Phân tích hạt bằng tia UV-vis

Một phần của tài liệu tổng hợp nano bạc và nghiên cứu khả năng ứng dụng sinh học (Trang 37 - 39)

Hình 3.2. Kết quả đo UV-vis thực nghiệm keo nano bạc a - Mẫu bọc PEG

b - Mẫu bọc PVP

Sử dụng máy quang phổ hấp thụ (UV/VIS) để xác định tính chất quang của dung dịch keo nano bạc. Kết quả ở hình 3.2. cho thấy cường độ hấp thụ của keo nano bạc được bọc bởi PEG sau khi pha loãng 2 lần có giá trị khoảng 0,72 tại bước sóng 400nm. Với mẫu keo nano bạc bọc PVP sau khi pha loãng 2 lần có giá trị thấp hơn khoảng 0,66 tại bước sóng 413nm . Như vậy, kích thước hạt nano bạc ở mẫu bọc PVP lớn hơn đã làm giảm mật độ quang và tăng bước sóng hấp thụ UV-vis so với dung dịch keo bạc được bọc bởi PEG. Kết quả đo quang phổ hấp thụ UV-vis của keo nano bạc có đỉnh hấp thụ cực đại trong khoảng 400-413nm phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã được công bố. Từ kết quả này có thể nhận định hạt nano bạc được bao bọc bởi PEG có kích thước hạt nhỏ hơn và phân tán tốt hơn so với hạt nano bạc bọc bởi PVP.

3.3. Phân tích hạt bằng FE-SEM

a

b

Hình 3.3. Kết quả chụp ảnh FESEM mẫu nano bạc a - Mẫu bọc PEG

b - Mẫu bọc PVP

Kết quả ở chụp FESEM ở hình 3.3 cho thấy kích thước hạt nano bạc bọc PVP khoảng 25-50nm (Hình 3.3.-b). Hạt nano bạc phân tán tốt trong dung dịch. Với hình 3.3.-a mẫu nano bạc bọc PEG ta ta có thể xác định được kích thước của hạt nano bạc khoảng 15-50nm. Hạt tương đối đồng đều và phân tán tốt trong dung dịch.

Một phần của tài liệu tổng hợp nano bạc và nghiên cứu khả năng ứng dụng sinh học (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w