CƠ SỞ KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG CHÁY TRONG CÔNG NGHIỆP.

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn (Trang 83 - 85)

Do đặc thù của ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ: sản phẩm của quá trình là những chất dễ cháy nổ, chính vì vậy vấn đề phòng chống cháy nổ được đặt lên hàng đầu khi nói đến an toàn trong một nhà máy nói chung và một phân xưởng nói riêng. Nó bao gồm an toàn với trang thiết bị kỹ thuật của các quá trình sản xuất, an toàn với các điều kiện làm việc của công nhân, an toàn môi trường.

Người vận hành phải nắm rõ được các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý làm việc của các thiết bị, cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ nhằm cách ly công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn trong sản xuất.

II.1. An toàn với thiết bị nhiệt (nồi hơi, thiết bị trao đổi nhiệt, sử dụng nhiệt).

Để đun nóng nguyên liệu dễ cháy nổ như dầu mỏ và dễ sinh ra cháy cục bộ khi có cặn đồng vào thành thì người ta không dùng phương pháp đun bằng ngọn lửa mà dùng "áo bọc" chứa chất nhiệt bền (difenyl, difenyl oxit).

Các vật liệu dùng làm nồi hơi và nồi phải làm bằng thép đúc (ống không hàn). Đối với loại áp suất cao dùng thép chất lượng cao chứa Si, Mo và Cr. Gang đúc dùng cho thiết bị đung nóng không qua 3000C và áp suất nhỏ, đường kính không lớn, có thể dùng gang có thêm Mo để đun nóng trên 3500C.

Nồi hơi cần phải có van an toàn, áp kế, ống thông, van đóng và van xả nước một chiều, van đóng và van xả hơi, van an toàn. Đặc biệt van an toàn thì nồi hơi phải có hai van, tác động độc lập hẳn với nhau.

Nồi hơi phải được đặt trên nền móng riêng, không liên hệ với tường nhà, đặt ở các gian nhà một tầng, có tường và có mái không cháy.

Có hệ thống đèn tín hiệu an toàn.

Kiểm tra độ an toàn của máy móc trước khi sử dụng.

Trước khi sử dụng nồi hơi phải được kiểm tra kỹ thuật để xác định tình trạng nồi hơi. Trong thời gian sử dụng cứ 3 năm phải xem xét bên trong một lần, thuỷ lực ít nhất là 6 năm một lần.

II.2. An toàn đối với máy nén, đường kính ống dẫn và bể chứa khí.

Khi nén khí do áp suất, nhiệt độ tăng cao và có những quá trình hóa học. Do vậy có thể xảy ra cháy nổ gâi tai nạn. Để hệ thống máy nén làm việc an toàn thì cần làm lạnh liên tục, máy nén áp suất thấp và năng suất thấp thì có thể làm lạnh bằng không khí. Do hiện tượng giảm nhiệt độ cháy bùng của dầu bôi trơn liên quan tới sự tăng áp suất nên nhiệt độ của máy nén không được quá 1600C ở trong máy nén có một xy lanh và không quá 1400C ở trong máy nén nhiều xy lanh. Với máy nén 4 ÷ 6 cấp nếu nén cao hơn thì phải có máy làm lạnh trung gian đặt ở giữa mỗi cấp nén.

Đường ống dẫn dùng vận chuyển chất lỏng nguy hiểm, chịu áp suất cần phải đảm bảo yêu cầu chịu áp suất. Đường ống được chế tạo từ các ống kéo liền không hàn, nối mặt bích tiến hành chỉ trong trường hợp cần thiết để lắp ráp và sửa chữa. Ống dẫn sản phẩm đung nóng cần phải đặt cách xa đường ống dẫn khí hoá lỏng một khoảng 0,5 m và được bảo ôn.

Đề phòng hỏng hóc thì thiết bị dùng van chỉnh lưu, để giảm áp suất quá lớn của hơi, khí không nén.Sau van chỉnh lưu ta đặt van an toàn để điều chỉnh áp suất sau khi van chỉnh lưu đã điều chỉnh.

Tất cả các đường ống khi lắp ráp phải chú ý đến hiện tượng biến dạng và nứt cho ứng suất hiệt khi thay đổi nhiệt độ:

+ Không được đặt ống ngay trên nền nhà hoặc mặt đất. + Đường ống cần sơn màu khác nhau để dễ phân biệt.

II.3. An toàn cháy nổ trong nhà máy nói chung và trong phân xưởg nói riêng.

Do xăng dầu là chất dễ cháy nổ và rất độc hại. Vì vậy trong quá trình vận hành phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về an toàn cháy nổ. Do vậy các công nhân viên đúng quy trình kỹ thuật về an toàn cháy nổ. Do vậy các công nhân viên trong phân xưởng phải được học đầy đủ các nội quy an toàn về phòng chống cháy nổ, cũng như các biện pháp chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

Tất cả các chất lỏng cháy đều có khả năng bốc hơi và cháy chỉ xảy ra pha hơi. Trên bề mặt của chất lỏng, ở bất cứ nhiệt độ nào đều có hơi của nó, lượng hơi phụ thuộc vào thành phần chất lỏng và được của nó.

Để đảm bảo tránh được cháy và nổ khi tiến hành các quá trình kỹ thuật cần có các biện pháp sau:

+ Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng các khâu ít nguy hiểm hơn. + Cơ khí hoá tự động hoá liên tục các quá trình sản xuất.

+ Thiết bị đảm bảo kín, hạn chế hơn, khí cháy bay ra khu vực sản xuất.

+ Dùng các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống cháy nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp.

+ Loại trừ mọi khả năng phát sinh mồi lửa tại những nơi có liên quan đến chất cháy nổ. + Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nguy hiểm của các chất chống cháy nổ.

+ Trước khi ngừng sửa chữa hoặc cho thiết bị hoạt động trở lại phải thổi khí trơ, hơi nước vào thiết bị đó.

II.4. An toàn về điện.

An toàn về điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác an toàn, phải tuân theo nguyên tắc về kỹ thuật tránh gây ra tai nạn điện.

Xăng dầu là chất dễ cháy nổ khi có tia lửa điện cho nên dây điện phải được cải tiến vỏ cao su và có thể lồng vào ống kim loại để tránh bị dập.

Cầu dao được lắp đặt sao cho dễ điều khiển nhưng cũng không quá thấp và phải để nơi khô ráo và an toan đối với người điều khiển.

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w