1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

10 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 197 KB

Nội dung

Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HOÁ HỌC QUA MỘT SỐ BÀI TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ PHẦN I: MỞ ĐẦU Cũng như bao bộ môn khoa học khác, hoá học là một môn khoa học có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học đòi hỏi người học sinh phải có trình độ hiểu biết ở mức độ tương đối cao. Do đó đến cuối cấp II cụ thể là lớp 8 bộ môn hoá học mới được đưa vào chương trình học của học sinh và chương trình dạy của giáo viên. Mục đích đưa môn hoá học vào dạy ở lớp 8 và lớp 9 góp phần làm cho các em học sinh phát triển tri thức một cách toàn diện, có cách nhìn duy vật về thế giới vật chất từ vĩ mô đến vi mô, nắm được và hiểu được những khái niệm, những nguyên tắc chung nhất về hoá học, có những hiểu biết nhất định về một số ngành sản xuất hoá học, có kỹ năng, kỹ xảo thực hành làm cơ sở quan trọng cho các em học lên, đi sâu, đi xa vào khoa học hoá học. Ngày nay khi toàn Đảng toàn dân, toàn quân ta đang quyết tâm đưa đất nước theo con đường Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Hơn bao giờ hết việc đào tạo một thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước là một vấn đề sống còn mang tính chất thời đại. Từ năm học 1993-1994 đến nay Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ choc thi quốc gia chọn học sinh giỏi hoá cấp phổ thông trung học. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam chính thức tham gia vào các kỳ thi giỏi hoá quốc tế và vinh dự cho Thành phố Hải Phòng có em : Nguyễn Hải Bình đạt huy chương vàng về môn hoá học quốc tế lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000. Để có học sinh giỏi hoá cấp phổ thông trung học quốc gia và quốc tế, sau này trở thành những người gắn bó với hoá học, cống hiến cả đời mình cho hoá học thì việc phát hiện và bồi dưỡng, việc đào tạo nguồn học sinh giỏi hoá học bậc trung học cơ sở là một việc làm hết sức quan trọng đối với những người giáo viên dạy hoá học. PHẦN II: NỘI DUNG A/- CƠ SỞ LÝ LUẬN I/- ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ BẬC THCS: - Phải nói rằng lứa tuổi học sinh bậc Phổ thông trung học cơ sở đặc điểm Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. tâm sinh lý hết sức điển hình đây là thời kỳ quá độ của việc chuyển giao từ trẻ con sang người lớn do đó tạo cho các em một nhân cách đa dạng phong phú thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây: - Hứng thú của các em phát triển ở mức độ cao, hứng thú về học tập đã xuất hiện và ngày càng đậm nét. Đây là việc hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn hoá học. Từ việc tò mò thích thú dẫn tới say mê bộ môn không phải là khoảng cách xa với các em. - Bên cạnh đó ý thức tự lập và khả năng tìm tòi đi sâu khám phá khoa học là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên việc đi sâu vào bản chất khái niệm, khả năng phân tích, tổng hợp so sánh của các em không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ nét. Song song với những ưu điểm trên các em cũng còn bộc lộ những nhược điểm sau: có hứng thú say mê, có niềm khát khao khám phá chân lý, có lòng yêu khoa học song các em còn rụt rè e ngại, đôi khi hay nản trí mất lòng tin khi gặp phải công việc quá khó khăn mà bản thân chưa thể giải quyết được. Làm thế nào để có thể khắc phúc được những khó khăn đó. Điều quan trọng nhất: mỗi giảng viên nên thực sự quán triệt nguyên tắc: “ Tôn trọng nhân cách học sinh” nên tin tưởng vào các em, mạnh dạn giao phó công việc để các em ngày thêm vững vàng lớn khôn hơn. II/-NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG THCS Căn cứ vào phân phối chương trình bộ môn hoá học ở trường THCS cùng với đặc thù của bộ môn khoa học này có thể nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy cũng như việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. 1/-Thuận lợi: - Hoá học là khoa học thực nghiệm, là khoa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi về các chất. Mặc dù những kiến thức trong sách giáo khoa viết cô đọng nhưng lại gây hứng thú với học sinh đặc biệt là hệ thống các thí nghiệm làm tăng tính tò mò, ham hiểu biết của các em. Những hiện tượng hoá học xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em để có thể vận dụng kiến thức đã học hoặc sẽ học để giải thích làm rõ. Đây chính là thuận lợi hết sức to lớn. Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. - Điều thuận lợi cơ bản thứ hai cũng chính là xuất phát từ khả năng tìm tòi, muốn khám phá khoa học, một đặc điểm nhân cách điển hình của các em. Với bộ môn hoá học là một môn khoa học tự nhiên, với chính xác cao của tri thức, tính hợp lý của kiến thức, tính suy luận và logic chặt chẽ, càng gây tính tò mò, hứng thú học tập của các em. - Điều thuận lợi thứ ba là ứng dụng của khoa học hoá học ngày càng được sử dụng rộng rãi phổ biến trong đời sống, sản xuất trên mọi lĩnh vực, chính vì vị trí của bộ môn hoá học ngày càng được đề cao. Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi để các em thêm yêu thích bộ môn 2/- Khó khăn: - Do phân phối chương trình bộ môn hoá học ở trường THCS đã làm hạn chế về mặt thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên, thời gian tìm tòi và nghiên cứu của học sinh, trong khi đó yêu cầu của việc nắm bắt kiến thức lại ở mức độ cao. Đây là khó khăn rất lớn đòi hỏi phải có sự quyết tâm vượt khó, sự say mê tìm tòi không quản thời gian của cả thầy cô giáo và học sinh. - Hoá học là khoa học thực nghiệm gắn lion với thực hành. Do đó việc truyền thụ kiến thức hoá học thôi là chưa đủ mà quan trọng hơn là phải giúp học sinh nắm bắt những kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Dựa thêm những hiểu biết về kiến thức vận dụng chúng vào cuộc sống muôn hình muôn vẻ, trong khi thiết bị thí nghiệm ở hầu hết các trường THCS còn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bài giảng và thực tế yêu cầu đang phát triển của xã hội. Mặt khác việc kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh còn nặng nhiều về tính toán, chưa thực sự gắn liền với kỹ năng thực hành thí nghiệm, làm cho mảng kiến thức ở trường THCS còn nhiều lỗ hổng. Đây là khó khăn rất lớn cho việc giảng dạy và đào tạo học sinh giỏi hoá. Bên cạnh những yếu tố khách quan đã nêu trên thì việc giảng dạy bộ môn hoá học chưa được coi trọng, còn bị coi là môn phụ nên việc dành thời gian cho môn hoá còn ít. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy môn hoá học và việc phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi hoá ở trường PTCS theo tôi còn có nhiều khó khăn nhưng nếu như mỗi giáo viên giảng dạy đều xác định được mục tiêu giáo dục là: ‘ Tất cả vì học sinh thân yêu’ và ‘ trẻ em hôm Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. nay, thế giới ngày mai’, các em phảI được hưởng thụ tất cả những gì tốt đẹp của xã hội thông qua con đường học tập. Trước ngưỡng cửa của thời đại mới , thời đại khoa học phát triển như vũ bão đã đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Người giáo viên phảI biết tranh thủ sự ủng hộ của gia đình, nhà trường làm cho các em say mê nhiệt tình hứng thú trong môn học thì những khó khăn trên hoàn toàn khắc phục được. B – QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Cách phát hiện học sinh giỏi hoá Do đặc thù của bộ môn hoá học là khoa học thực nghiệm đòi hỏi các em học sinh nói chung cũng như các em học sinh giỏi hoá nói riêng, muốn học giỏi môn hoá học cần có năng lực tiếp thu kiến thức tốt, có năng lực sáng tạo, khả năng suy luận tốt, khả năng tư duy độc lập trong tình huống khó khăn. Các em phải có niềm say mê môn học, ham hiểu biết có sức khỏe, đó là những điều kiện không thể thiếu. Nhưng không phải lúc nào các em học sinh cũng có thể có đầy đủ phẩm chất năng lực đó và nếu có thì làm thế nào để phát hiện được. Trong mỗi chúng ta, người nào cũng có một sở trường nhất định mà có thể chưa được thể hiện như một mỏ vàng mà không có người phát hiện thì cũng không thể biết được giá trị. Chính phương pháp dạy học nêu vấn đề, đặt các tình huống đã kích thích đòi hỏi con người phải suy nghĩ, tìm tòi và phát huy sáng tạo. Chính tình huống, vấn đề mà người giáo viên đưa ra làm nảy sinh nhu cầu cần thiết phảI học hỏi, phảI suy nghĩ để giảI quyết tình huống một cách hợp lý, khoa học. Trên cơ sở đó giúp người giáo viên phát hiện ra các em có năng khiếu bộ môn, có phẩm chất năng lực tốt để bồi dưỡng nâng cao khả năng học tập của các em. II. Cách bồi dưỡng học sinh giỏi hoá hoc THCS. Căn cứ vào kiến thức hoá học lớp 8, 9 có thể chia toán hoá thành các dạng, các chuyên đề cơ bản sau: • Dạng 1: Toán nồng độ và độ tan Đây là chuyên đề xuyên suốt quá trình giảI toán hoá. Khi dạy về chuyên đề này ngoài việc cung cấp cho các em các công thức tính nồng độ, độ tan thì người giáo viên phảI bổ sung thêm một loại kiến thức như: Quy tắc đường chéo, quy luật về độ tan cho các chất khi hạ và tăng nhiệt độ, tinh thể Hyđrat, công thức liên quan giữa các loại nồng độ. Việc cung cấp những kiến thức này cho học sinh không nên gò bó, ồ ạt mà giúp học sinh nắm được bản chất, thấy phảI cần thiết vận dụng. Ví dụ cho một bài toán sau: Bài 1: Hãy tính toán để pha chế 2 lít dung dịch CuSO 4 từ CuSO 4 .5 H 2 O Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. Để xác định nồng độ của dung dịch này người ta làm như sau: Cho 12,5g CuSO 4 .5 H 2 O vào 87,5 ml nước. Hãy xác định nồng độ M của dung dịch pha được. Từ đó tính khối lượng riêng của dung dịch biết D của nước = 1g/ml, giả sử sự hoà tan không làm thay đổi thể tích. Đây là bài toán nồng độ dung dịch dạng đơn giản nhưng học sinh bình thường hay nhầm khối lượng chất tan ở đây là 12,5 g. Nhưng nếu học sinh khá sẽ phát hiện được lượng chất tan là CuSO 4 . Bài 2: Hãy nói cách pha 2 lít dung dịch H 2 SO 4 0,2 M từ dung dịch H 2 SO 4 95% biết D = 1,84 g/ml. Với bài tập này giáo viên rèn kỹ năng cho học sinh khi pha một hoá chất có thể gây nguy hiểm và các tính toán cho nhanh, hợp lý để lấy một lượng hoá chất đủ, chính xác tức là tính toán để lấy một lượng thể tích dung dịch H 2 SO 4 95% là bao nhiêu đề pha được 2 lít dung dịch H 2 SO 4 0,2M Bài 3: Hãy xác định lượng AgNO 3 tách ra khi làm lạnh 2500g dung dịch AgNO 3 bão hoà ở 60 o C xuống còn 10 o C là 170g Qua bài tập này củng cố cho học sinh nắm vững kiến thức về độ tan của một chất có trong dung dịch ở những nhiệt độ khác nhau và khả năng suy luận tư duy toán học. Từ những kiến thức cơ bản vững vàng và khả năng tư duy tốt, giáo viên có thể đưa ra thêm những bài tập ở mức độ cao hơn như dạng bài tập sau: Bài 4: Cho 500g KNO 3 bão hoà 20 o C có nồng độ 6,5% cho bay hơI nước ở nhiệt độ 20 o C cho đến khi nhận được một phần hỗn hợp gồm một phần KNO 3 kết tinh và một phần dung dịch KNO 3 còn lại có khối lượng là 313g. Tìm khối lượng KNO 3 kết tinh. Đây là một bài tập vừa liên quan tới độ tan vừa liên quan tới bài toán nồng độ phần trăm, do vậy học sinh phải có kiến thức tổng hợp, khả năng tư duy, lập luận lôgic trên cơ sở khoa học thì mới giảI được • Dạng 2: Toán nhận biết, tách chất. Loại toán này giúp học sinh hình thành một cách có hệ thống các tính chất hoá học của từng loại chất cụ thể, rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt với những tình huống khó, cũng như dạng toán 1 thì loại này phảI được bồi dưỡng thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy. Ví dụ một số bài toán sau: Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. Bài 1: Làm thế nào để nhận biết được 7 chất khí trong các bình bị mất nhãn ( Cho các điều kiện và hoá chất khác đấy đủ ) đó là: N 2 , H 2 , O 2 , CO 2 , C 2 H 4 , NO 2 , CO. Bài 2: Chỉ dùng một kim loại duy nhất nhận ra dung dịch AgNO 3 , NaOH, HCl, BaCl 2 đựng trong ống nghiệm không có nhãn. Bài 3: Không được dùng thêm bất cứ một hoá chất nào khác, nêu cách nhận biết ra 4 dung dịch CuSO 4 , Na 2 SO 4 , NaOH, H 2 SO 4 . Bài 4 Chỉ dùng H 2 O và khí CO 2 có thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây hay không NaCl, Na 2 CO 3 , BaCO 3 , Na 2 SO 4 , BaSO 4 . Nếu được hãy trình bày cách phân biệt. Bài 5: Cho một hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , CuO, Fe 2 O 3 , dùng phương pháp hoá học nào để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp. Qua các bài tập nêu trên với những yêu cầu, những tình huống khác nhau từ dễ đến khó như: - Nhận biết bằng thuốc thử cho trước - Tự chọn hoá chất nhận biết - Nhận biết các chất khí không dùng hoá chất khác hoặc dùng ít nhất hoá chất nhất. - Nhận biết các chất khi các chất này có mối liên quan với nhau hoặc là sản phẩm của quá trình sản xuất hoá học Dạng 4: Toán nhúng kim loại vào dung dịch muối Loại toán này phảI dựa trên quy luật tăng , giảm khối lượng của kim loại ( chất rắn). Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, cần giúp học sinh nắm bắt được bản chất của loại toán bằng cách đưa ra những bài toán làm ví dụ, xuất hiện nhiều tình huống , vấn đề cần giảI quyết như: - Cho hai kim loại nhúng vào dung dịch có 1 muối, tiến tới dung dịch có 2 muối - Cho hai kim loại vào dung dịch có 2 muối - Cho kim loại có tham gia phản ứng với nước vào dung dịch muối Kết hợp với yêu cầu phản ứng xảy ra hoàn toàn, không hoàn toàn, cho phản ứng ngừng lại. Có như vậy học sinh mới bị bất ngờ trong các tình huống khó khăn. Ví dụ: a, Cho 32 g bột Cu kim loại vào bình chứa 500 ml dung dịch AgNO 3 .1M khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian cho phản ứng ngừng. Người ta thu được một hỗn hợp chất rắn cân Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. nặng 62,2 g và một dung dich Y. Tính nồng độ M của các chất trong dung dịch Y. b, Cho thanh kim loại hoá trị II vào dung dich Y ( kim loại hoạt động mạnh hơn Cu và Ag ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem thanh kim loại cân nặng thì thấy khối lượng của thanh này tăng thêm 7,3 g. Xác định khối lượng nguyên tử và tên của kim loại hoá trị II đó. Qua bài toán này củng cố kiến thức cho học sinh phần kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối, toán nồng độ áp dụng vào phương trình đồng thời phát hiện ra được những học sinh có khả năng tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào bài toán. Cụ thể trong bài này học sinh phảI xác định được khối lượng chất rắn cân nặng sau phản ứng là 62,2g là của chất rắn nào?. Chất tan có ở trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc là chất gì và khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,3g đấy chính là khối lượng của kim loại nào bám vào đó? Từ đó học sinh sẽ có cách giải đúng. Tương tự như toán nhận biết thì cách làm loại toán tách chất cũng vậy, các bài tập cũng được nâng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ tách các chất trong hỗn hợp có tính chất khác nhau đến các chất có trong hỗn hợp có nhiều tính chất giống nhau hoặc trực tiếp thực hành thao tác trên một số hoá chất cho phép. Qua các bài tập như vậy đã giúp học sinh hiểu sâu thêm kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, cách trình bày khoa học và tính cẩn thận. • Dạng 3: Toán điều chế, viết phương trình biểu diễn dẫy biến hoá Loại toán này giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, khả năng suy luận, tính lôgic chặt chẽ của từng loại phản ứng khác nhau, cho điều chế các loại hợp chất một cách linh hoạt Ví dụ cho một số bài toán sau: Bài 1: Viết phương trình theo sơ đồ sau A 1 A 2 A 3 X CaCO 3 B 1 B 2 B 3 Biết A 1 + B 1 X ; các chất X, A 1 , A 2 , A 3 , B 1 , B 2 , B 3 là các chất vô cơ. Hãy tìm công thức và viết phương trình biểu diễn dãy biến hoá trên Bài 2: Viết phương trình theo sơ đồ sau Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. A O 2 B NaOH C NaOH D + HCl B +O 2 E + H 2 O F +Cu B Bài 3: Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, sắt, muối ăn, không khí, nước và các thiết bị cùng những chất xúc tác cần thiết viết các phương trình phản ứng điều chế FeSO 4 , Fe( OH) 3 , NaHSO 4 Bài 4: Từ muối ăn, lưu huỳnh, nước cùng các điều kiện cần thiết có thể điều chế được những khí nào?. Viết phương trình phản ứng. • Dạng 5: Toán biện luận sục khí CO 2 , SO 2 vào dung dịch kiềm NaOH, Ca( OH ) 2 Đây là loại toán đòi hỏi học sinh có năng lực tiếp thu kiến thức tốt, nắm bắt các trường hợp xảy ra, dự đoán, suy luận để tìm được sản phẩm sau phản ứng. Từ bài toán tổng quát đến những bài tập riêng lẻ. Các em phảI hình thành được hệ thống kiến thức cơ bản chặt chẽ. Ví dụ: Dẫn khí CO 2 vào 1,2 lít dung dịch Ca( OH) 2 1,1M. Quan sát thấy thoạt tiên xuất hiện một muối kết tủa trắng có khối lượng 5g, sau đó từ từ biến mất. A, Viết phương trình phản ứng xảy ra. B, Tính thể tích của CO 2 đã dùng khi phản ứng tạo thành muối tan. Tính nồng độ M của dung dịch muối tan đó. Từ các hiện tượng của bài toán, yêu cầu học sinh viết được đúng phương trình phản ứng xẩy ra dựa vào dữ liệu đầu bài cho Ca( OH ) 2 không chỉ phản ứng với CO 2 để tạo thành muối không tan mà Ca(OH) 2 còn tham gia với CO 2 để tạo thành muối tan. Có xác định đúng thì viết phương trình mới đúng và mới giảI đúng bài tập đó. • Dạng 6: Dạng tổng hợp Đây là loại bài toán khó, không chỉ đòi hỏi các em có đầy đủ kiến thức cơ bản về hoá học mà còn đòi hỏi ở các em khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải toán . Ví dụ: Cho 7g hỗn hợp gồm Fe và Cu vào 500ml dung dịch AgNO 3 khuấy kỹ, sau khi phản ứng kết thúc lọc kết tủa thu được dung dịch A và 21,8 g chất rắn B. Thêm lượng dung dịch NaOH loãng vào A, lọc kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi có khối lượng không đổi thu được chất rắn C là 7,6g A, Tính thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong A B, Tính C M của dung dịch AgNO 3 . C, Tính thể tích HNO 3 2M cần thiết dùng để hoà tan hoàn toàn 7g A. Biết phản ứng giảI phòng ra NO duy nhất. Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. Bài toán này muốn giảI đúng, trước hết các em phải nắm vững kiến thức hoá học về kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối. Tính chất của muối tác dụng với kiềm, tính chất của Bazơ không tan khi bị nung nóng, đặc biệt của Fe(OH) 2 khi bị nung nóng trong không khí sẽ trở thành Fe 2 O 3 chứ không phảI tạo thành FeO. Bài toán này đòi hỏi các em khả năng tư duy lôgic và xác định được lượng chất rắn còn lại trong dung dịch A là 21,8 gam là của chất nào và lượng Cu(NO 3 ) 2 phải tham gia vào hai quá trình là một phần tác dụng với Fe, còn một phần tác dụng với NaOH. Từ đó học sinh mới có cách giải đúng. Do việc phân phối chương trình của môn học làm cho thời gian giảng dạy đội tuyển còn rất nhiều hạn chế, trong khi đó lượng kiến thức đòi hỏi vừa có chiều rộng và chiều sâu. Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn này. Trước hết người giáo viên phải xác định được vấn đề dạy cái gì ? Dạy như thế nào ? Cụ thế : 1. Dạy lý thuyết - Việc dạy tính chất hoá học của các loại oxít, axit, bazơ, muối, tính chất của kim loại, phi kim đòi hỏi phải theo một hệ thống chuyên mục cụ thế, bởi ở đối tượng học sinh giỏi khả năng tổng hợp và khái quát của các em ở mức độ cao hơn so với học sinh trung bình. Tuy nhiên việc dạy phần lớn kiến thức này cần tránh áp đặt, thông báo ồ ạt, bỏ qua thí nghiệm… làm giảm hứng thú học tập và khả năng khắc sâu kiến thức của các em. - Để dạy tôt mảng kiến thức về định luật, khái niệm, tính chất hoá học, cần giúp học sinh thấy được bản chất của từng định luật, biết giải thích vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo, các em thấy cần thiết phải học, phải đọc để hiểu biết thêm. - Song song với hai mảng kiến thức trên thì việc giảng dạy về kỹ năng, kỹ xảo thực nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào việc giảI thích các hiện tượng hoá học trong cuộc sống là một phần không thể thiếu được. Để dạy tốt được mảng này đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải giúp các em nắm được các thao tác thí nghiệm , cách lắp ráp, sơ đồ điều chế, các dụng cụ và hoá chất cụ thể sau đó có thể nâng dần mức độ kiến thức bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở đòi hỏi các em phải động não. Ví dụ: Có thể đặt ra câu hỏi như sau Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. + Dụng cụ và sơ đồ này dùng để điều chế chất gì ? Tại sao phải lắp đặt như vậy?. + Ngoài dùng để điều chế khí A còn dùng sơ đồ trên để điều chế khí nào? Trong những trường hợp đó hãy lắp đặt lại sơ đồ thí nghiệm, dụng cụ điều chế và giải thích. Rút ra những kết luận quan trọng của thí nghiệm trên, từ đó giúp các em vững vàng hơn về kiến thức, rèn luyện được tính cẩn thận, tính khoa học, tin tưởng vào kiến thức đã học. 2.Dạy bài tập Như đã hệ thống ở trên trong quá trình giảng dạy bài tập hoá học cho các em học sinh giỏi nên áp dụng dạy theo hệ thống chuyên đề, trên cơ sở nắm vững nền tảng lý thuyết, chú ý tới kiến thức toán học, tránh gò bó hoặc đưa ra các bài toán không phù hợp với các em. Muốn vậy người giáo viên phải có hệ thống các bài tập được sắp xếp từ dễ tới khó, từ những bài tập đơn giản tới những bài tập cần có sự tổng hợp, khái quát và sáng tạo. Những bài tập này có thể chọn lọc từ những đề thi học sinh giỏi, các sách tham khảo hoặc tự giáo viên có thể ra đề cho phù hợp. 2. Yêu cầu, kiểm tra, đánh giá học sinh. Song song với quá trình giảng dạy bồi dưỡng của giáo viên thì vấn đề kiểm tra đánh giá trình độ nhận thưc của học sinh cũng như yêu cầu đối với các em trong đội tuyển là một vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy giáo viên cần phảI có kế hoạch kiểm tra định kỳ với các em, có thể kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc làm bài viết với thời gian 90 phút, 120 phút hoặc 150 phút. Qua kết quả bài làm giúp giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu của từng em trong đội tuyển. Đồng thời với việc kiểm tra, giáo viên cần chú trọng tới giao công việc cho các em từ bài đọc thêm đến bài tập trong sách nâng cao. Đây phải là hoạt động thường xuyên giữa giáo viên với học sinh. Tuy nhiên không nên đòi hỏi quá cao ở các em, làm giảm đi hứng thú của các em với bộ môn. Người viết: Đơn vị Hoàng Vn Sen Tr ng THCS Dân Tin – Khoái Châu _- Hng yên . bộ môn hoá học mới được đưa vào chương trình học của học sinh và chương trình dạy của giáo viên. Mục đích đưa môn hoá học vào dạy ở lớp 8 và lớp 9 góp phần làm cho các em học sinh phát triển. Nam vào năm 2000. Để có học sinh giỏi hoá cấp phổ thông trung học quốc gia và quốc tế, sau này trở thành những người gắn bó với hoá học, cống hiến cả đời mình cho hoá học thì việc phát hiện và bồi. Mi Bn kích vào ch trang riêng ca ng i gi tài liu thì s tìm    c  y   các tài liu mong mun. PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HOÁ HỌC QUA MỘT SỐ BÀI TẬP HOÁ HỌC VÔ CƠ PHẦN

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w