1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn

89 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 731,68 KB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Dầu mỏ được con người biết đến và sử dụng vào thế kỷ 18 với mục đích thắp sáng. Năm 1853 tại Mỹ xuất hiện giếng khoan đầu tiên đây là bước chuyển mình và đi lên của ngành khai thác và chế biến dầu mỏ. Đến năm 1992, thế giới đã có tới 100 loại dầu mỏ khác nhau thuộc sở hữu của 48 quốc gia trong đó có Việt Nam. Quốc gia có sản lượng dầu mỏ lớn nhất là Arập xêút chiếm 26% tổng sản lượng dầu mỏ trên thế giới. Cho đến nay khi chưa có sự thống nhất nhưng đa số dư luận khoa học cho rằng: Dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ. Tuỳ thuộc vào tuổi của dầu, độ sâu và tính chất địa lý mà dầu mỏ có thể khác nhau. Nhưng đặc điểm chung của dầu đều tồn tại ở thể lỏng sánh và dính. Dầu thô có màu tối hay gặp là màu nâu và đen, có mùi đặc trưng khó ngửi. Dầu mỏ không tan trong nước nhẹ hơn nước. Thành phần của dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp chứa chủ yếu là hydrrocacbon (80 – 85%C, 10 – 14%H). Công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp có những bước thay đổi và phát triển không ngừng, đặc biệt là những năm cuối thể kỷ 20. Công nghiệp dầu khí đã và đang trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, bên cạnh đó là sự phát triển không ngừng của một số nguyên liệu trong ngành công nghiệp hoá dầu, song không thể không nhắc đến nguyên liệu mazut, là một trong những nguyên liệu có đặc tính quan trọng để sản xuất ra dầu nhờn. Mazut có tên gọi là dầu cặn, được sử dụng phổ biến cho ngành tổng hợp hoá dầu và các ngành công nghiệp khác. Nguyên liệu Mazut đã góp phần tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu phát triển các chủng loại và chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp hoá dầu. Ngày nay nguyên liệu Mazut được sử dụng với mục đích chủ yếu là giải quyết nhu cầu nguyên liệu cho động cơ và nguyên liệu cho công nghiệp. Do có nhiều tính năng ưu việt trong khi sử dụng, mà các dạng nguyên liệu cổ truyền không có được, đó là: Dễ bảo quản và vận chuyển, dễ sử dụng ở quy mô công nghiệp hiện đại, nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu Mazut ngày càng tăng nhanh. Cùng với sự phát triển đất nước nói chung, cũng như sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp dầu khí nói riêng, thì nguyên liệu mazut đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, công nghiệp sản xuất khác nhau và là nguyên liệu không thể thiếu của: Lò nung xi măng, gốm, sứ, các lò sấy lương thực, thực phẩm, các lò hơi nhà máy điện… Nguyễn Công Chính Trang 1 Đồ án tốt nghiệp Chính vì vậy mà chưng cất dầu mazut ở áp suất chân không để sản xuất ra dầu nhờn gốc là rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước hiện nay. Nguyễn Công Chính Trang 2 Đồ án tốt nghiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT I. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DẦU NHỜN GỐC. Bôi trơn là phương pháp làm giảm ma sát và mài mòn đến mức thấp nhất bằng cách tạo ra giữa bề mặt ma sát một lớp chất được gọi là chất bôi trơn. Hầu hết chất bôi trơn là chất lỏng. Do vậy các chất bôi trơn lỏng (dầu bôi trơn) được biết đến nhiều nhất trong ứng dụng kỹ thuật. Đó là do chúng tạo ra sự ngăn cách bề mặt một cách nhanh chóng một khi được sử dụng hợp lý và chúng có khả năng làm mát tốt. Nguyên liệu để sản xuất ra dầu bôi trơn (dầu gốc) là các hydrocacbon tự nhiên và tổng hợp khác nhau. Tuy nhiên do giá thành sản xuất các hỗn hợp hydrocacbon từ dầu mỏ thấp nên chúng được sử dụng phổ biến hơn cả để sản xuất dầu gốc. Bản chất của dầu thô và của quá trình lọc dầu sẽ quyết định tính chất vật lý và hoá học của dầu gốc tạo thành. Trong dầu mỏ ở phân đoạn cặn mazut có cả những cấu tử có ích và cả những cấu tử không có lợi cho việc bôi trơn. Vì vậy, việc tách các thành phần không mong muốn trong sản xuất dầu gốc là không thể thiếu. Quá trình này được thực hiện nhờ các quá trình lọc dầu cho phép thu được dầu gốc có chất lượng cao. Đối với việc sản xuất các sản phẩm dầu nhờn từ dầu mỏ dạng nhiều lưu huỳnh và nhiều parafin thì phải lựa chọn sơ đồ hệ thống sản xuất dầu nhờn phức tạp hơn và sử dụng dung môi chọn lọc, phải thêm quá trình khử parafin, rồi đến quá trình hấp thụ lần cuối trên đất sét hay thay thế cho quá trình này bằng quá trình làm sạch bằng hydro. Như chúng ta đã biết, quá trình chưng cất chân không là quá trình đầu tiên của hệ thống sản xuất dầu nhờn. Việc phân chia các phân đoạn có triệt để hay không đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của quá trình cơ bản sản xuất dầu nhờn. Tất cả các phân đoạn dầu nhờn được phân chia qua quá trình chưng cất ở áp suất chân không bao gồm: • Phân đoạn dầu nhờn nhẹ: 300 ÷ 400 0 C. • Phân đoạn dầu nhờn trung bình: 350 ÷ 420 0 C. • Phân đoạn dầu nhờn nặng: 320 ÷ 500 0 C. • Phân đoạn dầu nhờn cặn: > 500 0 C. Các phân đoạn này đều trải qua quá trình trích ly (hay làm sạch) bằng dung môi chọn lọc (có thể dùng phenol hay fufurol…). Sau đó tiếp tục tới quá trình kết tinh (hay khử) parafin Nguyễn Công Chính Trang 3 Đồ án tốt nghiệp nhẹ để giảm nhiệt độ đông đặc của dầu nhờn và cuối cùng làm sạch lần cuối bằng các chất dung môi có lẫn từ các quá trình trên và tách hết các chất axit. Kết thúc hệ thống là giai đoạn pha trộn các cấu tử dầu nhờn với các tỷ lệ khác nhau và pha trộn với các phụ gia với các chức năng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Loại sơ đồ công nghệ sản xuất dầu nhờn đơn giản nhất là loại để nhận dầu nhờn đi từ dầu mỏ thuộc loại ít lưu huỳnh, ít parafin và ít nhựa. Ở Liên Xô người ta sử dụng sơ đồ công nghệ như hình 1a để sản xuất dầu nhờn. Hình 1a. Sơ đồ công nghệ sản xuất dầu iítparafin và ít lưu huỳnh. Nguyễn Công Chính Trang 4 Đồ án tốt nghiệp Để nhận dầu nhờn có chỉ số độ nhớt cao dùng đặc biệt cho một số máy móc, người ta đã nghiên cứu và ứng dụng quá trình làm sạch dầu nhờn bằng hydrocraking và hydro hoá. Quá trình hydrocracking để sản xuất dầu nhờn với nguyên liệu là các phân đoạn dầu nhờn cất có độ nhớt cao và phân đoạn dầu nhờn cặn lấy từ quá trình khử asphanten trong gudron thay thế cho quá trình làm sạch bằng dung môi chọn lọc cho ta sản phẩm dầu nhờn có chỉ số độ nhớt cao (từ 100 đến 135). Tuy nhiên chi phí cho quá trình này cao hơn so với làm sạch bằng dung môi chọn lọc. Công nghệ chế biến dầu nhờn gốc được thể hiện theo trình tự của sơ đồ sau: Hình 1b. Sơ đồ công nghệ sản xuất dầu gốc Nguyễn Công Chính Trang 5 Đồ án tốt nghiệp Việc tách các thành phần không mong muốn trong sản xuất dầu gốc được thực hiện nhờ các quá trình chọn lọc dầu sẽ cho phép sản xuất dầu gốc chất lượng cao, ngay cả với phân đoạn dầu nhờn của dầu thô chưa thích hợp cho sản xuất dầu nhờn. Sơ đồ công nghệ chung để sản xuất dầu nhờn gốc từ dầu mỏ thường bao gồm các công đoạn như hình 1b, gồm các quá trình sau: - Chưng chân không nguyên liệu cặn mazut. - Chiết tách, trích ly bằng dung môi. - Tách hydrocacbon rắn (sáp). - Làm sạch lần cuối bằng quá trình hydro hoá. Quá trình tách asphan bằng dung môi propan thường được áp dụng để sản xuất dầu nhờn có độ nhớt cao từ nguyên liệu cặn gudron cũng được xếp vào quá trình chiết, trích ly bằng dung môi. I.1. Quá trình chưng cất chân không Qúa trình chưng cất chân không cho phép ta nhận được các phân đoạn riêng biệt dựa vào khoảng nhiệt độ sôi hay độ nhớt. Do mục đích của công đoạn này là điều chỉnh độ nhớt và nhiệt độ chớp cháy của phân đoạn dầu gốc. Sơ đồ chưng cất chân không được trình bày trên hình 2. Qúa trình chưng cất chân không cho phép nhận được các phân đoạn dầu bôi trơn có độ nhớt khác nhau. Phần dầu nhẹ nhất, có độ nhớt nhỏ nhất thu được ở đinh tháp và phần nặng nhất thu được ở đáy tháp có độ nhớt lớn nhất. Trong các phân đoạn thu được sẽ có mặt tất cả các cấu tử có mặt trong nguyên liệu của loại dầu đem chưng cất. Như chúng ta đã biết, các loại dầu mỏ khác nhau thì chúng đều khác nhau về thành phần hoá học nên không phải tất các dầu mỏ đều cho ta dầu bôi trơn có chất lượng tốt. Nhưng nhờ công nghiệp chế biến dầu hiện đại, người ta có thể thu được dầu gốc chất lượng tốt từ bất kỳ dầu thô nào, song giá thành sản phẩm sẽ rất khác nhau và sẽ càng cao nếu nguyên liệu không thuận lợi. Loại dầu thô tốt nhất cho việc sản xuất dầu gốc là các phân đoạn dầu nhờn có chứa nhiều hydrocacbon naphten và các hydrocacbon thơm một vòng có nhánh, parafin dài phân nhánh và các izo-parafin. Còn dầu thô xấu nhất là loại dầu chứa nhiều hydrocacbon đa vòng và các hydrocacbon thơm ngưng tụ cao. Nguyễn Công Chính Trang 6 Đồ án tốt nghiệp Khi chưng cất chân không, độ nhớt là hàm số của khoảng nhiệt độ sôi và cũng là hàm số của trọng lượng phân tử. Độ nhớt là một tham số quan trọng bởi vì khi chưng cất chân không khó có thể điều chỉnh chính xác nhiệt độ cất như trong chưng cất khí quyển. Do vậy nhiều khi không đảm bảo tuyệt đối chính xác nhiệt độ chớp cháy của phân đoạn dầu nhờn nào đó. Để điều chỉnh thông số này, người ta phải tiến hành tách các cấu tử có nhiệt độ sôi thấp bằng cách chưng cất lôi cuốn theo hơi nước trong các tháp bay hơi phụ. Phần cặn từ quá trình chưng cất khí quyển (gọi là phần cặn rộng) được đưa thẳng tới tháp chân không, tại đây phần cặn nào được tách thành các phần cất dầu bôi trơn khác nhau và phần cặn cất chân không (phần cặn hẹp) Trong vài thập kỷ gần đây, công nghệ chưng cất chân không đã được phát triển một cách đáng kể. Mục tiêu chủ yếu là tận dụng tối đa các phần cất có giá trị và giảm mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị. Hình 2. Sơ đồ hệ thống chưng cất chân không có thu các phân đoạn dầu nhờn gốc I.2. Quá trình chiết bằng dung môi. Việc tách bằng chưng cất được dựa trên sự khác biệt về khoảng nhiệt độ sôi mà không cho phép phân chia về mặt hoá học như parafin, aromat và naphten. Tuy nhiên tính chất của sản phẩm phụ thuộc vào bản chất hoá học của các cấu tử cũng như các tính chất vật lý của chúng. Do quá trình chưng cất phân đoạn chưa loại bỏ hết được các cấu tử không mong muốn, thường làm cho dầu nhờn sau một thời gian sử dụng bị đổi màu, tăng độ nhớt, xuất hiện các hợp chất có tính axit không tan trong dầu được gọi là cặn bùn. Việc chiết tách các cấu tử không mong muốn bằng dung môi cho phép sản xuất ra được dầu gốc chất lượng cao Nguyễn Công Chính Trang 7 Đồ án tốt nghiệp từ bất kỳ loại dầu thô nào, kể cả từ loại có hàm lượng hydrocacbon đa vòng thơm và cặn nhựa khá cao. Chính vì thế mà quá trình tách bằng dung môi rất quan trọng và không thể thiếu trong công nghệ sản xuất dầu nhờn có chất lượng cao. Nguyên lý của quá trình chiết bằng dung môi dựa trên việc sử dụng dung môi. Việc lựa chọn dung môi phụ thuộc vào tính chọn lọc của nó, tức là dựa vào khả năng phân tách hai nhóm cấu tử khác nhau về mặt hoá học. Khi trộn dung môi với nguyên liệu ở điều kiện thích hợp, các cấu tử trong nguyên liệu sẽ được phân chia thành hai nhóm: . • Nhóm cấu tử hoà tan tốt vào dung môi tạo thành pha riêng gọi là pha chiết (extract). • Nhóm cấu tử không hoà tan hoặc hoà tan rất ít vào dung môi gọi là rafinat. Sản phẩm có ích có thể nằm trong extract hoặc trong pha rafinat tuỳ dung môi sử dụng. Dựa vào bản chất của dung môi mà người ta chia thành dung môi có cực và dung môi không cực, hay dung môi hỗn hợp, nhưng dù loại dung môi nào được chọn cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau : + Phải có tính hoà tan chọn lọc, tức là phải có khả năng phân tách thành hai nhóm cấu tử: nhóm có lợi và nhóm không có lợi cho dầu gốc. Tính chất này còn được gọi là độ chọn lọc của dung môi. + Phải bền về mặt hoá lọc, không phản ứng với các cấu tử của nguyên liệu, không gây ăn mòn và dễ sử dụng. + Có giá thành rẻ, dễ kiếm. + Có nhiệt độ sôi khác xa so với cấu tử cần tách để dễ dàng thu hồi dung môi, tiết kiệm được năng lượng. Ba loại dung môi được sử dụng để chiết tách các phần hydrocacbon thơm và cặn nhựa ra khỏi phân đoạn dầu nhờn hiện nay đó là phenol, fufurol và N-metylpirolydon (NMP). Còn để tách các hợp chất nhựa - asphan trong phân đoạn gudron phổ biến là dùng propan lỏng. I.2.1. Quá trình khử asphan. Do trong cặn gudron có chứa nhiều các cấu tử không có lợi cho dầu gốc nên nếu đưa trực tiếp vào trích ly sẽ không cho phép đạt chất lượng và hiệu quả mong muốn. Chính vì thế người ta thường tiến hành khử asphan trước. Trong sản xuất dầu nhờn, phổ biến dùng propan lỏng để khử chất nhựa, asphanten trong phân đoạn gudron. Nguyễn Công Chính Trang 8 Đồ án tốt nghiệp Mục đích của quá trình này là ngoài việc tách các hợp chất nhựa - asphan, còn cho phép tách cả các hợp chất thơm đa vòng vì các hợp chất này đã làm giảm độ nhớt, chỉ số khúc xạ, độ cốc hoá và nhận được dầu nhờn nặng có độ nhớt cao cho dầu gốc. Cơ sở lý thuyết của quá trình là các hợp chất nhựa, asphan chiếm phần chủ yếu trong cặn gudron, chúng là các hợp chất có khả năng hoà tan kém trong dung môi không cực. Nhờ tính chất này, người ta chọn dung môi parafin để tách chúng. Dung môi tạo điều kiện cho quá trình đông tụ các chất nhựa – asphan và hoà tan chọn lọc hydrocacbon. Trong dung môi parafin, khả năng hoà tan các hợp chất hydrocacbon có thể sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Naphten, parafìn > hydrocacbon thơm một vòng > hydrocacbon đa vòng. Do vậy trong quá trình khử, đồng thời xảy ra hai quá trình: đông tụ, lắng các chất nhựa - asphan và trích ly các hợp chất hyđrocacbon. Nếu tăng dần trọng lượng phân tử của dung môi không cực, sẽ làm tăng khả năng hoà tan của dung môi và như vậy sẽ làm giảm độ chọn lọc. Chính vì thế trong thực tế propan lỏng là dung môi thích hợp nhất cho quá trình này. Propan lỏng là một chất lỏng không màu, không mùi nhưng độc với thần kinh trung ương của người và động vật. Propan lỏng có một tính chất đặc biệt là trong khoảng nhiệt độ từ 40 đến 60 0 C nó hoà tan parafin rất tốt, nhưng khả năng này giảm khi nhiệt độ tăng cho đến khi đạt đến nhiệt độ hoà tan tới hạn của prôpan (96,8 0 C) tất cả các hydrocacbon đều không tan trong propan. Trong khoảng 40 ÷ 96,8 0 C các hợp chất nhựa. - asphan có phân tử lượng cao hầu như không tan trong propan, vì thế tính chất này sẽ quyết định chế độ công nghệ khử asphan bằng propan. Quá trình tách bằng chưng cất các phân đoạn chủ yếu dựa vào trọng lượng phân tử, còn chiết tách bằng dung môi thì đưa vào chủng loại phân tử. Quá trình tách asphan nằm ở vị trí trung gian giữa hai quá trình này, vì tách asphan phụ thuộc vào cả trọng lượng phân tử và chủng loại cấu trúc phân tử. Nguyễn Công Chính Trang 9 Đồ án tốt nghiệp Hình 3. Sơ đồ đơn giản của quá trình tách asphan bằng propan Sơ đồ công nghệ quá trình tách asphan được trình bày trên hình 4. Hình 4. Sơ đồ nguyên lý chung của quá trình tách asphan. Nguyên liệu tiếp xúc với lượng propan lỏng lớn gấp 5 ÷ 8 lần theo thể tích ở nhiệt độ thích hợp đã chọn trước. Dầu càng nặng thì lượng propan dùng càng phải lớn, pha chiết chứa từ 30 ÷ 50% propan (theo thể tích, còn lại là khối lượng asphan. Đó không hẳn là dung dịch mà là một dạng nhũ tương của các hợp chất asphan trong propan. Từ sơ đồ hình 4 cho thấy propan được đưa vào đáy tháp chiết, còn nguyên liệu (phần cặn chưng cất chân không) được đưa vào đỉnh tháp. Vì propan chuyển động ngược lên đỉnh tháp, nó hoà tan dầu từ nguyên Nguyễn Công Chính Trang 10 [...]... Chính Trang 32 Đồ án tốt nghiệp Hình 10 Các phân đoạn sản phẩm lấy ra từ quá trình chưng cất chân không IV.2.1 Phân đoạn dầu nhờn Dầu nhờn gốc thu được từ quá trình chưng cất chân không cặn mazut là quá trình chế biến vật lý, do đó thành phần hoá học của phân đoạn dầu nhờn giống như thành phần hoá học của phân đoạn cặn mazút Tuy nhiên do tính chất sử dụng của dầu nhờn mà một so hợp chất trong cặn mazut... thể tích trong dầu nhờn 13,4 8,3 18,4 9,9 16,5 16,5 8,1 6,6 8,0 IV.2 Tính chất sản phẩm Chưng cất chân không tạo ra các sản phẩm dầu bôi trơn có độ nhớt khác nhau và tất cả các dầu bôi trơn chưng cất phản ánh thành phần hoá khác học tổng quát của loại dầu mỏ đem sử dụng Và sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất chân không cặn mazut là các phân đoạn dầu nhờn và cặn gudron Sơ đồ mô tả chưng chân không... lượng cao Dầu nhờn hydroizome hoá có chỉ số độ nhớt tốt và độ tiếp nhận phụ gia tốt IV TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM IV.1 Tính chất của nguyên liệu Nguyễn Công Chính Trang 30 Đồ án tốt nghiệp Nguyên liệu dùng để sản xuất dầu nhờn là phân đoạn cặn mazut thu được từ quá trình chưng cất trực tiếp từ dầu thô Cặn mazut thu được đem chưng cất ở điều kiện chân không được các phân đoạn dầu nhờn chia... của dầu, nó còn giúp cho việc lựa chọn các loại dầu cho những mục tiêu thích hợp như máy nén, các quá trình xử lý nhiệt, các ổ đỡ chịu nhiệt cao Các loại dầu khoáng bất kỳ từ loại dầu thô nào đều có lượng cặn tăng theo độ nhớt của chúng Từ đó ta thấy các loại dầu chưng cất từ Nguyễn Công Chính Trang 27 Đồ án tốt nghiệp họ dầu parafin muốn có hàm lượng cặn cacbon lớn hơn loại dầu chưng cất từ họ dầu. .. không cần thiết vì các sản xuất này gây ra sự hao hụt dầu rất lớn, hơn nữa chi phí để tách triệt để parafin rất tốn kém Mặt khác, parafin lại là thành phần có chỉ số độ nhớt rất cao I.3.2 Tách sáp bằng phương pháp kết tinh Sáp là hỗn hợp có nhiệt độ kết tinh thấp, do vậy khi tiến hành làm lạnh phân đoạn dầu nhờn thì sáp được tách ra do chúng bị kết tinh Với phương pháp kết tinh có thể xử lý dầu nhờn chứa... :1÷2 Trang 21 Đồ án tốt nghiệp II TÍNH CHẤT VÀ CÔNG DỤNG CỦA DẦU NHỜN II.1 Tính chất của dầu nhờn II.1.1 Độ nhớt Độ nhớt của một số phân đoạn dầu nhờn là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại của nó sinh ra khi chuyển động Do vậy độ nhớt có liên quan đến khả năng bôi trơn của dầu nhờn Để thực hiện nhiệm vụ bôi trơn, dầu nhờn phải có độ nhớt thích hợp, phải bám chắc trên bề mặt kim... rafinat được tách chiết bằng fufurol với phân đoạn dầu chưng cất Tính chất Độ nhớt, mm2/s Ở 400C Ở 1000C Chỉ số độ nhớt Khối lượng riêng g/cm3 ở 150C Nhiệt độ đông đặc, 0C Cặn cacbon, % khối lượng Dầu chưng cất gốc naphten 93 8,2 26 0,9229 -32 0,17 Rafinat 77 8,1 61 0,906 -32 0,07 Bảng 2 Một số tính chất của rafinat được chiết tách bằng fufurol so với phân đoạn dầu chưng cất Tuy nhiên do khả năng hoà tan... đoạn chưng chân không trong quá trình sản xuất dầu gốc Các loại dầu thô khác nhau sẽ cho thành phần phân đoạn dầu nhờn khác nhau và chỉ những phân đoạn đầu nhờn của dầu mỏ họ naphteno - parafinic, parafino - naphtenic hay parafinlc có khả năng sản xuất được dầu gốc có chất lượng cao Ngược lại, từ dầu mỏ họ naphten hay aromatic khó có khả năng chế tạo dầu nhớt có chỉ số độ nhớt cao Nguyễn Công Chính... cao từ các dầu thô mà có nguồn gốc không phù hợp cho mục đích này IV.2.2 Phân đoạn cặn gudron Phân đoạn cặn gudron là phần còn lại của quá trình chưng cất chân không sau khi đã lấy đi các phân đoạn dầu nhờn Chúng có nhiệt độ sôi lớn hơn 500 0C, gồm các hydrocacbon có số nguyên tử cacbon lớn hơn C41 Thành phần của phân đoạn này rất phức tạp và có thể chia thành ba nhóm sau: 1) Nhóm chất dầu bao gồm... Khi nghiên cứu các tính chất sử dụng của phân đoạn dầu nhờn, người ta thấy các hợp chất n-parafin với phân tử lượng lớn thường là parafin rắn (còn gọi là sáp), chúng làm giảm độ linh động của dầu nhờn nên hàm lượng của chúng cũng phải giảm tới mức cần thiết, đặc biệt với các dầu bôi trơn làm việc ở nhiệt độ âm Các izo-parafin lại là thành phần rất tốt trong dầu bôi trơn vì chúng có độ nhớt thích hợp . bản sản xuất dầu nhờn. Tất cả các phân đoạn dầu nhờn được phân chia qua quá trình chưng cất ở áp suất chân không bao gồm: • Phân đoạn dầu nhờn nhẹ: 300 ÷ 400 0 C. • Phân đoạn dầu nhờn trung bình:. trình làm sạch dầu nhờn bằng hydrocraking và hydro hoá. Quá trình hydrocracking để sản xuất dầu nhờn với nguyên liệu là các phân đoạn dầu nhờn cất có độ nhớt cao và phân đoạn dầu nhờn cặn lấy. dầu gốc chất lượng cao, ngay cả với phân đoạn dầu nhờn của dầu thô chưa thích hợp cho sản xuất dầu nhờn. Sơ đồ công nghệ chung để sản xuất dầu nhờn gốc từ dầu mỏ thường bao gồm các công đoạn

Ngày đăng: 14/11/2014, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Đinh Thị Ngọ. Hoá học dầu mỏ và khí. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001 Khác
2. TS. Lê Văn Hiếu. Công nghệ chế biến dầu mỏ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000 Khác
3. Võ Thị Liên. Công nghệ chế biến dầu mỏ và Khí. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1983 Khác
4. Trần Mạnh Trí. Dầu khí và dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1979 Khác
5. Kiều Đình Kiểm. Các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000 Khác
6. Bộ môn nhiên liệu. Hướng dẫn tính toán thiết kế công nghệ chế biến dầu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1985 Khác
7. PGS. Ngô Bình, TS. Phùng Ngọc Thạch, Nguyễn Mạnh Hậu, Phan Đình Tính. Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ môn Xây dựng công nghiệp; 1997 Khác
8. Tập thể tcác giả Bộ môn Quá trình thiết bị. Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hoá chất. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1982 Khác
9. Tập thể tác giả Bộ môn Quá trình thiết bị. Sổ tay quá trình Thiết bị công nghệ hoá chất. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1982 Khác
10. Sổ ttay tóm tắt các đại lượng hoá lý - Bộ môn Hoá lý, Trường ĐHBK Thành phố Hồ Chí Minh. 11/1983 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3. Sơ đồ đơn giản của quá trình tách asphan bằng propan - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Hình 3. Sơ đồ đơn giản của quá trình tách asphan bằng propan (Trang 10)
Bảng 1. Một số tính chất của các dung môi - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 1. Một số tính chất của các dung môi (Trang 12)
Bảng 2 này so sánh một số tính chất của rafinat được tách chiết bằng fufurol với phân  đoạn dầu chưng cất - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 2 này so sánh một số tính chất của rafinat được tách chiết bằng fufurol với phân đoạn dầu chưng cất (Trang 14)
Bảng 3: Thành phần hydrocacbon có mặt trong dầu nhờn (mỏ Poncalty) - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 3 Thành phần hydrocacbon có mặt trong dầu nhờn (mỏ Poncalty) (Trang 32)
Bảng 5. % sản phẩm của từng phân đoạn chưng cất. - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 5. % sản phẩm của từng phân đoạn chưng cất (Trang 47)
Bảng 7. Bảng tổng kết cân bằng vật chất. - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 7. Bảng tổng kết cân bằng vật chất (Trang 52)
Bảng 9.   Bảng tổng kết kích thước thiết bị. - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 9. Bảng tổng kết kích thước thiết bị (Trang 73)
Bảng 10: Các hạng mục công trình - thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn
Bảng 10 Các hạng mục công trình (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w