1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

45 445 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 198,89 KB

Nội dung

Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Giá trị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài chính: Quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối. Các quyết định này luôn có sự tương quan, tác động lẫn nhau. Chẳng hạn, các quyết định về đầu tư sẽ ấn định mức lợi nhuận và cổ tức tiềm năng trong tương lai;quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình, chi phí sử dụng vốn sẽ tác động đến việc lựa chọn cơ hội đầu tư; và, chính sách cổ tức – quyết định phân phối, sẽ tác động đến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, từ đó ảnh hưởng đến số lượng cổ phần thường trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, mở rộng ra sẽ tác động đến chi phí sử dụng vốn.

Nhóm thuyết trình lớp TCDN NgàyK22: Trịnh Quang Công Bùi Thị Thùy Dương Chung Ngọc Nghi Nguyễn Thị Ánh Ngọc Chương 13: Chính sách cổ tức BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ và tên Công việc Thuyết trình Điểm Chung Ngọc Nghi -Tổng hợp toàn bài, canh chỉnh định dạng và lỗi chính tả. - Tìm hiểu, nghiên cứu phần I “Cổ tức và các hình thức chi trả cổ tức”. -Giới thiệu - Phần I “Cổ tức và các hình thức chi trả cổ tức” Trịnh Quang Công Soạn Powerpoint. Tìm hiểu, nghiên cứu: + Chính sách cổ tức là gì? + Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức -Chính sách cổ tức là gì? - Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức Bùi Thị Thùy Dương Tìm hiểu tài liệu tham khảo và bài tập chương 13 Tìm hiểu, nghiên cứu: Chính sách cổ tức không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp. - Các mô hình cách điệu của Lintner - Chính sách cổ tức không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp. Nguyễn Thị Ánh Ngọc Soạn đề cương, phân công công việc trong nhóm. Tìm hiểu, nghiên cứu: + Các chính sách cổ tức trong thực tiễn + Chính sách cổ tức làm thay đổi giá trị doanh nghiệp - Chính sách cổ tức làm thay đổi giá trị doanh nghiệp - Các chính sách cổ tức trong thực tiễn -Kết luận 2 22 Chương 13: Chính sách cổ tức  Nhận xét của GVHD: 3 33 Chương 13: Chính sách cổ tức NỘI DUNG DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC PHỤ LỤC GIỚI THIỆU 1 1. CỔ TỨC VÀ CÁC HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC 1 1.1. Cổ tức 1 1.2. Cổ tức được chi trả như thế nào 2 1.3. Các hình thức chi trả cổ tức 4 1.1.1.Cổ tức tiền mặt 4 1.1.2.Cổ tức cổ phần 4 1.1.3.Cổ tức bằng tài sản 7 1.1.4.Chia nhỏ cổ phần 7 1.1.5.Mua lại cổ phần 8 2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 11 2.1. Chính sách cổ tức là gì? 11 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng chính sách cổ tức 11 2.1.1.Các hạn chế pháp lý 11 2.1.2.Các điều khoản hạn chế 12 2.1.3.Sự tác động của các yếu tố khác 12 2.3. Lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp 16 2.3.1.Các mô hình cách điệu của Lintner về chi trả cổ tức 16 2.3.2.Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (MM) 19 2.3.3.Chính sách cổ tức làm thay đổi giá trị doanh nghiệp 24 2.3.3.1. Chính sách cổ tức làm giảm giá trị doanh nghiệp 29 2.3.3.2. Chính sách cổ tức làm tăng giá trị doanh nghiệp 31 .4. Các dạng chính sách cổ tức trong thực tiễn 30 2.4.1.Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động 30 2.4.2.Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định 33 2.4.3.Chính sách tỷ lệ chi trả không đổi 36 2.4.4.Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ thường xuyên cộng với cổ tức thưởng cuối năm 36 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 39 40 41 4 44 Chương 13: Chính sách cổ tức DANH MỤC BẢNG BIỂU Ký hiệu Tên bảng Trang Bảng 13.1 Sự thay đổi trong tài khoản vốn cổ phần của doanh nghiệp trước và sau cổ tức cổ phần 7 Bảng 13.2 Sự thay đổi trong số cổ phần lưu hành và trái quyền của cổ đông sau cổ tức cổ phần 8 Bảng 13.3 Tác động đối với tài sản của cổ đông trước và sau khi mua lại cổ phần. 14 Bảng 13.4 Tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tăng trưởng EPS 20 Bảng 13.5 Các hiệu ứng của thay đổi chính sách cổ tức khi cổ tức bị đánh thuế cao hơn lãi vốn 34 DANH MỤC HÌNH VẼ Ký hiệu Tên hình Trang Hình 13.1 Trục thời gian trong tiến trình thông báo và thanh toán cổ tức của Vinamilk 3 Hình 13.2 Lịch sử giá của VNM vào ngày giao dịch không có cổ tức 4 Hình 13.3 Lịch sử cổ tức và lợi nhuận của công ty NWA, Inc 43 DANH MỤC PHỤ LỤC Ký hiệu Tên phụ lục Trang Phụ lục 01 So sánh giữa các chính sách chi trả cổ tức trong thực tiễn 38 GIỚI THIỆU Giá trị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài chính: Quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối. Các quyết định này luôn có sự tương quan, tác động lẫn nhau. Chẳng hạn, các quyết định về đầu tư sẽ ấn định mức lợi nhuận và cổ tức tiềm năng trong tương lai;quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình, chi phí sử dụng vốn sẽ tác động đến việc lựa chọn cơ hội đầu tư; và, chính sách cổ tức – quyết định phân phối, sẽ tác động đến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, từ đó ảnh hưởng đến số lượng cổ phần thường trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, mở rộng ra sẽ tác động đến chi phí sử dụng vốn. Khi lập các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay tối đa hóa giá trị cổ đông. Trong Tài chính doanh nghiệp phần I, chúng ta đã nghiên cứu về quyết định đầu tư, cách hoạch định dòng tiền của dự án và lựa chọn đầu tư như thế nào dựa vào chi phí sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Thông qua các chương 14, 15, 16, 18, 5 55 Chương 13: Chính sách cổ tức chúng ta đã được nghiên cứu về quyết định tài trợ, làm thế nào để xác định được cấu trúc vốn tối ưu cũng với mục đính tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Trong chương 13 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quyết định thứ 3 – Quyết định phân phối. Doanh nghiệp căn cứ và đâu để lựa chọn hình thức chi trả cổ tức? Quyết định chính sách cổ tức của công ty có mang ý nghĩa và tạo ra tín hiệu gì cho các cổ đông hay không? Và, việc lựa chọn chính sách cổ tức có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Chúng ta sẽ bắt đầu tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên lần lượt qua phần I Cổ tức và các hình thức chi trả cổ tức, cung cấp cái nhìn tổng quan về cổ tức, chuỗi thời gian trong tiến trình chi trả cổ tức, giới thiệu những tác động và ưu nhược điểm của các hình thức chi trả cổ tức.Phần II sẽ lần lượt giới thiệu về các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức, với mỗi nhân tố tác động chính sách thiên về giữ lại lợi nhuận tái đầu tư hay chi trả cổ tức cho cổ đông; các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp, nổi bật là lý thuyết của MM cho rằng trong thị trường hoàn hảo, chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên trong thị trường không hoàn hảo, các quan điểm khác cho rằng chính sách cổ tức cũng tác động đến giá trị doanh nghiệp; cuối cùng trong phần này sẽ tìm hiểu về các dạng chính sách cổ tức trong thực tiễn. 1. CỔ TỨC VÀ CÁC HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC 1.1. Cổ tức Cổ tức (còn gọi là “lợi tức cổ phần”) là phần thu nhập cổ đông thực nhận từ phần thu nhập đáng lẽ cổ đông được nhận. Phần thu nhập đáng lẽ cổ đông được nhận chính là phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trừ đi các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với chủ nợ (lãi vay), Nhà nước (thuế) và cổ đông cổ phần ưu đãi (nếu có). Ví dụ 13.1: Một công ty cổ phần (CTCP) có kết quả kinh doanh như sau: EBIT: 100.000 $ Lãi vay: 10.000 $ Thuế: 20.000 $ EAT: 70.000 $ Cổ tức cổ phần ưu đãi: 15.000 $ Thu nhập của cổ đông thường: 55.000 $ Số cổ phần đang lưu hành: 10.000 CP EPS 5,5 $/CP (phần thu nhập đáng lẽ cổ đông được nhận) DIV (tỷ lệ chi trả 20%) 1,1 $/CP (phần thu nhập cổ đông thực nhận) Tỷ lệ chi trả cổ tức được đo lường bằng tỷ lệ giữa mức cổ tức cổ đông nhận được so vớithu nhập trong kỳ của doanh nghiệp tạo ra. Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần (DIV) Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 6 66 Chương 13: Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức cho thấy công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại tái đầu tư. Do đó đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu. Tỷ suất cổ tứcphản ánh tỷ lệ giữa cổ tức mỗi cổ phần so với giá thị trường của cổ phần Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần (D0) Giá thị trường mỗi cổ phần (P0) Tại Việt Nam, tỷ lệ chi trả cổ tức được hiểu như là phần trăm mức cổ tức được chi trả trên mệnh giá, theo quy định mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng. Ví dụ 13.2:Công ty Cổ phần Sửa Việt Nam (Vinamilk - VNM) công bố Nghị quyết HĐQT ngày 17/5/2013 về chi trả cổ tức đợt 2/2012 như sau: - Mã cổ phiếu: VNM - Ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách cổ đông) để trả cổ tức đợt 2/2012: 18/6/2013. - Ngày thanh toán cổ tức: 28/6/2013 - Hình thức chi trả cổ tức: tiền mặt, tỷ lệ 18%. Như vậy, mức chi trả cổ tức của Vinamilk bằng tỷ lệ chi trả cổ tức × mệnh giá (18% × 10.000 = 1.800/cp). 1.2. Cổ tức được chi trả như thế nào? Hầu hết các doanh nghiệp áp dụng thể thức thông báo và chi trả cổ tức xoay quanh các ngày then chốt như sau: ngày công bố, ngày không có cổ tức (ngày giao dịch không hưởng quyền), ngày ghi sổ (ngày đăng ký cuối cùng, ngày chốt danh sách cổ đông) và ngày chi trả. Hình 13.1 minh họa trục thời gian trong tiến trình thông báo và thanh toán cổ tức đợt 2/2012 của Vinamilk. 17/5 14/6 18/6 28/6 Trong đó: - Ngày công bố: Ngày Hội đồng quản trị họp xem xét quyết định cổ tức và ra Nghị quyết chi trả cổ tức. Một thông báo cổ tức sẽ bao gồm mức cổ tức được chi trả, ngày ghi sổ (ngày chốt danh sách cổ đông) và ngày chi trả cổ tức. - Ngày ghi sổ: là ngày công ty chốt danh sách cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp niêm yết việc chốt danh sách cổ đông được thực hiện thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán. 7 Ngày chi trả Ngày ghi sổ Ngày không có cổ tức Ngày công bố 77 Chương 13: Chính sách cổ tức - Ngày không có cổ tức: còn gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền, các cổ đông mua cổ phiếu vào ngày này sẽ không có tên trong danh sách cổ đông vào ngày ghi sổ và không được nhận cổ tức. Theo quy định của thị trường chứng khoán Việt Nam, cơ chế giao dịch là T+3, do đó những cổ đông mua cổ phiếu VNM vào ngày 13/6 thì sau 3 ngày làm việc (trừ ngày 15, 16/6 là thứ bảy, chủ nhật), tức là ngày 18/6 (ngày T+3) cổ phiếu sẽ về tài khoản và những cổ đông mua cổ phiếu vào ngày sẽ được hưởng cổ tức, ngày 13/6 còn gọi là ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền. Trong khi đó các cổ đông mua cổ phiếu VNM từ ngày 14/6 trở về sau sẽ không có tên trong danh sách cổ đông vào ngày 18/6 và không được hưởng cổ tức. Vì vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định là 2 ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng. Bên cạnh đó, trong ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ tự động điều chỉnh giảm một lượng bằng với mức cổ tức được chia. Hình 13.2 mô tả lịch sử giá của VNM vào ngày giao dịch không có cổ tức. Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM Chúng ta có thể thấy vào ngày giao dịch không hưởng quyền (ngày 14/6) giá tham chiếu của VNK đã giảm tương ứng một lượng bằng với mức cổ tức được chi trả (1.800đồng/CP) so với giá đóng cửa ngày giao dịch trước đó. - Ngày chi trả: là ngày các cổ đông nhận được cổ tức, thường là 2 đến 4 tuần sau ngày ghi sổ, trong trường hợp này là ngày 26/8. 1.3. Các hình thức chi trả cổ tức 1.3.1. Cổ tức tiền mặt Là việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt (hoặc chuyển khoản) thông qua một tỷ lệ chi trả được công ty công bố. Trường hợp trả cổ tức của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam như ví dụ ở trên là cổ tức bằng tiền mặt. Tác động của cổ tức tiền mặt: Ở góc độ của doanh nghiệp: Thứ nhất, sẽ làm giảm tài sản (khoản mục tiền) và giảm lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán; Thứ hai, làm giảm giá cổ phiếu một lượng bằng với cổ tức được chi trả trong ngày giao dịch không hưởng quyền. 8 88 Chương 13: Chính sách cổ tức Ở góc độ của cổ đông, về mặt lý thuyết, tổng tài sản cổ đông khi có một công bố cổ tức tiền mặt là không đổi. Chẳng hạn bạn đang nắm giữ cổ phiếu VNM, trước ngày giao dịch không hưởng quyền, trị giá tài sản của bạn là 138.000/CP, vào ngày này bạn chắc chắn được nhận 1 cổ tức tiền mặt là 1.800/CP, nhưng giá cổ phiếu của bạn lúc này là 136.200, như vậy tổng tài sản bạn đang nắm giữ của công ty vẫn không đổi là 138.000/CP. Ưu điểm: - Cổ tức tiền mặt thường có thanh khoản cao, vì một số nhà đầu tư sợ rủi ro nên họ mong muốn nhận một lượng tiền mặt ở hiện tại. Với cổ tức tiền mặt, nhà đầu tư có thể sử dụng tái đầu tư vào cổ phần thường của công ty, hoặc đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khác mà nhà đầu tư đánh giá là tốt hơn. - Cổ tức tiền mặt có thể phát tín hiệu tốt cho thị trường rằng công ty đang hoạt động hiệu quả, khả năng thanh toán khá tốt. Nhược điểm - Giá cổ phần bị pha loãng khi công bố cổ tức tiền mặt. - Sức ép từ việc chi trả bằng tiền mặt khiến việc kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dù thua lỗ nhưng vẫn cố chi trả cổ tức cho cổ đông. - Nếu công ty không có sẵn lượng tiền mặt chi trả cổ tức, nhiều khả năng phải gia tăng thêm nợ để chi trả cổ tức đã công bố, từ đó làm gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro trong các dự án đầu tư. 1.3.2. Cổ tức cổ phần Một cổ tức cổ phần là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường thay vì trả cổ tức tiền mặt. Bản chất của việc chi trả cổ tức cổ phần là do doanh nghiệp muốn giữ lượng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác động của cổ tức cổ phần - So với cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phần không làm thay đổi tổng nguồn vốn và tài sản của công ty, nó chỉ liên quan đến việc chuyển từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khác của cổ đông. Ví dụ 13.3: Công ty ABC có các số liệu như sau: Số cổ phần đang lưu hành: 100.000 CP Mệnh giá cổ phần: 5$ Thặng dư vốn: 1.000.000$ Lợi nhuận giữ lại: 5.000.000$ Giá thị trường của cổ phần:20$ Công ty công bố một cổ tức cổ phần là 10%. Vậy tổng vốn cổ phần của các cổ đông nắm giữ trước và sau cổ tức cổ phần thay đổi như thế nào? 9 99 Chương 13: Chính sách cổ tức Số cổ phần cổ đông sẽ nhận được từ công bố cổ tức là 100.000 *10% = 10.000 cổ phần mới, kế toán ghi nhận cổ tức theo giá thị trường trước cổ tức, do đó tổng số 10.000 * 20$ = 200.000$ sẽ chuyển từ lợi nhuận giữ lại sang tài khoản cốn cổ phần, trong đó 50.000$ (mệnh giá 5$ * 10.000CP) sẽ được cộng vào tài khoản vốn cổ phần thường và 150.000$ còn lại sẽ được đưa vào tài khoản thặng dư vốn. Bảng 13.1 mô tả sự thay đổi trong tài khoản vốn cổ phần của doanh nghiệp trước và sau cổ tức cổ phần. Trước cổ tức cổ phần Sau cổ tức cổ phần Vốn cổ phần thường 500.000$ 550.000$ Thặng dư vốn 1.000.000$ 1.150.000$ Lợi nhuận giữ lại 5.000.000$ 4.800.000$ Tổng vốn cổ phần thường 6.500.000$ 6.500.000$ - Ở góc độ cổ đông, về cơ bản số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, tổng vốn cổ phần cổ đông nắm giữ cổ phần thường và trái quyền tương ứng của mỗi cổ đông đối với lợi nhuận của doanh nghiệp giữ nguyên không đổi. Trong khi đó cổ tức cổ phần sẽ làm giá cổ phiếu giảm. Ví dụ 13.4 Các dữ liệu như ví dụ 13.2, giả định trước khi công bố cổ tức công ty ABC có tổng lợi nhuận là 200.000$ (EPS là 2$/CP). Giả định nhà đầu tư X nắm giữ 100 cổ phần của công ty ABC, Bảng 13.2 thể hiện sự thay đổi trong số cổ phần lưu hành và trái quyền của cổ đông sau cổ tức cổ phần. Trước cổ tức cổ phần Sau cổ tức cổ phần Sổ cổ phần đang lưu hành 100.000 100.000×1.1 = 110.000 Tổng lợi nhuận 200.000$ 200.000$ EPS 2$/CP 200.000/110.000 = 1.82$ Giá cổ phần 20$ 20/1.1 = 18,18$ Tổng giá trị vốn hóa 100.000×20=2.000.000$ 110.000×18,18 =2.000.000 Số cổ phần NĐT X sở hữu 100 110 Tổng giá trị sở hữu 100×20 = 2.000$ 110×18,18=2.000 Trái quyền của cổ đông X trên lợi nhuận của công ty 100×2 =200$ 110×1,82=200$ Tỷ lệ sở hữu của cổ đông X 100/100.000 = 0.1% 110/110.000 = 0.1% Như vậy, vì trái quyền tương ứng của mỗi cổ đông trên giá trị ròng và lợi nhuận của doanh nghiệp giữ nguyên không đổi trong một cổ tức cổ phần, giá của mỗi cổ phần sẽ giảm theo tương xứng với số cổ phần mới phát hành. Mối liên hệ này được diễn tả như sau: Giá sau cổ tức cổ phần = Giá trước cổ tức cổ phần 10 1010 [...]... Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 27 Chương 13: Chính sách cổ tức 27 Cổ đông cũ nhận 1.000 $ cổ tức tiền mặt và chịu một khoản lỗ vốn 1.000$ Giá trị cổ đông không đổi sau chính sách cổ tức Kết luận: Như vậy,bằng cách phát hành cổ phần mới, doanh nghiệp có thể tăng chi trả cổ tức mà không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp Khi đó có sự chuyển dịch giá trị từ cổ đông cũ sang cổ. .. trả cổ tức Do đó, một sự thay đổi về chính sách cổ tức theo hướng làm giảm chính sách cổ tức cũng có thể có tác động làm tăng giá trị doanh nghiệp 2.4 Các dạng chính sách cổ tức trong thực tiễn Theo MM, trong điều kiện các giả định về thị trường hoàn hảo được thỏa mãn, chính sách cổ tức sẽ không tác động đến giá trị doanh nghiệp Nhưng trong thực tế, thị trường không hoàn hảo, chính sách cổ tức của doanh. .. thay đổi cổ tức ; và cổ đông cũ chịu một khoản lỗ vốn (capital loss) trên cổ phần của mình Phần lỗ vốn này được bù trừ bằng cổ tức tiền mặt họ nhận được Bài toán 1: Doanh nghiệp A có 4 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là P=3$ Doanh nghiệp công bố tỷ lệ chi trả cổ tức là 1/3 Để chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và 25 Chương 13: Chính sách cổ tức 25 vay nợ, doanh nghiệp phát hành cổ phần... lệ chi trả cổ tức là 1/3  Doanh nghiệp chi trả cổ tức = 12 x 1/3 = 4 ($)  Cổ tức trên mỗi cổ phần DIV = 1 $ Sau khi chi trả cổ tức: Giá mỗi cổ phần P’= P-1 = 3-1=2 ($) Để chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và vay nợ, doanh nghiệp phát hành cổ phần mới  Phát hành thêm 4 $  Số cổ phần mới phát hành = 4$/2$ = 2 CP Giá trị doanh nghiệp sau khi chi trả cổ tức và phát hành cổ phần mới:... Hiện có hai doanh nghiệp khác nhau về chính sách cổ tức Một công ty không chia cổ tức, bắt đầu chi trả cổ tức, nếu nhà đầu tư có phản ứng tích cực với việc này thì giá trị doanh nghiệp sẽ gia tăng Giá cổ phiếu tăng, các nhà đầu tư có thể bán cổ phần giá cao của doanh nghiệp có chi trả cổ tức và dùng Abitrage mua cổ phiếu công ty có giá thấp do thực hiện một chính sách cổ tức không được cổ đông ưa thích... Khi đó, giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ đông thay đổi như thế nào? Có nhận xét gì về giá và số lượng cổ phần trước và sau khi chia cổ tức? Bài giải Trước khi Sau khi chia cổ tức chia cổ tức Toàn bộ giá trị doanh nghiệp - - Cổ đông mới Giá trị mỗi cổ phần trước … và sau khi chia cổ tức Cổ đông cũ Trước khi chia cổ tức: Tổng số cổ phần : 4 CP Giá mỗi cổ phần P = 3$/1 CP Giá trị doanh nghiệp V = 4 x... mỗi cổ phần và tiền mặt nhận được từ mua lại cổ phần Một doanh nghiệp mua lại cổ phần, thay vì chi trả cổ tức sẽ làm giảm số lượng cổ phần lưu hành nhưng lại tạo hiệu ứng bù trừ trong việc trong lợi nhuận và cổ tức mỗi cổ phần 2.3.3 Chính sách cổ tức làm thay đổi giá trị doanh nghiệp Về mặt lý thuyết, trong thi trường hoàn hảo, với các giả định của MM, chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh. .. trị doanh nghiệp Trường phái tả khuynh cấp tiến tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ 29 Chương 13: Chính sách cổ tức 29 chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp Trong thị trường không hoàn hảo, các nhấn tố tác động qua lại lẫn nhau và dẫn đến chính sách cổ tức sẽ làm thay đổi giá trị doanh nghiệp, do vậy để xem xét từng nhân tố thông qua chính sách cổ tức tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp. .. phát hành cổ phần để thỏa mãn nhu cầu tài trợ hiện tại của doanh nghiệp Để tránh chi phí của việc phát hành cổ phần là chi phí phát hành và nguy cơ mất kiểm soát, các doanh nghiệp cần phải cắt giảm cổ tức Cổ tức sẽ tiếp tục được cắt giảm đến một điểm mà ít nhất tại đó việc phát hành cổ phần là không cần thiết Cuối cùng là doanh nghiệp cũng sẽ áp dụng một chính sách cổ tức thấp Chính sách cổ tức thấp... cao do đó nếu các cổ đông giữ lại cổ phiếu, họ sẽ đòi hỏi một tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn Ưu tiên của cổ đông Chính sách cổ tức của doanh nghiệp còn chịu sự tác động về ưu tiên của các cổ đông Giả sử một doanh nghiệp có phần lớn cổ đông là những cá nhân có thu nhập cao (vì thế sẽ chịu mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao) Các cổ đông này sẽ tác động để chính sách cổ tức của doanh nghiệp có lợi cho . 76.1 4.5 Exxon 62.4 4.5 K-Mart 48.6 7.5 TNT 46.1 6.0 Hershey Foods 45.6 12.0 Merck 41.9 15.5 Coca-Cola 39.2 11.0 McDonald’s 15.4 15.5 Hewlett-Packard 13.7 14.0 Wal-Mart Stores 12.2 37.0 Cray

Ngày đăng: 17/11/2014, 00:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w