1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh trong môn học gdqp & an bậc thpt

21 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 375,5 KB

Nội dung

Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu. Những cuộc chiến tranh đã đi vào quá khứ, đất nước ta đang sống trong thời kì của hòa bình và đổi mới; mở rộng giao lưu, là bè bạn với nhiều nước trên thế giới nhưng không vì thế mà Đảng và Nhà nước ta không coi trọng vấn đề an ninh quốc phòng. Một trong những vấn đề về an ninh quốc phòng là công tác giáo dục quốc phòng toàn dân mà trong đó bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP & AN) cho học sinh THPT là một bộ phận quan trọng. Đặc biệt, trong thời kì hiện nay - thời kì của “hội nhập” - các thế lực có thể lợi dụng để kích động, phân biệt tôn giáo, chống phá cách mạng… do đó, chúng ta cần phải cảnh giác cao độ. Để ngăn chặn các thế lực thù địch trong và ngoài nước hơn bao giờ hết đòi hỏi, Việt Nam ta về tiềm lực quân sự phải nâng lên từng bước hiện đại, quân đội phải tinh nhuệ trong chiến đấu để nâng cao vị thế của đất nước; ổn định và phát triển về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa… Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có sự phát triển toàn diện về mọi mặt: năng động, sáng tạo, có tri thức để nắm bắt cái mới, làm cho đất nước ngày càng phát triển và hội nhập Chính vì vậy, Quốc Phòng nói chung và môn học GDQP & AN nói riêng lại càng được coi trọng hàng đầu trong hệ thống giáo dục ở nhà trường THPT (trung học phổ thông). Có thể nói, GDQP & AN là môn học chính khóa có vị trí quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một trong những nội dung góp phần giáo dục một cách toàn diện, rèn luyện nhân cách cho học sinh trong nhà trường. Và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN (xã hội chủ nghĩa) mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới. Hiện nay, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, âm mưu của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi. Do đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa ra sức xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh trên một tầm cao mới; đồng thời cần phải trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kiến thức cơ bản về Quốc phòng và An ninh trong đó có bậc học sinh THPT là rất quan trọng. Chính vì vậy, đối với công tác giảng dạy môn học GDQP & AN ở trường THPT cần phải chặt chẽ nghiêm túc, giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, yêu dân tộc một cách sâu sắc, thấm nhuần vào tâm trí ngay từ khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường… Trường THPT Sầm Sơn 1 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 Công tác quốc phòng toàn dân trong tình hình mới là cốt lõi cho việc GDQP hết sức cấp thiết, vì thế môn GDQP & AN hiện nay được Nhà nước, bộ GD & ĐT rất quan tâm, là môn học chính khóa trong hệ thống nhà trường THPT trên toàn quốc. Từ đây, sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về một dân tộc chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ Quốc, từ đó các em sẽ góp phần làm thất bại “chiến lược diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch phản động, âm mưu gây bạo loạn, lật đổ chống phá cách mạng, chế độ XHCN ở nước ta. Ngôi trường THPT Sầm Sơn nằm ở phía đông, trên quốc lộ km 47 của tỉnh ta, vốn là một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống, đã đào tạo ra nhiều tài năng trí tuệ cho tỉnh nhà và cho đất nước, vì thế nhà trường rất đề cao vấn đề giáo dục đặc biệt hơn là môn học GDQP & AN. Quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, yêu cầu của môn học theo hướng dẫn của Sở GD & ĐT tỉnh Thanh Hóa, công tác giảng dạy trong nhà trường đã được nâng lên nhưng cũng chưa được tốt, chưa tạo cho học sinh sự ham thích môn học. Trang thiết bị do Bộ & Sở giáo dục đào tạo cung cấp cơ bản đầy đủ cho việc giảng dạy của nhà trường, nhưng chưa phát huy hết hiệu quả của trang thiết bị, chưa đồng đều trong giảng dạy, lại thiếu sự nhiệt tình, chưa say mê với việc cải tiến cho môn học. Từ đó tôi rất trăn trở, băn khoăn để tìm ra những phương pháp và giải pháp cho việc giảng dạy tốt, tạo cho học sinh sự hứng thú, ham thích đối với môn học GDQP & AN. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh trong môn học GDQP & AN bậc THPT”. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1. Thực trạng Để đi vào nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của trường tôi và một số trường lân cận về môn học GDQP. Tôi đã phát hiện ra những nguyên nhân sau: Việc giảng dạy môn GDQP & AN đang còn nhiều hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân. Trong số đó nguyên nhân chủ yếu là sự nhận thức về nhiệm vụ Quốc Phòng nói chung và công tác GDQP & AN nói riêng của một số cán bộ giáo viên còn thiếu trách nhiệm, đôi lúc còn xem nhẹ công việc; trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chưa thực sự sát sao quán triệt cho cán bộ Trường THPT Sầm Sơn 2 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 giáo viên thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả; chưa xác định rõ vai trò, vị trí của môn học GDQP & AN; chưa tạo được sự tự giác, tích cực, chủ động, hào hứng đón nhận một cách thực sự môn học ở học sinh. Đối giáo viên chưa có những phương pháp dạy tốt để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách khoa học và dễ hiểu, giáo án không đúng quy định, còn sơ sài, đôi khi lên lớp không có giáo án. Thầy viết bảng quá xấu, hoặc ngại viết đề mục của sách giáo khoa; kiểm tra bài cũ không thường xuyên, điểm kiểm tra lại quá cao. Ví dụ: một lớp học 45 học sinh, chiếm tỉ lệ khá giỏi 97%, còn 3% là trung bình, trong khi đó đa số các giờ học học sinh còn nói chuyện, làm việc riêng, đùa nghịch trong lớp… Các bài cần tranh ảnh thì giáo viên không sử dụng trong minh họa, vì còn ngại lấy hay chưa nghiên cứu kĩ, chỉ nói suông. Học sinh tập ngoài thao trường không có sự chịu khó, chịu khổ luyện. Ví dụ: khi lăn, lê, bò, trườn còn ngại tập, sợ bẩn người, đùa nghịch trong giờ học, không nghiêm túc; trang phục học sinh và giáo viên không đúng quy định hay không gọn gàng, quần áo lò sò…Khẩu lệnh của thầy còn nhỏ, chưa rõ ràng, làm mẫu chưa đẹp, chưa chính xác, phân tích còn lủng củng, tác phong, sư phạm của thầy chưa chuẩn mực, chưa tạo cho học sinh sự thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau. Cách dạy của thầy còn quá qua loa, đối phó, dạy cho hết tiết… 2. Kết quả thực trạng trên. Xuất phát từ những thực trạng trên, việc giảng dạy môn GDQP để đạt kết quả cao, chất lượng tốt hơn, khẳng định được vị trí quan trọng của môn học. Tôi đã mạnh dạn tìm tòi, áp dụng phương pháp giảng dạy vào các tiết dạy thực tế trên lớp. Cụ thể: tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh trong môn học GDQP & AN bậc THPT”. Sau thời gian thực nghiệm đề tài này vào công tác giảng dạy tôi thấy giờ học GDQP & AN ở trường tôi được thay đổi rõ rệt. Và hy vọng, đây cũng có thể là tài liệu giúp các đồng nghiệp tham khảo trong công tác giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng của môn học GDQP. Trường THPT Sầm Sơn 3 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện. Môn học GDQP & AN là một môn học mới mẻ đối với học sinh cấp THPT (trung học phổ thông). Ở cấp trung học cơ sở (THCS) các em chưa được học mà chỉ hiểu biết qua các hoạt động ngoài giờ, trong phim ảnh và qua môn học Lịch sử… cho nên hầu hết các em không coi trọng môn học. Chính tâm lý này gây trở ngại cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. Với thực trạng trên thì phải có giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng cho môn học GDQP? Đó là vấn đề làm tôi trăn trở, suy nghĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất trong quá trình giảng dạy. Sau đây, tôi mạnh dạn xin nêu ra một số giải pháp sau: 1. Giải pháp thứ nhất Song song với công việc hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi luôn tự trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Để giảng dạy tốt và làm cho học sinh hứng thú với môn học GDQP & AN theo tôi người thầy cần phải đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra phương pháp tối ưu cho tiết giảng là một điều rất quan trọng từ đó sử dụng phương pháp một cách hợp lí và hiệu quả. Trước khi đi làm điều đó đòi hỏi người thầy phải hiểu đúng phương pháp và phương pháp dạy học là gì? Như chúng ta đã biết, phương pháp là con đường, là cách thức hành động để đạt được mục đích nhất định. Con đường hay cách thức là hành động gồm hai mặt: nghiên cứu và tìm hiểu quy luật khách quan của sự tồn tại và phát triển của đối tượng, để đi tìm phương tiện, biện pháp, thủ thuật cho đối tượng phải biến đổi theo mục đích đã định. Hai mặt này phải phù hợp, thống nhát với nhau thì phương pháp mới có hiệu quả. Phương pháp dạy học (PPDH) ở đây được hiểu với nghĩa hẹp, đó là các PPDH cụ thể, các mô hình hành động. PPDH cụ thể là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện DH cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. Thực tế có tới hàng trăm PPDH cụ thể, bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các PPDH truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu, có thể kể ra một số phương pháp khác như: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, thực nghiệm Trường THPT Sầm Sơn 4 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 Phương pháp dạy học trong lý luận cũng như trong thực tiễn là một hoạt động phức tạp đòi hỏi phải có sự sáng tạo, cải tiến, không ngừng lao động của giáo viên và học sinh. Vì thế xét về một mặt nào đó phương pháp dạy học không chỉ là một khoa học, mà còn là nghệ thuật với những yêu cầu cao về thủ pháp sư phạm. Ngày nay, phương pháp dạy học mới là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, điều đó không có nghĩa là người thầy sẽ nhàn rỗi hơn trong cách dạy học này mà cả thầy và trò đều phải làm việc tích cưc. Giáo viên phải biết đặt ra những câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ thảo luận, mỗi học sinh sẽ có một ý kiến đóng góp và thầy là người nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất. Như vậy học sinh đã tự mình tìm ra kiến thức cho chính mình chứ không phải thụ động nghe giảng từ giáo viên. Tuy nhiên để đưa ra các câu hỏi, gợi ý, dẫn dắt học sinh tự tìm ra vấn đề không phải là việc làm dễ đối với tất cả các thầy cô giáo, nó đòi hỏi một kiến thức sâu rộng, sự đầu tư nhiều thời gian cho một giáo án. Theo cách dạy này thì không phải mọi kiến thức ở sách giáo khoa đều cần phải hoàn tất trong một tiết học theo quy định mà nếu có kiến thức tương tự ở trước đó GV nên hướng dẫn, HS về nhà tự tìm tòi và sẽ sửa ở tiết học khác. Căn cứ vào những vấn đề trên và về mục đích, yêu cầu của đối tượng, tổ chức giảng dạy môn GDQP & AN, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau đây vào trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao cho môn dạy GDQP & AN. 1.1. Các phương pháp lên lớp 1.1.1. Phương pháp thuyết trình Là phương pháp giáo viên thường dùng lời nói để truyền đạt, thông báo, trình bày những tri thức cho học sinh một cách có hệ thống. Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến khi giảng tài liệu học tập mới hoặc trình bày làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp… Lời nói luôn kết hợp với các phương tiện khác như đọc tài liệu, trình bày tranh ảnh, bản vẽ, đồ vật minh họa biểu diễn cách làm, với sử dụng các phương tiện kỹ thuật, đặt câu hỏi cho học sinh. Trường THPT Sầm Sơn 5 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 Hình minh họa khi giới thiệu. - Thuyết trình có các dạng: + Giảng thuật: Là phương pháp thuyết trình có chứa các yếu tố trần thuật hoặc miêu tả, sử dụng để giảng dạy các quan điểm, nguyên tắc, tình huống, chiến lệ vv… + Giảng giải: Là giáo viên dùng những luận cứ, những sự kiện, những số liệu để giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ các vấn đề, các nguyên tắc… giảng giải chứa các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, phát huy tính thông minh, sáng tạo của học sinh. + Diễn giải: Là giáo viên đặt vấn đề, phân tích và kết luận, dẫn dắt một cách liên tục cho học sinh nhận thức vấn đề (nội dung) mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. 1.1.2. Phương pháp vấn đáp. Là phương pháp hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, nhằm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những trí thức mới, rút ra những kết luận. Phương pháp này có ưu điểm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, bồi dưỡng năng lực bằng lời nói, tạo ra không khí học tập sôi nổi, mặt khác còn giúp giáo viên thu được những thông tin ngược từ phía học sinh, để điều chỉnh trong giảng dạy một cách phù hợp. - Trong phương pháp vấn đáp lại có các dạng sau: + Vấn đáp gợi mở + Vấn đáp củng cố + Vấn đáp tổng kết + Vấn đáp kiểm tra. 1.1.3. Phương pháp trực quan Trường THPT Sầm Sơn 6 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 Là phương pháp giáo viên tác động vào mọi giác quan của học sinh, là cách học giúp học sinh tìm hiểu nhanh chóng. - Phương pháp trực quan có các dạng sau: + Quan sát: Là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực được sử dụng trong giảng dạy để học sinh rút ra những nhận xét, những kết luận có cơ sở thực tiễn, quan sát của học sinh được giáo viên tổ chức và hướng dãn để giảng bài mới, khi học thực hành, luyện tập, ôn tập. + Trình bày trực quan: Là phương pháp có sử dụng đến phương tiện trực quan hoặc hành động tác mẫu. Phương pháp trực quan dùng đến động tác mẫu để trình bày thực hiện động tác, khi giảng giáo viên thường làm theo 3 bước (bước 1: làm nhanh; bước 2: làm chậm có phân tích từng cử động; bước 3: làm tổng hợp) để học sinh khái quát, nhận biết rõ ý nghĩa của từng cử động. Hình minh họa khi thực hiện Có thể trong một số trường hợp trong nội dung giảng dạy, người giáo viên phải đi tập luyện cho từng học sinh, tổ, nhóm, áp dụng phương pháp trực quan người giáo viên không chỉ thực hiện động tác mẫu, mà còn phải sử dụng đến đội hình mẫu tham gia, phải đi từ chậm đến nhanh, cuối cùng mới đến tổng hợp. Trong các phương pháp trên đây, sự hoạt động của giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển, lãnh đạo để học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo rõ rang, người thầy đứng trên hai cương vị: Người thầy, chỉ huy, trong trường hợp như thế, đòi hỏi người thầy sử dụng đúng lúc từng cương vị. 1.1.4. Phương pháp thảo luận Trường THPT Sầm Sơn 7 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 Thảo luận là sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh theo thứ tự các vấn đề nội dung bài học. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra niềm say mê tự giác, củng cố kiến thức đã có, tiếp thu và nhận biết nội dung mới, tìm tòi sáng tạo xung quanh, các vấn đề, nội dung giáo viên truyền đạt. Hình ảnh minh họa Phương pháp này được sử dụng sau khi lên lớp giảng lý thuyết, nhằm để nhấn mạnh nôi dung trọng tâm kiến thức mới, giảng dạy thực hành tìm ra cái đúng cái sai cùng sửa. 1.1.5. Phương pháp luyện tập Luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần, những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng kĩ xảo cần thiết, qua đó củng cố kiến thức, thuần thục động tác vận động nhanh chóng, chính xác phù hợp vào các loại địa hình, tình huống chiến đấu. Hình ảnh minh họa - Phương pháp luyện tập bao gồm như sau: Trường THPT Sầm Sơn 8 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 + Luyện tập từng người tự nghiên cứu: Phương pháp này học sinh tự tư duy lại những kiến thức đã học, tìm tòi nhớ lại và tự luyện tập, giúp nhận thức, nhớ lâu, vận dụng linh hoạt sau này. Quá trình học sinh nghiên cứu được giáo viên, giáo viên phụ trách và cán bộ lớp phụ trách theo dõi, giúp đỡ, phân tích, gợi ý, giải đáp thắc mắc… Thời gian tập luyện nghiên cứu từng người không nhiều, nhưng phải đủ để học sinh hoàn thiện động tác. + Luyện tập theo nhóm: Là từ 2 đến 3 người cùng luyện tập động tác, giúp cho nhau thấy sai sót để khắc phục, người tiếp thu nhanh giúp đỡ người chậm. Phương pháp luyện tập theo nhóm áp dụng trong tổ chức tập luyện phân đoạn, học sinh phải nâng tốc độ thực hiện động tác chính xác khi tập. Phương pháp này còn được áp dụng ở các giai đoạn tập phụ trong tổ chức tập luyện tổng hợp. + Luyện tập phân đội: được áp dụng sau khi luyện tập theo từng nhóm tương đối thuần thục. Phương pháp luyện tập này thường tổ chức như sau: - Cả phân đội luyện tập theo một nội dung, một động tác nào đó. - Phân đội luyện tập theo nhiều nội dung, động tác khác nhau. Khi phân đội tổ chức tập luyện giáo viên phải đi từng người đến từng tổ, nhóm, rồi mới đến phân đội thứ tự: tập chậm, nhanh và tổng hợp. 1.1.6. Phương pháp hội thao Hội thao thường tiến hành sau bài học và thường tổ chức hội thao động tác thực hành. Bằng hội thao, một lúc giáo viên có thể đánh giá nhận thức và thực hiện động tác của nhiều học sinh, so sánh, rút kinh nghiệm dễ dàng hơn so với kiểm tra từng cá nhân. Ví dụ: thi cứu thương. Hình ảnh minh họa Trường THPT Sầm Sơn 9 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 Hội thao không dùng để kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh mà thường là đánh giá thi đua giữa các cá nhân với cá nhân. Giữa các tổ học tập với nhau, hoặc giữa lớp này với lớp khác. Khi tiến hành hội thao có kết quả, giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, phải có sự chuẩn bị chu đáo. - Điểm lưu ý trong phương pháp này: + Nội dung: Chọn một số động tác đặc trưng nhất để tiến hành hội thao. + Số lượng hoc sinh tham gia vừa đủ, sao cho giáo viên quan sát thuận lợi và đánh giá kết quả chính xác nhất. + Sau hội thao, giáo viên đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm. 1.1.7. Phương pháp ôn luyện Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát huy tính cực, độc lập, qua đó giáo viên có thể sửa chữa được những sai sót của học sinh. Ví dụ: Ôn luyện tư thế nằm bắn: Hình ảnh minh họa - Ôn luyện có thể tiến hành theo hai hình thức như sau: + Học sinh tự ôn luyện + Học sinh ôn luyện có sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình ôn luyện, nếu học có những vấn đề, những nội dung chưa hiểu, thắc mắc… thì giáo viên phải giải đáp kịp thời, chính xác để cũng cố kiến thức và long tự tin cho học sinh. 1.1.8. Phương pháp kiểm tra đánh giá về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Kiểm tra đánh giá về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là một khâu quan trọng của quá trình giảng dạy. Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm giúp cho Trường THPT Sầm Sơn 10 [...]... thức, về sự truyền đạt cho học sinh phải khoa học hơn, từ đó khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Nên trong quá trình giảng dạy môn học GDQP & AN tôi đã kết hợp vận dụng cả những kiến thức thực tế Trường THPT Sầm Sơn 15 Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013 không bó hẹp kiến thức ở sách giáo khoa, làm cho môn học phong phú về kiến thức, từ đó giúp cho học sinh phát... động về các công tác quốc phòng trong trường và điạ phương - Xây dựng cho các học sinh lòng tự hào dân tộc, niềm tin, lý tưởng Đồng thời tri thức GDQP cùng với tri thức nhiều môn học khác tạo cho học sinh một thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng, làm cho học sinh có niềm tin vững chắc vào sự phát triển trong sự nghiệp xây dựng CNXH của nước ta - Qua môn học GDQP đã rèn luyện hình thành cho các em... hiện, dụng cụ tập luyện, vị trí tập luyện và tính kỉ luật nghiêm giờ học Từ đó, góp phần giúp cho học sinh trưởng thành, chững chạc hơn khi học môn GDQP & AN II Một số quy định để tổ chức thực hiện Đối với việc giảng dạy các giờ lí thuyết chính khóa lớp 10, 11, 12 Ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết trình, giảng thuật, giảng giải, diễn giải, vấn đáp… Vào bài giảng để học sinh nắm, hiểu một cách... thứ nhất: Trong giảng dạy người thầy phải là người mẫu mực, nghiêm túc trước học sinh, khi giảng dạy, giáo viên nên nói ngắn, gọn, dễ nhớ, súc tích, là người truyền tải lượng kiến thức một cách dễ hiểu và khoa học Bằng phương pháp dạy học của mình, người thầy phải luôn tạo cho học sinh sự tập trung, giờ học phải sôi nổi, từ đó mới mang lại tính sáng tạo, tư duy cho học sinh Để làm được điều đó đòi hỏi... Quốc Học môn này, các em ý thức tổ chức, kỉ luật, có nếp sống đúng đắn, văn minh, vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày ở trường học và xã hội, là cơ sở hướng nghiệp để các em thi tuyển vào quân đội Nếu học lịch sử tốt thì học môn GDQP có nhiều thuận lợi Ngoài ra, học GDQP & AN còn giúp các em ứng dụng vào thực tế Ví dụ khi học những bài: Phòng tránh bom đạn và thương tai; Bài: Cấp cứu và. .. vào tiết học để phối hợp với các phương pháp với nhau, từ đó tạo nên một tiết giảng hoàn chỉnh Như vậy, PPDH có vai trò quan trọng có thể xem như nó là “chìa khóa” giúp cho giáo viên giảng dạy tốt, làm cho học sinh hiểu và biết vận dụng trong thực tế một cách nhanh chóng Nói như vậy không có nghĩa là bài học nào giáo viên cũng phải sử dụng nhiều phương pháp, người thầy phải linh hoạt trong sử dụng, biết... duy, sáng tạo của mình 2 Giải pháp thứ hai Tôi tiến hành thực hiện thu thập thông tin từ học sinh bằng cách: cho học sinh viết vào giấy những suy nghĩ và cảm nhận về tiết học mà không cần đề tên của mình để các em không ngại khi nhận xét về thầy Sau đó, thu lại và nghiên cứu các thông tin của các em từ đó tìm ra phương pháp tối ưu cho tiết dạy 2.1 Tiết học giảng dạy lý thuyết - Vấn đề thứ nhất: Trong giảng. .. chân thành sẽ tăng thêm sự tác động giáo dục; ngược lại lời nói lạnh nhạt, hờ hững sẽ làm giảm hoặc không gây được sự tiếp thu cho học sinh Còn nếu do phương pháp chưa phù hợp thì giáo viên phải điều chỉnh dần dần, cố gắng chọn phương pháp tối ưu cho tiết dạy và phải tìm mọi cách để tạo cho học sinh sự hứng thú và chú ý trong tiết học - Vấn đề thứ ba: Bảng là một phương tiện để giáo viên hệ thống nội... vững vàng, phong phú và rộng Khi giảng dạy phải biết liên hệ bài với thực tế, bám sát nội dung của bài học Nếu không học sinh sẽ khó hiểu và trừu tượng, sẽ làm cho không khí lớp trầm lắng, gây cho học sinh sự lười biếng, chán học không còn sự hứng thú với môn học nữa - Vấn đề thứ hai: Khi giảng dạy tư thế tác phong phải chuẩn, giọng nói phải chuẩn để khi phát âm học sinh nghe dễ hiểu và ghi nhớ Giảng dạy. .. bài học kết thúc tôi tranh thủ tâm sự với một số học sinh, nói đúng hơn là một chút phỏng vấn để các em nói lên suy nghĩ của các em trong tiết học Các học sinh đều trả lời: Kiến thức của môn học GDQP & AN có nhiều liên quan đến lịch sử và bảo vệ đất nước như giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, xây dựng lòng tự hào và truyền thống của dân tộc, yêu mến và tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội cách . cứu: Các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh trong môn học GDQP & AN bậc THPT . Sau thời gian thực nghiệm đề tài này vào công. cho học sinh sự hứng thú, ham thích đối với môn học GDQP & AN. Vì thế, tôi chọn đề tài: Các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh. thức, về sự truyền đạt cho học sinh phải khoa học hơn, từ đó khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Nên trong quá trình giảng dạy môn học GDQP & AN tôi đã

Ngày đăng: 15/11/2014, 02:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w