Nền văn hóa Đông Nam Á bản địa đa dạng nhưng thống nhất với bốn đặc trưng tiêu biểu: văn hóa thực vật, văn hóa làng nước, văn hóa ruộng nước và hằng số văn hóa mẹ. Bài tiểu luận chủ yếu dẫn chứng bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Nam Á để chứng minh cho tính thông nhất nhưng đa dạng của văn hóa bản địa khhu vực Đông Nam Á.
LỜI MỞ ĐẦU Thế giới chúng ta là sự kết hợp của rất nhiều nền văn hóa khác nhau, văn hóa thể hiện giá trị tinh thần và thói quen sinh hoạt của từng dân tộc. Có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa và từ đó có hàng ngàn cái định nghĩa về văn hóa được sinh ra. Hêkovik định nghĩa “văn hóa là thiên nhiên thứ hai được nhân hóa bởi con người” Lê Văn Chương nói “văn hóa là tất cả những hành động và những thành tựu có giá trị của con người về vật chất cũng như giá trị tinh thần trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội với những sinh hoạt tinh thần” hay Trần Ngọc Thêm có một định nghĩa khác “văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng các định nghĩa ấy đều dựa trên một cơ sở chung đó là văn hóa là cái có giá trị và được tạo ra bởi con người trong quá trình sống tương tác với tự nhiên và xã hội. Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái khác nhau. Chúng tác động mạnh mẽ đến phương thức sinh hoạt sản xuất và tính cách con người của quốc gia đó. Cách sinh hoạt khác nhau dẫn đến nền văn hóa cũng khác nhau. Chính sự giống nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đã tạo ra một nền văn hóa Đông Nam Á bản địa đa dạng nhưng thống nhất với bốn đặc trưng tiêu biểu: văn hóa thực vật, văn hóa làng nước, văn hóa ruộng nước và hằng số văn hóa mẹ. I.Khái quát Đông Nam Á: 1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là một khu vự thuộc châu Á bao gồm một quần thể các đảo, bán đảo, các vịnh và các biển chạy suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Khu vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunie, Đôngtimor, Indonesia, Philippines, Maylaisia, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Singapore và Việt Nam được chia làm 2 nhóm nước: nhóm các nước hải đảo và nhóm các nước nằm trên bán đảo Trung Ấn. “ Do điều kiện địa lí của mình Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tạo 2 mùa rõ rệt: mùa khô lạnh mát và màu mưa tương đối nóng ẩm. Vì thế Đông Nam Á còn được gọi là “Châu Á gió mùa” … Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala – Lumpur, Singapore, Jakarta… Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sông và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu 1 đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, nồi quế, trầm hương và lương thực đặc trưng là lúa nước” (2) Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc chính là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của người Đông Nam Á trong buổi đầu tiền sử cuả họ. Bên các dòng sông các tộc người châu Á đã hình thành và tạo nên các nền văn minh rưc rỡ. Được mệnh danh là “ngã tư đường” “ống thông gió” của thế giới nối liền 2 đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa chính trị và địa kinh tế vô cùng quan trọng. Trong suốt tiến trình lịch sử Đông Nam Á đã giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới điều này cũng có ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á sau này. 2. Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á: “ Văn hóa là sản phẩm của con người ( tính nhân sinh), cho nên việc phân loại văn háo cần bắt đầu từ việc tìm hiểu sự hình thành và phân bô của các chủng người trên Trái Đất nói chung” (3) Ngay từ buổi đầu của lịch sử Đông Nam Á đã là một trong cái nôi hình thành loài người. Đây chinh là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng Phương Nam. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bằng chứng biến đổi từ vượn người thành người khu ở vực này. Hầu hết nười Đông Nam Á đều bắt nguồn từ chủng Indonesien. Chính đều đó đã tạo nên tính thống nhất cẩu con người và văn hóa Đông Nam Á. II. Các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á: Trong suốt tiến trình lịch sử, văn hóa Đông Nam Á đã có nhiều biến đổi sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của Đông Nam Á với hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ đã làm nhiều người hoài nghi rằng: có thật sự có một nền văn hóa Đông Nam Á bản địa? Sâu một thời gian nghiên cứu bóc tách yếu tố văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ ra khỏi văn hóa Đông Nam Á, các nhà khoa học đã khẳng định rằng có một nền văn hóa Đông Nam Á được sáng tạo nên từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc trưng văn hóa Đông Nam Á được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do tác động của nhiều yếu tố nhưng về đại thể có thể coi các nhân tố sau đây có vai trò tác động chủ yếu. Thứ nhất tác động của môi trường tự nhiên đặc biệt là môi trường nước đã hình thành văn hóa thực vật và văn hóa ruộng nước đậm chất bản địa. Thứ hai, tác động của hoàn cảnh lao động sản xuất. Trong quá trình chinh phục các châu thổ, đắp đê điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ người Đông Nam Á cần tới sức mạnh 2 cộng đồng hình thành nên các tổ chức làng có tính cộng đồng và tính tự trị cao. Đó là văn hóa làng nước và theo đó là sự hình thành hằng số văn hóa mẹ. 1.Văn hóa thực vật: Chịu sự chi phối mạnh mẽ của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều và địa hình chia cắt phân tầng Đông Nam Á cố một hệ sinh thái sinh vật học rất đa dạng và phong phú. Điều đó đã ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của người Đông Nam Á rất lớn. Văn hóa thực vật đã in dấu đậm nét trong đời sông hằng ngày của người Đông Nam Á. Nếu quan sát kĩ chúng ta có thể thấy rằng những thói quen những phong tục của người Đông Nam Á ảnh hưởng rất nhiều bởi tính chất thực vật. Khác với văn hóa ẩm thực phương Tây có thành phần chính trong bữa ăn là thịt trứng sữa bữa ăn chủ yếu của người Đông Nam Á là cơm, rau, cá. Ngoài cá người ta còn sử dụng một ít thịt từ động vật thuần dưỡng trong nhà. Điều này cũng xuất phát từ văn hóa thực vật. Người Đông Nam Á nuôi gia cầm để tận dụng nguồn thức ăn thừa từ thực vật hoặc từ các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu bò để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt cây lúa của mình. Nhìn chung đồ ăn của Đông Nam Á đều bắt nguồn từ sản phẩm cảu trồng trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt Từ lúa gạo người Đông Nam Á đã sáng tạo ra những món ăn đại diện cho quốc hồn quốc túy của dân tộc mình. Ở Thái Lan món xôi Xoài Khao Neiw Ma Muang được xem là món ăn tráng miệng truyền thống với nguyên liệu hoàn toàn từ thực vật. Hay ở Indonesia có cơm rang Nasi Goreng, món cơm gà Hải Nam của người Singapore. Việt Nam chúng ta có món bánh chưng bánh dày đặc trưng đã đi cùng chúng ta suốt chiều dài lịch sử. Những thứ đồ uống của người Đông Nam Á cũng làm từ cây cối lúa gạo mà ra. Họ thích uống chè và hoặc các loại nước từ thực vật khác như nước lá vối, nước thốt nốt, sữa từ các cây họ đậu như sữa đậu nành sữa đậu xanh… Đông Nam Á còn có các loại rượ làm từ nông sản rất đặc trưng như rượu gạo rượu nếp rượu ngô. Tục ăn trầu là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Đông Nam Á. Lá trầu không thêm một chút vôi cuộn tròn nhai với miếng cau tươi hoặc khô tạo nên một cảm giác nồng ấn, hương vị của trầu cau tẩy được mùi xú uế trong miệng làm cho môi hồng má đỏ tạo nên cái duyên ngầm cho phụ nữ Đông Nam Á. Hình ảnh trầu cau đã trở thành một biểu tượng thiên liên trong tâm thức người dân nơi đây. Trầu cau luôn xuất hiện trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, đám giỗ, đám tang và đã trở thành một đề tài trong các câu chuyện kể dân gian. “ Ý nghĩa xã hội và văn hóa của miếng trầu được thể hiện ở nhiều nơi. Ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma người ta vẫn dùng trầu cau cúng 3 Phật. Ở Indonesia, trầu được dùng để cúng tổ tiên và chữa bệnh. Người ta giã trầu cau luyện với vôi rồi mang ra nghĩa địa, bày lên mộ tổ tiên ông bà. Qua một vài đêm, vị bô lão lấy trầu đã cúng đó bôi lên trán con cháu. Người ta tin rằng làm như vậy sẽ tiêu tan bệnh tật và đem lại may mắn cho trẻ vì miếng trầu đã chứa trong đó sự phù hộ của tổ tiên”(1) Về nhà ở người Đông Nam Á có nhiều kiểu nhà khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên nhưng kiểu nhà mang tính chất đặc trưng nhất là nhà sàn. Nhà sàn thường được làm từ gỗ, tre, nứa, lá và có kết cấu sàn khung gỗ. Gỗ làm bằng cột và khung làm bằng gỗ tốt có sức chịu đựng lớn. Hiên nhà sàn thường rộng vì nơi đây thường diễn ra các hoạt động sản xuất như phơi lúa giã gạo và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Sau nhà sàn kiểu nhà đất còn là một kiểu nhà phổ biến khác của khu vực Đông Nam Á. Nhà đát có khung được làm bằng gỗ, tre, nứa nhưng có khung được bao bọc bằng đất. Tường đất thích hợp cho vùng mưa bão, điều hòa được nhiệt độ trong nhà mát mẻ vào màu hè ấm vào màu đông. Đông Nam Á là khu vực sông nước và được bao bọc bởi biển rộng lớn nên phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền làm bằng gỗ bè được làm bằng tre ghép lại. Nghề đóng thuyền đã có mặt ở Đông Nam Á từ rất sớm và nổi tiếng trên thế giới lúc bấy giờ. Như vậy, có thể nói rằng văn hóa thực vật ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống thường ngày của người Đông Nam Á. Việc ăn, ở, đi lại đều mang những dáng dấp rõ nét của sắc thái văn hóa thực vật. 2. Văn hóa làng nước: Đông Nam Á là “nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… Nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng”(1) Văn hóa làng nước là một trong những đặc trưng tiêu biểu của cư dân Đông Nam Á được hình thành từ thời sơ sử. Do chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lối sống của những cư dân những vùng đất cao của các cánh rừng mưa nhiệt đới trái ngược với lối sống của những cư dân đông đúc trên đất liền. Sau thời kì đó mới có sự đồng dạng trong việc mở rộng những làng cư trú ở châu thổ các sông trên đất liền. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành các nhà nước sơ khai được gọi là các “ Tù trưởng quốc” trung tâm. Các nhà nước sơ khai dựa vào các thung lũng dọc theo các hệ thống sông. Các dòng không không chỉ nuôi dưỡng văn hóa mà còn đóng vai trò truyền dẫn văn hóa rất quan trọng. Không gian văn hóa của người xưa có nhiều sự khác biệt so với đường biên chính trị cứng nhắc và các ý tưởng mới kĩ thuật canh tác luyện 4 kim đã trôi chảy theo mạng lưới liên kết giữa các cộng đồng dân cư mà ở đó được điều hành chủ yếu bằng thiết chế tự trị. Làng là một đơn vị hành chính cơ sở vốn là những cộng đồng thị tộc những tiểu vương quốc đã hình thành từ lâu nay tụ hợp lại. Do đó làng vẫn là một đơn vị kinh tế hầu như độc lập với những thiết chế riêng có những đặc trưng văn hóa riêng giống như một quốc gia nhỏ. Hệ thống quản lí đều dựa trên các tù trưởng, già làng của địa phương. Nền nông nghiệp lúa nước với yêu cầu tập trung sức lao động của tập thể trong việc sản xuất và trị thủy nên dân cư trong làng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong làng tồn tại hai mối quan hệ đan xen nhau: quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng trong đó mối quan hệ láng giềng là chủ đạo. Văn hóa làng nước mang tính cộng đồng và tính tự trị rất cao. Mỗi làng là một quốc gia nhỏ. Cư dân trong làng được thắt chặt bởi các nghi thức những tập quán mà bất cứ thành viên nào cũng phải tuân theo. Mỗi làng có một nhà lớn nơi tập trung tất cả dân làng trong các dịp quan trọng nơi quần tụ chia sẻ những niềm vui nổi buồn của cư dân trong làng. 3. Văn hóa ruộng nước: Cùng sinh ra và lớn lên trên cùng một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã tạo nên một nền văn hóa bản địa có nguồn gốc chung mang tính thống nhất cho toàn vùng, đó là một nền văn hóa mang tính đặc trưng đặc sắc với nghề nông trồng lúa nước là chủ đạo. Được xem là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất của nhân loại, văn hóa Đông Nam Á chịu sự chi phối của nền văn minh lúa nước, là một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo và phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử và đến tận ngày nay. “ Là một cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứ những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sông nghiệp lúa nước. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội, từ phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật kể cả múa hát đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng và phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.(2) Người Đông Nam Á rất coi trọng cây lúa, cây lúa là tặng phẩm của thần linh là lương thực chính của con người. Người Đông Nam Á tin rằng cây lúa là hiện thân của các vị thần, họ tôn trọng sùng bái và thờ hồn lúa. Ở Giava cây lúa là hiện thân của nữ thần Drevisri. Do vậy có nhiều điều cấm kị đối với đàn ông trong việc tiếp xúc với cây 5 lúa. Đàn ông không được tiếp xúc với nữ thần họ có thể làm các công tác chuẩn bị như cày bừa còn các công tác nhổ mạ cấy lúa là do phụ nữ làm. Người Mã Lai cấm không được gõ đạp vào bó lúa vì sợ làm nưh vậy hồn lúa sẽ bỏ đi mùa năm sau sẽ thất bát, hiện thân trong cây lúa của người Mã Lai là công cháu Anak Raja. Người Khơme xem mẹ lúa là người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay cầm bông lúa. Dân tộc Cơtu dành chỗ đẹp nhất trong bếp làm nơi thờ lúa. “ Bất kì mùa nào tháng nào ở Đông Nam Á cũng có lễ hội. Tuy nhiên, vì lễ hội thường gắn với công việc đồng án nên thời gian giao tiếp giữa hai mùa giữa hai chu trình sản xuất thường có nhiều lễ hội hơn cả. Đó là lúc người nông dân nhàn rỗi nên có điều kiện tổ chức lễ hội. Hơn nữa sau một thời gian lao động vất vả, người ta bao giờ cũng có tâm lí xả hơi”(1) Các lễ hội đều gắn liền đến đời sống nông nghiệp lúa nước của người dân, lễ hội thường diễn ra trên cánh đồng, ngoài bờ sông, dưới gốc đa bên bờ suối, trước cửa rừng, trên gò cao, bên ngọn thác, trong thung lũng. Mỗi vòng đời của cây lúa đều gắn với một lễ hội. Bước đầu tiên của qui trình sản xuất là cấy lúa có các lễ hội như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ ban phát giống thiêng của nười Campuchia. Lễ hội gắn với giai đoạn phát triển quan trọng nhất của cây lúa – giai đoạn lúa chửa – như lễ hội Đônta ở Campuchia. Về giai đoạn thu hoạch lúa có thể kể đến như lễ hội vun thóc trên sân của dân tộc Lào. Ngoài ra cư dân Đông Nam Á còn coi trọng nguồn nước, các lễ hội té nước được diễn ra vào đầu năm mới cầu mong cho mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi như lễ hội Bun Pi May của người Lao lễ hội Songkran của người Thái Lan. 4. Hằng số văn hóa mẹ: Hằng số văn hóa mẹ được sinh ra từ các tư duy nông nghiệp, tổ chức cộng đồng theo kiểu làng xã của người Đông Nam Á. Căn cứ vào những dấu vết được bảo lưu trong xã hội các cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, chúng ta có thể hình dung một cách đại thể rằng hình thức gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ mà ngày nay chúng ta có thể thấy ở người Ê đê, Gia Ray. Tổ chức xã hội ở Đông Nam Á có những nét tương đồng: người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong chế độ huyết tộc mẫu hệ tổ chức theo nhu cầu tưới nước cho đồng ruộng. Người phụ nữ yếu tố mẹ được coi trọng trong văn hóa Đông Nam Á. Bằng chứng là các vị thần của người Đông Nam Á hầu như là thần nữ. Trong văn hóa Việt Nam người Việt chúng ta thờ rất nhiều vị thần nữ mà khi đi từ bắc xuống nam ta có thể thấy như Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà chúa Liễu Hạnh, bà Đá, bà Đanh, bà Đen, bà chúa xứ. Vua được gọi là phụ mẫu chỉ khi là một người mẫu mực biết lo cho dân ấm no hạnh phúc. Những sự vật tự nhiên to lớn đều gắn liền với chữ cái như sông cái, đường cái con bướm 6 to thì được gọi là bướm bà, cặp đồ vật lớn nhỏ người ta gọi cái lớn là mẹ cái nhỏ là con chứ không gọi cha con. Trong thuyết âm dương giáo sư Trần Ngọc Thêm đã chứng minh tư tưởng âm dương là sản phẩm của cư dân Nam Á Bách Việt cổ đại. “ Chữ Âm Dương (yin – yang trong tiếng Hán) đã bắt nguồn từ Ina – yan của tiếng Đông Nam Á cổ đại với nghĩa gốc là mẹ(cha) – đất(trời)” (3) Âm là đất dương là trời trong âm có dương trong dương có âm nhưng sự bình quân ấy không là tuyệt đối mà có phần thiên về phần âm hơn. Lối sống nông nghiệp con người bắt buộc phải định canh định cư trọng tĩnh. Cây trồng xuống chờ ra hoa kết quả để thu hoạch không phải đánh đập la hét nên tạo cho người Đông Nam Á một tính cách hòa nhã, trọng tình. Người Đông Nam Á trong một cộng đồng sống hòa thuận với nhau họ tôn trọng giúp đỡ nhau trong sinh hoạt sản xuất. “ Hàng xóm sống lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy nghĩa tình làm đầu: một bồ cái lí không bằng một tí cái tình (tục ngữ) – lối sống tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ”(3) Hằng sô văn hóa mẹ đã tạo cho người Đông Nam Á một tính cách hòa hiếu cởi mở đối với mọi người xung quanh. Nhưng chính cái trọng tình đã gây ra vấn đề bất cập trong công việc vô tình gây tác động xấu đến sự phát triển của xã hội. LỜI KẾT: Ngày nay theo guồng quay của cuộc sống hiện đại với sự gắn kết ngày càng gần giữa các nền văn hóa trên thế giới nền văn hóa Đông Nam Á đã có nhiều thay đổi và xuất hiện nhiều yếu tố ngoại lai. Nhưng như nhà bác học Anh Taylor đã khẳng định “ văn hóa là cái còn lại khi chúng ta đã quên đi tất cả, cái vẫn thiếu khi chúng ta đã học tất cả” nên các giá trị các đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Nam Á sẽ mãi tồn tại theo con người Đông Nam Á. Có chăng những đặc trưng ấy cũng chỉ biến đổi về mặt hình thức cho phù hợp với sự phát triển của xã hội còn về nội dung vẫn giữ nguyên được những giá trị ban đầu. Đó là bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Nam Á: văn hóa thực vật, văn hóa làng nước, văn hóa ruộng nước và hằng số văn hóa mẹ. 7 Tài liệu tham khảo: 1. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Vũ Dương Ninh (2000), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục 3.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP Hồ Chí minh. 8