Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
350 KB
Nội dung
m n M = PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Bồi dưỡng , phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường . Vì vậy hiện nay , vấn đề cấp bách được quan tâm trong nhà trường là đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình cải tiến nhằm phát huy tính tích cực , chủ động, tự giác của học sinh . Dạy học Hoá học là dạy cho học sinh phương pháp học tập bộ môn và giải toán Hoá học , vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Nội dung kiến thức Hoá học được trang bị cho học sinh THCS, ngoài việc dạy mới lý thuyết, nhất thiết phải chú trọng tới việc dạy học sinh phương pháp giải bài tập. Trong các loại bài tập hoá học thì loại toán tính theo phương trình hoá học là loại toán rất cơ bản, song nó có nhiều thể loại khác nhau, nhiều bài tập khó, mặt khác học sinh mới tập làm bài tập Hoá học . Nhưng để nắm bắt được những điều đó đòi hỏi học sinh phái có tính sáng tạo , tính cẩn thận, sự khéo léo và kinh nghiệm đã có để vận dụng giải quyết các bài tập liên quan. Thông qua việc giải bài tập hoá học chống tư tưởng hình thức hoá, tư tưởng ngại khó , đặc biệt xác định những vấn đề thiếu căn cứ. Do đó để nâng cao năng lực tư duy , kỹ năng giải bài tập Hoá học, rèn khả năng phán đoán, suy xét cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập là nội dung quan trọng của dạy Hoá học. Việc dạy Hoá đạt kết quả tốt phụ thuộc vào hai yếu tố là phương pháp của giáo viên và quá trình thu nhận kiến thức của học sinh . Người thầy phải từng bước nâng dần kiến thức cho học sinh thông qua các giờ củng cố, luyện tập, ở đó hệ thống các bài tập được nâng dần từ đơn giản đến phức tạp với từng đối tượng học sinh. Học sinh tiếp thu kiến thức chủ động có phương pháp , không những dừng ở việc làm bài tập cơ bản mà biết nâng cao phát triển thông qua hệ thống bài tập. 1 B/ CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong quá trình giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS , tôi nhận thấy học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng phương trình hoá học, nhận dạng và giải bài tập tính theo phương trình hoá học bởi thời gian luyện tập còn ít, là môn học mới mẻ , các em bắt đầu làm quen với môn học này. Đặc biệt với học sinh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy việc rèn kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học càng khó khăn hơn. Thực tế đã chứng minh,các em học sinh thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra lời giải khi đứng trước bài toán các em không biết vận dụng kiến thức nào trong chương trình để giải . Mặt khác các em không biết tư duy biến đổi ,sắp xếp như thế nào ?. Để phát hiện ra sự tương ứng , qua đó phát hiện các mối quan hệ tương ứng nhằm phát hiện ra tính chất trên cơ sở mối quan hệ nào đó , qua đó học sinh lợi dụng sự tương ứng đó để giải quyết vấn đề . Như chúng ta đã biết, trong chương trình sách giáo khoa học sinh chỉ được tiếp cận với những bài toán đơn giản, Ví dụ: - Cho lượng chất tham gia tìm lượng chất sản phẩm và ngược lại - Cho lượng chất của hai chất tham gia tìm lượng chất lhác trong phản ứng hoá học Nhưng trong sách bài tập, sách tham khảo, nâng cao các em gặp nhiều bài toán đòi hỏi sự suy luận cao: tìm lượng chất dư, bài toán liên quan đến tạp chất, hiệu suất phản ứng, tính theo phản ứng nối tiếp nhau Xuất phát từ những lý do trên đây và do điều kiện về thời gian, hoàn cảnh tôi mạnh dạn trình bày chuyên đề “ Rèn kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8” PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 Qua quá trình giảng dạy , tìm hiểu các em học sinh và đặc biệt bồi dưỡng học sinh khá , tôi nhận thấy các em tỏ ra rất ngại khi gặp nhiều bài toán khó, đặc biệt là học sinh khối 8. Chính vì vậy tôi đề ra hai phương pháp nghiên cứu giúp học sinh nghiên cứu và tiếp cận tốt. I/ Phương pháp tổng quan. Việc hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải bài tập tính theo phương trình hoá học phải có tính chất khái quát từng dạng , mỗi dạng lại phải chọn ra những bài tập mẫu cụ thể. Đưa ra bài tập phải có tính hệ thống cao , lúc đầu cho các em nghiên cứu bài tập dễ để mọi học sinh có thể làm được , sau đó nâng dần , khai thác bài toán để đưa bài toán về dạng nâng cao, giúp các em nắm chắc kiến thức cơ bản , đông thời rèn cho học sinh có lý luận sắc bén chắt chẽ, bên cạnh đó hình thành cho các em độ nhạy cảm tư duy , thông qua đó giúp các em không chỉ giải được từng bài mà còn biết giải nhiều bài khác . II/ phương pháp đối chứng Tôi đã tiến hành thực nghiệm trên hai lớp Lớp 8B : Tôi không hướng dẫn học sinh theo chuyên đề này Lớp 8A : Tôi hướng dẫn học sinh đọc, phân tích bài toán, nhận dạng bài tập. Bên cạch đó tôi rèn phương pháp trình bày đối với mỗi dạng bài tập , nhằm so sánh đối chứng trên cơ sở đó đánh giá đề tài nghiên cứu. B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Để thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải bài tập tính theo phương trình hoá học tôi làm như sau: I/ Về giảng dạy lý thuyết. 1. Kiến thức cơ bản. Sau khi học xong bài lập phương trình hoá học thì sau mỗi tiết tôi đưa ra 2,3 sơ đồ phản ứng để học sinh rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học. Đến giờ kiểm tra đầu giờ tôi yêu cầu học sinh trình bày lại và yêu cầu học sinh làm bài tập tương tự. 3 - Yêu cầu học sinh học thuộc, nắm chắc các công thức chuyển đổi giữa lượng chất, khối lượng chất, thể tích và số phân tử ( nguyên tử ) và mối quan hệ giữa chúng theo sơ đồ : Lượng chất (n) . 22,4 V a N= . a m M N = . m a N M = a n N = Khối lượng chất (m) Thể tích (V) .22,4 a V N = Số phân tử (a) Bài đầu tiên dạy bài : Tính theo phương trình hoá học , cần hướng dẫn học sinh cách tính tỉ lệ số mol các chất trong phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: Ví dụ: xA + yB zC + tD Theo PTHH x y z t Theo bài ra n A n B n C n D Lập tỉ lệ thức : A B x y n n = , A C x z n n = , (***) từ đó tính số mol chất này theo số mol của chất khác. 2. Phương pháp chung để giải. Bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 có nhiều loại.Tôi tạm thời phân dạng như sau : - Cho lượng chất của một chất trong phương trình hoá học ,tính lượng chất của các chất còn lại. 4 V = n.22,4 n = V/22,4 m =n.M a =n.N - Cho lượng chất của hai chất tham gia trong phương trình hoá học ,tính lượng chất của các chất còn lại. - Cho lượng chất của một chất tham gia và một chất sản phẩm trong phương trình hoá học, tính lượng chất của các chất còn lại. - Hiệu suất phản ứng. - Tạp chất và lượng dùng dư trong phản ứng. - Tính theo nhiều phản ứng nối tiếp nhau. - Tính theo nhiều phản ứng của nhiều chất . Để giải các dạng bài tập trên ta cần thực hiện theo các bước sau : B1. Nghiên cứu bài , xác định những dữ kiện đề bài cho và yêu cầu cần xác định B2. Xác định hướng giải. B3. Trình bày lời giải. B4. Kiểm tra lời giải. Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng, giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học. Sau khi giải xong một bài tập hay một số bài cần suy nghĩ để tạo ra được các bài toán tổng quát hơn, cụ thể hơn. Chỉ có như thế ta mới nắm chắc bài tập đã làm. Cần lựa chọn và xây dựng bài tập có nhiều cách giải , có cách giải ngắn gọn, thông minh, đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học, đặc biệt là những bài tập liên quan đến thực tế. II/ Về thực hành. 1- Dạng I . Cho lượng chất của một chất trong phương trình phản ứng, tính lượng chất của các chất còn lại. Đây là dạng toán cơ bản, ban đầu để học sinh làm quen với giải bài tập định tính, nên trên lớp tôi hướng dẫn học sinh tìm lời giải theo sơ đồ sau : Phương trình hoá học : xA + yB zC + tD 5 m n M = m n M = m A = a(g) m C = ? n A n C Nếu đề bài cho số phân tử hoặc thể tích, yêu cầu tìm khối lượng, số phân tử hoặc thể tích thì làm tương tự như trên. Tôi thấy hướng dẫn các em theo cách này học sinh dễ nhớ, áp dụng làm được nhiều bài tập khác nhau .Sau khi hướng dẫn tòi lời giải tôi yêu cầu học sinh lên bảng trình bày rồi nhận xét về lời giải, cách trình bày để các em khác rút kinh nghiệm. Ví dụ: Bài I.1. Cho 13g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được hiđro và dung dịch muối. Hãy tính: a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc. b) Khối lượng dung dịch muối tạo thành. Giải - Tính số mol kẽm (Zn) tham gia phản ứng: n Zn = 13 0,2( ) 65 Zn Zn m mol M = = - PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 1mol 1mol 1mol 0,2 mol y mol x mol a) Số mol H 2 tạo thành: x = 0,2 .1 0,2( ) 1 mol= => 2 .22,4 0,2.22,4 4,48( ) H V n lit= = = b) Số mol ZnCl 2 tạo thành: y = 0,2 .1 0,2( ) 1 mol= => Khối lượng muối: 2 . 0,2.136 27, 2( ) ZnCl m n M g= = = Đáp số : 4,48(l) 27,2(g) Sau đó yêu cầu học sinh tính nhanh khối lượng HCl cần dùng ? Giáo viên đưa ra các bài tập tương tự để học sinh luyện kỹ năng, ví dụ : 6 Theo (***) m =n.Mm =n.M Theo (***) Bài I.2. Cho 5,4 gam nhôm tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit clohyđric theo sơ đồ phản ứng : Al + HCl AlCl 3 + H 2 a, Lập phương trình hoá học ? b, Tính khối lượng AlCl 3 sinh ra và thể tích khí H 2 thu được sau khi phản ứng kết thúc ( thể tích chất khí đo ở đktc). Bài I.3. Cho sắt tác dụng với axit sunfuric theo sơ đồ phản ứng sau : Fe + H 2 SO 4 FeSO 4 + H 2 Tính khối lượng H 2 SO 4 cần dùng và khối lượng FeSO 4 sinh ra sau khi phản ứng kết thúc , Biết rằng sau khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 4,48 lít khí H 2 (đktc). Bài I.4. (Bài tập tổng hợp của dạng bài tập đầu bài chỉ cho 1 dữ kiện) Cho PTPƯ: KClO 3 → KCl + O 2 a: Tính khối lượng của KCl và V của O 2 thu được sau khi nhiệt phân 73,5g KClO 3 b: Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với Zn. * Nghiên cứu đề bài: + Từ khối lượng KClO 3 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài. + Coi phần b như 1 bài tập mới và tiến hành theo các bước giải bài tập bình thường. * Xác định hướng giải: a: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của KClO 3 ban đầu khi tham gia phản ứng là: 7 n = m : M = 0,5 (mol) B2: Viết phương trình hoá học : PTPƯ: 2KClO 3 t0 → 2KCl + 3O 2 B3: Dựa vào phương trình hoá học và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2KClO 3 t0 → 2KCl + 3O 2 TLPƯ: 2(mol) 2(mol) 3(mol) TĐB: 0,5(mol) → x(mol) → y(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của chất + Số mol của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,5. 2) :2 = 0,5 (mol) + Số mol của O 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,5. 3) : 2 = 0,75 (mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là m = n . M = 0,5 . 73,5 = 36,25 (g) + Thể tích của O 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là n = V : 22,4 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l) b: Từ số mol của O 2 thu được ở trên là 0,75 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1 bài tập mới tiến hành các bước giải giống như các bài tập trên + Xác định lại số mol của O 2 thu được ở trên là bao nhiêu + Viết phương trình hoá học của Zn với O 2 B3: Dựa vào phương trình hoá học và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. 8 PTPƯ: 2Zn + O 2 t0 → 2ZnO TLPƯ: 1(mol) 2(mol) TĐB: 0,75(mol) → x(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol và tính được khối lượng của ZnO Số mol của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,75. 2) :1 = 1,5(mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: m = n . M = 1,5 . 81 = 121,5 (g) 2 - Dạng II. Cho lượng chất của hai chất tham gia trong phương trình phản ứng , tính lượng chất của các chất còn lại. Khi dạy dạng bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm số mol của hai chất sau đó so sánh số mol của hai chất để xác định chất nào dư theo sơ đồ sau: Giả sử có phản ứng : mA + nB → t C + z D Với số mol cho ban đầu của A là a mol, của B là b mol. So sánh hai tỉ số Chất phản ứng hết Sản phẩm tính theo Nếu: a b m n = A, B đều hết A hoặc B a b m n > B hết Theo B a b m n < A hết Theo A Bài II. 1. Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O 2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau: P + O 2 → P 2 O 5 a: Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu? 9 b: Tính khối lượng sản phẩm thu được ? * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng P và thể tích khí O 2 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). Sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của O 2 và P ban đầu khi tham gia phản ứng là: n = V : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol) n P = m P : M P = 6,2 : 31 = 0,2 (mol) B2: Viết phương trình hoá học : PTPƯ: 4P + 5O 2 t0 → 2P 2 O 5 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia và các chất sản phẩm theo PTPƯ. PTHH : 4P + 5O 2 t0 → 2P 2 O 5 TLPƯ: 4(mol) 5(mol) 2(mol) TĐB: 0,2(mol) 0,3(mol) x(mol) 0,2 0,3 Tỉ lệ ── < ── (1) 4 5 Từ (1) ta có: Sau khi kết thúc phản ứng thì O 2 dư vậy tìm số mol của các chất tham gia phương trình phản ứng theo số mol của P. Từ đó bài toán lại đưa về cách giải giống cách giải bài toán 1 dữ kiện. Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất. + Số mol của O 2 tham gia phản ứng là: n = (0,2. 5) : 4 = 0,25(mol) + Số mol của P 2 O 5 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: n = (0,2 . 1) : 5 = 0,04 (mol) + Số mol của O 2 dư sau phản ứng là: n = 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. 10 [...]... năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 đã đạt được kết quả khả quan và được minh chứng bằng thực nghiệm sư phạm B BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi về dạy dạng toán tính theo phương trình hoá học 8 Dạng toán này rất cơ bản song cũng tương đối khó nó được ứng dụng nhiều trong chương trình bộ môn Hoá học bậc THCS Mỗi bài toán có phương pháp có một cách giải. .. thời mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho loại toán tính theo phương trình hoá học D KẾT LUẬN Đề tài này tôi đã trình bày các phương pháp tính theo phương trình hoá học dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính sư phạm và tính hiệu quả Trong quá trình trình bày các phương pháp tôi đã chú ý đến các phương diện sau : - Phù hợp với trình độ khác nhau của học sinh từ trung bình đến khá... dạng bài tập tính theo phương trình hoá học và trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập tôi thấy HS nhận thức nhanh hơn, kỹ năng giải bài tập của HS thành thạo hơn, đem lại sự hứng thú, say mê trong học tập Tuy nhiên trong quá trình dạy tôi nhận thấy rằng tuỳ vào các dạng bài tập HS có thể nhận thức nhanh hay chậm, nhiều hay ít từ đó tôi có thể phân loại HS theo mức độ nhận thức ở các dạng bài tập, ... và học sinh THCS , đặc biệt là đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh lớp 8 Để giải được bài tập dạng này thì học sinh phải sử dụng nhiều phương pháp học tập, nhiều kiến thức liên quan như: Lập phương trình hoá học, hiệu suất của phản ứng, nó trau dồi tư duy, phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh để vận dụng giải nhiều dạng bài tập khác nhau 1 Đối với giáo viên : Dạy học sinh giải bài tập. .. trong học kì I ( năm học 20 08- 2009), thời gian thực hiện tuy chưa dài song cũng thu được kết quả tương đối khả quan Học sinh lớp 8, tôi tiến hành triển khai chuyên đề có thể làm được tốt hơn lớp 9, do đó đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh và giúp cho học sinh yêu thích môn Hoá học hơn Cụ thể : Lớp 8B : Tôi không hướng dẫn học sinh theo chuyên đề này Lớp 8A : Tôi hướng dẫn học. .. học sinh Đương nhiên những kết quả của đề tài có sức thuyết phục hơn nếu chúng được minh chứng bằng một thực nghiệm sư phạm Đó cũng chính là ý định của của tôi Rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến 23 Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 Sách giáo khoa hoá học lớp 8 Sách bài tập hoá học lớp 8 Sách giáo viên hoá học lớp 8 Sách hoá học nâng cao lớp 8 Sách để học. .. cao lớp 8 Sách để học tốt hoá học lớp 8 Tuyển tập 1 08 bài tập nâng cao hoá học lớp 8 – Hoàng Vũ 24 MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1 A Cơ sở lý luận B Cơ sở thực tiễn 2 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề A Phương pháp nghiên cứu I Phương pháp tổng quan II Phương pháp đối chứng B Biện pháp thực hiện I Về giảng dạy lý thuyết 1- Kiến thức cơ bản 2- Phương pháp chung để giải II Về thực hành 1- Dạng... mỗi dạng bài tập cần phải biết rút ra nhận xét cần thiết Đó là những suy nghĩ chủ quan của bản thân tôi không ngoài mục đích năng cao chất lượng dạy - học bộ môn Hoá học C HƯỚNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Qua thực tế dạy học và qua quá trình nghiên cứu tôi có một số đề xuất sau: * Đối với giáo viên: Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học nói chung và mảng kiến thức tính theo phương trình hoá học nói... với quan điểm hoạt động trong học tập tức là phân chia các hoạt động từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp Từng bước nâng cao yêu cầu để đạt tới hoạt động vận dụng tổng hợp ,phức tạp Phát huy được các năng lực tư duy cho học sinh Trên cơ sở những kinh nghiệm của nhiều năm dạy học Hoá học 8 và vận quan điểm hoạt động vào việc giải các bài toán tính theo phương trình hoá học và ứng dụng của nó Những... lệ mol theo phản ứng tìm quan hệ về số mol giữa chất cần tìm với chất đã biết - Lập hệ phương trình bậc nhất (cho giả thiết nào thì lập phương trình theo giả thiết đó) - Giải hệ phương trình, tìm số mol x,y Từ số mol tìm được tính các nội dung đề bài yêu cầu Bài VII.1, Hoà tan hết 12,6g hỗn hợp Al, Mg vào dung dịch HCl 1M thu được 13,44 lit H2 (đktc) Tính % khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp Giải . dạn trình bày chuyên đề “ Rèn kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 Qua quá trình giảng dạy , tìm hiểu các em học. nâng cao năng lực tư duy , kỹ năng giải bài tập Hoá học, rèn khả năng phán đoán, suy xét cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập là nội dung quan trọng của dạy Hoá học. Việc dạy Hoá đạt. hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải bài tập tính theo phương trình hoá học tôi làm như sau: I/ Về giảng dạy lý thuyết. 1. Kiến thức cơ bản. Sau khi học xong bài lập phương trình hoá học thì sau