SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ.

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn (Trang 29 - 30)

Công nghệ sản xuất dầu gốc kinh điển trên đây đã ra đời từ rất lâu và ngày càng được cải thiện nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn và kinh tế hơn.

Từ quá trình tách sáp bằng phương pháp làm sạch và lọc với quá trình lọc quay chân không liên tục đã cho phép giảm đáng kể chi phí. Mặt khác từ quá trình làm sạch dầu gốc bằng axit và đất sét với mức độ tốn kém cao, lượng hoá chất tiêu tốn nhiều, quá trình làm việc gián đoạn và không đảm bảo điều kiện môi trường do chất thải là axit lẫn đất sét. Do vậy quá trình này đã được thay thế bằng quá trình hydro hoá làm sạch với giá thành giảm

đáng kể, chất lượng dầu tăng lên và mức độ tự động hoá cao với cường độ làm việc liên tục. Việc xử lý bằng hydro còn nhằm chuyển hoá các cấu tử không mong muốn chứa trong phân đoạn cất chân không. Làm sạch bằng hydro nhìn chung được áp dụng như là bước cuối cùng sau khi xử lý bằng dung môi nhằm tách các loại hợp chất không mong muốn còn sót lại thay cho quá trình xử lý bằng đất sét.

Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã và đang cải tiến theo hướng áp dụng các quy trình xử lý bằng hydro như quá trình hydrocracking, quá trình hydroizome hoá…

Còn đối với quá trình hydrocracking là quá trình chuyển hoá phân đoạn dầu thô nặng thành các sản phẩm phân tử lượng nhỏ hơn trong điều kiện có hydro áp suất cao và xúc tác axit. Nhờ quá trình hydrocracking cho phép sản xuất dầu nhờn có nhiệt độ động đặc thấp và chỉ số độ nhớt cao. Tuỳ điều kiện công nghệ người ta chia hydrocracking thành ba loại sau:

- Hydrocracking khe khắt tiến hành áp suất H2 rất cao, từ 200 ÷ 250at.

- Hydrocracking với độ khe khắt vừa phải tiến hành ở áp suất H2 từ 100 ÷ 150at. - Hydrocracking với độ khe khắt mềm tiến hành ở áp suất H2 từ 30 ÷ 70 at

Khi tiến hành hydrocracking để sản xuất dầu nhờn, người ta làm thay đổi thành phần hoá học và cấu trúc của nguyên liệu theo hướng tăng các hydrocacbon có chỉ số độ nhớt cao, nhiệt độ đông đặc thấp và độ ổn định oxy hoá cao.

Nguyên liệu cho quá trình hydrocracking là phần dầu nhờn cất, phần dầu nhờn đã tách nhựa - asphan và hỗn hợp của chúng. Do khả năng linh động của quá trình mà người ta có thể dùng nguyên liệu với độ nhớt rất cao. Sản phẩm nhận được sau hydrocracking được dùng để chế tạo dầu gốc và dầu gốc nhận được bằng phương pháp này có màu sắc đẹp, chỉ số độ nhớt cao.

Nguyên liệu cho quá rình hydroizome hoá thường dùng là các parafin mềm hoặc phân đoạn cất trực tiếp từ dầu thô chứa nhiều parafin với hàm lượng lưu huỳnh không lớn lắm 0,03 ÷ 0,04%. Sản phẩm của quá trình hydroizome hoá là các izo- parafin sau đó sẽ tiếp tục được đưa vào chưng cất tách parafin rắn để nhận được dầu gốc có chất lượng cao. Dầu nhờn hydroizome hoá có chỉ số độ nhớt tốt và độ tiếp nhận phụ gia tốt.

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng chưng cất dầu nhờn (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w