế, người nộp nhiều cũng như người nộp ít đều bình đẳng trongviệc nhận các phúc lợi công cộng từ Nhà nước, được tính toán không dựa trên khốilượng lợi ích công cộng mà họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể vàthu nhập của họ
1.1.1.3 Chức năng, vai trò của thuế
Trang 17a Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nộiđịa kinh tế quốc dân, Ngân sách Nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khácnhau nhưng thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thuNSNN Thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu, bộ phận cơ bản của nền tài chínhquốc gia Với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì vấn đề hệ thống thuế phảiđược áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế Những năm gần đây, tổng thu
về thuế và phí chiếm khoảng 93,2% tổng thu NSNN và đạt khoảng 20-25% GDP,
cụ thể, tỷ lệ huy động NSNN năm 2014 là 20,5% GDP với qui mô GDP trên 4,2triệu tỷ đồng, nhưng thực tế GDP chỉ xấp xỉ 4 triệu tỷ đồng, nên gánh nặng huyđộng NSNN năm 2014 lên đến 21,5% GDP tuy đã thấp hơn con số tương ứng22,9% GDP thực hiện năm 2013
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phầnkinh tế, các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và bình đẳng trongthực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân Để tạo sự công bằng trong xã hội, Nhànước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập của xã hội, không cónhững đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ đối tượng nào thông qua việc nhà nước khônghoàn trả một cách trực tiếp cho đối tượng nộp thuế, mà nhà nước sẽ cung cấp cácdịch vụ, hàng hóa công mà tất cả công dân Việt Nam đều được sử dụng
- Thuế là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh
Để thu được thuế và thực hiện đúng các Luật thuế đã được ban hành, cơ quanthuế và các cơ quan ban ngành có liên quan phải nắm vững số lượng, quy mô cơ sởsản xuất kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng được phép kinhdoanh, chính sách ưu đãi về thuế Qua công tác kiểm tra, thanh tra giam sát cơ quanthuế sẽ phát hiện ra được những sai phạm trong việc thi hành pháp luật thuế, giúpcác cơ sở kinh doanh hoạt động theo đúng pháp luật thuế, đồng thời cũng đảm bảoquản lý nhà nước về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
- Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trang 18Thuế thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển như thế nào, đó là, Nhà nước
đã thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh ởmột số ngành nghề, vùng miền thông qua chính sách ưu đãi về thuế suất, miễn,giảm thuế và ưu đãi khác, mục đích để khuyến kích sản xuất và tạo ra cơ cấu hợp lý
b Chức năng của thuế
* Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân
phối thu nhập
Ngay từ khi thuế ra đời cho đến nay, thuế luôn có công dụng là phương tiệnhuy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước, đây là chức năng cơ bản, đặc thù củathuế Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hìnhthành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhànước, cũng bằng chính chức năng này, Nhà nước tiến hành tham gia phân phối vàphân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, phần lớn thuế đánh trênhàng hóa thu nhập, những người có nhu cầu và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụhơn là người nộp thuế nhiều hơn Số tiền này lại được nhà nước chi nhằm thực hiệnchính sách kinh tế - xã hội tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội
Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế
Chức năng điều tiết của thuế được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ nhữngnăm đầu thế kỷ XX, gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinhtế
+ Điều tiết kinh tế: Nhà nước cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý điều tiết vĩ mô
nên kinh tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng Trong đó, thuế là một công
cụ thuộc lĩnh vực tài chính và là công cụ sắc bén nhất được nhà nước sử dụng đểđiều tiết nền kinh tế
+ Điều chỉnh chu kỳ kinh tế: Để điều tiết chu kỳ kinh tế có hiệu quả, thông qua các
nhà nước dựa vào việc áp dụng các loại thuế có mức ổn định tự động cao, điển hình
là đánh thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến Tuy nhiên, cũng có nhà nước dùngbiện pháp điều chỉnh chính sách theo từng thời kỳ bằng cách hạ hay tăng thuế suấtđánh vào những hoạt động chủ yếu để tác động đến toàn bộ nền kinh tế
Trang 19+ Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý: Bằng việc ban hành hệ thống
chính sách thuế, nhà nước sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuếvới mức thuế suất cao hay thấp vào ngành nghề, các mặt hàng cụ thể Thông qua đónhà nước có thể thúc đầy sự phát triển của những ngành kinh tế quan trọng hoặc sanbằng tốc độ phát triển tăng trưởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa cácngành trong nền kinh tế
+ Điều chỉnh tích lũy vốn: Việc thay đổi chính sách thuế của nhà nước có thể ảnh
hưởng đến quy mô và tốc độ tích lũy vốn và do đó tác động đến quá trình đầu tưphát triển kinh tế
+ Sử dụng thuế để bảo hộ sản xuất trong nước: Nhà nước về mặt nào đó cũng phảỉ
có trách nhiệm hơn với các nhà đầu tư, để giúp họ có thể yên tâm tâm kinh doanh
có hiệu quả ngày trên đất nước của họ Vì vậy xu thế bảo hộ cho các nhà đầu tưtrong nước, cũng như khuynh hướng bảo hộ những ngành nghề sản xuất truyềnthống của dân tộc là một tất yếu buộc mọi nhà nước phải quan tâm bằng nhiều biệnpháp và về lâu dài tránh được việc phụ thuộc vào nước ngoài về hàng hóa
+ Thuế điều tiết tiêu dùng: Việc áp dụng các mức thuế gián thu phân tầng như thuế
nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt… sẽ làm giảm cầu với những hànghóa, dịch vụ mà nhà nước cho là cần phải hạn chế
+ Thuế thực hiện điều tiết xã hội: Nền hàng hóa phát triển kéo theo đó là sự phân
hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng Trong bối cảnh đó, đặc biệt là các loạithuế thu nhập giữ vài trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng và làm giảmkhoảng cách phân hóa giàu nghèo
Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau,chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sựvận động và phát triển của chức năng điều tiết Nhưng chức năng điều tiết của thuếcũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập
Sự thống nhất nội tại của các chức năng hoàn toàn không loại trừ các mẫuthuẫn nội tại trong mỗi chức năng và giữa hai chức năng Sự tăng cường chức năngphân phối và phân phối lại làm cho nguồn thu của Nhà nước tăng lên điều đó có
Trang 20nghĩa là mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trìnhkinh tế xã hôi.
1.1.1.4 Phân loại thuế
Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mỗi nước mà hệ thống pháp luật thuếbao gồm nhiều loại thuế khác nhau Để định hướng xây dựng và quản lý hệ thốngthuế, việc sắp xếp các Luật thuế có cùng tình chất thành những nhóm khác nhau,gọi là phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuếthành những nhóm khác nhau theo tiêu thức nhất định Tùy thuộc vào mục tiêu, yêucầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu và nội dung của Luậtthuế có khác nhau Cũng tùy thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thông thườngthuế được phân loại theo các tiêu thức sau:
Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập củacác pháp nhân hoặc thể nhân Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế theoquy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế Thuế trực thu trực tiếp độngviên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phinông nghiệp
Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phầnthu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đốivới người sản xuât, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Tính chất gián thu thể hiện ở chỗngười nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau Thuế gián thu là một
bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất,kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là những người phải chịuthuế, thuế gián thu bao gồm những loại thuế sau: Thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuếnhẩp khẩu
Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọngtrong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế
Căn cứ vào đối tượng đánh thuế, theo cách phân loại này thuế được chiathành: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế GTGT, thuế
Trang 21đánh vào sản phẩm hàng hóa như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế đánhvào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân Thuế đánhvào tài sản như nhà đất (thuế sử dụng đất PNN), thuế đánh vào việc khai thác hoặc
sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốnNSNN, thuế khác và phí, lệ phí
1.2 Nội dung cơ bản của thuế Giá trị gia tăng
1.2.1 Khái niệm đặc điểm, vài trò của thuế Giá trị gia tăng.
Khái niệm thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đếntiêu dùng (Theo điều 2 – Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12)
Giá trị gia tăng = Tổng giá trị HH, DV bán ra - giá tri HH, DV mua vào tương ứng.Thực chất của thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùnghàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế giánthu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm dưới đây của thuế GTGT
Đặc điểm của thuế GTGT:
+ Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, đánh vào đối tượng
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, là một yếu tố cấu thành trong giá cảhàng hóa và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp,hay nói cách khác giá cả hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuếGTGT Như vậy, người mua HHDV là người phải trả khoản thuế này thông qua giámua của HHDV còn người bán là người nộp thuế GTGT vào NSNN
+ Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế
GTGT đánh vào GTGT của HHDV phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lưu thôngđến tiêu dùng HHDV đó Tổng số thuế GTGT thu được ở các giai đoạn luân chuyểnbằng với số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng
+ Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Tính trung lập được biểu hiện ở
hai khía cạnh:
Trang 22Thứ nhất, thuế GTGT ít chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế (NNT), do NNT chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoảnthuế này vào NSNN
Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia
quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng sốthuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít
+ Thuế GTGT có tính lãnh thổ: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu
dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnhthổ Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việckhông thu thuế đối với HHDV xuất khẩu và đánh thuế đối với HHDV nhập khẩu
+ Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập Do thuế giá trị gia tăng tính
trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ nên số thuế GTGT phải trả của người tiêu dùngcho một hàng hóa, dịch vụ với cùng giá bán là như nhau Trong khi đó, nhữngngười tiêu dùng khác nhau lại có thu nhập khác nhau Bởi vậy, thuế giá trị gia tăng
có tính lũy thoái so với thu nhập Điều này có nghĩa là tỷ lệ thuế giá trị gia tăng phảitrả của người nghèo cao hơn người giầu nếu đem so số thuế giá trị gia tăng phải trảvới thu nhập của họ
Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năngquản lý vĩ mô đối với nền kinh tế
Thuế GTGT có tác đụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùnghàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN
Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêmcủa hàng hóa, dịch vụ qua các khâu: Đầu tiên là từ sản xuất, sau đó đến lưu thông
và cuối cùng là tiêu dùng
Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%,doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không những phải chịu thuế GTGT ởkhâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên
Trang 23có tác dụng giảm chi phi, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giáhàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Thúc đẩy, thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn, chứng từ vàphương thức thanh toán qua ngân hàng
Tóm lại, thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, việc áp dụng thuế GTGT đãkhắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu trước đây
1.2.2 Những nôi dụng cơ bản thuế GTGT
Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng hiện hành ở Việt Nam hiện nayđược thực hiện theo các văn bản pháp luật sau: Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12ngày 13/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính Theo đó, các nội dung cơ bản của thuế giá trịgia tăng ở Việt Nam như sau:
1.2.2.1 Phạm vi áp dụng
* Đối tượng chịu thuế: Theo quy định hiện hành thì đối tượng chịu thuế
GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam(bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đốitượng không chịu thuế GTGT theo quy định
* Người nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức,
tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩuhàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài (gọi chung là người nhập khẩu) đều là ngườinộp thuế GTGT
* Đối tượng không chịu thuế GTGT:
Tại điều 4 – Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuếGTGT quy định 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế được thểhiện như sau:
Không chịu thuế GTGT đối với một số ngành sản xuất trong các lĩnh vựckhó khăn cần khuyến khích tạo điều kiện phát triển như: sản xuất nông nghiệp (đối
Trang 24với những sản phẩm sơ chế, cho những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp khai thácbán ra), hoạt động tưới tiêu, muối,…
Không thu thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu cầuđời sống cộng đồng xã hội như: dịch vụ khám chữa bệnh, dạy học, dạy nghề,…
Không thu thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng không nhằm mụcđích kinh doanh hoặc vì các mục đích chính sách xã hội nhân đạo; phục vụ quốcphòng an ninh như: vũ khí, khí tài chuyên dùng cho quốc phòng an ninh; các hoạtđộng duy tu sửa chữa; các công trình văn hóa, nghệ thuật,…
Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ thể hiện quan điểm
ưu đãi có mức độ đối với sản xuất kinh doanh, các sản phẩm trong nước chưa sảnxuất được như: sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa quachế biến
1.2.2.2 Căn cứ tính thuế:
Thuế GTGT được xác định dựa trên 2 căn cứ: Giá tính thuế giá trị gia tăng
và thuế suất thuế giá trị gia tăng
Giá tính thuế:
Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuếGTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịchvụ
Giá tính thuế giá trị gia tăng được tính bằng đồng Việt Nam Trường hợpngười nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ rađồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công
bố tại thời điểm phát sinh để xác định giá tính thuế
Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinh doanh đãchuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt đãthu được tiền hay chưa thu được tiền
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cungứng cho đối tượng khác: Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, bao gồm cảkhoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanhđược hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN
Trang 25Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính thuếGTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn.
Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế GTGT
là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT
Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửakhẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) cộngthuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Thuế suất:
Luật thuế GTGT quy định có 3 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%
+ Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt độngxây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tảiquốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu; trừ cáctrường hợp sau: dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tàichính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài nguyênkhoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định; xăng, dầu bán cho
xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; xe ô tô báncho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; Các dịch vụ do cơ sở kinh doanhcung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hộitrường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động;dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trongkhu phi thuế quan);
+ Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
+ Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ còn lại không thuộc trườnghợp áp dụng thuế suất 0% và 5%
Trang 26+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoáđơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ hộ, cánhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế,trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương phápkhấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGTmua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế củahàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theohướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tưcách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phátsinh tại Việt Nam
Để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào cơ sở kinh doanh phải tuânthủ những nguyên tắc và những điều kiện nhất định
Có 2 nguyên tắc cơ bản khi kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là:(1) Thuế GTGT sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trịgia tăng thì được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng dùng để sản xuất, kinh doanh hàng
Trang 27hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ; (2) ThuếGTGT phát sinh kỳ nào thì kê khai khấu trừ kỳ đó không kể hàng hóa, dịch vụ muavào đã được sản xuất cho sản xuất, kinh doanh hay chưa.
Có 3 điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là: (1) Cơ sở kinh doanhnộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; (2) Hóa đơn, chứng từ muahàng hóa, dịch vụ hợp pháp; (3) Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặttrừ trường hợp thanh toán từng lần có tổng giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng
b) Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng:
b1) Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán củavàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tươngứng
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoáđơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị giatăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trịvàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán,chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng
b2) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
+ Đối tượng áp dụng: (1) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh
thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tựnguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; (2) Doanh nghiệp, hợp tác xã mớithành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ; (3) Hộ,
cá nhân kinh doanh; (4) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổchức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm
Trang 28kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí; (5) Tổ chức kinh tế khác không phải
là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương phápkhấu trừ
+ Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạtđộng như sau: Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; Dịch vụ, xây dựng không baothầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng
có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%
+ Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tếghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm cáckhoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
1.2.2.4 Thủ tục kê khai, nộp thuế
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lýtrực tiếp Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phươngcấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chínhthì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trựcthuộc
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bánhàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kêkhai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng
Khai thuế giá trị gia tăng là loại khai thuế theo tháng hoặc theo quý và một
số trường hợp đặc biệt khai theo lần phát sinh
Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng
doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trởxuống Trường hợp doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên 50 tỷ
đồng/năm thì áp dụng khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn nămdương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xácđịnh tính kể từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2016
Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng trong trường hợp khai theo thángchậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế, thời hạn
Trang 29nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theoquý phát sinh nghĩa vụ thuế Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng đối vớitrường hợp khai theo từng lần là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp thuế GTGT chính là thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng
1.2.2.5 Hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh đáp ứng theocác quy định của Luật thuế GTGT hoặc được áp dụng theo chương trình ưu đãi củaChính phủ
Theo quy định hiện hành hoàn thuế GTGT đối với cơ sở sản xuất kinh doanhđược quy định cho các trường hợp sau:
1 Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có
số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kêkhai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì đượckhấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ thángđầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầuvào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừhết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế
2 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh,đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò
và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếuthời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hànghoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm
3 Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới: (a) Cơ sở kinh doanh đang
hoạt động thuộc người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tưmới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giaiđoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư vàphải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khaithuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện Số thuế GTGT đượckết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản
xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh (b) Trường hợp cơ sở kinh doanh
Trang 30đang hoạt động thuộc người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự ánđầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) tại địa bàn tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giaiđoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì
cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kếtchuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGTcủa hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện Số thuế GTGT được kết chuyểncủa dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh
4 Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý
(đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế
GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu
đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trongtháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưađược khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo
5 Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuếđược hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trịgia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
6 Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, việntrợ nhân đạo
7 Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định củapháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặctrên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng
8 Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếuhoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuếđối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh Việc hoàn thuếGTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với
Trang 31hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại ViệtNam mang theo khi xuất cảnh.
9 Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Do đặc thù trên địa bàn huyện Yên Định quản lý các doanh nghiệp 100% làthành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì vậy, tác giả sẽ đi nghiên cứu về Các doanhnghiệp Ngoài quốc doanh, để phù hợp với thực trạng công tác quản lý thuế trên địabàn
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đảng và Nhà nước ta đãkhẳng định: "Với điều kiện nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hộiviệc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thịtrường là một tất yếu khách quan Kinh tế nhiều thành phần sẽ tạo môi trường tốtcho việc khai thác mọi tiềm năng kinh tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ thúcđẩy sự phát triển của các đơn vị kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tạođiều kiện cho nền kinh tế xã hội không ngừng tiến lên"
Từ chủ trương đúng đắn này, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từng bướcđược xác lập và khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đó là thành phầnkinh tế mà tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất gắn liền với sở hữu tư nhân
Có thể khẳng định, DNNQD là một bộ phận của thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh Trong những năm gần đây, đã được sự quan tâm của Đảng và Nhànước thông qua các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế cụ thể, tạo những biếnđổi lớn trong nền kinh tế xã hội Đối với các DNNQD trong quá trình đổi mới, Nhànước cho ban hành các chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thànhphần kinh tế thuộc loại hình này phát triển như: việc ban hành và hoàn thiện LuậtHợp tác xã, Luật doanh nghiệp, Luật thuế TNDN, Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam,thị trường chứng khoán và thị trường tài chính đang phát triển do đó các DNNQD
Trang 32cũng xâm nhập vào các thị trường này với sự xuất hiện của các ngân hàng cổ phần
ra đời và hoạt động có hiệu quả
Song để đi sâu tìm hiểu về DNNQD trước tiên phải tìm hiểu khái niệmdoanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh"
DNNQD là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước; toàn
bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủdoanh nghiệp hay chủ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt độngsản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận saukhi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyếtđịnh trực tiếp của Nhà nước hay cơ quan quản lý
Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì các DNNQD hiện nay nước ta gồm: công
ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã.Các hình thức này hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú về mọi hình thức, mọingành nghề của nền kinh tế quốc dân Tổ chức bộ máy quản lý ở các DNNQD rấtgọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trường
* Đặc điểm cơ bản của DNNQD:
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp dù là thuộc khu vực kinh tế dân doanhhay Nhà nước đều lấy lợi nhuận là mục tiêu, là thước đo hiệu quả của hoạt độngSXKD, cùng hoạt động theo cơ chế thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước cùngtồn tại và cạnh tranh trong môi trường pháp lý Tuy nhiên, xét về góc độ quản lý,đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thuế, có những đặc điểm riêng của các doanhnghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, thường là những thách thức nhiều hơn
là những thuận lợi
Thứ nhất là đặc điểm về sở hữu: Đây là đặc điểm khác biệt nhất, đối với khu
vực kinh tế dân doanh (trừ khối hợp tác), toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc
sở hữu tư nhân Chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu SXKD chịu trách nhiệm toàn bộ
về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phốilợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào
Trang 33từ các quy định của cơ quan Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy họ luôn tìmmọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả việc trốn lậu thuế
Thứ hai là đặc điểm về trình độ văn hoá, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ: So với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế
đầu tư nước ngoài thì phần lớn những người chủ các DNNQD có trình độ văn hoáchưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyênmôn chủ yếu là tự học hoặc theo kinh nghiệm
Thứ ba là đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật: Xuất phát từ trình độ còn
hạn chế nêu trên, cho nên phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ nhận thức vềpháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng là rất thấp, biểu hiện rõ nhất là sốđông các cơ sở kinh doanh không lập và giữ sổ sách kế toán theo quy định
Thứ tư là đặc điểm về số lượng đối tượng: Số lượng các cơ sở kinh doanh rất
lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sảnxuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải đến các loại hình thương nghiệp, dịch
vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước
Đặc điểm cơ bản của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là mang tính sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất, tính tư hữu cao và hoạt động theo cơ chế thị trường vớimục đích là mưu cầu lợi nhuận Các DNNQD gồm: doanh nghiệp tư nhân, công tyTNHH, công ty cổ phần và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã Sự phát triển củathành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường mang tính tự phát và có nhiều biếnđộng phụ thuộc vào cung cầu thị trường hàng hóa, vào những chính sách của Nhànước trong việc khuyến khích hay hạn chế phát triển
Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh khôngcao thể hiện qua việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóachưa đầy đủ, chưa thật sự tuân thủ đúng quy định của Nhà nước, nếu có chỉ mangtính chất đối phó Việc giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ chủ yếu bằng tiền mặt,rất ít trường hợp thanh toán qua ngân hàng, công tác kiểm tra kiểm soát của các cơquan chức năng gặp nhiều khó khăn
Những đặc điểm trên của DNNQD có tác động rất lớn đến công tác quản lýthuế GTGT đối với DNNQD Những đặc điểm trên cho thấy, công tác quản lý thuế
Trang 34giá trị gia tăng đối với những doanh nghiệp này và vô cùng khó khăn và phức tạp do
sự đa dạng về ngành nghề và quy mô kinh doanh và địa bàn kinh doanh của ngườinộp thuế Sự phức tạp càng nhân lên gấp bội cùng với đặc điểm sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất nên xu hướng đặt mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá sẽ tạo ra độnglực trốn thuế thường là rất cao ở các DNNQD
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với DNNQD cũng rất cần chú ý từ nhữngđặc điểm trên rằng, nó là lĩnh vực có nhiều cám dỗ đối với công chức thuế do ngườinộp thuế có xu hướng tìm mọi cách để mua chuộc công chức thuế nhằm đạt đượcmục tiêu trốn thuế thành công
1.3.2 Nội dung của quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý người nộp thuế giá trị gia tăng
Đây là nội dung đầu tiên của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng Quản lýngười nộp thuế giá trị gia tăng nhằm nắm bắt những thông tin cơ bản về người nộpthuế như: Tên tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế; địa chỉ trụ sở; người đại diện theopháp luật; chủ sở hữu doanh nghiệp; kế toán trưởng… Ngoài ra, nội dung của hoạtđộng quản lý người nộp thuế còn phải nắm các thông tin cơ bản về hoạt động kinhdoanh của người nộp thuế như: ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, vốn kinh doanh,năm tài chính áp dụng… Khi những thông tin này có thay đổi, cơ quan thuế phảinắm bắt được kịp thời và chính xác thì nội dung quản lý người nộp thuế mới đạt yêucầu đặt ra
Để quản lý người nộp thuế, cơ quan thuế phải làm tốt công tác quản lý đăng
ký thuế Thông qua việc quản lý đăng ký thuế mà cơ quan thuế có thể thu thập, lưugiữ các thông tin, tài liệu về người nộp thuế Căn cứ vào thông tin về người nộpthuế để cơ quan thuế có cách thức quản lý phù hợp Các doanh nghiệp có tráchnhiệm đăng ký thuế khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinhdoanh Trong quá trình hoạt động nếu có thay đổi các thông tin liên quan đến đăng
ký thuế thì doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày kể từngày thay đổi kinh doanh
Trang 35 Quản lý căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là yếu tố dựa vào đó để xác định số thuế phải nộp Tùy theophương pháp tính thuế mà căn cứ tính thuế có khác nhau Đối với doanh nghiệp,hầu hết nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì căn cứ tính thuế baogồm thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Những yếu tố cụ thểcần quản lý để xác định đúng thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầuvào được khấu trừ bao gồm: Giá tính thuế, thuế suất hàng hóa, dịch vụ bán ra; hóađơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra và mua vào
Để quản lý tốt căn cứ tính thuế, cơ quan thuế phải áp dụng hàng loạt các thaotác nghiệp vụ, bao gồm: (1) Tuyên truyền để người nộp thuế hiểu và tự tính thuế;(2) Hỗ trợ để người nộp thuế kê khai, tính thuế; (3) Quản lý hoạt động kê khai củangười nộp thuế; (4) Thanh tra, kiểm tra thuế
Đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế
Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa bảo đảmphù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho NNT dễ nhớ, dễ thựchiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng,giảm phiền hà cho NNT Người nộp thuế có thể nộp bằng tiền mặt, tiền gửi ngânhàng vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan thuế, hoặc đơn vị được
cơ quan thuế uỷ quyền thu và hơn thế với lộ trình cắt giảm thủ tục hành chính, cắtgiảm tối đa thời gian giao dịch của NNT với cơ quan thuế thì Chi cục Thuế huyệnYên Định đang phấn đấu 100% các doanh nghiệp nộp thuế điện tử, 95% số tiền nộpthuế vào NSNN là bằng điện tử
Quản lý thu nộp tiền thuế là việc kiểm tra, theo dõi số tiền thuế mà doanhnghiệp nộp vào NSNN với số tiền thuế đã được ghi trong thông báo hoặc số tiềnthuế được quyết định truy thu Với các doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng chiếm dụngtiền thuế của NSNN cần phải có những biện pháp xử lý thích hợp tạo nguồn thu từcác doanh nghiệp vào NSNN được kịp thời và đầy đủ
Cơ quan thuế tích cực đôn đốc bằng các văn bản, trường hợp doanh nghiệpkhông thực hiện theo sự đôn đốc thì cán bộ kiểm tra thu và xử phạt vi phạm hànhchính, nếu các doanh nghiệp vẫn cố tình lảng tránh thì tiến hành cưỡng chế theo quy
Trang 36định tại Thông tư 215/2013/TT-BTC về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
về thuế
Quản lý hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT là khi số thuế đầu vào mà doanh nghiệp đã trả lớn hơn sốthuế đầu ra mà doanh nghiệp đã nộp vào NSNN Hoàn thuế GTGT là một trongnhững nội dung quan trọng của Luật thuế GTGT Cơ quan thuế phải có trách nhiệmkiểm tra hồ sơ và hoàn thuế cho NNT theo đúng thời hạn quy định Để thực hiện, cơquan thuế thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế Việc quản lý hoàn thuế cần đảm bảoyêu cầu tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết quyền lợi cho người nộp thuế thuộccác trường hợp được hoàn thuế, khuyến khích xuất khẩu, giảm bớt khó khăn về vốncho các doanh nghiệp, nhưng lại cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hạn chếcác trường hợp gian lận thông qua hoàn thuế
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp
1.4.1 Hệ thống chính sách, pháp luật thuế
Hệ thống chính sách pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọithành phần kinh tế phải đảm bảo sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiệncông bằng xã hội Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế,mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân đầu tư vốn, lạo động, trang thiết
bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Một hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trongthời gian dài sẽ tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dânđối với Nhà nước, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân cư vàtính tự giác chấp hành pháp luật thuế, từ đó tác động thúc đẩy hạch toán kinh tế,thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ Ngược lại hệ thống chính sáchthuế không phù hợp thì sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, thậm chícòn tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến thất thu thuế cho NSNN
1.4.2.Tổ chức bộ máy quản lý thuế
Yếu tố có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thực thi chủtrương chính sách bảo đảm thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế, Hệ thống bộ máy
Trang 37quản lý thuế phải được kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quảcác chức năng, nhiệm vụ của hệ thống thuế Bộ máy tổ chức quản lý thuế phảithống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hệ thốngtrong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế.
1.4.3 Công tác tuyên truyền chính sách thuế
Chính sách chế độ pháp luật thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ thốngnhất khi công tác phổ biến giáo dục trong triển khai sâu rộng tới người nộp thuế, tớiquần chúng nhân dân, cũng như công chức thuế Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biếtđầy đủ các quy định, những việc phải tuân thủ theo, những việc không được làm vàcác hành vi vi phạm trong quản lý thuế cũng mức độ xử phạt với từng hành vi, từngđối tượng khi có dấu hiệu gian lân, trốn thuế, cụ thể như: Chính sách quy định vềhóa đơn, chứng từ; Quy định về kê khai đăng kí thuế; quy định về sổ sách kế toán;quy định mức xử phạt đối với hành vi gian lận và trốn thuế Ngành thuế thườngxuyên tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về thuế, từ đó để người nộpthuế nâng cao tính tự giác ý thức về việc chấp hành nghĩa vụ công dân đối với Nhànước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, phápluật về thuế, đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai minh bạch với mọi tổchức, cá nhân trong xã hội
1.4.4 Công tác tin học, ứng dụng trong quản lý thuế
Cùng với sự gia tăng càng lớn về số lượng người nộp thuế, công tác quản lýthuế đòi hỏi ngày một chính xác, chặt chẽ hơn, Khối lượng công việc quản lý thuthuế là rất lớn, mọi chi phí liên quan để thực hiện càng ngày càng tăng Nếu nhưtrước, đại phần lớn các đối tượng nộp thuế là hộ kinh doanh cá thể, các doanhnghiệp công ty với quy mô nhỏ, thì nay đối tượng người nộp thuế lại đa phần là cáccông ty cổ phần có quy mô lớn, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đi theo với sự phát triển của xã hội thì khoa họccông nghệ thông tin ngày càng được mở rộng, ngành thuế cũng không ngoài lệ việcứng dụng công nghệ thông tin là một phương pháp hữu hiệu và tốt nhất có tác dụngđẩy mạng trong việc cải cách thuế, phát huy những tiến bộ của ngành thuế trongcông tác quản lý và thu thuế hiện nay
Trang 38Quản lý thuế được theo dõi chi tiết đến từng người nộp thuế, theo nhiều sắcthuế với số lượng người nộp thuế là lớn, loại hình kinh doanh đa ngành nghề Theonguyên tắc, quy định về quản lý thuế thì mọi hồ sơ của người nộp thuế như đăng kíthuế, đăng kí kinh doanh, kê khai nộp thuế, các căn cứ tính thuế, thông báo phảiđược lưu trữ trên dữ liệu nghành thuế Với đòi hỏi như vậy, việc theo dõi thủ côngnhư trước đòi hỏi cần một nhân lực rất lớn và chi phí cao nhưng mọi thông tin báocáo số liệu về tình hình kê khai nộp thuế, trạng thái hoạt động của người nộp thuếkhông thể phản ánh kịp thời Việc chậm trễ, cũng như sai sót trong quá trình thựchiện thủ công trong công tác tính thuế và cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế củangười nộp thuế sẽ tạo ra khe hở cũng như tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế.Nếu ứng dụng quản lý thuế tốt thì mọi khâu trong công tác thu thuế sẽ được tự độngtính toán và in thông báo, từ đó sẽ nâng cao tính pháp lý và hiệu qủa trong công tácthu thuế.
1.4.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước
Kiểm tra, thanh tra là một trong những chức năng chính của quản lý thuế,làm tăng cường ý thức chấp hành, nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cũng như ýthức trách nhiệm của cán bộ thuế trong việc thực hiện công vụ nhằm ngăn chặn tìnhtrạng tiêu cực gian lận
Qua công tác thanh tra, kiểm tra mọi hành vi sai phạm hay có dấu hiệu trốnthuế, gian lận về thuế sẽ được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, có chế tài xử lý ởtừng mức độ để răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm
1.4.6 Quy trình quản lý thu thuế
Quy trình là một văn bản được ban hành quy định trình tự, các bước côngviệc phải làm để quản lý thuế Việc ban hành quy trình giúp cơ quan thuế các cấpchỉ đạo, điều hành hoạt động một cách thống nhất, khoa học, theo một trinh tự hợp
lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện dân chủ, công khai minh bạch, rõràng để cán bộ thuế, người nộp thuế thực hiện
1.4.7 Sự tuân thủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, quan hệ thanh toán
Công tác kế toán, sử dụng hóa đơn chưng từ ảnh hưởng trực tiếp đến côngtác thu thuê GTGT, việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ trong
Trang 39toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được coi là điều kiện đầu tiêntrong công tác thu thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng Căn cứ vào các chứng từhóa đơn hợp lệ và việc lên sổ kế toán đơn vi tự kê khai xác định nghĩa vụ thuế.
Việc thanh toán qua ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuthuế của Chi cục, cũng như nghĩa vụ thuế của đơn ví Việc thanh toán trong cácgiao dịch hoạt động mua bán được quy định rõ những trường hợp được thanh toánbằng tiền mặt, và thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế được tình trạngmua bán không có thật, mua bán ảo, mua bán không có hàng đi kèm để chiếm dụngthuế của Nhà nước
1.4.8 Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chức năng
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụxuyên suốt, trọng tâm, là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết nềnkinh tế, quản lý xã hội hay nói cách khác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trịtổng hợp do đó thực hiện chính sách thuế khong phải là công việc của ngành thuế,
mà nó cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng, các đoàn thuế cũng nhưngười nộp thuế để triển khai sâu rộng, đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với cácchính sách khác về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn
Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành chính sách thuế của Nhân dân, làmthế nào để mọi người dân đều biết và hiểu về chấp hành thuế Nhà nước phải đưađược công tác quản lý thuế vào quần chúng nhân dân, để nâng cao trình độ và ýthức chấp hành của nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lýthuế đồng thời thông qua sự phản hồi những vấn đề còn bất cập sẽ góp phần hoànthiện bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật về thuế
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về thuế và quản lý thuế, vềquản lý thuế GTGT, công tác quản lý thuế GTGT, đặc biệt của các doanh nghiệptrên địa bàn huyện Yên Định về công tác quản lý thu thuế GTGT Những vấn đềtrên đây là cơ sở khoa học làm căn cứ để tiến hành đánh giá, phân tích thực tế quản
lý thu thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Định giai
đoạn 2015-2020
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN YÊN ĐỊNH
TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định
2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên
Yên Định là một huyện đồng bằng thuộc châu thổ sông Mã nằm ở phía TâyBắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ địa lý 19o 56’ – 20o05’ vĩ độ bắc, 105o29’ –
105o46’ kinh độ đông, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 30 km
- Phía bắc – đông bắc giáp huyện Vĩnh Lộc giới hạn bởi sông Mã
- Phía nam giáp huyện Thiệu Hóa
- Phía tây – tây nam giáp huyện Thọ Xuân, có sông cầu Chày làm giới hạn
- Phía Đông ở khu vực Ngã Ba Bông (Định Công) tiếp giáp với cả 4 huyệnVĩnh Lộc, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa Xưa kia, đây là vùng đất của ngũ huyệngiang là nơi sông chảy qua 5 huyện hay còn gọi là ngũ huyện kê – nơi “ một con gàgáy năm huyện cùng nghe ” như nhân dân trong vùng quen gọi
Ở vào vùng địa đầu tiếp nối giữa đồng bằng với trung du miền núi, huyệnYên Định lại nằm gọn trong vòng ôm của dòng sông Mã và sông Cầu Chày Riêngsông Mã, con sông lớn nhất xứ Thanh và cả miền Trung chảy qua từ đầu đến cuốihuyện với chiều dài 31,5 km Từ xa xưa, đây chính là con đường huyết mạch chủyếu đưa, đón và tiếp nhận các luồng dân cư từ các miền gần xa trong, ngoài tỉnh đếnkhai khẩn đất đai, lập ra làng xóm để trường tồn cho đến tận hôm nay thành vùngđất huyện Yên Định trù phú và tươi đẹp Ngoài đường sông, từ thời nghìn nămphong kiến ở Yên Định còn có đường bộ Bắc – Nam chạy qua Từ phía bắc quaRịa, Kim Tân (Thạnh Thành) để vào Nam, nhất thiết đều phải qua Đồng Cổ (YênThọ), Chân Bái (Hổ Bái – Yên Bái), Làng Vàng (Yên Thịnh) để sang huyện LôiDương (Thọ Xuân), Nông Cống vào Nghệ An Còn hiện tại, hệ thống đường bộ củaYên Định đã khá hoàn chỉnh với 1.567km đã được đổ nhựa và bê tông, cấp phối (trong đó có cả quốc lộ 45, đường tỉnh lộ và đường liên hương, liên xã) đã góp phầnquan trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở trong huyện.Với hệ thống giao thông thủy, bộ như vậy, từ Yên Định có thể giao lưu đi đến hầu