Ngày nay với sự phát triển của ngành vô tuyến điện hàng hải, việc trao đổi thông tin liên lạc giữa tàu với bờ, tàu với tàu và bờ với tàu đã được đảm bảo nhanh chóng, an toàn và chính xác hơn, nâng cao hiệu quả và an toàn của tàu thuyền cũng như sinh mạng con người khi hành trình trên biển. Nói đến các công nghệ được sử dụng trong hệ thống thông tin hàng hải, không thể không nhắc tới công nghệ gọi chọn số DSC (Digital Selective Calling). DSC được dùng để phát các báo động cấp cứu từ tàu cũng như phát xác nhận điện cấp cứu từ bờ, DSC còn được tàu và bờ sử dụng để phát chuyển tiếp báo động cấp cứu hoặc phát loan báo khẩn cấp và an toàn, ngoài ra DSC còn được dùng để kết nối trong thông tin thông thường. Với ưu điểm đó mà ngày nay có rất nhiều nhà sản xuất đã chế tạo ra các thiết bị thu phát hàng hải có tích hợp chức năng gọi chọn số. Tuy nhiên các thiết bị đó phải được sản xuất và trang bị trên tàu phù hợp khuyến nghị của tổ chức hàng hải quốc tế IMO.
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển của ngành vô tuyến điện hàng hải, việc trao đổi thông tin liên lạc giữa tàu với bờ, tàu với tàu và bờ với tàu đã được đảm bảo nhanh chóng, an toàn và chính xác hơn, nâng cao hiệu quả và an toàn của tàu thuyền cũng như sinh mạng con người khi hành trình trên biển. Nói đến các công nghệ được sử dụng trong hệ thống thông tin hàng hải, không thể không nhắc tới công nghệ gọi chọn số DSC (Digital Selective Calling). DSC được dùng để phát các báo động cấp cứu từ tàu cũng như phát xác nhận điện cấp cứu từ bờ, DSC còn được tàu và bờ sử dụng để phát chuyển tiếp báo động cấp cứu hoặc phát loan báo khẩn cấp và an toàn, ngoài ra DSC còn được dùng để kết nối trong thông tin thông thường. Với ưu điểm đó mà ngày nay có rất nhiều nhà sản xuất đã chế tạo ra các thiết bị thu phát hàng hải có tích hợp chức năng gọi chọn số. Tuy nhiên các thiết bị đó phải được sản xuất và trang bị trên tàu phù hợp khuyến nghị của tổ chức hàng hải quốc tế IMO. Trong phạm vi tiểu luận này em tập trung nghiên cứu về công nghệ DSC và đi sâu phân tích các phương pháp kiểm soát lỗi trong DSC. Nội dung bài tập lớn gồm 3 phần: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ GMDSS PHẦN II: CÔNG NGHỆ DSC PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT LỖI TRONG CÔNG NGHỆ DSC 1 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ GMDSS 1.1. Giới thiệu chung vệ hệ thống GMDSS Năm 1979, Tổ chức hàng hải quốc tế IMO (International Maritime Organization) đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Hội nghị này thông qua công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn trên biển SAR-1979. Với mục đích là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm và cứu nạn trên biển, hội nghị đã yêu cầu phát triển một hệ thống tin cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp cho công tác tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao. Cùng với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế khác như Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Tổ chức thông tin di động vệ tinh quốc tế (INMARSAT), Hệ thống vệ tinh trợ giúp tìm kiếm cứu nạn COSPAS – SARSAT, đến năm 1988 một hệ thống thông tin đã được các nước thành viên IMO, trong đó Việt Nam là một thành viên đầy đủ, thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ sung Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS- 74 và được gọi là SOLAS - 74/88, khai sinh ra hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System - GMDSS). GMDSS là hệ thống thông tin mới phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn Hàng Hải toàn cầu được tổ chức Hàng Hải quốc tế IMO đề xướng và phát triển, cùng với sự tham gia của các nước thành viên còn có sự phối hợp của nhiều tổ chức quốc tế khác. Đặc trưng của hệ thống là mang tính toàn cầu, tính tổ hợp và tính mới. - Tính toàn cầu của hệ thống: Có thể tìm kiếm và cứu nạn ở mọi vùng biển trên thế giới. - Tính mới của hệ thống: Ra đời 1988. - Tính tổ hợp: là hệ thống gồm nhiều tổ chức tham gia dựa trên cơ sở sự kết hợp nhiều hệ thống thông tin khác nhau,bao gồm cả hệ thông thông tin vệ tinh và hệ thống thông tin mặt đất. Đặc điểm chính của hệ thống: - Phân chia vùng thông tin theo cự ly hoạt động của tàu, từ đó xác định các loại thiết bị sẽ được lắp đặt trên tàu cùng với tần số và phương thức thông tin nhất định. - Không sử dụng các tần số cấp cứu 500kHz bằng vô tuyến điện báo và tần số 2182kHz bằng vô tuyến điện thoại để báo động và gọi cấp cứu mà dùng kỹ thuật gọi chọn số DSC - với những tần số thích hợp dành riêng cho báo động và gọi cấp cứu. - Những thông tin ở cự ly xa sẽ được đảm bảo thông qua thiết bị thông tin vệ tinh và các thiết bị hoạt động trên dải sóng ngắn HF. 2 - Việc trực canh cấp cứu, thu nhận các thông báo an toàn hàng hải và dự báo thời tiết bằng phương thức tự động. - Sử dụng kỹ thuật gọi chọn số DSC, truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và vô tuyến điện thoại trong thông tin liên lạc, xóa bỏ phương thức vô tuyến điện báo MORSE kém hiệu quả trước kia. 1.2. Chức năng của hệ thống GMDSS Hệ thống GMDSS có 9 chức năng thông tin chính cần được thực hiện bởi tất cả các tàu. Song song với việc này là yêu cầu về trang thiết bị vô tuyến cần thiết để thực hiện các chức năng đó trong những vùng biển mà tàu đang hoạt động. Nói cách khác, bất kể hoạt động ở vùng biển nào mỗi tàu phải được trang bị thiết bị vô tuyến có khả năng thực hiện 9 chức năng thông tin xuyên suốt cuộc hành trình của mình. 9 chức năng đó là: - Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ; - Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ bờ đến tàu; - Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến tàu; - Phát và thu các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn; - Phát và thu các thông tin hiện trường; - Phát và thu các tín hiệu định vị; - Phát và thu các thông tin an toàn Hàng Hải; - Phát và thu các thông tin thông thường; - Thông tin từ buống lái tới buồng lái. Các chức năng nàcủa hệ thống GMDSS có thể được chia thành 3 nhóm: Thông tin phục vụ mục đích tìm kiếm và cứu nạn, thông tin phục vụ mục đích an toàn hàng hải và thông tin phục vụ mục đích thương mại và khai thác. 1.2.1. Thông tin phục vụ mục đích tìm kiếm cứu nạn (Distress) Thông tin cứu nạn Hàng Hải: - Đảm bảo cho tàu khi bị tai nạn có khả năng phát được tín hiệu báo động cứu nạn tới một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC (Rescue. Co-odenation Center) hoặc các các tàu đang hoạt động trong vùng lân cận. Khi RCC thu được tín hiệu báo động cứu nạn có thể qua đài thông tin duyên hải hoặc qua đài bờ mặt đất INMARSAT hoặc các tàu đang ở trong vùng tai nạn thì nó sẽ chuyển tiếp báo động cấp cứu tới đơn vị tìm kiếm cứu nạn (SAR) hoặc các tàu đang hoạt động trong vùng lân cận. Một bức điện báo động cứu nạn phải bao gồm các thông tin về số nhận dạng của tàu, vị trí, tính chất bị nạn và các thông số liên quan khác. - Thông tin báo động cứu nạn trong hệ thống GMDSS được thiết kế theo cả 3 chiều : Từ tàu tới bờ, tàu tới tàu, bờ tới tàu ở tất cả các vùng biển. Chức năng này được thực hiện bằng cả hai phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất. 3 - Một tín hiệu báo động cứu nạn thông thường được thực hiện nhân công và việc thực hiện xác báo cũng phải được thực hiện nhân công. - Khi một tàu bị chìm sẽ có phương tiện phát tín hiệu báo động khẩn cấp EPIRB thiết bị này có khả năng kích hoạt tự động. - Tín hiệu chuyển tiếp báo động cấp cứu từ tàu đến các tàu quanh vùng tai nạn được thực hiện cả bằng phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất ở các tần số thích hợp. Thông thường hướng từ bờ đến tàu được thực hiện theo cách địa chỉ theo vùng địa lý để tránh báo động tới tất cả các tàu trong một vùng biển rộng. Khi nhận được chuyển tiếp báo động cấp cứu các tàu trong vùng lân cận tàu bị nạn phải thiết lập thông tin với RCC ngay lập tức để phối hợp cứu nạn. Thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn: - Thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn rất quan trọng trong quá trình tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đó là các thông tin giữa các tàu và máy bay tham gia hạt động tìm kiếm cứu nạn. Trong đó có cả thông tin giữa RCC với người chỉ huy hiện trường hoặc người điều phối tìm kiếm và cứu nạn trong vùng xảy ra tai nạn. - Các bức điện phục vụ tìm kiếm và cứu nạn được phát theo cả hai chiều bằng phương thức thoại và phương thức truyền chữ trực tiếp. - Các phương thức thông tin được sử dụng trong thông tin này là thoại hoặc telex hoặc cả hai, được thực hiện qua thông tin mặt đất hoặc vệ tinh tuỳ vào điều kiện thông tin trong vùng bị nạn. - Thông tin hiện trường là thông tin trực tiếp tại vùng viển diễn ra hoạt động tìm kiếm cứu nạn thường được sử dụng ở dải sóng MF và VHF bằng thoại hoặc telex. 1.2.2. Thông tin phục vụ mục đích an toàn hàng hải (Safety) Thông tin an toàn hàng hải (MSI) là các thông tin cảnh báo hàng hải, cảnh báo thời tiết, và các dự báo khí tượng thủy văn khác. Các tàu cần phải được cung cấp các thông tin cập nhật về MSI. MSI được thông tin bởi phương thức NBDP chế độ phát FEC ở tần số 518 KHz, với những tàu hoạt động ngoài vùng phủ sóng NAVTEX thì các thông tin an toàn hàng hải được cung cấp qua dịch vụ EGC của hệ thống INMARSAT ở các vùng biển vĩ tuyến cao hoặc các vùng biển xa thực hiện bằng NBDP ở dải sóng HF. 1.2.3. Thông tin phục vụ mục đích thương mại và khai thác tàu (Public) Là các thông tin giữa đội tàu với các mạng thông tin bờ bao gồm các nội dung quản lý và khai thác đội tàu, những thông tin này cũng có vai trò quan trọng trong an toàn hàng hải. Ngoài ra còn có thông tin buồng lái với buồng lái, là các thông tin an toàn giữa các tàu ở các vị trí chạy tàu bình thường, được thực hiện bởi thoại VHF. 4 1.3. Cấu trúc của hệ thống GMDSS Cấu trúc của hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu GMDSS bao gồm hai thành phần chính là: Hệ thống thông tin vệ tinh và hệ thống thông tin mặt đất. 1.3.1. Hệ thống thông tin vệ tinh Hệ thống thông tin vệ tinh là một hệ thống quan trọng trong GMDSS. Hệ thống thông tin vệ tinh trong hệ thống GMDSS gồm hệ thống vệ tinh INMARSAT và hệ thống vệ tinh COSPAS - SARSAT. a. Hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT Với các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên dải tần 1,5 - 1,6 Mhz (băng L) cung cấp cho các tàu có lắp đặt trạm đài tàu vệ tinh một phương tiện báo động và gọi cấp cứu. Nó có khả năng thông tin 2 chiều bằng các phương thức thoại và telex. Ngoài ra các vệ tinh INMARSAT còn được sử dụng như một phương tiện chính để thông báo các bức điện an toàn Hàng Hải MSI cho các vùng không được phủ sóng bởi dịch vụ NAVTEX. b. Hệ thống thông tin vệ sinh COSPAS – SARSAT Đây là một hệ thống thông tin vệ tinh trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn, được thiết lập để xác định vị trí của thiết bị EPIRB trên tần số 406 MHz. Hệ thống COSPAS-SARSAT được sử dụng cho tất cả các tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu nạn trên biển, trên không và trên đất liền. Đây là một hệ thống vệ tinh mang tính quốc tế do các tổ chức vệ tinh của các nước Canada, Pháp, Mỹ và Nga phát triển. Hệ thống được sử dụng phục vụ cho một số lượng lớn các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn toàn cầu. 1.3.2. Hệ thống thông tin mặt đất Các hệ thống thông tin mặt đất cung cấp dịch vụ trong hệ thống GMDSS sử dụng 3 dải tần: Dải VHF cho thông tin cự ly gần (20 – 30 hải lý), dải MF cho thông tin cự ly trung bình (100 – 200 hải lý) và dải HF cho thông tin cự ly xa (hàng trăm đến hàng nghìn hải lý) bằng ba phương thức thông tin: DSC, NBDP, thoại vô tuyến. 5 CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ DSC 2.1. Các đặc trưng của phương thức DSC DSC (phương thức Gọi chọn số - Digital Selective Calling) là một phương thức thông tin quan trọng được sử dụng trong hệ thống GMDSS. DSC được dùng để phát các báo động cấp cứu từ tàu cũng như phát xác nhận điện cấp cứu từ bờ. DSC còn được cả tàu và bờ dùng để phát chuyển tiếp báo động cấp cứu hoặc phát loan báo khẩn cấp và an toàn. Ngoài ra DSC còn được dùng để kết nối trong thông tin thông thường. DSC có ba đặc trưng chính: - DSC là một phương thức kết nối thông tin (Calling) - DSC có khả năng lựa chọn địa chỉ đài thu (Selective) - DSC là một phương thức thông tin số (Digital) 2.1.1. DSC là một phương thức kết nối thông tin (Calling) Trong thông tin vô tuyến, mỗi cuộc liên lạc thường diễn ra hai giai đoạn: trước hết là giai đoạn gọi (calling) để kết nối thông tin giữa các đài trên một kênh chung, và sau đó mới là giai đoạn làm việc (working) thực hiện trao đổi thông tin. DSC là một phương thức mới để gọi và vì thế nội dung điện DSC chứa các thông tin ngắn gọn, kênh thông tin tiếp theo, đặc tính và các tham số cơ bản của cuộc gọi, đặc biệt trong các cuộc báo động cứu nạn, đặc tính và các tham số cơ bản là vị trí trong thời gian bị nạn, tính chất tai nạn và phương thức thông tin tiếp theo. 2.1.2. DSC có khả năng lựa chọn địa chỉ đài thu (Selective) DSC là một phương thức thông tin sử dụng khởi đầu cho tất cả các cuộc gọi với tất cả các cấp độ ưu tiên, và nó có khả năng lựa chọn địa chỉ đài thu, cụ thể: - Gọi tới tất cả các đài (all station) - Gọi tới một đài có số nhận dạng duy nhất (Individual) - Gọi tới một nhóm đài tàu có cùng số nhận dạng nhóm (Group calling) - Gọi tới một nhóm đài nằm trong một vùng địa lý (Geographic area). 2.1.3. DSC là một phương thức thông tin số (Digital) Bản thân tin tức của DSC là dạng số, thông tin được điều chế số DSC sử dụng mã có khả năng phát hiện lỗi và một số phương thức sửa lỗi FEC nên độ tin cậy thông tin cao hơn tín hiệu tương tự. Do đó cự ly thông tin xa hơn các phương thức thông tin khác trên cùng dải tần số. 2.2. Các cuộc gọi DSC thường sử dụng 6 DSC dùng để báo động cấp cứu (Distress alert) tiếp sau là thông tin cấp cứu thường là bằng phương thức thoại và cũng có thể bằng phương thức telex. DSC còn dùng loan báo (Announce) các cuộc gọi khác như: Urgency, safety và DSC cũng dùng để kết nối các thông tin thông thường (Routine). 2.3. Dải tần hoạt động Trong hệ thống GMDSS, DSC được sử dụng ở cả ba dải tần: VHF, MF, HF. Ở dải tần VHF bên cạnh nhiều kênh thoại, DSC chỉ ấn định một kênh duy nhất là kênh 70 cho cả mục đích thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải (D&S) và mục đích thông tin thông thường (Public). Ở dải tần MF (băng tần 2 MHz) và HF (các băng tần 4, 6, 8,12,16,18, 22, 25 MHz). Trong đó các băng tần 4, 6, 8, 12, 16 MHz mỗi băng tần có một kênh dành riêng cho thông tin cấp cứu, khẩn cấp an toàn. Ngoài ra còn phân chia một số kênh quốc tế (International channel) và một số kênh khu vực (Local channel) dành cho thông tin thông thường. Các đặc trưng của tín hiệu thông dải DSC ở các dải tần như sau: Dải tần MF/HF: - Phương thức điều chế: F1B/J2B. - Tốc độ điều chế: 100 bps. - Độ dịch tần: 170 Hz (J2B - sóng mang phụ 1700 Hz). - Độ rộng dải thông: 300 Hz. Dải tần VHF: - Phương thức điều chế: Điều tần. - Dịch tần: 1300 Hz và 2100 Hz. - Tốc độ điều chế: 1200 bps. - Chỉ số điều chế: 2.0 2.4. Các thành phần của một cuộc gọi DSC Dot patter n Phasing Sequenc e Format specifie r Addres s Categor y Self- identifi -cation Message 1 Messag e 2 Messag e 3 Message 4 … End of Sequenc e (EOS) Error-check character (ECC) 7 Hình 1 – Cấu trúc chu trình một cuộc gọi DSC Trong đó: - Dot pattern: Tín hiệu mào đầu, dùng để đồng bộ cho máy thu trực canh nhiều tần số ở dải tần MF/HF cho các đài tàu theo phương thức quét tần số. - Phasing sequence: Tín hiệu đồng bộ chu trình, cho phép máy thu định pha bit đúng và xác định rõ chĩnh xác vị trí các từ mã trong chu trình cuộc gọi, phân tách dòng thông tin DX và RX. - Format specifier: Định dạng cuộc gọi để xác định loại cuộc gọi. - Address: Địa chỉ đài được gọi. - Category: Hạng cuộc gọi, chỉ ra mức độ ưu tiên của cuộc gọi. - Self-identification: Nhận dạng tự xưng, là số tự nhận dạng MMSI của đài gọi (9 chữ số thập phân), được biểu thị bởi 5 từ mã số. - Massages: Thành phần nội dung, tùy từng loại mã mỗi cuộc gọi sẽ bao gồm một số thành phần, cụ thể: + Message 1: từ mã chỉ ra tính chất tai nạn. + Message 2: từ mã chỉ ra vị trị bị nạn. + Message 3: từ mã chỉ ra thời gian gặp nạn, tính theo giờ UTC + Message 4: từ mã chỉ phương thức thông tin tiếp theo (thoại hoặc telex) được đề xuất bởi đài gặp nạn - End of sequence (EOS): Ký tự kết thúc cuộc gọi - Error-check character (ECC): Ký tự kiểm tra lỗi, được phát sau cùng và dùng để kiểm tra toàn bộ cuộc gọi. Có thể có một cuộc gọi không bao gồm tất cả các thành phần trên. 8 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT LỖI TRONG CÔNG NGHỆ DSC DSC là một phần quan trọng của hệ thống GMDSS trên các dải sóng HF, MF và VHF/DSC. Các thiết bị này được sử dụng để phát báo động cấp cứu từ tàu và phát xác nhận điện cấp cứu từ bờ, được cả tàu và bờ dùng để phát chuyển tiếp các bức điện báo động cấp cứu hoặc phát các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn. Ngoài ra nó còn được dùng để gọi và bắt liên lạc trong thông tin thông thường. Chính vì thế các bức điện DSC thường ngắn gọn và đòi hỏi độ chính xác cao. Để đảm bảo yêu cầu này trong kỹ thuật mã hóa có sử dụng mã 10 bit phát hiện lỗi (10-bit Error detecting) và sử dụng chế độ phát FEC để giảm sai lỗi tín hiệu đến mức tối đa. 3.1. Mã 10 bit phát hiện lỗi (10-bit error detecting) 3.1.1. Cấu trúc bộ mã Để giảm sai lỗi trong quá trình truyền tin phương pháp sử dụng các loại mã chống nhiễu là đơn giản và mang lại hiệu quả thông tin cao. Trong công nghệ DSC có sử dụng mã khối tuyến tính 10 bit phát hiện lỗi hay nói cách khác đây là bộ mã đều nhị phân với độ dài từ mã bằng 10 có khả năng chống nhiễu trong đó có 7 bit thông tin và 3 bit kiểm tra. Bộ mã này được gọi là bộ mã khối vì các từ mã đều có độ dài bằng nhau và khi phát được phát thành từng khối riêng biệt, mỗi khối mang một ý nghĩa thông tin khác nhau. Bảng 1 – Bảng mã 10 bit phát hiện lỗi (10-bit Error detecting Code) Trọng số từ mã Cấu trúc từ mã và vị trí các bit 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trọng số từ mã Cấu trúc từ mã và vị trí các bit 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trọng số từ mã Cấu trúc từ mã và vị trí các bit 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 00 B B B B B B B Y Y Y 43 Y Y B Y B Y B B Y Y 86 B Y Y B Y B Y B Y Y 01 Y B B B B B B Y Y B 44 B B Y Y B Y B Y B B 87 Y Y Y B Y BY B Y B 02 B Y B B B B B B Y B 5 4 Y B Y Y B Y B B Y Y 88 B B B Y Y B Y Y B B 03 Y Y B B B B B Y B Y 46 B Y Y Y B Y B B Y Y 89 Y B B Y Y B Y B Y Y 04 B B Y B B B B Y Y B 47 Y Y Y Y B Y B B Y B 90 B Y B Y Y B Y B Y Y 05 Y B Y B B B B YB Y 48 B B B B Y Y B Y B Y 91 Y Y B Y Y B Y B Y B 06 Y B Y B B B B YB Y 49 Y B B B Y Y B Y B B 92 B B Y Y Y B Y B Y Y 07 Y Y Y B B B B Y B B 50 B Y B B Y Y B Y B B 93 Y B Y Y Y B Y B Y B 08 B B B Y B B B Y Y B 51 Y Y B B Y Y B B Y Y 94 B Y Y Y Y B Y B Y B 09 Y B BY B B B Y B Y 52 B B Y B Y Y B Y B B 95 Y Y Y Y Y B Y B B Y 10 B Y BY B B BY B Y 53 Y B Y B Y Y B B Y Y 96 B B B B B Y Y Y B Y 9 11 Y Y BY B B BY B B 54 B Y Y B Y Y B B Y Y 97 Y B B B B Y Y Y B B 12 B B YY B B B Y B Y 55 Y Y Y B Y Y B B Y B 98 B Y B B B Y Y Y B B 13 Y B Y Y B B B Y B B 56 B B B Y Y Y B Y B B 99 Y Y B B B Y Y B Y Y 14 B Y Y Y B B B Y B B 57 Y B B Y Y Y B B Y Y 100 B B Y B B Y Y Y B B 15 Y Y Y Y B B B B Y Y 58 B Y B Y Y Y B B Y Y 101 Y B Y B B Y Y B Y Y 16 B B B B Y B B Y Y B 59 Y Y B Y Y Y B BY B 102 B Y Y B B Y Y B Y Y 17 Y B B B Y B B Y B Y 60 B B Y Y Y Y B B Y Y 103 Y Y Y B BY Y B Y B 18 B Y B B Y B B Y B Y 61 Y B Y Y Y Y B B Y B 104 B B B Y B Y Y Y B B 19 Y Y B B Y B B Y B B 62 B Y Y Y Y Y B B Y B 105 Y B B Y B Y Y B Y Y 20 B B Y B Y B B Y B Y 63 Y Y Y Y Y Y B B B Y 106 B Y B Y B Y Y B Y Y 21 Y B Y B Y B B Y B Y 64 B B B B B B Y Y Y B 107 Y Y B Y B Y Y B Y B 22 B Y Y B Y B B Y B B 65 Y B B B B B Y Y B Y 108 B B Y Y B Y Y B Y Y 23 Y Y Y B Y B B B Y Y 66 B Y B B B B Y Y B Y 109 Y B Y Y B Y Y B Y B 24 B B B Y Y B B Y B Y 67 Y Y B B B B Y Y B B 110 B Y Y Y B Y Y B Y B 25 Y B B Y Y B B Y B B 68 B B Y B B B Y Y B Y 111 Y Y Y Y B Y Y B B Y 26 B Y B Y Y B B Y B B 69 B Y Y B B B Y Y B B 112 B B B B Y Y Y Y B B 27 Y Y B Y Y B B B Y Y 70 B Y Y B B B Y Y B B 113 Y B B B Y Y Y B Y Y 28 B B Y Y Y B B Y B B 71 Y Y Y B B B Y B Y Y 114 B Y B B Y Y Y B Y Y 29 Y B Y Y Y B B B Y Y 72 B B B Y B B Y Y B B 115 Y Y B B Y Y Y B Y B 30 B Y Y Y Y B B B Y Y 73 Y B B YB B Y Y B B 116 B B Y B Y Y Y B Y B 31 Y Y Y Y Y B B B Y B 74 B YB Y B B Y Y B B 117 Y B Y B Y Y Y B Y B 32 B B B B B Y B Y Y B 75 Y Y B Y B B Y B Y Y 118 B Y Y B Y Y Y B Y B 33 Y B B B B Y B Y B Y 76 B B Y Y B B Y Y B B 119 Y Y Y B Y Y Y B B Y 34 B Y B B B Y B Y B Y 77 Y B Y Y B B Y B Y Y 120 B B B Y Y Y Y B Y Y 35 Y Y B B B Y B Y B B 78 B Y Y Y B B Y B Y Y 121 Y B B Y Y Y Y B Y B 36 B B Y B B Y B Y B Y 79 Y Y Y Y B B Y B Y B 122 B Y B Y Y Y Y B Y B 37 Y B Y B B Y B Y B B 80 B B B B Y B Y Y B Y 123 Y Y B Y Y Y Y B B Y 38 B Y Y B B Y B Y B B 81 Y B B B Y B Y Y B B 124 B B Y Y Y Y Y B Y B 39 Y Y Y B B Y B B Y Y 82 B Y B B Y B Y Y B B 125 Y B Y Y Y Y Y B B Y 40 B B B Y B Y B Y B Y 83 Y Y B B Y B Y B Y Y 126 B Y Y Y Y Y Y B B Y 41 Y B B Y B Y B Y B B 84 B B Y B Y B Y Y B B 127 Y Y Y Y Y Y Y B B B 42 B Y B Y B Y B Y B B 85 Y B Y B Y B Y B Y Y Trong đó: - Y là ký hiệu mức logic ‘1’ - B là ký hiệu mức logic ‘0’ 3.1.2. Đặc điểm của bộ mã Bộ mã bao gồm có 10 bit, trong đó: 10 [...]... Để khắc phục điều đó trong công nghệ DSC người ta sử dụng 3 cơ chế phát hiện lỗi, đó là: - Phát hiện lỗi từng từ mã; - Phát hiện lỗi nhiều từ mã; - Phương pháp phát có sửa lỗi trước FEC (Forward error correction) 3.2.1 Phát hiện lỗi từng từ mã Các bit thông tin Thứ tự các bit trong từ mã 2 3 4 20 Giá trị các bit 1 21 22 5 23 24 Các bit kiểm tra 6 25 7 8 26 22 9 10 21 20 Với 3 bit kiểm tra có thể mã hóa... quãng cách mã tối thiểu là d 0 = 2 do vậy nó có khả năng phát hiện được những từ mã sai 1 bit Để tăng khả năng phát hiện lỗi và tăng chất lượng thông tin trong công nghệ DSC có sử dụng ký tự kiểm tra tổng ECC và phương pháp phát FEC 11 3.2 Cơ chế phát hiện lỗi và sửa lỗi Do cấu trúc của bộ mã có chiều dài là 10 bit nên nếu chỉ dùng bộ mã để phát hiện lỗi thì chỉ phát hiện được những lỗi đơn vì quãng cách... 10 bit trong đó có 7 bit thông tin và 3 bit kiểm tra, bit thứ nhất có trọng số thấp nhất trong phần mang tin còn bit thứ 10 là bit có trọng số cao nhất trong phần kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 bit kiểm tra 7 bit thông tin Bít có trong phần nhất tin Bít có trọng số thấp nhất trong phần thông tin số cao nhất trọng số caothông trong phần kiểmtrọng số Bít có trọng Bít có tra thấp nhất trong phần kiểm tra... bit kiểm tra ở vị trí thứ 2 (bit thứ 9 trong từ mã) hoặc bit kiểm tra ở vị trí thứ 3 (bit thứ 8 trong từ mã) đã bị sai, có thể thấy rõ điều này trong bảng sau: Các bit kiểm tra đúng 000 001 010 011 100 101 110 111 Bit kiểm tra ở vị trí 20 bị sai 001 000 011 010 101 100 111 110 Sự sai khác giữa bit kiểm tra 0 - 1 1 - 0 2 - 3 3 - 2 4 - 5 5 - 4 6 - 7 7 - 6 đúng và bit kiểm tra sai (Tính theo hệ 10) Bit kiểm. .. tin cần thiết cho các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp, an toàn đáp ứng được yêu cầu trong thông tin cứu nạn toàn cầu hay trong các cuộc gọi thông thường đồng thời cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tần số, kênh thông tin, phương thức thông tin, chế độ thông tin tiếp theo Để nâng cao hiệu quả truyền tin, công nghệ DSC sử dụng phương pháp mã hoá với bộ mã đều nhị phân có khả năng phát hiện lỗi 10-bit error... giữa bit kiểm tra 0 - 2 đúng và bit kiểm tra sai 011 000 001 110 111 100 101 1-3 2-0 3-1 4-6 5-7 6-4 7-5 (Tính theo hệ 10) Bit kiểm tra ở vị trí 20 bị sai 100 101 110 111 000 001 010 011 Sự sai khác giữa bit kiểm tra 0 - 4 1 - 6 2 - 6 3 - 7 4 - 0 5 - 1 6 - 2 7 - 3 đúng và bit kiểm tra sai (Tính theo hệ 10) 3.2.2 Phát hiện lỗi nhiều từ mã Trong cấu trúc thực tế của bộ mã 10 bit phát hiện lỗi trong công. .. nó báo bức điện nhận được không có lỗi (ECC-OK) Trong thực tế, người ta dùng đồng thời hai phương pháp trên sẽ cho độ chính xác cao trong trao đổi thông tin tất nhiên sẽ trả giá đó là chịu thiệt về tốc độ truyền tin Song vì tốc độ truyền tin trong thông tin hàng hải kênh vô tuyến HF/VHF thường thấp cho nên việc kết hợp hai phương pháp trên là hợp lý 3.2.3 Phương pháp FEC Để tăng độ tin cậy của thông... thu được là đúng thì kết luận từ mã thu được là sai 12 Mức độ sai khác giữa M7 và M3 có liên quan đến vị trí bit sai nằm ở các bit thông tin hay các bit kiểm tra Nếu M7 khác M3 một đơn vị thì bit sai nằm ở một trong các bit thông tin, hoặc sai ở bit kiểm tra và ở vị trí thấp nhất (bit thứ 10 trong từ mã) Trong trường hợp này ta chỉ có thể khẳng định có sai, nhưng không thể kết luận vị trí bit sai Nếu... phát gián cách nhau một khoảng thời gian bằng 4 lần thời gian phát một từ mã, phía thu sử dụng 2 lần phát của mỗi từ mã để sửa lỗi (nếu có) Ở dải MF/HF tốc độ phát là 100 bps, 4 từ mã gồm 40 bit nên thời gian gián cách là 400 ms Ở dải VHF tốc độ phát là 1200 bps, 4 từ mã gồm 40 bit nên thời gian gián cách là 33 ms 14 KẾT LUẬN Trong hệ thống GMDSS, phương thức truyền thông tin sử dụng công nghệ DSC có... trong công nghệ DSC thì sự sắp xếp của 3 bit kiểm tra phải chỉ ra số con số 0 có trong phần bit thông tin nên nó chỉ có thể phát hiện được sai một bit trong từ mã Do vậy nếu khi nhận được từ mã sai ở cả phần thông tin và phần kiểm tra thì bộ mã sẽ không phát hiện được Muốn vậy người ta sử dụng ký tự kiểm tra riêng ECC (Error-check character) Đây là ký tự kiểm tra tổng (module-2) của tất cả các số có nghĩa . vi tiểu luận này em tập trung nghiên cứu về công nghệ DSC và đi sâu phân tích các phương pháp kiểm soát lỗi trong DSC. Nội dung bài tập lớn gồm 3 phần: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ GMDSS PHẦN II: CÔNG. phát sau cùng và dùng để kiểm tra toàn bộ cuộc gọi. Có thể có một cuộc gọi không bao gồm tất cả các thành phần trên. 8 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT LỖI TRONG CÔNG NGHỆ DSC DSC là một phần quan. bằng ba phương thức thông tin: DSC, NBDP, thoại vô tuyến. 5 CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ DSC 2.1. Các đặc trưng của phương thức DSC DSC (phương thức Gọi chọn số - Digital Selective Calling) là một phương