1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án lịch sử lớp 12 (LS Việt Nam)

97 3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 909,5 KB

Nội dung

PHẦN II LỊCH SỬ VIỆT NAM ( TỪ NĂM 19192000) CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ NĂM 19191930 Tiết 16 Ngày soạn. 1092014 Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức Những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo dục… ở Việt Nam. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát triển mới. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của cácnước đế quốc . 3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đát nước và quốc tế.

Trang 1

PHẦN II

LỊCH SỬ VIỆT NAM ( TỪ NĂM 1919-2000) CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ NĂM 1919-1930

Tiết 16

Ngày soạn 10/9/2014 Bài 12:

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925

I MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1.Kiến thức

- Những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác

thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo

dục… ở Việt Nam

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước

phát triển mới

2 Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và

thống trị của cácnước đế quốc

3 Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ

thể của đát nước và quốc tế

II CHUẨN BỊ

1 - Giáo viên ưu tầm chân dung một số nhà hoạt động yêu nước cách mạng

tiêu biểu, thống kê các cuộc bãi công của công nhân

2 - Học sinh đọc trước bài

III PHƯƠNG PHÁP phân tích, đánh giá các sự kiện lịch

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1 Ổn định lớp

2 Liên hệ bài cũ: GV yêu cầu học sinh nhắc lại về CTTG I, khủng hoảng kinh

tế 1929 -1933

3 Bài mới:

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách khai thác

thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

- Phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát

triển mới ra sao?

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất VN

có nhiều biến đổi, do tác động của

cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

của Pháp

? Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

I Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

1 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

* Hoàn cảnh lịch sử

- sau CTTGI pháp bị thệt hại nặng nề

Trang 2

của Pháp diển ra trong hoàn cảnh

nào? mục đích, biện pháp, nội dung?

- HS trả lời câu hỏi, Gv nhận xét và

chốt ý:

+ Mục đích: Nhằm bù đắp lại những

thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới

thứ nhất gây ra

+ Biện pháp: Tăng cường bóc lột nhân

dân lao động trong nước và ráo riết

khai thác thuộc địa

+ Nội dung: (SGK)

:

? Những chính sách khai thác của thực

dân Pháp có tác động đến kinh tế Việt

Nam như thế nào?

? Những chính sách khai thác của thực

dân Pháp có tác động đến sự phân hoá

xã hội và sự phân hoá giai cấp như thế

nào?

HS trả lời câu hỏi,

Gv nhận xét chốt ý:

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi nước Nga

Xô viết ra đời, Quốc tế công sản được thành lập

*Mục đích tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở

Đong Dương chủ yếu ở Việt Nam nhằm khôi phục kinh

tế, bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra

* chính sách khai thác

Trong cuộc khai thác này, Pháp tăng cường đầu tưvốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinhtế.(1924-1929) vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrrang

- Nông nghiệp là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất,chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích đồn điền cao su

mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời

- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư khai thác

mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác kẽm, thiếc, sắt; mởmang một số ngành công nghiệp chế biến

- Thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triểnmới, giao lưu nội địa được đẩy mạnh hơn

- Giao thông vận tải được phát triển, đô thị được mởrộng, dân cư đông hơn

- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tếĐông Dương

- Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế

2 Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp (HS đọc thêm)

3 Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

* Về kinh tế:

- Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bướcphát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tư ( Nhàmáy, đường xá )

- Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối,lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp

* Về xã hội: Các giai cấp và xã hội ở Việt Nam có

sự chuyển biến mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Bị phân hoá.

+ Đại địa chủ: phản động + Một bộ phận không nhỏ tiểu địa chủ và trung địachủ tham gia phong trào dân chủ chống thực dân Pháp

và tay sai

- Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị đế

quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất bị bần cùng hoá

họ mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến

tay sai Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng

Trang 3

Gv nhận xét chốt ý:

to lớn của dân tộc

- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng,

có tinh thần dân tộc, chống Pháp và tay sai Bộ phận họcsinh và sinh viên, trí thức nhạy bén với thời cuộc Hănghái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do củadân tộc

- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ

nhất, phần lớn là nhà thầu cung nguyên liệu, hàng hóacho Pháp, thế lực yếu quá trình phát triển phân hoáthành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với đế quốc nêncấu kết chặt chẽ với đế quốc

+ Tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập,

có khuynh hướng dân tộc và dân chủ

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời trước chiến

tranh và tăng nhanh về số lượng sau chiến tranh: từ 10vạn lên 22 vạn (1929), chịu 2 tầng áp bức đời sống khókhăn, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác trở thành lực lượngchính trị độc lập và đảm nhận vai trò lãnh đạo cáchmạng Việt Nam

-> Những >< thuẫn chủ yếu trong XHVN càng sâusắc, trong đó >< chủ yếu là >< dân tộc VN với đếquốc và phong kiến tay sai

4 Củng cố:

- Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau CTTG I?

5 Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài

V.RKN.

Trang 4

Tiết 17

Ngày soạn 12/9/2014 Bài 12:

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

2 Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của cácnước đế quốc

2 - Học sinh đọc trước bài

III PHƯƠNG PHÁP phân tích, đánh giá các sự kiện lịch

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1 Ổn định lớp

2 kiểm tra bài cũ: Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau

CTTG I?

Trang 5

3 Bài mới:

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách khai thác

thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

- Phong tr o yêu n ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có c Vi t Nam t n m 1919 ệt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ừ năm 1919 đến năm 1925 có ăm 1919 đến năm 1925 có đến năm 1925 có n n m 1925 có ăm 1919 đến năm 1925 có

b ước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có c phát tri n m i ra sao? ển mới ra sao? ớc Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có

- Thái độ chính trị không kiên định,

khi Pháp nhượng bộ thì thoả hiệp

GV yêu cầu HS theo dõi SGK , về pt

đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản và

1 Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

và một số người Việt Nam ở nước ngoài (HS đọc thêm)

2 Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

* Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản:

- Tư sản + Mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, dùnghàng nội + + Đấu tranhchống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam

+ Sáng lập nhiều tờ báo ra đời như An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè…

+ Hoạt động mít tinh biểu tình, bãi khóa Sự kiện nổibật là đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925),cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926)

=> Đấu tranh sôi nổi, hăng hái, quyết liệt Lôi kéođược các tầng lớp khác tham gia,

* Về phong trào công nhân :

+ Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiềuhơn,

+ Thành lập công hội ( bí mật) Công nhân Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng lãnh đạo

-+ Tháng 8-1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Sonbãi công, phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cáchmạng Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển biến mới củaphong trào công nhân từ tự phát sang tự giác

=> Mang tính tự phát, còn lẻ tẻ, nặng về đòi quyền lợi

Trang 6

GV nêu vấn đề: trong bối cảnh các pt

yêu nước thất bại , thì những hoạt động

của Nguyễn Ai Quốc tác động như thế

nào đến cách mạng Việt Nam

GV nêu câu hỏi:

? Nêu hiểu biết của em về NAQ và quá

trình ra đi tìm đường cứu nước?

- GV Tích hợp Những hoạt động của

NAQ 1919-1925 ->Vượt khó khăn để

tìm đường cứu nước

Gv.- Sau nhiều năm buôn ba, cuối

1917 Nguyễn Tất Thành trở về Pháp,

-Trình bày những hoạt động của NAQ

tại Pháp và Liên Xô Những hoạt

động đó có ý nghĩa như thế nào

đốiCMVN ?

Công lao đối CMVN ?

GV => + 1917-1920: Bác tìm ra con

đường cứu nước, con dường cách mạng

vô sản của chủ nghĩa Mác-lê-nin

+ 1920-1924: bác truyền bá chủ

nghĩa Mác-lê-nin về nước, chẩn bị về

chính trị , tư tưởng cho việc thành lập

một chính Đảng ở Việt Nam

kinh tế 8-1925 chuyển từ tự phát sang tự giác

3 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp,năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp

- Tháng 6 -1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc

Người gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng

cho dân tộc Việt Nam

- Tháng 7 - 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, từ đó Người quyết tâm đi theo con

đường của Cách mạng tháng Mười Nga

- Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp,Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tếCộng sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầutiên, là một trong những người tham gia sáng lập ĐảngCộng sản Pháp

- Năm 1921, cùng với một số người khác sáng lậpHội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyêntruyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc

- Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự HộiNghị Quốc tế Nông dân (10-1923),

- 1924 Bác dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (

- Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu (TrungQuốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng

tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam

4 Củng cố: -Hoạt động của NAQ từ 1919-1925 Công lao đầu tiên của Nguyễn ái

Quốc với cách mạng Việt Nam

5 Dặn dò: Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị trước bài mới

-Nhận thức được sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam

nắm được đường lối hoạt động chính của tổ chức cách mạng : HVNCMTN,

Trang 7

TVCMD, VNQDD, nguyên nhân thất bại KNYB, nguyên nhân phân liệt của Hội

VNCMTN, sự xuất hiện 3 tổ chức CS từ đố thấy sự lớn mạnh của xu hướng cứu

nươc theo khunh hương CMVS

-Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam , cương lĩnh chính tri đầu

tiên của đảng , vai trò của NAQ.trong vận động thành lập , chủ trì hội nghị , soạn

thảo cương lĩnh, ý nghĩa lịch sử sự thành lập đảng

2 Về kỹ năng:

-Rền luyện kỹ năng phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức, đảng

phái chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc

3 Về thái độ:

-Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản

II CHUẨN BỊ

1 GV: -Tài liệu về các tổ chức cách mạng, một số nhà hoạt động tiêu biểu của

Việt Nam Quốc dân đảng, những thành viên dự hội nghị thành lập Đảng

2 Học sinh -Xem trước bài mới trong

III PHƯƠNG PHÁP : phân tích, đánh giá

IV TIẾN TRÌNH

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919

đến 1925, Công lao to lớn đối với CMVN.

3 Vào bài mới: phong trào cách mạng Việt Nam có bước phát triển, diễn ra

sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu

tranh phong phú…để thấy được phong trào từ năm 1925- 1930 phát triển như thế

nào

GV đặt vấn đề: từ 1925 do sự pt của phong trào

dân tộc dân chủ, làm suất hiện 3 tổ chức hoạt

động theo khuynh hướng vô sản, đưa phong

trào cách mạng bước sang giai đoạn mới

? Nêu hoàn cảnh ra đời, hoạt động và vai trò

của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi, GV nhận xét

và chốt ý, yêu cầu nêu rõ các nội dung sau:

+ 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan caonhất của Hội là Tổng bộ

Trang 8

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách

Mệnh đã trang bị lí luận cách GPDT cho cán

bộ của Hội, nhằm tuyên truyền về nước.

-1928, phong trào “vô sản hoá », đưa Hội viên

cùng sống, lao động với công nhân để vận động

quần chúng, rèn luyện cán bộ và truyền ba Chủ

nghĩa Mac-Lênin

* Vai trò của Hội:

- Truyền bá Chủ nghĩa Mác –Lênin vào VN.

- Nâng cao ý thức ct cho g/c công nhân, thúc

đẩy pt công nhân phát triển sang giai đoạn

+ Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo

cán bộ cách mạng, phần lớn đưa về nước hoạtđộng

+ 21-6-1925, báo Thanh niên - cơ quan ngôn

luận của Hội, ra số đầu tiên

+ 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc

"Vô sản hoá" đưa hội viên thâm nhập vào cáchầm mỏ, nhà máy, đồn điền ,

+ Xây dựng cơ sở , tuyên truyền vận động,nâng cao ý thức chính trị

* Vai trò

Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đã khiến

cho phong trào công nhân Việt Nam từ năm

1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất,tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộngsản ở Việt Nam năm 1929

2 Tân Việt Cách mạng đảng (đọc SGK)

4 Củng cố:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập trong hoàn cảnh nào?

- Sự ra đời của Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng? Vai trò

của nó?

5 Dặn dò: Học và chuẩn bị bài mới ở nhà

V RKN

Trang 9

Tiết 19

Ngày soạn 18/9/2014 Bài 13( tiế 2 )

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ 1925 ĐẾN NĂM 1930

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức: -Nhận thức được sự ra đời và thất bại của VNQDD Sự

xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

2 Về kỹ năng: -Rền kỹ năng phân tích

3 Thái độ: -Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên : tư liệu về VNQD đảng

2 Học sinh -Xem trước bài mới trong sgk

III PHƯƠNG PHÁP : - phân tích,

IV TIẾN TRÌNH

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ ?- Hội VNCMTN được thành lập và hoạt động như thế

nào ? tác động của những hoạt động đến PTCN ?

3 vào bài mới: quá trình ra đời Việt Nam Quốc dân đảng, cùng với sự

thành lập

ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929

Việt Nam Quốc dân đảng.

có 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở,

I.3 Việt Nam Quốc dân đảng

* Sự ra đời:

+ 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng

+ Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc

* Nền tảng tư tưởng

+ Lúc mới thành lập còn chung chung chưa rõ ràng.+ Sau đó chịu ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn ở TrungQuốc theo khuynh hướng dân chủ tư sản

* Hoạt động:

+ Địa bàn hoạt động bị bó hẹp, chủ yếu ở một số địa

Trang 10

nhưng chưa bao giờ trở thành hệ

thống trong cả nước

- 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát

trùm mộ phu Badanh, bị Pháp vây

quét, Nguyễn Thái Học quyết định

pt dân tộc dân chủ ảnh hưởng của hệ

tư tưởng tư sản

? Xác định nguyên nhân thất bại của

thành lập, tại 312 Khâm Thiên ,Hà

Nội bầu BCH TW lâm thời, ra tuyên

ngôn, điều lệ, báo búa liềm

* Nguyên nhân thất bại:

- Quá non nớt, mang nhiều yếu tố sai lầm + Tư tưởng dân chủ tư sản lạc hậu, không phù hợp ,không thể giải phóng dân tộc

+ Tổ chức, lực lượng ô hợp, phức tạp, tổ chức lỏnglẻo, không có sự liên kết giữa 3 ki

+ Hành động: Quá manh động,non nớt, liều lĩnh

- Ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của

dân tộc Việt Nam

II Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1 Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

- 1929, phong tràocách mạng (công nhân, nông dân vàcác tầng lớp khác) phát triển mạnh

- 3-1929, Lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà5D Hàm Long (Hà Nội)

- 5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt NamCách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (TQ), đoàn đạibiểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưngkhông được chấp nhận.Đoàn đại biểu Bắc kì bỏ về nước

- 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kìhọp tại Khâm thiên (HN), quyết định thành lập ĐôngDương Cộng sản đảng

- 8-1929, những hội viên của Hội VNCMTN trongTổng bộ và Kì bộ ở Nam Kì thành lập An Nam Cộngsản Đảng

- 9-1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lậpĐông Dương Cộng sản liên đoàn

Trang 11

phẩm tất yếu của lịch sử; đánh dấu sự

4 Củng cố - ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng , nhận xét về cuộc khởi

nghĩa Yên Bái Quá trình thành lập và hoạt động 3 tổ chức cộng sản, ý nghĩa

5 Dặn dò: học bài và Xem trước bài mới

V Rút kinh nghiệm

Tiết 20

Ngày soạn 20/9/2014 Bài 13( tiết 3)

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ 1925 ĐẾN NĂM 1930

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức: -Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là

kết quả của sự lựa chọn, sàng lọc lịch sử

2 Về kỹ năng: phân tích,đánh giá

3 Về thái độ:-Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản

II HUẨN BỊ.

1 G v : Sưu tầm tư liệu về HN

2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sgk

III PHƯƠNG PHÁP: - giảng giải, phân tích , đánh giá

IV TIẾN TRÌNH

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ: - Sự thành lập 3 tổ chức cộng sản 1929

3 Vào bài mới: ra đời và ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có i v ý ngh a c a ĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ủa Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ng C ng s n Vi t Nam ộng sản Việt Nam ảng Cộng sản Việt Nam ệt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có

nh th n o ư ến năm 1925 có ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có

II/ 2 Hội nghị thành lập Đảng

Trang 12

* Tích hợp ĐCSVN ra đời-> ý

thức trách nhiệm phục vụ nhân

dân

? Trình bày h/c -> hội nghị

- GV dẫn dắt: với cương vị là phái

viên của QTCS, có quyền quyết

định mọi vấn đề liên quan đến

- Nội dung Cương lĩnh chính trị

đầu tiên của Đảng nói về những

+ Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản thànhmột tổ chức duy nhất để lãnh đạo được đặt ra mộtcách bức thiết

+ Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động

từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu tập Hội nghị hợpnhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất + Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, diễn ra tạitại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) bắt đầu từngày 6-1-1930

* Nội dung hội nghị:

+ Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sảnthành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sảnViệt Nam

+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắntắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cươnglĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta

* Nội dung Cương lĩnh:

+ Xác định đường lối chiến lược cách mạng ViệtNam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổđịa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

+ Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phongkiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước ViệtNam độc lập, tự do

+ Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân,tiểu tư sản, trí thức ; còn phú nông, trung và tiểu địachủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập

+ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giaicấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng

=> Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo,

kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp Độc lập

và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này

* Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:

+ Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp,sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lêninvới phong trào công nhân và phong trào yêu nướcViệt Nam

+ Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo

ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt

Trang 13

· Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cáchmạng Việt Nam

· Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúngđắn, khoa học, sáng tạo

· Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phậnkhăng khít của cách mạng thế giới

· Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tínhquyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mớitrong lịch sử tiến hoá của cách mạng Việt Nam

- Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) quyết nghị lấyngày 3-2 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng

4 Củng cố - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn

- Biết được những nét cơ bản về tính hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong

những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

Trang 14

- Hiểu được phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo như thế nào:

lực lượng, hình thức, mục tiêu, quy mô So sánh Được với phong trào chống Pháp

do giai cấp phong kiến, tư sản, do các tổ chức tiền thân của Đảng lãnh đạo

- Trình bày được và hiểu rõ ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong

trào cách mạng

1930 – 1931 và Xô viết Nghệ – Tĩnh

2 Về thái độ, tình cảm Bồi dưỡng niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ

vang của Đảng; niềm tin về sứcsống quật cường của Đảng đã vượt qua mọi gian

nan thử thác, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi lên

3 Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài.

- Có hiểu biết về phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử

2.Kiểm tra bài cũ.- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa

của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời?

3 Bài mới:

GV khái quát toàn cảnh thế giới tư bản

trong cuộc khủng hoảng kinh tế , đặc biệt là

hoàn cảnh VN trong cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới 1929-1933, cuộc khủng hoảng

đến với Pháp chậm nhưng hậu quả vô cùng

nặng nề

? Nêu tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam

trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

1929-1933?

XH + Công nhân thất nghiệp, những người

có việc làm thì đồng lương ít ỏi

+ Nông dân mất đất, phải chịu cảnh sưu

cao, thuế nặng, bị bần cùng hoá cao độ

+ Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều

khó khăn

GV nhật xét và chốt ý

> Tình hình trên làm cho mâu thuẫn dân

tộc và mâu thuẫn g/c trở nên gay gắt, làm

bùng nổ các cuộc đấu tranh

I Việt Nam trong những năm 1929-1933

1) Tình hình kinh tế

- Nền kinh tế VN chịu ảnh hưởng khủng hoảngkinh tế thế giới kinh tế suy thoái (KT nước ta phụthuộc KT Pháp)

+ Nông nghiệp: Giá lúa, giá nông phẩm hạ,ruộng đất bỏ hoang

+ Công nghiệp: Các ngành suy giảm

+ Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn,hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc: mâuthuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốcPháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ

- Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam(1930)

Trang 15

GV dùng bản đồ phong trào Xô viết Nghệ

Tĩnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

? Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách

mạng 1930 – 1931?

?Khái quát diễn biến chính của phong trào

này?

GV nhận xét và chốt ý, yêu cầu nói rõ một

số ý cơ bản sau đây:

- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế

thế giới (1929 – 1933)

- Chính sách khủng bố trắng của Pháp sau

khởi nghĩa Yên Bái

- Đảng ra đới lãnh đạo đấu tranh

GV hình ảnh về pt cách mạng 1930 – 1931

đặc biệt mưu tả sự kiện Pháp ném bom vào

đoàn biểu tình ở Hưng Nguyên ngày

12/9/1930, làm pt bùng phát dữ dội, làm cho

chính quyền thực dân, phong kiến sụp đổ,

các ban chấp hành nông hội xã do chi bộ

Đảng đứng ra quản lý mọi mặt theo hình

dân => bảo vệ đời sông nhân dân

+ Về kinh tế, tịch thu ruộng đất công chia

cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế , xóa nợ

+ Về văn hoá - xã hội, xoá bỏ hủ tục, xây

dựng nếp sống mới

Tại sao nói đây là chính quyền của dân, do

dân và vì dân?

HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.

đã lãnh đạo phong trào cách mạng

II Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

1)Phong trào cách mạng 1930-1931

* Phong trào trong toàn quốc

- Từ thangs 2 đến tháng 4-1930, công nhân bãicông, nhân dân biểu tình

-1-5-1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiềucuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động => làbước ngoặt của pt cm:

+ Lúc này pt cm lan rộng ra cả nước.mọi tầnglớp tham gia và đoàn kết hơn

+ lần đầu tiên trong lịch sử CMVN giai cấpcông nhân tổ chức hưởng ứng với công nhân thếgiới

- Tháng 6,7,8, Liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấutranh của công nhân, nông đan và các tầng lớp laođộng khác trên phạm vi cả nước

- Tháng 9 -1930 phong trào đấu tranh dâng caonhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh

* Ở Nghệ An - Hà Tĩnh (9-1930 đếncuối 1931)

- Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ=> côngnhân hưởn ứng => „ Liên minh công - nông“ -Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000nông dân huyện Hưng Nguyên (12-9-1930 -> khởinghĩa vũ trang từng bước phat triển

- Làm tê liệt, tan rã chính quyền đế quốc phongkiến => chính quyền Xô Viết thành lập

2) Xô viết Nghệ - Tĩnh

* Sự thành lập

CM phát triển => đánh đổ chính quyền địch =>cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo lập chính quyền ởmột số xã, huyện „“Xô Viết“ từ cuối năm 1930-1931

* Chính sách của Xô viết (SGK)

* Nhận xét: Chính sách của Xô viết (chínhquyền công – nông) đã đem lại lợi ích cho nhândân, chứng tỏ bản chất ưu việt (của dân, do dân, vìdân)

Trang 16

4 Củng cố: - Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ –Tĩnh?

5 Dặn dò: Chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà

1.Kiến thức - Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng

Cộng sản Việt Nam ( 10/1930) điểm chính và điểm hạn chế của

2.Kỹ năng: phân tích, đánh giá những sự kiện lịch sử quan trọng

3.Thái độ: bồi dưỡng niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của dân tộc

- Đáp án: Chính sách của CQ Xô viết:

+ Về chính trị: thực hiện cá quyền tự do dân chủ cho nhân dân

+ Về kinh tế : Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân

và các thuế khác cho người nghèo

+ Về văn hóa –xã hội: xóa bỏ các tệ nạn xã hội xây dựng nếp sống mới

-> NX: C/S của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân , cq của dân do dân , vì

dân

3 Bài mới: H i ngh l n th nh t Ban ch p h nh Trung ộng sản Việt Nam ị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, ý ần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, ý ứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, ý ất Ban chấp hành Trung ương Đảng, ý ất Ban chấp hành Trung ương Đảng, ý ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ương Đảng, ý ng Đảng Cộng sản Việt Nam ng, ý

ngh a v b i h c kinh nghi m phong tr o tr o cách m ng 1930-1931 ĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ọc kinh nghiệm phong trào trào cách mạng 1930-1931 ệt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ạng 1930-1931

GV trình bày một số nét về hoàn cảnh

QT và tình hình trong nước, khi Đảng ta

ra đời và hình Tổng bí thư đầu tiên của

Đảng (Trần Phú)

- 10/1930, HN BCHTW Đảng lâm thời

họp tại (Hương Cảng, TQ)

- Hội nghị quyết định đổi tên Đảng, bầu

3) Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)

Tháng 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấphành Trung ương lâm thời Đảng họp (Hương Cảng -Trung Quốc)

- Những nội dung chính của Hội nghị : + Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng

Trang 17

BCHTW chính thức, do Trần Phú làm

Tổng bí thư và thông qua Luận cương

chính trị tháng 10 của Đảng.

GV yêu cầu học sinh trình bày những

nội dung cơ bản của luận cương chính

- Không nêu cao vấn đề dân tộc lên

hàng đầu, nặng về đấu tranh g/c

- Đánh giá không đúng khả năng cách

mạng của g/c TTS, TSDT và một bộ

phận của g/c địa chủ

HS nghe và ghi chép

GV khái quát về ý nghĩa lịch sử và bài

học kinh nghiệm của pt cách mạng

- Nội dung Luận cương:

+ Luận cương xác định những vấn đề chiến lược vàsách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộccách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển,

bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên conđường xã hội chủ nghĩa

+ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng có quan

hệ khăng khít với nhau là đánh đổ đế quốc và phongkiến

+ Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấpnông dân

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiênphong của nó là Đảng Cộng sản

+ Luận cương chính trị cũng nêu rõ hình thức vàphương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạngViệt Nam và cách mạng thế giới

- Hạn chế của Luận cương :

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng củatiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phậntrung, tiểu địa chủ

4) Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931

* Ý nghĩa :

+ Phong trào cách mạng 1930 - 1931 khẳng địnhđường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo củagiai cấp công nhân đối với cách mạng các nước ĐôngDương

+ Khối liên minh công – nông được hình thành.+ Quốc tế Cộng sản đánh giá cao và công nhậnĐảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trựcthuộc Quốc tế Cộng sản

Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiêncủa Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa thángTám sau này

* Bài học: Đảng ta thu được những kinh nghiệm

Trang 18

quý báu

- về công tác tư tưởng,

- về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trậndân tộc thống nhất,

- về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh v.v

- Lí do không tồn tại lâu vì thực dân Pháp còn mạnh

=> Cuộc tập duyệt đầu tiên cho cách mạng tháng 1945

8-3 Phong trào cách mạng những năm 1932 – 1935 (Không dạy)

4 Củng cố: -Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng 10-1930

5.Dặn dò : -Học sinh về trả lời câu hỏi sgk -Xem bài mới

V Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tiết 23

Ngày soạn 28/928/9 28/9/20 Bài 15

PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939

I MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1.Kiến thức: Hiểu - Thời kì thứ hai trong cuộc đấu tranh giành chính quyền do

Đảng ta lãnh đạo (1936 – 1939)

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra với sự tác động của yếu tố khách

quan rất lớn, nhất là Nghị quyết của Đại hội lấn thứ VII Quốc tế Cộng sản(7 –

1935) và Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp

- Đặc biệt có những hình thức đấu tranh, phong trào đấu tranh mới mẻ, lần

đầu tiên được Đảng tiến hành đấu tranh công khai

- Kết quả và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939

2 Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối, chủ trương đúng

đắn của Đảng

- Nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái tham gia phong trào cách mạng

dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất nước, của nhân dân

3 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng

lịch sử

II CHUẨN BỊ.

1.GV - Các tác phẩm lịch sử viết về thời kì 1936 - 1939

Trang 19

2.HS Tìm hiểu văn học thời kì 1936 – 1939.

III PHƯƠNG PHÁP phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1 Ổn định lớp.

2 Kiểm tra bài cũ.

- Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt

GV dùng bản đồ thế giới khái quát sự

hình thành và phát triển của chủ nghĩa

phát xít ở các khu vực trên thế giới, sau

đó nêu câu hỏi:

? Trong những năm 1936-1939 tình

hình chính trị thế giới có những chuyển

biến như thê nào?

HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt

GV dùng bản đồ chỉ rõ địa điểm diễn

ra hội nghị trung ương Đảng cộng sản

Đông Dương 7/1939 ở Thượng Hải

(TQ), sau đó nêu cau hỏi:

I Tình hình thế giới và trong nước

1) Tình hình thế giới

- Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩaphát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản = Nguy cơchiến tranh thế giới

- Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứVII xác định

+ kẻ thù: chủ nghĩa phát xít + nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơchiến tranh, bảo vệ hoà bình,

+ Mucl tiêu đấu tranh: Đòi dân sinh, dân chủ, cơm

áo, hòa bình + thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi

- Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ởPháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa

2) Tình hình trong nước

- Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị hoạt động,tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, trong đóĐảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất

- Thực dân Pháp tăng cường khai thác bóc lột thuộcđịa Đời sống của đa số nhân dân gặp khó khăn, nên họhăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi

tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình

II Phong trào đấu tranh

1 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936?

7-1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Đông Dương

Trang 20

? Trình bày hoàn cảnh và nội dung của

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936?

7/1936, Lê Hồng Phong chủ trì Hội

nghị BCH TW ĐCSĐD tại Thượng Hải

( Trung Quốc) Hội nghị căn cứ vào

tình hình cụ thể của Việt Nam để định

ra đường lối và phương pháp đấu tranh

Tích hợp ; thành lập Mặt trận thống nhất

nhân dân phản đế Đông Dương => đoàn

kết 3 nước ( sự lãnh đạo của đảng )

GV tóm tắt sơ lược các phong trào đấu

tranh tiêu biểu trên lược đồ.

? Phân tích ý nghĩa và bài học kinh

nghiệm của pt dân chủ 1939-1939?

+ Đảng thấy được hạn chế trong công

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dânquyền Đông Dương là chống đế quốc => giành độc lậpdân tộc và chông phong kiến => tụ do dân chủ

- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt :chống chế độ phảnđộng thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi

tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình

- Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp vàtay sai

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thứccông khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhấtnhân dân phản đế Đông Dương => đoàn kết 3 nướcĐông dương, đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận Dânchủ Đông Dương

2 Phong trào đấu tranh

- 8-1936 Đảng vận động nhân dân họp bàn các yêucầu tự do, dân chủ => “ Dân nguyện“ tiến tới triệu tậpĐong dương đại hội (8-1936)

- 1937 Phái viên Pháp sang, quần chúng mit tinh „“Đón rước“ nhằm beuur dương lực lượng yêu cầu vềdân sinh , dân chủ

- 1-5-1938 mit tinh kỷ nirmj ngày quốc tế lao độngcông khai ở nhà Đấu xảo (HN) và nhiều nơi khác

3 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939

* Ý nghĩa:

+ Phong trào dân chủ 1936 - 1939, là phong tràođông đảo nhân dân tham gia, có tổ chức, dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Đông Dương

+ Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một sốyêu sách về dân sinh, dân chủ

+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thànhlực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; cán bộđựợc tập hợp và trưởng thành ; Đảng tích luỹ đượcnhiều kinh nghiệm đấu tranh

+ Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnhđạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan nhữngluận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành độngphá hoại của các thế lực phản động khác

* Bài học kinh nghiệm: Phong trào dân chủ 1936

-1939 để lại nhiều bài học về:

+ Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.tập hợpđông dảo quần chúng nhân dân

Trang 21

tác mặt trận, vấn đề dân tộc + Phương pháp đấu tranh: bí mật, công khai, hợp

4 Củng cố :

- Tình hình Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào?

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936?

- Những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong pt dân chủ 1936-1939?

- Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?

5 Dặn dò:

Trả lời câu hỏi trong SGK và đọc bài mới ở nhà?

V,RKN

Trang 22

Tiết: 24

Ngày soạn 2/10/2014 Bài 16 ( 3 tiết)

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

2 Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.Cách mạng tháng

Tám của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả Cách mạng tháng

2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.

III PHƯƠNG PHÁP - phân tích, so sánh,đánh giá

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài : Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm PTDC 1936-1939i?

3 Bài mới Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến tình hình chính

trị, xã hội nhièu nước ĐCS ĐD đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, tích cực

chuẩn bị về mọi mặt Giữa tháng 8/1945 khi thời cơ đến đảng đã lãnh đạo nhân

dân cả nước đứng dậy giành chính quyền

- Tình hình chính trị thế giới và trong

nước có nét gì nổi bật?

-HS dựa vào SGK trả lời

-GV nhận xét chốt ý : trong số các thuộc

địa của các nước phương Tây ở châu Á ,

Nhật chiếm được duy nhất có Đông

Dương và phát xít Nhật đó giữ nguyên

hệ thống chính quyền của thực dân Pháp

.Tại sao vậy ? vì Pháp đầu hàng Đức nên

I/VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) 1/Tình hình chính trị

-1/ 9/1939 , CTTG II bùng nổ C P Pháp đầu hàng Đức, thực hiện c/s thù địch với PTCM thuộc địa-Ở Đ Dương : Pháp thực hiện c/s vơ vét sức ngườisức của dốc vào chiến tranh

+ 9/1940 , Quân Nhật tiến vào miền Bắc VN Pháp

đầu hàng Phát xít Pháp -Nhật câu kết với nhau để

Trang 23

không thể chi viện cho thuộc địa được;

Nhật không đủ lực lượng , quân số rải

khắp Đông Dương , nên chúng dùng bộ

máy sẳn có của Pháp từ trung ương

xuống địa phương để vơ vét , bóc lột của

cải của nhân dân và giữ an ninh địa bàn

cho quân Nhật Nhưng mâu thuẫn Nhật

-Pháp là không thể điều hòa

Đảng đối với đất nước

?Hội nghị Ban chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939

xác định những vấn đề gì?:

? nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt , khẩu

hiệu, mục tiêu phương pháp đấu tranh

của hội nghị trung ương Đảng 11/39 ,

có gì khác so với giai đoạn 36-39 ?

-Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

-Bước sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bạinặng nề Ở Châu A-TBD, Nhật thua to Tại Đ D9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp.Các đảng phái chính

trị tăng cường hoạt động Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mạng , sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.

* Xã hội : cuối năm 1944 đầu 1945 2 triệu ngườichết đói

- tất cả các tầng lớp giai cấp (trừ tay sai đế quốc ,đại địa chủ và tư sản mại bản) đều bị ảnh bởi c/sbóc lột của N-P

II/ PHONG TRÀO GẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945

1) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939

Từ ngày 6 – 8 tháng 11-1939, Hội nghị Ban chấphành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn– Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì

+ Nội dung Hội nghị

- Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt: đánh đổ

đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toànđộc lập

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thaybằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân

đế quốc và địa chủ tay sai đế quốc, chống tô cao, lãinặng

- Thay Khẩu hiệu chính quyền Xô viết công nôngbinh thay thế bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủcộng hòa

-Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ

Trang 24

- HNBCHtW (11/1939) có ý nghĩa như

thế nào ?

Mục 2/ - GV hướng dẫn HS đọc thêm

theo SGK

Mục 3/- Tích hợp : tinh thần quyết tâm

đấu tranh của HCM

? Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn thời

điểm đầu năm 1941 để về nước ?

-HS tóm tắt nội dung của Hội nghị trung

ương Đảng lần thứ 8

GV; Nguyễn Ái Quốc và trung ương

Đảng trong soạn thảo đường lối mới: khi

Nguyễn Ái Quốc còn ở nước ngoài ,

trung ương Đảng đã họp hai hội nghị ,

kịp thời đề ra chủ trương trong thời kỳ

mới đặt nhiệm vụ giải phúng dân tộc lên

hàng đầu Khi Nguyễn Ái Quốc về

nước , Người đã chủ trì Hội nghị trung

ương Đảng lần 8 để hoàn chỉnh chủ

trương được đề ra từ hội nghị trung ương

6.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc còn thể

hiện qua sáng kiến thành lập Mặt trận

Việt Minh

- Hội nghị trung ương 8 có gì khác so

với hội nghị trung ương 6 ?

.GV nhận xét bổ sung

? Đánh giá ý nghĩa HN

đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ chínhquyền của đế quốc và tay sai Từ hoạt động hợppháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật

- Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đếĐông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế ĐôngDương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương

+ Ý nghĩa lịch sử: Đánh dấu bước chuyển quan

trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầuđưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận độngcứu nước

2) Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới (HS đọc thêm)

3 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)

+ Hoàn cảnh: 28-01-1941, sau nhiều năm hoạt

động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở vềnước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, từ ngày 10 đến19-5-1941 Người chủ trì Hội nghị Trung ươngĐảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng)

+ Nội dung Hội nghị

- nhiệm vụ :chủ yếu trước mắt của cách mạng làgiải phóng dân tộc

- Khẩu hiệu:Tiếp tục Tạm gác khẩu hiệu cáchmạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, thuế, chia lạiruộng công, tiến tới người cày có ruộng Thành lậpchính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủCộng hoà

- Quyết định Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lậpđồng minh (Việt Minh 19/5/1941) Thay cho mặttrận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Thaytên các hội phản đế thành các hội Cứu quốc Và giúp

đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào

và Campuchia

- Hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từngphần tiến lên tổng khởi nghĩa Chuẩn bị khởi nghĩa lànhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân

+ Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần VIII có ý

nghĩa lịch sử to lớn đã hoàn chỉnh chủ trương được

đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằmgiải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lậpdân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thựchiện mục tiêu đó

Trang 25

4/Củng cố

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939 xác định những vấn đề gì?:

Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn thời điểm đầu năm 1941 để về nước ?

Hội nghị trung ương 8 có gì khác so với hội nghị trung ương 6 ?

5 Dặn : -Học câu hỏi cuối bài , chuẩn bị phần tiếp theo trong SGK

1 Về kiến thức : -Đường lối CM đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của

Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh -Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng

2 Về kỹ năng -Rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ

bản , kỹ năng phân tích, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử

3 Về thái độ -Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

tinh thần hăng hái, nhiệt tình CM, noi gương tinh thần CMTT của ông cha, trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả CMTT

II CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên : Tư liệu KN

2 Học sinh : Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.

Trang 26

III PHƯƠNG PHÁP - phân tích, so sánh,đánh giá

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài - Trình bày chủ trương hội nghị trung ương 8 ? chủ

trương nào quan trọng nhất, vì sao /

3 Bài mới : Gi a tháng 8/1945 khi th i c ữa tháng 8/1945 khi thời cơ đến đảng đã lãnh đạo ời và ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ơng Đảng, ý đến năm 1925 có đảng Cộng sản Việt Nam n ng ã lãnh đ đạng 1930-1931 o

nhân dân c n ảng Cộng sản Việt Nam ước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có đứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, ý c ng d y gi nh chính quy n -> ta h c ti t 2 ậy giành chính quyền -> ta học tiết 2 ào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có ền -> ta học tiết 2 ọc kinh nghiệm phong trào trào cách mạng 1930-1931 ến năm 1925 có

-GV : chuẩn bị chia làm hai giai đoạn

: 1/ giai đoạn xây dựng lực lượng chính

trị lực lượng vũ trang , xây dựng căn cứ

địa và tổ chức chiến đấu để bảo vệ căn

cứ địa

2 /Từ Hội nghị Ban Thường vụ

( 2/1943) đến giữa tháng 8 /1945 là

giai đoạn gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa

do thất bại của phe phát xít

- Những sự kiện nào nói lên lực lượng

chính trị và lực lượng vũ trang đã

được xây dựng và phát triển ?

-GV giải thích : Đảng đề ra Đề cương

văn hóa Việt Nam Năm 1944: thành lập

Hội văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ

Việt Nam àtập hợp tầng lớp nhân dân ở

lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển

sang xây dựng thành những đội du

kích , hoạt động ở căn cứ địa Bắc

1942, có 3 "châu hoàn toàn" Uỷ ban Việt Minh CaoBằng và liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng thành lập

+ Ở nhiều tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, các hội cứu quốcđược thành lập

+ Năm 1943, Đảng ban hành Đề cương Văn hoá Việt Nam Năm 1944, Hội Văn hoá cứu quốc và Đảng Dân

chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận ViệtMinh…

+ Đảng cũng vận động binh lính người Việt trongquân đội Pháp và ngoại kiều ở Đông Dương chống phátxít

* Xây dựng lực lượng vũ trang :

+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (cuối 1940) đội du kíchBắc Sơn được thành lập hoạt động tại Bắc Sơn- Võ Nhai.Năm 1941, du kích Bắc Sơn chuyển thành Trung độiCứu quốc quân I (2-1941) Cứu quốc quân phát độngchiến tranh du kích 8 tháng, từ tháng 7-1941 đến tháng 2-

1942 Ngày 15-9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II rađời

+ Ở Cao Bằng cuối 1941 N A Quốc quyết định thànhlập đội tự vệ vũ trang, tổ chức cá lớp huấn luyện chính trịquân sự

* Xây dựng căn cứ địa:

- Hội nghị ban chấp hành trung ương 11-1940 chủtrương xây dựng Bắc Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địacách mạng

- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xây dựngcăn cứ địa Cao Bằng

Trang 27

-Đảng đã gấp rút chuẩn bị cho khởi

nghĩa như thế nào?

- Ban Thường vụ Trung ương Đảng

họp đã vạch ra kế hoạch cụ thể

+ Ở hầu khắp các vùng nông thôn và

thành thị Bắc Kỳ , các đoàn thể Việt

Minh , các Hội Cứu quốc được xây

dựng và củng cố; nhiều cuộc bãi công

của công nhân đã nổ ra

+Đặc biệt , tại các căn cứ địa cách

mạng…

GV Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của

chủ tịch Hồ Chí Minh , Đội Việt Nam

Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đựoc

thành lập

H 39 SGK Chỉ hai ngày sau khi ra đời

, Đội đã đánh thắng liên tiếp hai trận

Phay khắt và Nà Ngần ( Cao Bằng)

+Nhật ra tay trước để tránh hậu họa

Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng

minh vào.-> kết cục của cuộc đảo

chính

+Pháp đầu hàng nhanh chóng

+Làm cho tình hình chính trị ĐD

khủng hoảng sâu sắc :

-GV ngay sau khi Nhật đảo chính

Pháp , BTVTWĐ họp tại làng Đình

Bảng ( Từ Sơn-Bắc Ninh) Ngày

12/3/45, ra chỉ thị…nhận định “Cuộc

đảo chính đó tạo nên sự khủng hoảng

chính trị sâu sắc , song những điều

kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi”

à Chỉ thị đó soi sáng cho các đảng bộ

cách thức hoạt động trong thời kỳ từ

* Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền :

+ Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảnghọp, vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa

vũ trang Khắp nông thôn, thành thị Bắc Kì, các đoàn thểViệt Minh, các hội cứu quốc được thành lập

+ Ở Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III

ra đời (2-1944)

+ Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kíchthành lập Năm 1943, 19 ban "xung phong Nam tiến"được lập ra

+ Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửasoạn khởi nghĩa"

+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh,Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thànhlập Ngay sau khi ra đời, đội đánh thắng hai trận PhayKhắt và Nà Ngần

III Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

1) Khởi nghĩa từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)

a Nhật đảo chính Pháp:

+ Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng + Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập", dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng

Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng" Thực chất là độcchiếm Đông Dương

b Chỉ thị " Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" :

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra

chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúngta" Chỉ thị nêu rõ:

+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xítNhật

+ Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằngkhẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật"

+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãithị sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điềukiện

+ Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứunước"

Trang 28

sau khi Nhật đảo chính đến trước

cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Khu giải phóng Việt Bắc trở thành

căn cứ địa chính của cá nước và là

hinh ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam

mới ?

c Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước:

+ Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyêntruyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quầnchúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện

+ Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạnđói" thu hút hàng triệu người tham gia

+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy,thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội dukích Ba Tơ

+ Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở

Mĩ Tho, Hậu Giang

d Tác dụng:

- qua cao trào lực lượng chính trị vũ trang cả nướcphát triển mạnh tạo thời cơ cho tổng khởi nghĩa mauchín muồi

- Là cuộc tập dướt lớn có tác dụng chuẩn bị trực tiếpcho tổng khởi nghĩa thắng lợi

- Là bước phát triển nhảy vọt,là tiền đề để nhân dân tachớp thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa tháng Tám giành thắnglợi nhanh chóng ít đổ máu

2) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa

- 4-1945 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyếtđịnh thống nhất các lực lượng vũ trang

- 16-4-1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giảiphóng các cấp

- 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thờiKhu giải phóng được thành lập

4/Củng cố:

-Hệ thống các nội dung HS đã được học trong toàn bài theo câu hỏi cuối

mục

5 Dặn : học câu hỏi cuối mục và đọc phần tiếp của bài

V Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Bài 16 ( Tiết 3) PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Trang 29

1 Về kiến thức : -Đường lối CM đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình sáng

suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chớp thời cơ phát động KN

-Diễn biến của Tổng khởi nghiã tháng Tám Nước VNDCCH ra đời

-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của CMTT năm 1945

2 Về kỹ năng - phân tích, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử

3 Về thái độ -Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

tinh thần hăng hái, nhiệt tình CM,

II CHUẨN BỊ :

1 GV : -Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến TKN

2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.

III PHƯƠNG PHÁP : so sánh, đánh giá, phân tích

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định lớp:

2 kiểm tra bài cũ : chỉ thị “Nhật-Phấp bắn nhau và hành động của chúng

ta” của BTVTU Đảng /

3 Vào bài mới tiếp tục tìm hiểu Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự ra

đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa

lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám 1945

? Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng

khởi nghĩa.?

- gv.(nhấn mạnh: Nhật đầu hang quân đồng

minh làm cho quân Nhật ở Đông Dương án

binh bất động , chính phủ thân Nhật Trần

Trọng Kim như rắn mất đầu Đó là một trong

bao yếu tố tạo nên thời cơ: kẻ thù không thể

thống trị như cũ được nữa , lực lượng trung

gian ngả về phía cách mạng, quần chúng cách

mạng đó sẵn sàng

GV

-Ngày 14-15/8:Hội nghị toàn quốc của Đảng

III.KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN

3/Tổng khởi nghĩa tháng Tam năm 1945 a/Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố

* Điều kiện khách quan

-Ngày 9/8/1945 , Hồng quân Liên Xô tấncông đạo quân Quan Đông của Nhật ở ĐôngBắc Trung Quốc

-Ngày 15/8/1945 , Nhật tuyên bố đầu hàngphe Đồng minh àquân Nhật và tay sai ở ĐôngDương hoang mang suy sụp.-> Điều kiệnkhách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đãđến

Trang 30

họp ở Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo

toàn dân tổng khởi nghĩa và quyết định

những vấn đề quan trọng về chính sách đối

nội đối ngoại sau khi giành được chính quyền

GV thời cơ ngàn năm có một cho Tổng KN

thắng lợi + Chưa có lúc nào như lúc này, CM

nước ta hội tụ đơcj những thuận lợi như thế +

Thời cơ ngàn năm có 1 chỉ tồn tại sau khi

quân N đầu hàng đồng minh đến trước khi

quân đồng mi nh kéo vào giải giáp quân đội N

đầu 9/1945.+ Chúng ta phát động tổng KN

giành chính quyền trước khi quân đồng minh

vào,

-GV sử dụng tư liệu để giới thiệu về khởi

nghĩa tháng Tám đã diễn ra ở địa phương

mình.( tỉnh , huyện)

-H 41,41 từờng thuật giành cq ở Hà Nội,

Huế, Sài Gòn

- Địa phương QNinh

- cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà

Tiên( 28/8

-GV : như vậy , trừ một số thị xã do lực lượng

của Tưởng Giới Thạch và tay sai chiếm đóng

từ trước ( Móng Cái , Hà Giang ,Lào Cai, Lai

Châu , Vĩnh Yên) , cuộc tổng khởi nghĩa đã

giành thắng lợi trong cả nước trong vòng nửa

* Điều kiện chủ quan

-Ngày 13/8/1945 , Trung ương Đảng và Tổng

bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1” phát lệnh

Tổng khởi nghĩa trong cả nước

-Ngày 14,15/8:Hội nghị toàn quốc của Đảnghọp ở Tân Trào (Tuyên quang), quyết địnhphát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước ,thông qua những vấn đề đối nội- đối ngoại saukhi giành được chính quyền

-Ngày 16-17/8:Đại hội Quốc dân ( Tân Trào)

tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa , thông

qua 10 chính sách của Việt Minh , cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí

Minh làm Chủ tịch

b/Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa

-Chiều 16/8 giải phóng thị xã Thái Nguyên -Ngày 18/8: giành được chính quyền ở tỉnh

lỵ sớm nhất là Bắc Giang , Hải Dương , Hà Tĩnh , Quảng Nam

-Ở Hà Nội ‘ 19/8 -Ở Huế : ngày 23/8 -Ở Sài Gòn : 25/8 : khởi nghĩa thắng lợi

- cuối cùng Đồng Nai Thượng và Hà Tiên 28/8

->.Như vậy , cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong vòng 14 ngày ( 14-28/8)

-Ngày 30/8 : vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị

IV.NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOA ĐỰOC THÀNH LẬP( 2/9/1945)

-Ngày 25/8: chủ tịch Hồ Chí Minh , Trung

ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng ViệtNam từ Tân Trào về Hà Nội

-Ngày 28/8 : Ủy ban dân tộc gải phóng VN được chuyển thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nan Dân chủ cộng hòa và Hồ Chủ Tịch soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập

-Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập , tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập

Trang 31

?:Theo em ý nghĩa nào là quan trọng nhất

- GV kết luận

HS rút ra nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của

CMTT năm 1945

-.Trong đó nguyên nhân mang tính chất quyết

định nhất là nguyên nhân nào ?

-Phần bài học kinh nghiệm : GV yêu cầu HS

về trả lời dựa trong SGK

GV liên hệ đến Campu chia

? vì sao không giành được cq như VN và

Lào

V.Ý NGHĨA LỊCH SỬ , NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.

1/ý nghĩa lịch sử: tạo ra bước ngoạt lớn

2/Nguyên nhân thắng lợi

a Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng

của Đồng minh trong chiến tranh chống phátxít,

b Nguyên nhân chủ quan:

- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồngnàn…

- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạochiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lýluận Mac – Lê-nin được vận dụng sáng tạo vàohoàn cảnh VN

- Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm,qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931,

1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 –

1935 xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang,căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóngdân tộc 1939 – 1945

- Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâmgiành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạokhởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúngnổi dậy giành chính quyền

3 Bài học kinh nghiệm: (SGK)

4/Củng cố: -Hệ thống các nội dung HS đó được học trong toàn bài

5/ Dặn : - Học câu hỏi cuối bài , đọc trước bài mới

V Rút kinh nghiệm

Trang 32

-Tiết: 2 7

Ngày soạn 12/10/2014

CHƯƠNG III : VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

Bài 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

TỪ SAU 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY19 - 12 - 1946

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức - Những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của nước ta

trong năm đầu sau CM Tháng Tám.( ngàn cân treo sợi tóc )

- Những chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền,chủ trương sáchlược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước

sau CM tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu của nước Việt Nam DCCH

3: Tư tưởng -Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh

đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc

II- CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên : - Tham khảo thêm SGK lịch sử 11, bài

2 Học sinh -Xem bài mới trong sách giáo khoa Cách mạng tháng Mười

Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)

II PHƯƠNG PHÁP -Phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá

IV TIẾN TRÌNH :

1 Ổn định lớp :

2 Kiểm tra bài cũ: -Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng

tháng Tám 1945.

Trang 33

3 Bài mới: Đặt câu hỏi gợi mở tư duy cho HS.

Thành quả mà Cách mạng tháng Tám năm 1945đã giành được là gì? Nhân dân

ta phải tiếp tục làm gì đối với nền độc lập và chính quyền vừa giành được?

- ? Những khó khăn mà nước VNDCCH gặp

phải ngay sau khi thành lập là gì?

( chỉ nêu những lĩnh vực chính, chưa nêu cụ

thể)

- GV bổ sung kết luận: Chính trị, Kinh tế tài

chính; Văn hóa giáo dục

+ Ngoại xâm : âm mưu và hành động

+ Nội phản : âm mưu và hành động

+ Chính quyển CM non trẻ

+ Nông nghiệp: lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng

nề, hậu quả nạn đói chưa khắc phục được

+ Công nghiệp: nhiều xí nghiệp còn nằm trong

tay TB Pháp, các cơ sở của ta chưa kịp phục hồi,

hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân

dân gặp nhiều khó khăn

+ Tài chính: Ngân sách Nhà nước trống rỗng,

chính quyền cách mạng chưa quản lý được ngân

hàng ĐD Quân đội Trung Hoa Dân quốc tung

ra thị trường các loại tiền mất giá à tài chính

nước ta rối loạn

-GV chuyển ý: bên cạnh những khó khăn to

lớn đó, ta cũng có những thuận lợi rất cơ

1 Khó khăn: hai khó khăn lớn

- Ta phải đương đầu với kẻ thù đông và mạnhgồm:

+ 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc lấy danhnghĩa Đồng minh vào phía Bắc vĩ tuyến 16,kéo theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách.+ Hơn 1 vạn quân Anh vào phía Nam vĩ tuyến

16, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nướcta

+ Theo gót quân Pháp là bọn tay sai phản động+ Trên cả nước ta còn có 6 vạn quân Nhật chờigiải giáp đã hoạt động chống phá cách mạng

- chính quyền mới thành lập còn non trẻ, lựclượng vũ trang còn yếu;

- Nạn đói chưa được khắc phục, tiếp đó nạn lụtlớn, hàng hóa khan hiếm

- do chế độ thực dân, phong kiến để lại vănhóa, xã hội trên 90% dân số mù chữ

- Ngân sách nhà nước trống rỗng , chính quyềnchưa quản lí được ngân hàng

à Đất nước đứng trước tình thế hiểmn ghèo

như “ngàn cân treo sợi tóc”

2 Thuận lợi: Thuận lợi của ta là cơ bản:

- Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ mới

- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu làChủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo

- Hệ thống XHCN đang hình thành, phong tràogiải phóng dân tộc dâng cao, phong trào hòabình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản

II - BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH

Trang 34

đầu là HCM đối với đất nước

+ Biện pháp trước mắt (hình 45

+ Biện pháp cơ bản lâu dài:

+ Biện pháp khác- Chính phủ cách mạng đề ra

những sắc lệnh, thông tư đem lại quyền lợi,

trước tiên cho nông dân

Bãi bỏ thuế thân, giảm tô 25%, giảm 20% thuế

ruộng, chia lại ruộng đất công

à Tác dụng, kết quả

? Giải quyết nạn dốt ntn ?

QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH

- Ngày 9/11/1946, QH khóa I họp kì thứ hai

thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước

VNDCCH

- Ở các địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ tiếnhành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp

- Lực lượng vũ trang được chú trọng: Tháng

5/1946, quân đội quốc gia được thành lập; Lựclượng dân quân, tự vệ phát triển hầu khắp cảnước

2 Giải quyết nạn đói :

Chính phủ CM đề ra nhiều biện pháp kinh tếnhằm giải quyết nạn đói:

- Biện pháp trước mắt: tổ chức quyên góp,

phát huy tinh thần “ lá lành đùm lá rách”,

“nhường cơm sẻ áo”

- Những biện pháp hàng đầu, có tính chất lâu dài giải quyết căn bản nạn đói là “tăng gia sản xuất”, “không một tấc đất bỏ hoang”

- Chính phủ cách mạng đề ra những sắc lệnh,thông tư đem lại quyền lợi, trước tiên cho nôngdân

*Kết quả: Sản xuất nhanh chóng được khôi

phục, đẩy lùi một bước nạn đói

3 Giải quyết nạn dốt : Giải quyết nạ dốt cũng

là một trong những nhiệm vụ cấp bách trước

mắt:

Trang 35

à Nền tài chính nước nhà dần được ổn định

- GV kết luận nâng cao bằng câu hỏi : Những

thành quả trên có ý nghĩa như thế nào?

- GV định hướng: Để chống lại kẻ thù lớn mạnh,

trên cơ sở đường lối chiến lược đúng đắn, sáng

tạo, phải có sách lược không khéo, linh hoạt,

“cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo

- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc

lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để chăm lo

chống “ giặc dốt” và kêu gọi nhân dân trong cảnước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ

- Kết quả: Sau một năm thực hiện phong trào,đến tháng 9/1946, trên toàn quốc đã tổ chứcgần 76.000 lớp học, xóa mù cho hơn 2,5 triệungười Trường học các cấp sớm được khaigiảng Nội dung và phương pháp giáo dụcđược đổi mới theo tinh thần dân tộc dc

4 Giải quyết khó khăn tài chính:

Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của n/dthông qua cuộc vận động “Quỹ Độc lập”,

cố vững chắc khối liên minh công nông

Nhân dân tin tưởng gắn bó với chế độ mới

4 Củng cố: - Những khó khăn của nước ta sau CMTT năm 1945 đã được

và chính phủ CM giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa?

5 Dặn dò : -Học sinh về học bài cũ và xem bài mới trong sách giáo khoa.

V Rút kinh nghiệm

Tiết 28

Ngày soạn 15/10/2014

Bài 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

TỪ SAU 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY19 - 12 - 1946

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Trang 36

1 Kiến thức: - Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí

Minh chủ trương sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính

quyền cách mạng

2 Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh.

3: Tư tưởng-Tình cảm: - tin vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, niềm tự

hào dân tộc

II- CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên : Tư liệu, bài soạn

2 Học sinh : -Xem bài mới trong sách giáo khoa.

III PHƯƠNG PHÁP : -Phân tích, đánh giá

IV TIẾN TRÌNH

1 Ổn định lớp :

2 Kiểm tra bài cũ: -Cho biết tình hình nước ta sau Cách mạng tháng

Tám 1945 thuận lợi và khó khăn?

3 -Bài mới: Trong hơn năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

phải tiến hành đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền là những

nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ./

? Vì sao lúc này ta phải tiến hành cuộc k/c

chống Pháp ở Nam Bộ? Cuộc kháng chiến

diễn ra như thế nào?

- HS trả lời

-GV bổ sung, kết luận:

+ Pháp âm mưu chiếm nước ta lần nữa:

âm mưu này có từ sớm và chuẩn bị kế

hoạch để thực hiện ngay khi Nhật đầu

hàng Đồng minh Quân Anh, dưới danh

nghĩa quân Đồng minh, đã dọn đường,

tiếp tay cho Pháp trở lại xâm lược nước ta

+ Cuộc chiến đấu của quân dân Nam Bộ:

anh dũng đánh trả quân Pháp ngay từ đầu,

ở khắp mọi nơi và bằng mọi hình thức

Mở đầu là cuộc chiến đấu của quân dân

SG -CL, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung

Bộ

+ Cuộc chiến đấu đó được nhân dân cả nước

III- ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

1 Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

- Đêm 22 rạng 23/9/1945, được sự giúp đỡ củaquân Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở UBNDNam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mởđầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứhai

- N/d Sài Gòn- chợ lớn và Nam Bộ đã anh dũngđánh trả quân Pháp xâm lược ngay từ đầu, ở khắpmọi nơi và bằng mọi hình thức Mở đầu là cuộcchiến đấu của quân dân Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi cảNam Bộ và Nam Trung Bộ

- Trung ương Đảng, Chính phủ quyết tâm lãnhđạo cuộc kháng chiến,đoàn quân Nam tiến vaoNam chiến đấu , huy động lực lượng cả nước chi

Trang 37

quan tâm ủng hộ (khai thác hình 46, tr.126:

Đoàn quân Nam tiến lên đường vào Nam

? Sách lược đấu tranh với quân Trung

Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở

miền Bắc là gì?

+ Nhường cho tay sai Việt Quốc, Việt

Cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế bộ

trưởng trong Chính phủ Nhân nhượng

quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền

lợi kinh tế như cung cấp một phần lương

thực, tiêu tiền Trung Quốc

GV bổ sung phân tích: ta chủ trương tránh

xung đột với quân THDQ vì chúng vào ĐD

với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp

quân Nhật; Nhân nhượng của ta đối với

chúng rất lớn, nhưng vẫn trong giới hạn cho

phép và chỉ tạm thời Ta mềm dẻo trong

sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc

chiến lược Đối với bọn tay sai, ta kiên

quyết vạch trần âm mưu và hành động chia

rẽ, phá hoại của chúng Kết quả , ý nghĩa?

-? Chủ trương hòa hoãn đã được Đảng,

viện cho Nam bộ và Nam Trung bộ

->kết luận:

+ Ngăn chặn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ,đánh bại chiến thuật “vết dầu loang” của địch.+ Góp phần bảo vệ củng cố chính quyền CM, tạođiều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị đểK/C lâu dài

2 Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc

a) Âm mưu của quân THDQ và bọn phản cách mạng là nhằm lật đổ chính quyền CM của ta b) Chủ trương của ta:

- Hòa hoãn, tránh xung đột với quân THDQ

- Nhân nhượng chúng một số quyền lợi về kinh tế

và chính trị

- Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, ĐảngCSĐD tuyên bố “tự giải tán” (11/1945) Thựcchất: rút vào hoạt động “bí mật”, tiếp tục lãnhđạo CM

- Đối với tay sai của THDQ, ta kiên quyết vạchtrần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại củachúng.bọn phản động trừng trị theo pháp luật

*ý nghĩa hạn chế đến mức thấp nhất hành động

chống phá của chúng, làm thất bại âm mưu lật đổchính quyền cách mạng của quân THDQ và taysai

3 Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta

a) Nguyên nhân (hoàn cảnh )

- Pháp và THDQ cấu kết với nhau chống lại ta, kíHiệp ước Pháp-Hoa 28/2/1946à đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường:

Trang 38

Chính phủ và Chủ tịch HCM thực hiện

như thế nào?

-GV: Tình hình sau khi ký Hiệp định Sơ

bộ: Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ

trang ở Nam Bộ , lập chính phủ Nam Kỳ

tự trị , âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi VN

Trước tình hình đó , Chủ tịch HCM, bấy

giờ đang ở thăm nước Pháp với tư cách là

thượng khách của chính phủ Pháp, đã ký với

Mute –đại diện của chính phủ Pháp bản Tạm

ước 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp

một số quyền lợi kinh tế-văn hóa ở VN Bản

Tạm ước tạo điều kiện cho ta kéo dài thời

gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực

lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến

toàn quốc chống Pháp không thể tránh khỏi

? Việc ký hiệp ước hòa hoãn với Pháp có

ý nghĩa như thế nào ?

+ Đánh Pháp ngay khi chúng mang quân ra Bắc

à ta phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng 1 lúc+ Hòa hoãn với Pháp để đẩy quân THDQ vềnước, tránh được đối phó với nhiều kẻ thù.àĐảng, Hồ Chủ tịch chọn giải pháp “Hòa để tiến”

- Về phía Pháp, do lực lượng có hạn, nên chúngcũng cần phải hòa hoãn với ta

b) Nội dung hòa hoãn giữa ta và Pháp: đưa đến

việc hai bên -kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) ( SGK)

- Tạm ước 14/9/1946(sgk)

c) Ý nghĩa của việc ta hòa hoãn với Pháp

- Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chốnglại nhiều kẻ thù cùng một lúc

- Đẩy được 20 vạn quân THDQ và bọn tay sai rakhỏi nước ta

- Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chínhquyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặtcho cuộc kháng chiến lâu dài

4 Củng cố: - chủ trương, sách lược chung của Đảng và Chính phủ đối với

Pháp trong hai giai đoạn từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 và từ

ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946

5 Dặn dò : -Học sinh về học bài cũ và xem bài mới trong sách giáo khoa.

V RKN

Trang 39

Tiết: 29

Ngày soạn 18/10/2014

Bài 18 (3 tiết) NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

to lớn của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

2 Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp

- Học tập tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc

- Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 40

1 Giáo viên : Tranh ảnh, tư liệu có liên quan

2 Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.

III PHƯƠNG PHÁP : phân tích , đánh giá các sự kiện để rút ra những nhận

định lịch sử kĩ năng sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử

IV.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định lớp :

2 Kiểm tra bài cũ hoàn cảnh dẫn đến kí hiệp định sơ bộ , nội dung, ý

nghĩa ta kí hiệp định sơ bộ với Pháp ?

3 Bài mới: Do hành động phá hoại Hiệp định đã ký kết của Pháp, ta đã chủ

động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

GV: Sau khi kí HĐ sơ bộ ngày 6/3

và tạm ước ngày 14/9, ta nghiêm

GV giúp HS hiểu rằng nếu ta chấp

thuận yêu cầu này của Pháp đống

nghĩa với việc ta giao thủ đô cho

Pháp

? Tại sao Pháp lại có những hành

động trên?

?Trước những hành động trên ta có

nhân nhượng được nữa không?

VậyĐảng và nhân dân ta phải làm

gì? Đường lối chống Pháp ra sao?

Sau khi HS trả lời GV nhận xét chốt

ý :

Hà Nội là nơi nổ ra cuộc kháng chiến

toàn quốc chống Pháp đầu tiên trong

cả nước,

GV mời 1 HS đọc nội dung lời kêu

gọi toàn quốc kháng chiến được trích

I – KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ

1 Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 và Tạm ước

14 – 9 – 1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bịchiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa

- trong tháng 11 và T12.1946 khi đưa quân ra Bắc Bộ,Pháp cố tình khiêu khích, gây hấn với ta ở nhiều nơi

- Ngày 18-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giảitán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụgiữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ hành độngvào sáng 20-12-1946

- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 1946

19-12-2 Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

- 12-12-1946 Ban thường vụ trung ương Đảng thôngqua Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến"

- 19-12-1946 Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốckháng chiến

- 9-1947 Tổng bí thư Đảng Trường Chỉnh ra tác phẩm

Kháng chiến nhất định thắng lợi

- Nội dung của đường lối kháng chiến là : Kháng chiếntoàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ

sự ủng hộ của quốc tế

Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống

Ngày đăng: 19/11/2014, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w