V Z' i 4.6,8 7+ 6.3 8 Công suất động cơ chọn theo mômen đảng trị:
ÚNG DỤNG BỘ ĐIỂU KHIỂN KHẢ TRÌNH PLC VÀO ĐIỂU KHIỂN THANG MÁY
v.1.2 Khái niệm cơ bản:
Bộ điều khiển lập trình là một ý tưởng của nhóm kỹ sư vào năm 1968 (General motors). Họ đã đề ra các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng những yêu cầu điều khiển trong công nghiệp:
- Dễ dàng lập trình và thay đổi chương trình điều khiển sử dụng thích hợp trong công nghiệp.
- Cấu trúc dạng modul dễ dàng bảo trì sửa chữa.
- Tin cậy hơn trong môi trường sản xuất của các nhà máy công nghiệp. -Dùng linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ gọn hơn mạch rơle chức năng tương đương.
-Giá thành cạnh tranh.
Những chỉ tiêu này tạo sự quan tâm của các kỹ sư thuộc nhiều ngành nghiên cứu về khả năng ứng dụng của PLC trong công nghiệp. Các kết quả nghiên cứu đã đưa thêm một số yêu cầu cần phải có trong chức năng của PLC. Tập lệnh từ các lệnh logic đơn giản được hỗ trợ thêm các lệnh
49
về định thời gian, đếm. Sau đó là các lệnh xử lý toán học, xử lý bảng số liệu, xử lý xung tốc độ cao, tính toán số liệu, xử lý thời gian thực, đọc mã vạch. Song song sự phát triển về phần cứng cũng đạt được nhiều kết quả: Bộ nhớ lớn hơn, số lượng về cổng vào ra nhiều hơn. Các modul chuyên dùng hơn.
Vào năm 1976, PLC có khả năng điều khiển các ngõ vào ra ở xa bằng kỹ thuật truyền thông khoảng 200m. Sự gia tăng những ứng dụng PLC trong công nghiệp đã thúc đẩy các nhà sản xuất hoàn chỉnh các họ PLC với các mức độ khác nhau về khả năng, tốc độ xử lý và hiệu suất . Từ các PLC ban đầu làm việc độc lập chỉ với vài chục đầu ra, dung lượng bộ nhớ bé. Đến nay đã có những họ PLC với cấu trúc modul có dung lượng đầu vào, ra lớn dễ thay đổi để phù hợp với yêu cầu sử dụng. Dung lượng bộ nhớ lớn và rất lớn có thêm các chức năng chuyên dùng sử lý tín hiệu liên tục, điều khiển động cơ secvo, động cơ bước, truyền thông. Bộ nhớ T Ở rộng với cấu trúc dạng modul cho phép người sử dụng mở rộng hay nâng cấp một hệ thống điều khiển bằng PLC một cách dễ dàng, linh hoạt và rất kinh tế.