1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN LOGIC CHO THANG MÁY 5 TẦNG

83 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUThang máy là thiết bị vận chuyển người và hàng hoá theo phương thẳng đứng trong các nhà cao tầng. Trong những công trình cao tầng thang máy là thiết bị không thể thiếu. Thang máy giúp cho việc đi lại trong các toà nhà cao tầng dễ dàng hơn. Tiết kiệm sức lực và thời gian của con người. Chính vì vậy từ khi xuất hiện tới nay thang máy luôn được nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXL Nhờ ứng dụng những thành quả của kỹ thuật điện tử, vi xử lý vào lĩnh vực tự động hoá đã mang lại những thành tựu to lớn. Nó thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền sản xuất công nghiệp truyền thống. Tạo ra một thế hệ máy móc thông minh, linh hoạt. Cùng với sự phát triển của khoa học. Thang máy ngày càng được hoàn thiện hơn có tốc độ cao, dừng êm, tiêu tốn ít năng lượng.Trong thời gian học tập tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội tôi đã được đào tạo có hệ thống, tiếp thu được kiến thức hiện đại, tiên tiến của lĩnh vực tự động hoá.Sau một thời gian thực tập tại Trường và Tổng công ty lắp máy Việt nam. Được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, Tôi được giao nhiệm vụ thực hiện thiết kế đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ điều khiển logic cho thang máy 5 tầng Mà chỉ tập trung nghiên cứu các phần chính sau:Giới thiệu chung về thang máy.Giới thiệu về các hệ truyền động.Tính chọn công suất động cơ.ứng dụng bộ điều khiển khả trình PLC vào điều khiển thang máy

1 LỜI NÓI ĐẦU Thang máy là thiết bị vận chuyển người và hàng hoá theo phương thẳng đứng trong các nhà cao tầng. Trong những công trình cao tầng thang máy là thiết bị không thể thiếu. Thang máy giúp cho việc đi lại trong các toà nhà cao tầng dễ dàng hơn. Tiết kiệm sức lực và thời gian của con người. Chính vì vậy từ khi xuất hiện tới nay thang máy luôn được nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXL Nhờ ứng dụng những thành quả của kỹ thuật điện tử, vi xử lý vào lĩnh vực tự động hoá đã mang lại những thành tựu to lớn. Nó thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền sản xuất công nghiệp truyền thống. Tạo ra một thế hệ máy móc thông minh, linh hoạt. Cùng với sự phát triển của khoa học. Thang máy ngày càng được hoàn thiện hơn có tốc độ cao, dừng êm, tiêu tốn ít năng lượng. Trong thời gian học tập tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội tôi đã được đào tạo có hệ thống, tiếp thu được kiến thức hiện đại, tiên tiến của lĩnh vực tự động hoá. Sau một thời gian thực tập tại Trường và Tổng công ty lắp máy Việt nam. Được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, Tôi được giao nhiệm vụ thực hiện thiết kế đồ án tốt nghiệp: " Thiết kế hệ điều khiển logic cho thang máy 5 tầng " Mà chỉ tập trung nghiên cứu các phần chính sau: - Giới thiệu chung về thang máy. - Giới thiệu về các hệ truyền động. - Tính chọn công suất động cơ. - ứng dụng bộ điều khiển khả trình PLC vào điều khiển thang máy. 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỂ THANG MÁY 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG: Thang máy là thiết bị chuyên dụng để vận chuyển người, hàng hoá theo phương thảng đứng và theo một tuyến xác định. Thang máy được dùng trong các toà nhà cao tầng, trong các nhà máy hiện đại Thang máy xuất hiện rất sớm, từ cuối thế kỷ XIX nó được dùng trong các nhà máy công nghiệp, các công trình xây dựng lớn để vận chuyển hàng hoá và vật liệu xây dựng Vấn đề nan giải nhất đối với thang máy là an toàn. Cho nên thang máy thời bấy giờ chưa được dùng để chở người. Chỉ đến khi một kỹ sư người Mỹ tên là OTTS (Người sau này đã thành lập nên hãng thang máy nổi tiếng OTIS ELEVATOR Co.) chế tạo được hệ thống phanh an toàn cho thang máy thì lúc đó thang máy mới được chở người trong các tầng nhà cao tầng. Thang máy chở người ra đời là một phương tiện giao thông tuyệt vời cho các toà nhà cao tầng. Nó đã giải quyết được bài toán giao thông cực kỳ khó khăn cho các công trình cao tầng. Đặc điểm vận chuyển của thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian vận chuyển của một chu kỳ nhỏ. Tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp, tiện nghi của công trình. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định đối với các toà nhà cao 6 tầng trở lên phải được trang bị thang máy. Để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên với những công trình đặc biệt như: Nhà máy, Khách sạn, Bệnh viện., mặc dù số tầng < 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn cần được trang bị thang máy. Thang máy chỉ có ca bin đẹp, sang trọng, thông thoáng, vận hành êm thì chưa đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn đảm bảo độ tin cậy như: Điện chiếu sáng dự phòng, điện thoại nội bộ, chuông báo, bộ hãm bảo hiểm 3 Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt vì liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. VI vậy yêu cầu chung với thang máy: Khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy phạm. 1.2 PHÂN LOẠI THANG MÁY: 1.2.1. Phân loại theo công dụng: 1. Thang máy chở người trong các toà nhà cao tầng: Có tốc độ trung bình hoặc lớn. Đòi hỏi vận hành êm, an toàn và mỹ thuật. 2. Thang máy dùng trong các bệnh viện: Đảm bảo tuyệt đối an toàn, vận hành êm. Thời gian di chuyển nhanh nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc thù của bệnh viện. Ngoài ra kích thước ca bin phải đủ lớn để chứa băng ca hoặc giường của bệnh nhân cùng với bác sỹ, nhân viên và các trang thiết bị đi kèm. 3. Thang máy trong hẩm mỏ xí nghiệp: Đáp ứng được các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong môi trường công nghiệp như: Tác động của độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc lớn, ăn mòn do hoá chất. 4. Thang máy chở hàng: Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nó đòi hỏi yêu cầu cao về dừng chính xác ca bin. Đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá lên xuống dễ dàng. 1.2.2. Phân loại theo tải trọng: - Thang máy loại nhỏ: Q < 500kg. - Thang máy loại trung bình: Q = 500 -T- 2000kg - Thang máy loại lớn: Q > 2000kg. 1.2.3. Phân loại theo tốc độ di chuyển: - Thang máy chạy chậm:V = 0,5 m/s - Thang máy tốc độ trung bình:V = 0,75 -i-1,5 m/s - Thang máy cao tốc :V = 2,5 -T- 5 m/s. 4 1.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI THANG MÁY: 1.3.1. Yêu cầu về an toàn: Đối với thang máy yêu cầu về an toàn là quan trọng nhất. Nhất là thang máy chở người vì nó liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Để đảm bảo an toàn cho thang máy làm việc thì mọi bộ phận của thang phải được đảm bảo theo các tiêu chuẩn an toàn của nhà nước. Giữa phần điện và phần cơ khí phải có khoá liên động chặt chẽ. Các bộ phận cơ khí phải thoả mãn điều kiện an toàn thì phần điện mới được phép hoạt động. Để đảm bảo an toàn buồng thang phải được treo bằng nhiều sợi cáp. Các sợi cáp phải có độ căng như nhau. Để đề phòng trường hợp xấu nhất, thang phải được trang bị phanh an toàn, có nhiệm vụ dừng thang khi thang vượt quá tốc độ cho phép hoặc khi cáp treo bị đứt. 1.3.2. Yêu cầu dừng chính xác buồng thang: Buồng thang phải được dừng chính xác so với mặt sàn của tầng cần dừng. Nếu buồng thang không dừng chính xác sẽ gây khó khăn cho hành khách ra vào. Làm tăng thời gian dẫn đến giảm năng suất của thang. Đối với thang vận chuyển hàng hoá, dừng thang không chính xác sẽ gây khó khăn cho việc bốc xếp. Nhiều trường hợp không thể thực hiện được việc bốc xếp hàng hóa. 1.3.3. Yêu cầu về hạn chế độ giật của thang: Một trong những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chở người là phải đảm bảo cho buồng thang chuyển động êm. Buồng thang chuyển động êm hay không phụ thuộc vào gia tốc khởi động và hãm dừng. Tốc độ di chuyển trung bình của thang quyết định đến năng suất của thang. Tốc độ đó có thể thay đổi bằng tăng hoặc giảm thời gian hãm mở máy. Nhưng khi giảm thời gian hãm, mở máy gia tốc lớn sẽ gây khó chịu cho hành khách như: Giật mình, chóng mặt, nghẹt thở Gia tốc tối ưu cho thang máy là: a < 2 m/s 2 . Gia tốc tối ưu đảm bảo năng suất cao không gây khó chịu cho hành khách được đưa ra trong bảng sau: 5 1.3.4. Các yêu cầu khác: - Thang máy làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại nên yêu cầu thiết bị đóng cắt mạch lực phải làm việc an toàn, chắc chắn và chịu được tần số đóng cắt cao. - Người sử dụng thang máy hầu hết không có chuyên môn về thang máy do đó mạch điều khiển phải thiết kế đơn giản, dễ hiểu. Logic điều khiển phải đầy đủ, chặt chẽ. - Thang máy được đặt trong các công trình xây dựng nên ngoài tính tiện nghi, an toàn còn phải có tính thẩm mỹ cho công trình. 1.4. CÂU TẠO CHUNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: Thang máy có nhiều kiểu khác nhau nhưng nhìn chung có các bộ phận chính sau: Cabin và hệ thống treo cabin- Cơ cấu đóng mở cửa cabin - Bộ hãm bảo hiểm - Cáp nâng - Đối trọng và hệ thống cân bằng - Hệ thống ray dẫn hướng - Tủ điện điều khiển cùng các trang thiết bị điện để điều khiển thang hoạt động theo đũng chức năng - Cửa tầng - Cửa cabin cùng hệ thống khoá liên động. 1.4.1 Cấu tạo chung của thang máy chở người: Hình vẽ 1.1 là sơ đồ cấu tạo của thang máy, dẫn động bằng tời điện với puly cáp bằng ma sát. 1. Tủ điện điều khiển. 2. Bộ phận hạn chế tốc độ. 3. Cơ cấu đóng mở cửa. 4. Cửa cabin. 5. Sàn cabin. 6. Sàn tầng. 7. Cửa tầng. Tham số lệ truyền động Xoay chiều Môt chiều Tốc độ thang máy (m/s) 0,5 0,75 1 1,5 2,5 3,5 Gia tốc cực đại (m/s 2 ) 1 1 1,5 1,5 2 2 Gia tốc tính toán TB (m/s 2 ) 0,5 0,5 0,8 1 1 1,5 6 8. Cáp của bộ phận hạn chế tốc độ. 9. Thiết bị căng cáp hạn chế tốc độ. 10.Hố thang. 11.Giảm chấn. 12,13. Ray dẫn hướng cho đối trọng và cabin. 14.Đối trọng. 15.Giếng thang. 16.Ngàm dẫn hướng. 17.Bộ phận hãm bảo hiểm. 18.Cabin 19.Hệ thống treo. 20.Cáp nâng. 21.Bộ tời kéo. 22.Buồng máy. Hình 1.1. cấu tạo thang máy chở người Bộ tời kéo (21) được đặt trong buồng máy (22) nằm ở phía trên giếng thang (15). Giếng thang chạy dọc theo chiều cao của công trình được xây bằng gạch và bê tông. Chỉ có các cửa vào và ra để lắp đặt cửa tầng (7). Trên kết cấu chịu lực dọc giếng thang còn gắn các ray dẫn hướng (12,13) cho đối trọng (19) và cabin (18). Cabin và đối trọng được treo trên hai đầu của cáp nâng (20) nhờ hệ thống treo (19). Hệ thống treo có tác dụng đảm bảo cho các nhánh cáp nâng riêng biệt có độ căng như nhau. Cáp nâng được vắt qua các rãnh puly ma sát của bộ tời kéo. Khi bộ tời kéo hoạt động, puly ma sát quay truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang. Khi chuyển động cabin và đối trọng tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang nhờ các ngàm dẫn hướng (16). Cửa cabin (4) và của tầng (7) thường là loại cửa lùa sang 1 hoặc 2 bên và chỉ đóng mở được khi cabin đã hoàn toàn dừng lại. Cửa tầng và cửa ca bin liên động với nhau nhờ cơ cấu đóng mở cửa (3) đặt trên nóc cabin. Cửa cabin và cửa tầng được trang bị hệ thống khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động. Nếu cửa tầng hoặc cửa cabin chưa đóng hẳn thì thang không hoạt động. Hệ thống khoá liên động đảm bảo đóng kín các cửa tầng không mở được từ bên ngoài khi cabin đang ở đúng vị trí cửa tầng. Đối với loại cửa lùa đóng mở tự động thì khi đóng hoặc mở cabin, hệ thống khoá liên động kéo theo cửa tầng cùng đóng hoặc cùng mở. Tại điểm trên cùng và dưới cùng của giếng thang có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin. Phần dưới của giếng thang là hố thang (10). Trong đó đặt các giảm chấn (11) và thiết bị căng cáp hạn chế tốc độ (9). Khi hỏng hệ thống điều khiển, cabin hoặc đối trọng có thể đi xuống phần hố thang, vượt qua công tắc hạn chế hành trình và tỳ lên giảm chấn. Để đảm bảo an toàn cho kết cấu máy và tạo khoảng trống cần thiết dưới đáy cabin, đảm bảo an toàn khi bảo dưỡng điều chỉnh sửa chữa. Bộ hạn chế tốc độ (2) được đặt trong buồng máy (22). Cáp của bộ phận hạn chế tốc độ (8) có liên kết với hệ thống tay đòn của bộ hãm bảo hiểm (17) trên cabin. Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên puly do không đủ 7 8 ma sát mà cabin đi xuống với tốc độ vượt quá giới hạn cho phép. Bộ hạn chế tốc độ qua cáp (8) tác động lên bộ hãm bảo hiểm (17) để dừng cabin tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang. Ớ một số thang máy, bộ hãm bảo hiểm và hệ thống hạn chế tốc độ còn được trang bị cả đối trọng. 1.4.2. Hệ thống điện của thang máy: 1. Mạch động lực: Là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động của thang máy. Có nhiệm vụ: Đóng mở, đảo chiều động cơ dẫn động và phanh của bộ tời kéo. Hệ thống phải đảm bảo việc điều chỉnh tốc độ chuyển động của cabin trong quả trình mở máy và hãm được êm, dừng chính xác. 2. Mạch điều khiển: Là hệ thống điều khiển có tác dụng thực hiện một chương trình điều khiển phức tạp phù hợp với chức năng, yêu cầu của thang máy. Nó có nhiệm vụ lưu giữ các lệnh di chuyển từ cabin, các lệnh gọi tầng của hành khách và thực hiện các lệnh di chuyển theo thứ tự ưu tiên đã định. Sau khi thực hiện xong lệnh điều khiển thì xoá bỏ. Xác định và ghi nhớ thường xuyên vị trí và hướng chuyển động của cabin. 3. Mạch tín hiệu: Là hệ thống các đèn tín hiệu với các ký hiệu đã được thống nhất để báo hiệu trạng thái hoạt động, vị trí và hướng chuyển động của cabin. 4. Mạch chiếu sáng: Là hệ thống chiếu sáng cho cabin, buồng máy và hố thang. 5. Mạch an toàn: Là hệ thống các công tắc, rơle, tiếp điểm nhằm đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá khi thang máy hoạt động. 1.4.3. Thiết bị cơ khí của thang máy: 1. Ray dẫn hướng: Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo giếng thang. Đảm bảo cho cabin và đối 9 trọng luôn nằm đúng vị trí trong giếng thang. Ray dẫn hướng phải đủ vững để giữ trọng lượng cabin, tải trọng trong cabin cùng các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc. Ray dẫn hướng được lắp đặt ở hai bên cabin và đối trọng. Là bộ phận quan trọng quyết định chuyển động của thang máy, khoảng cách giữa các thanh dẫn hướng không đổi để quá trình chuyển động của buồng thang không bị rung và tạo tiếng ồn. 2. Giảm chấn: Là thiết bị cơ khí an toàn dùng để hạn chế những chấn động khi buồng thang hoặc đối trọng hạ xuống vượt quá 15% tốc độ giới hạn cho phép. Được lắp dưới đáy hố thang để dừng, đỡ cabin hoặc đối trọng trong trường hợp di chuyển vượt quá công tắc hạn chế hành trình dưới. Phải có độ cứng cẩn thiết để gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép. Giảm chấn có hai loại: - Giảm chấn lò xo: Được dùng thông dụng cho loại thang máy có tốc độ chậm, từ 0,5 - 1 m/s. Hình 1.2. Giảm chấn kiểu lò xo - Giảm chấn thuỷ lực: Là loại tốt nhất thường được dùng cho loại thang máy có tốc độ lớn hơn 1 m/s. 3.Cabin: Là bộ phận mang tải của thang máy. Được kết cấu từ nhiều bộ phận Hình I. 2. Giảm chấn kiểu thuỷ lực 10 nhỏ: - Kết cấu chịu lực: Khung cabin - Các vách che, sàn, trần tạo thành buồng cabin. Trên khung cabin có lắp các ngàm dẫn hướng, hệ thống treo cabin, tay đòn, bộ hãm bảo hiểm, cửa và cơ cấu đóng mở Khung cabin được mô tả trong hình 1.3. Hình 1.3. Khung ca bin Khung cabin gồm khung đứng (1) và khung nằm (2) liên kết với nhau bằng bulông. Khung đứng gồm dầm trên, dầm dưới được làm bằng thép chữ Ư và nối với các thanh thép góc bằng bulông tạo thành khung kín. Khung (2) nằm tựa lên dầm dưới của khung đứng (1) tạo thành sàn cabin. Dầm trên của khung đứng liên kết với hệ thống treo cabin (5) đảm bảo cho các cáp treo cabin có độ căng như nhau. Nếu cabin có kích thước lớn thì khung đứng và khung nằm còn liến kết với nhau bằng các thanh giằng (8). Trên khung cabin có lắp hệ thống tay đòn (7) và quả nêm (3) của phanh an toàn. Phanh an toàn làm việc để dừng cabin khi có tác động từ cáp của bộ phận hạn chế tốc độ qua chi tiết (6) và hệ thống tay đòn (7). Tại đầu của dầm trên và dầm dưới của khung đứng có lắp các ngàm dẫn hướng (4). 4. Ngàm dẫn hướng: Có tác dụng dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo ray dẫn hướng và khống chế độ dịch chuyển ngang của cabin và đối trọng trong giếng thang. Có hai loại ngàm dẫn hướng: ngàm trượt và ngàm con lăn. Các ngàm dẫn hướng trượt có kết cấu đa dạng tuỳ theo hãng thang máy. Loại ngàm trượt có má trượt có thể tự lựa trên bề mặt tiếp xúc với ray dẫn hướng. Má trượt được lắp trong vỏ giữ và có thể xoay quanh trục thẳng đứng. Má trượt thường được làm bằng chất dẻo, có ưu điểm: không gây tiếng ồn, chịu mài mòn tương đối tốt và giảm nhẹ yêu cầu về bôi trơn các bề mặt ma sát. 5. Hệ thống treo cabin: Do cabin và đối trọng được treo bằng nhiều sợi cáp riêng biệt nên phải có hệ thống treo cabin để đảm bảo các sợi cáp có độ căng như nhau. Ngược lại, nếu các sợi cáp có độ căng khác nhau thì sợi căng sẽ bị quá tải còn sợi cáp chùng sẽ trượt trên puly ma sát rất nguy hiểm. Do có sợi chùng, sợi căng nên rãnh cáp của puly sẽ mòn không đều do đó hệ thống [...]... :1800mm Sâu:1 450 mm II 3 2 Hệ thống điều khiển: Chế độ điều khiển: Bộ điều khiển tín hiệu: Bộ điều khiển động cơ: Nguồn điện cung cấp: II 3 3 Phòng thang: Kích thước: Các vách: Chiếu sáng buồng thang: Tay vịn: Cửa phòng thang: Kiểu cửa: Cánh cửa: Quạt: Sàn: Điều khiển đơn, tự động dừng tầng Tập hợp đủ chiều(Full co llective selectve cont) Hệ thống vi sủ lý hệ Di-1 Điều khiển tốc độ vô cấp bằng hệ thống thay... đa = 25 - Khi bố trí thang hoặc nhóm thang phục vụ theo chiều cao của toà nhà các thang phục vụ tầng trên đi qua các tầng dưới phải có tốc độ cao hơn các thang phục vụ tầng dưới 19 Nhóm 2 thang Nhóm 4 thang rD WL C" I z> ( 1 f + ịf + ■1 Nhóm 3 thang I» ♦! I« C_| ) c—T Nhóm 6 thang + ẼĨỈÍ c_i ) c^i ) w, w, 21 Nhóm 4 thang Nhóm 8 thang f+ + ị ị ; - Từ 20 đến 35 tầng Đến 20 tầng Từ 30 đến 45 tầng Từ... Công tắc điều khiển kiểm tra trên nóc buồng thang - Tự động điều chỉnh thời gian đóng mở cửa - Giữ mở cửa lâu hơn thời gian quy định bằng điều khiển Hoặc nút ấn điều khiển gọi tầng tại cửa tầng - Huỷ bỏ tín hiệu gọi thang khi thang đi lên hoặc đi xuống đến nơi kết thúc là cửa tầng gọi Hệ thống này sẽ tự động xoá sự gọi lại từ bộ nhớ - Làm việc độc lập - Được trang bị kết nối nguồn dự phòng - Dừng tầng. .. cao tầng có số lượng hành khách vận chuyển lớn người ta thường chia thang máy thành các nhóm riêng phục vụ theo chiều cao của toà nhà Các thang máy ở các nhóm khác nhau có tính năng kỹ thuật khác nhau Thường các thang máy phục vụ cho các tầng cao có tải trọng và tốc độ định mức lớn hơn các thang phục vụ tầng thấp hơn II.l.l Yêu cầu cơ bản khi bô trí nhóm thang: - Vị trí thang máy phải thuận tiện cho. .. phía: 2S (Single Side) - Số tầng phục vụ và tổng số tầng của toà nhà - Hệ thống điều khiển - Hệ thống vận hành Ví dụ: P10- CO- 60- 14/ 15- VVVF-Duplex Ký hiệu trên có nghĩa là: Thang máy chờ khách tải trọng 10 người kiểu mở cửa chính giữa Tốc độ di chuyển cabin 60 m/phũt Có 14 điểm phục vụ trên tổng số 15 tầng của toà nhà Hệ thống điều khiển bằng cách biến đổi điện áp và tần số Hệ thống vận hành kép 11.3... trưng cho chế độ làm việc của thang máy là : - Tốc độ di chuyển : V (m/s) - Gia tốc: a (m/s2) - Độ giật p (m/s3) Với công nghệ điện tử bán dẫn phát triển, sự ra đời của các vị mạch đã thúc đẩy hệ truyền động điện nói chung và hệ truyền động điện thang máy nói riêng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn III.2 CÁC HỆ TRUYỂN ĐỘNG DÙNG TRONG THANG MÁY: Hệ truyền động thường được dùng cho thang máybao... đặt ra đối với người thiết kế không phải là tốc độ cao mà là những vấn đề công nghệ đòi hỏi Phụ tải của thang máy mang tính thế năng cơ bản gồm 2 thành phần chính Tải trọng và trọng lượng bản thân Yêu cầu cơ bản đối với hệ truyền động thang máy phải đảm bảo cho buồng thang chuyển động êm Trong thiết kế phải chú ý hạn chế gia tốc nhằm giảm độ giật của thang tránh cảm giác khó chịu cho hành khách và sự... của thang máy tải khách hiệu LG(Korea): II 3.1 Đặc tính tổng quát: Loại thang Tải khách Kiểu thang P11-PA6( 450 ) -C060 Số lượng 01 thang Tải trọng 450 kg/6người Tốc độ 60 m/phút Hành trình Xác nhận thực tế Pít (Chiều sâu âm nền) OH (Chiều cao tầng trên cùng) Số tầng có điểm dừng Số cửa vào Tên gọi các tầng Phòng máyv Hố thang 1400mm 4200mm 07 07 ở phía trước GF, IF, 2F, 3F, 4F, 5F, 6F Đặt phía trên hố thang. .. đầu ra của biến tần có thể điều chỉnh bằng cách điều khiển tần số đóng mở các thyristor mạch nghịch lưu Tất cả sự điều chỉnh này nhờ vào tín hiệu từ khối điều khiển KĐK Các bộ phận biến tần hiện nay được các hãng chế tạo trọn bộ Các bộ biến tầng thông thường được điều chỉnh thông qua Thyristor hoặc Transistor Một trung tâm điều khiển CPU ứng dụng công nghệ one-chip Bộ điều khiển này làm nhiệm vụ đóng... thông với các thiết bị khác Ngoài ra trong bộ biến tần còn có các bộ phận bảo vệ cho các van bán dẫn Ưu điểm: Có thể thay đổi tần số điện áp đầu ra thông qua việc lập trình cho bộ điều khiển biến tần Có khả năng thay đổi thời gian khởi động, thời gian hãm một cách mềm mại để giảm độ giật cho buồng thang Điều khiển tốc độ mềm hoàn toàn Có khả năng điều khiển sâu tốc độ, chất lượng điều 34 khiển cao Có . vụ thực hiện thiết kế đồ án tốt nghiệp: " Thiết kế hệ điều khiển logic cho thang máy 5 tầng " Mà chỉ tập trung nghiên cứu các phần chính sau: - Giới thiệu chung về thang máy. - Giới. các hệ truyền động. - Tính chọn công suất động cơ. - ứng dụng bộ điều khiển khả trình PLC vào điều khiển thang máy. 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỂ THANG MÁY 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG: Thang máy là thiết. = 0 ,5 m/s - Thang máy tốc độ trung bình:V = 0, 75 -i-1 ,5 m/s - Thang máy cao tốc :V = 2 ,5 -T- 5 m/s. 4 1.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI THANG MÁY: 1.3.1. Yêu cầu về an toàn: Đối với thang máy yêu cầu

Ngày đăng: 16/11/2014, 19:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ 1.1 là sơ đồ cấu tạo của thang máy, dẫn động bằng tời điện  với puly cáp bằng ma sát. - THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN LOGIC CHO THANG MÁY 5 TẦNG
Hình v ẽ 1.1 là sơ đồ cấu tạo của thang máy, dẫn động bằng tời điện với puly cáp bằng ma sát (Trang 5)
Hình IV. 1 Cấu tạo thang - THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN LOGIC CHO THANG MÁY 5 TẦNG
nh IV. 1 Cấu tạo thang (Trang 37)
H.3.1. Sơ đồ khối bên trong PLC PLC làm việc theo kiểu  vòng quét , quá trình đọc các đầu vào thực hiện công trình và đưa các tín hiệu ra  gọi là q u é t - THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN LOGIC CHO THANG MÁY 5 TẦNG
3.1. Sơ đồ khối bên trong PLC PLC làm việc theo kiểu vòng quét , quá trình đọc các đầu vào thực hiện công trình và đưa các tín hiệu ra gọi là q u é t (Trang 47)
Bảng phân công các đầu vào - THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN LOGIC CHO THANG MÁY 5 TẦNG
Bảng ph ân công các đầu vào (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w