1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổng quan thương mại dịch vụ

20 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 136 KB

Nội dung

Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Tổng quan thương mại dịch vụ Chương 1 : Bản chất và vai trò của thương mại dịch vụ 1.1 Bản chất và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ 1.1.1 Khái niệm -Sự ra đời và phát triển của dịch vụ + Dịch vụ ra đời là một tất yếu khách quan do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa quyết định + Dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng phong phú cùng với sự gia tăng của thu nhập, mức sống cũng như trình độ văn minh của loài người -Khái niệm về dịch vụ +Hoạt động dịch vụ : Dịch vụ là các hoạt động mang tính chất xã hội mà kết quả của nó thường không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn tới việc chuyển giao quyền sở hữu nhằm thoải mãn kịp thời và hiệu quả nhu cầu của sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người Dịch vụ là hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản dịch vụ khách hàng sở hữu với nhà cung ứng mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu -Nhận xét: +Hoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh tế khác đều sử dụng các yếu tố đầu vào như lao động, các nguồn vật chất cũng như các nguồn lực tài chính để sản xuất +Phần lớn các hoạt động dịch vụ đều sử dụng rất nhiều lao động sống ( vì có sự giao tiếp trực tiếp giữa khách hàng , người tiêu dùng với người cung ứng) +Kết quả mà hoạt động dịch vụ mang lại không tồn tại dưới hình thái vật chất +Hoạt động dịch vụ bao gồm nhiều công đoạn không thể tách rời bởi vậy khi nói sản xuất cung cấp hàng hóa còn đối với dịch vụ thì nói là cung ứng dịch vụ +Tính chất xã hội của hoạt động dịch vụ là một đặc điểm quan trọng do hoạt động dịch vụ không thể xảy ra khi không có sự tham gia đồng thời nhưng tách rời của nhà sản xuất, người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ +Hoạt động dịch vụ được cung ứng bởi chính phủ các tổ chức cá nhân các doanh nghiệp trong và ngoài nước +Mục tiêu của hoạt động dịch vụ là lợi nhuận hoặc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội +Dịch vụ có thể là hoạt động chính hay các hoạt động bổ trợ cho các hoạt động chính +Hoạt động dịch vụ mang lại những lợi ích mà khách hàng kỳ vọng sẽ nhận được thêm ngoài những sản phẩm mà họ quyết định mua và sử dụng *Dịch vụ là một sản phẩm Dịch vụ là kết quả của các hoạt động lao động của con người mà không tạo ra các sản phẩm vật thể hữu hình nhưng đem lại những lợi ích và thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Dịch vụ là kết quả hoạt động sinh ra do sự tiếp xúc giữa bên cung ứng và khách hàng cùng với các hoạt động của nội bộ bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng -Nhận xét +Dịch vụ là một hàng hóa đặc biệt có đầy đủ thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng như của hàng hóa +Dịch vụ là một sản phẩm vô hình không có hình thái cụ thể còn sản phẩm hàng hóa có hình thái cụ thể +Sản phẩm dịch vụ phải tiêu dùng ngay đồng thời với sản xuất không thể đóng gói, bảo quản, vận chuyển +Đối với sản phẩm vật chất có thể đóng gói, bảo quản, vận chuyển +Sản phẩm dịch vụ chỉ có hai mục đích sử dụng : Tiêu dùng và xuất khẩu tại chỗ +Sản phẩm vật chất có ba mục đích sử dụng : Tiêu dùng , cất trữ và xuất khẩu *Ngành dịch vụ Dịch vụ là ngành thứ 3, nằm ngoài 2 nghành công nghiệp – nông nghiệp, được hình thành bởi sự liên kết giữa các doanh nghiệp, tở chức và đơn vị có chức năng chuyên môn hóa sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội -Nhận xét: +Cùng với hai ngành dịch vụ giúp hình thành cơ cấu một nền kinh tế +Ngành dịch vụ có đối tượng và phạm vi hoạt động rất rộng +Ngành dịch vụ có tính liên kết rất cao. Nó sử dụng kết quả của các ngành khác và là đầu vào của rất nhiều ngành trong nền kinh tế +Ngành dịch vụ rất nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường +Ngành dịch vụ có quy mô lớn, nhỏ, đa dạng tùy thuộc vào trình độ phát triển ở từng quốc gia +Đang có sự dịch chuyển lao động của các ngành sang ngành dịch vụ ( dịch vụ không khắt khe về trình độ chuyên môn và đem lại lợi nhuận lớn ) Bài tập : Tìm kiếm các bàng biểu về tỉ trọng các ngành trong nền kinh tế Việt Nam -Tỉ trọng lao động theo ngành của Việt Nam tính tới năm 2010 1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ @:Là sản phẩm vô hình ( không tồn tại ) Nếu như so sánh với hàng hóa là hữu hình Đặc trưng bốn I *Đặc điểm : /+Đây là đặc trưng cơ bản nhất của dịch vụ +Dịch vụ là sản phẩm tồn tại hình thái phi vật thể . Khách hàng và người tiêu dùng không thể nhìn thấy , cầm, nắm, thử trước khi tiêu dùng nó . Họ chỉ có thể cảm nhận được kết quả chất lượng khi hoạt động cung ứng diễn ra cùng với quá trình tiếp nhận và tiêu dùng các dịch vụ đó *Nhận xét Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 +So sánh với hàng hóa : Hàng hóa là những thứ hữu hình có thể dùng giác quan để cảm nhận Khác với hàng hóa có thể xác định bằng các tiêu chuẩn kĩ thuật. Với dịch vụ việc đo lường chất lượng là rất khó. Người ta không thể nhìn thấy nhãn mác của dịch vụ mà nhờ các thông tin và chất lượng tiếp xúc giữa người cung ứng và người sử dụng để đánh giá chất lượng của dịch vụ +Trong hoạt động thương mại dịch vụ cần củng cố niềm tin thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bằng cách củng cố đầu tư các yếu tố hữu hình ( vật chất kĩ thuật, lao động, cơ sở hạ tầng ) hoặc bằng quảng cáo , những cam kết sự đảm bảo ( bằng khen, giấy chứng nhận) +Trong hoạt động quản lý thương mại dịch vụ cần có sự phân biệt các phương pháp quản lý không gây tổn thất cho nền kinh tế @-Chất lượng của dịch vụ là rất khó đánh giá và không ổn định *Đặc điểm : +Dịch vụ là khó xác định được chất lượng, là phi tiêu chuẩn hóa do tính vô hình của dịch vụ quyết định +Chất lượng của dịch vụ tùy thuộc vào yếu tố: người cung ứng, người tiêu dùng(nhận thức, kỹ năng, nghệ thuật cung ứng, thói quen, sở thích, thu nhập); thời gian địa điểm cung ứng; môi trường cung ứng; các yếu tố khách quan khác Chất lượng dịch vụ được đánh giá gồm 5 thành phần cơ bản 1,Độ tin cậy(reliability) 2,Khả năng đáp ứng(responsivenes) 3,Sự đảm bảo(Assurance) 4,Sự đồng cảm 5,Phương tiện vật chất *Nhận xét -So sánh với chất lượng hàng hóa Chất lượng của hàng hóa được xác định từ khi sản xuất trước khi đem ra trao đổi hay cung cấp cho khách hàng Sản phẩm hàng hóa: Thiếu kế> Sản xuất>Quảng cáo>Bán>Tiêu dùng Dịch vụ thì ngược lại người tiêu dùng trực tiếp tham gia vào quá trình tạo nên chất lượng dịch vụ Sản phẩm dịch vụ: Thiết kế>Quảng cáo>Sản xuất>Tiêu dùng Các sản phẩm hàng hóa có thể đánh giá theo các tiêu chuẩn chất lượng khu vực hoặc quốc tế Nhưng dịch vụ thì khó xác định tiêu chuẩn đánh giá. Xác định hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ là rất khó -Ý nghĩa đối với hoạt động thương mại dịch vụ Kinh doanh dịch vụ phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ . Chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc cả vào khách hàng nên cần làm đúng ngay từ đầu, tránh làm mất khách hàng, tạo uy tín trong khả năng cung ứng -Ý nghĩa đối với quản lý Nhà nước đối với thương mại dịch vụ Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ cần có lưu ý trong việc kiểm tra chất lượng dịch vụ, cần xác định rõ những tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá( một số chỉ tiêu như trên) @-Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời *Đặc điểm Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không tách rời nhau. Các hoạt động tạo ra dịch vụ của nhà cung ứng diện ra đồng thời với quá trình sử dụng dịch vụ vủa người tiêu dùng theo không gian và thời gian *Nhận xét -So sánh với hàng hóa +Quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa hữu hình có thể tách rời về không gian và thời gian. Ở dịch vụ thì quá trình sản xuất, phân phối và trao đổi diễn ra đồng thời với quá trình tiêu dùng -Ý nghĩa trong hoạt động thương mại dịch vụ +Người cung ứng dịch vụ có thể gặp phải những rủi ro khi đã tạo ra dịch vụ mà không bán được hoặc bán không hết thì có thể mất hoặc chịu lỗ. Đối với người tiêu dùng khi bỏ tiền ra mua nhưng không tập trung cho sử dụng cũng coi như mất hoặc không được hưởng thụ +Vì sản xuất và tiêu dùng luôn có mặt của khách hàng nên người cung ứng cần đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, phải chú ý tới các biển báo , trang trí nội thất. phong cách giao tiếp, kế hoạch cung ứng +Người cung ứng cần có các biện pháp để giải quyết “hàng chờ”. Di chuyển nhu cầu sang thời gian không gian khách, phát tích kê, đưa ra các dịch vụ giải trí miễn phí -Ý nghĩa trong quản lý Nhà nước về thương mại +Nhà nước cần tạo điều kiện để mở rộng, thay đổi cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đáp ứng khả năng cưng ứng @-Dịch vụ là sản phẩm không thể vận chuyển và cất giữ trong kho *Đặc điểm Do tính vô hình của sản phảm dịch vụ, do đặc điểm sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể bảo quản, dự trữ, chuyên chở dịch vụ để điều chỉnh quan hệ cung cầu, quan hệ không ăn khớp giữa sản xuất – tiêu dùng *Nhận xét -So sánh với hàng hóa +Hàng hóa hữu hình có thể dự trữ phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng nhưng dịch vụ không thể dự trữ. +Hàng hóa cần có quá trình vận chuyển nhưng dịch vụ không thể vận chuyển để đưa từ lúc dư thừa tới lúc thiếu -Ý nghĩa trong hoạt động thương mại dịch vụ +Người cung ứng cần tính toán di chuyển nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng tránh gây tình trạng lãng phí hoặc có lúc không có khả năng cung ứng Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 -Ý nghĩa trong quản lý nhà nước về thương mại +Nhà nước đưa ra chính sách vĩ mô để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển 1.1.3 Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế 1.1.3.1 Vai trò chung Vai trò kinh tế Vai trò xã hội  Hai vai trò vừa thống nhất vừa đối lập 1.1.3.2 Vai trò cụ thể -Đối với nền kinh tế quốc dân : +Dịch vụ là cầu nối giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hóa, là cầu nối giữa các vùng trong nước, giữa các ngành trong nền kinh tế, giữa các nước trên thế giới +Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia +Giúp biến đổi cơ cấu kinh tế +Thúc đẩy phân công lao động xã hội +Tạo ra nhiều việc làm -Đối với các ngành dịch vụ : + Hỗ trợ, giúp đỡ giữa các ngành có hướng tới sự chuyên môn hóa tăng năng suất lao động trong các ngành dịch vụ -Đối với các doanh nghiệp +Dịch vụ là phương tiện hỗ trợ, là công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp +Dịch vụ tạo nên yếu tố văn hóa, bản sắc của mỗi doanh nghiệp -Đối với khách hàng: +Dịch vụ mang đến cho khách hàng nhiều tiện lợi giúp mở rộng tầm hiểu biết và dịch vụ phản ánh sự phái triển văn minh xã hội loài người 1.2 Bản chất và những đặc điểm cơ bản của thương mại dịch vụ 1.2.1 Khái niệm tương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trương thông qua mua bán nhằm mục đích lợi nhuận (Ngoài ra còn có khái niệm về thương mại dịch vụ theo hiệp định GATS của WTO) 1.2.2 Đặc điểm cơ bản của thương mại dịch vụ 1,Về đối tượng trao đổi (DV) 2,Về các phương thức cung ứng 3,Về tính liên ngành của các dịch vụ Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 4,Về tính đa dạng của dịch vụ: Đa dạng về các loại hình 12 ngành, 155 phân ngành. Đa dạng về đối tượng dịch vụ. Đa dạng về vai trò. Đa dạng về quy mô, chất lượng 5,Về tính nhạy cảm của dịch vụ Tác động nhanh và khó nhận biết Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và trực tiếp dịch vụ ảnh hưởng tới bên ngoài 1.2.3 Chức năng của thương mại dịch vụ -Chức năng sản xuất các dịch vụ -Chức năng lưu thông dịch vụ -Chức năng tổ chức tiêu dùng dịch vụ  Trong thương mại dịch vụ các chức năng trên xảy ra đồng thời vả về không gian và thời gian 1.3 Vị trí và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thế giới 1.3.1 Vị trí của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế thế giới Vị trí của thương mại dịch vụ thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội và sự phát triển kinh tế của loài người Giai đoạn 1: NN-CN-DV Giai đoạn 2: CN-NN-DV Giai đoạn 3:CN-DV-NN Giai đoạn 4:DV-CN-DV Vị trí của thương mại dịch vụ ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau có sự khác biệt( các QG phát triển – các QG đang phát triển) 1.3.2 Vai trò của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế thế giới -Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đóng góp vào GNP của các nền kinh tế các quốc gia -Tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện cán cân thương mại các quốc gia -Thương mại dịch vụ có vị trí tăng đóng góp ngoại tệ của đất nước, cân bằng cán cân thương mại và thanh toán quốc gia -Thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế -Tạo ra nhiều công việc -Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người 1.3.3 Xu hướng cơ bản trong phát triển thương mại dịch vụ thế giới -Thương mại dịch vụ quốc tế ngày càng phá triển về quy mô và chiếm tỉ trọng càng tăng trong thương mại quốc tế -Tăng tỉ trọng những loại dịch vụ sử dụng nhiều tri thức và giảm tỉ trọng những loại dịch vụ sử dụng lao động giản đơn Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 \-Phương thức dịch vụ chuyển biến theo hướng ít đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ -Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại dịch vụ -Xu hướng bảo hộ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ CHƯƠNG II: Thương mại dịch vụ quốc tế I.Bản chất và vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế 1.Bản chất a.Khái niệm: Thương mại dịch vụ quốc tế là việc trao đổi cung ứng dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau thông qua hoạt động mua bán lấy tiền tệ làm môi giới hướng tới mục tiêu lợi nhuận b.Nội dung Xuất nhập khẩu ,Nhập khẩu tại chỗ , xuất khẩu tại chỗ c.Đăc điểm Ngoài những đặc điểm chung còn có một vài đặc điểm khác liên quan đến tính quốc tế -Cung trong lĩnh vực quốc tế không đều giữa các quốc gia -Cầu có sự phong phú , co dãn . Cơ hội cho những nhà khai thác kiếm lợi nhuận -Giá dịch vụ không có sự đồng đều giữa các quốc gia 2.Vị trí và vai trò của xuất nhập khẩu dịch vụ -Là một nội dung của hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế -Là một mục tiêu hướng tới của các hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế của các quốc gia a. Xuất khẩu dịch vụ -Tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng GDP -Quảng bá hình ảnh nước xuất khẩu cho bạn bè thế giới ( văn hóa, lịch sử, truyền thống) -Phát huy lợi thế so sánh b.Nhập khẩu dịch vụ -Thỏa mãn nhu cầu con người ( dịch vụ giải trí …) II.Các phương thức cung ứng dịch vụ cơ bản trong thương mại dịch vụ quốc tế 4 Phương thức 1.Cung ứng qua biên giới *Mô tả: Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Dịch vụ được cung ứng từ lãnh thổ của quốc gia thành viên này sang lãnh thổ của quốc gia thành viên khác. Nhà sản xuất và nhà tiêu dùng cách nhau qua biên giới và dịch vụ chạy từ nước xuất khẩu sang nước tiêu dùng được gọi là “suất dịch vụ” *Ví dụ: Chuyển tiền liên quốc gia , bưu chính Dịch vụ hoàn hảo(hữu hình) , dịch vụ thuẩn túy(vô hình) *Xu hướng Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ ngày càng tăng, nhịp sống nhanh đòi hỏi thời gian tiêu dùng nhanh, sự phát triển và hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, thương mại điện tử thì phương thức này ngày càng được gia tăng 2.Tiêu dùng ở nước ngoài *Mô tả: Nhà sản xuất không di chuyển . chỉ có sự di chuyển của người tiêu dùng sang nơi có nhà sản xuất để tiêu dùng dịch vụ VD: Người việt nam sang Trun quốc du lịch , sang Mỹ để học, sang Hàn quốc chữa bệnh *Xu hướng -Có xu hướng gia tăng do +Lợi thế của ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển +Sự hội nhập mở của và tự do hóa +Nhu cầu mở rộng tầm hiểu biết, nhu cầu giao lưu khám phá bản thân, khám phá những điều mới lạ 3.Hiện diện thương mại *Mô tả: Nhà sản xuất phải sang nơi có người tiêu dùng để thiết lập hiện diện thương mại để cung ứng dịch vụ tại nước sở tại VD: Trường đại học RMIT,Viện Việt Pháp cung ứng dịch vụ y tế *Xu hướng Phát triển do Dịch vụ là vô hình đòi hỏi sự tiếp xúc giữa người cung ứng và người tiêu dùng, nhu cầu sự dụng dịch vụ nền cần có sự thiết lập hiện diện thương mại Do tốc độ và làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như lợi ích của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài Do chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ rất ngắn nên cần tạo ra chù kỳ sống mới cho sản phẩm tại quốc gia khác Do sự phát triển của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng 4.Hiện diện thể nhân *Mô tả Nhà cung ứng dịch vụ là các thể nhân sẽ hiện diện trực tiếp ở nước tiêu thụ để cung ứng dịch vụ Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 VD: Người Việt nam sang các nước trung đông làm việc, các luật sư Mỹ sang Việt Nam làm việc *Xu hướng phát triển: Do sự di chuyển của con người giữa các quốc gia dễ dàng hơn; Môi trường làm việc đã được mở rộng cho tất cả mọi người; do có quan niệm chất xám là tài sản dùng chung…nên phương thức này có những thuận lợi để phát triển Đối với Mỹ và NAFTA mậu dịch tự do Bắc Mỹ , việc cung ứng dịch vụ được chưa thành 2 phương thức Phương thức 1 Cung ứng qua biên giới bao gồm tất cả các phương thức cung ứng dịch vụ, có sự dịch chuyển qua biên giới của dịch vụ hoặc người cung ứng hay người tiêu dùng dịch vụ, trừ việc cung ứng dịch vụ liên quan đến phương thức hiện diện thương mại. Phương thức 2 Cung ứng dịch vụ qua phương thức hiện diện thương mại( Công tác thống kê của Mỹ thường chú trọng đến những hiện diện thương mại mà vốn của Mỹ chiếm chủ yếu ) 2.3 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và ảnh hưởng của GATS đến sự phát triển của thương mại dịch vụ 2.3.1 Giới thiệu về GATS Mục tiêu: Mở cửa thị trường dịch vụ để kích thích cạnh tranh nhằm tạo ra nhiều dịch vụ sãn sàng hơn, rẻ hơn, chất lượng hoàn hảo hơn nhằm thỏa mã các nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao mức sống cho con người Phạm vi áp dụng: Các hoạt động cung ứng dịch vụ mang tính chất thương mại, ngoai trừ các dịch vụ được cung ứng bởi Chính phủ. Áp dụng cho việc cung ứng 12 ngành dịch vụ và 155 phân ngành Nội dung chủ yếu của GATS: Là các nước thành lập đưa ra các cam kết Thể hiện các quy định về nghĩa vụ và quy tắc chung trong thương mại dịch vụ 1.Nguyên tắc tối huệ quốc 2.Nguyên tắc đối sử quốc gia tiếp cận thị trường 3.Nguyên tắc minh bạch hóa hệ thống chính sách 4.Nguyên tắc công nhận lẫn nhau 5.Nguyên tắc tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ 6.Nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước 7.Nguyên tắc liên quan đến vấn đề độc quyền và đặc quyền cung ứng dịch vụ 8.Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước thành viên đang phát triển hoặc đang trong quá trình chuyển đổi 9.Nguyên tắc liên quan đến thanh toán và chuyển tiền quốc tế 2.3.2 Ảnh hưởng của GATS đối với các nước phát triển Trình độ phát triển kinh tế và mức sống ở các nước phát triển Ảnh hưởng của GATS 2.3.3 Ảnh hưởng của GATS đối với các nước đang phát triển Trình độ phát triển kinh tế và mức sống ở các nước đang phát triển Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 GAST đã đem lại -Một khuôn khổ cho TMDV và do đó các quy định đa phương đem lại cho tất cả các thành viên quyền và nghĩa vụ như nhau -Một cơ cấu căn bản để tiến hành đàm phán từng bước mở rộng TMDV và tự do hóa -Các cam kết ngăn chặn bất cứ sự suy giảm và điều kiện mở của thị trường 1.Khả năng dự báo có thể tăng lên Nguyên tắc và cơ cấu của GATS đã tạo ra nền tảng cho sự ổn định của cả hệ thống với việc chấp nhận các danh mục cam kết và đưa ra các khó khăn khi rút lại các cam kết trong danh mục đó. Lợi ích các nước đang pt được bảo vệ tránh các biến động về điều kiện tiếp cận do các đối tượng thương mại bất ngờ đưa ra, ngăn cản các phát triển làm điều kiện TMDV giữa các nước pt và các nước đang pt 2.Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MFN) GATS tạo ra sự bảo đảm về nguyên tắc đối xử tối huyệ quốc, một nguyên tắc đối với các nước đang phát triển vì nó đem lại cho họ những lợi thế tương tự mà các nước phát triển có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán ngoài WTO. Không có nguyên tắc MFN thì bất cứ nhân nhượng nào đạt được trên cơ sở song phương hay nhiều bên đều sẽ không tự động dành cho các nước đang phát triển. Tuy vậy, một số người lập luận rằng nguyên tắc MFN là một cản trở đối với các quốc gia đang phát triển 3.Minh bạch hơn và ngăn chặn tham nhũng Quy định về minh bạch có ý nghĩa là nguy cơ tham nhũng sẽ ít hơn và các bên trong nước lẫn nước ngoài đều có một cái nhìn chính xác hơn về những điều kiện phổ biến ở các thị trường khác nhau để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Quy định của GATS về thông báo về thay đổi luật pháp và việc thành lập các diểm cung cấp thông tin là cách để các thành viên có cái nhìn thấu đáo hơn đối với luật áp dụng trong các thị trường nhập khẩu. Đáng tiếc là các thành viên WTO không phải bao giờ cũng thực hiện đầy đủ các yêu cầu về báo cáo 4. Chi phí thực hiện và công đàm phán Những yêu cầu của GATS về tính thông thoáng và nâng cao năng lực thể chế đã làm tăng chi phí hành chính ở nhiều nước 5.GATS và vấn đề tự do hóa mở cửa thị trường Sau khi GATS ra đời, khả năng tiếp cận thị trường tại nhiều nước phát triển và các nước đang phát triển không ngừng tăng lên, nhưng vì không có những cam kết nên khó có thể nói GATS là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những nỗ lực này . Tuy nhiên GATS tác động gián tiếp đến sự tiến triển đó nhờ tạo lập những chuẩn mực cơ bản cho mở của thị trường TMDV và tiếp tục tự do hóa. Mặc dù vậy những yếu tố ngoài GATS lại có những ảnh hưởng nhiều hơn đến những xu hướng phát triển này. Những yếu tố này gồm sự liên kết khu vực, những khó khăn về nguồn tài chính trong nước, sức ép từ người sử dụng dịch vụ tư vấn bên ngoài, sự phát triển của công nghệ và công nghiệp, những thách thức mới từ khía cạnh pháp lý và mong muốn tạo sức cạnh tranh trên thị trường nội địa GATS không đem lại một sự đảm bảo nào về tăng nhập khẩu hoặc thiết lập các doanh nghiệp dịch vụ nào ở địa phương.Gats cũng không phải là điều kiện tiên quyết cho luồng nhập khẩu và đầu tư trực tiếp vào nước ngoài. Lý do là những điều kiện mở của thị trường đã được cam kết trong GATS chỉ là một phần trong quyết định của một doanh nghiệp để thiết lập hiện diện thương mại của mình ở một nước khác Lý do khiến GATS có tác động hạn chế đối với các nước đang phát triển là vì những cam kết đã đưa ra chưa hoàn chỉnh và hầu hết các nước cam kết trong những ngành họ đã rất mạnh hoặc có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra cạnh tranh quốc tế rất gay gắt nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu sang các nước phát triển.Còn nhiều yếu tố hợp lý khác không liên quan đến GATS: như thiếu vốn phát triển cho xuất nhập Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 [...].. .Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 khẩu và kinh doanh, khó khăn trong việc tạo dựng niềm tin với các nhà nhập khẩu, không tiếp cận được hệ thống hạ tầng rẻ và tin cậy, không tiếp cận được mạng lưới phân phối dịch vụ chính thức và không chính thức để thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Chương 3 : Thương mại trong các ngành dịch. .. trình độ thấp, là đặc trưng của đội ngũ lao động đông đảo trong nghành bán lẻ, Thương mại ngành dịch vụ tài chính Mô tả: Ngành dịch vụ tài chính bao gồm Tất cả các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác trừ bảo hiểm Các mục khác *Vị trí, vai trò ngành dịch vụ tài chính Dịch vụ tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, là chìa khá, là van điều tiết các... *Đặc điểm cung ứng dịch vụ viễn thông -Dịch vụ viễn thông được cung ứng bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng -Dv viễn thông cơ bản bao gồm bất kỳ loại hình dịch vụ truyển tải viễn thông nào như : điên thoại, truyền dữ liệu cả gói và chuyển mạch, telex, điện báo, fax, mạch thuê bao Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 -Dv viễn... gia Thương mại ngành dịch vụ vận tải Bao gồm: dv vt biển, dv vt đường sông nội địa, dvvt đường không, dvvt vũ trụ, svvt đường sắt , dvvt đường bộ, dvvt đường ống, các dịch vụ phụ trợ cho mọi phương thức vận tải *Vị trí, vai trò ngành dịch vụ vận tải Dịch vụ vận tải vừa là dịch vụ mang tính cạnh tranh nội bộ ngành vủa là dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành khác trong nền kinh tế Dịch. .. dịch vụ 3.1 Phân ngành dịch vụ của WTO 1.DV kinh doanh 2.DV liên lạc 3.DV xây dựng và thu công 4.DV phân phối 5.DV tài chính 6.DV môi trường 7.DV du lịch 8.DV giáo dục 9.DV vui chơi giả trí 10.DV vận tải 11.DV y tế và sức khỏe cộng đồng 12.Các dịch vụ khác 3.2 .Thương mại trong các ngành dịch vụ Dịch vụ phân phối *Vị trí, vai trò ngành dịch vụ phân phối Là ngành DV thứ 4 trong bảng phân ngành dịch vụ. .. cả việc tiến hành giao dịch ), các loại khác *Vị trí vai trò nghành dịch vụ viễn thông -Dịch vụ viễn thông có vị trí quan trọng, then chốt trong nền kinh tế là 1 trong những nhành dịch vụ lớn nhất và phát triển lớn nhất -Dịch vụ viễn thông là nghành đóng vai trò kép trong nền kinh tế là điều kiện để nền kinh tế thương mại mỗi quốc gia phát triển, nó đóng vai trò vừa là một dịch vụ liên lạc thiết yếu,... dịch vụ viễn thông phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thương mại dịch vụ Quá trình chuyển giao công nghệ và liên kết trong TMDV gia tăng rất mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 4 Tự do hóa và bảo hộ trong thương mại dịch vụ 4.1 Hội nhập quốc tề về TMDV 4.1.1 Sự cần thiết khách quan của quá trình hội nhập trong TMDV 4.1.2 Đặc điểm của quá trình hội nhập trong lĩnh vực thương mại. .. bộ kỹ thuật Giao dịch theo hình thức nhượng quyền thương mại thương được thực hiện qua biên giới, trong khi đó DV đại lý ủy quyền được cung ứng qua biên giới và thông qua hiện diện thương mại Thực tế, việc phân biệt giữa các nhà phân phối có thể không rõ ràng vì họ có thể cùng 1 lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 *Xu hướng... và khó kiểm soát -Các đặc điểm khác : Có các quy định, nguyên tắc riêng để hội nhập thương mại dịch vụ 4.1.3 Những thời cơ và những thách thức đối với quá trình hội nhập trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đối với các nước trên thế giới * Thời cơ -Tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia , hội nhập thương mại dịch vụ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu tạo cơ hội cho các nền kinh tế gắn kết... ứng -Giới hạn tổng lượng giao dịch dich vụ và tài sản -Giới hạn tổng lượng dịch vụ hoạt động hoặc tổng sản lượng đầu ra của dịch vụ -Giới hạn về số lượng thể nhân có thể tuyển dụng một trong những lĩnh vực cụ thể -Các yêu cầu về hình thức pháp nhân, -Hạn chế về tỷ lệ góp vốn của bên cung ứng dịch vụ nước ngoài *Công cụ -Công cụ hành chính -các đòn bẩy kinh tế -các hàng rào kinh tế,vệ sinh dịch tễ,yếu . Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Tổng quan thương mại dịch vụ Chương 1 : Bản chất và vai trò của thương mại dịch vụ 1.1 Bản chất và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ 1.1.1 Khái. với thương mại dịch vụ Tái liệu mang tính tham khảo - Bin C2 Tổng quan thương mại dịch vụ 12/2011 Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ cần có lưu ý trong việc kiểm tra chất lượng dịch vụ, . nghành bán lẻ, Thương mại ngành dịch vụ tài chính Mô tả: Ngành dịch vụ tài chính bao gồm Tất cả các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

Ngày đăng: 19/11/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w