câu hỏi thi môn chính sách thương mại quốc tế

7 1.1K 4
câu hỏi thi môn chính sách thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN NGHIỆP VỤ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 1 + 2 1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp? 2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển. 3. Quan điểm chính của chủ nghĩa trọng thương về: sự giàu có, thương mại và vai trò của nhà nước. 4. Những điểm tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương? 5. Trình bày nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối và nguồn gốc lợi thế tuyệt đối. 6. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. 7. “Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có được lợi ích trong buôn bán quốc tế”. Kết luận như vậy có đúng không? Vì sao? 8. Nêu nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và xác định sản phẩm xuất khẩu của hai quốc gia theo lý thuyết lợi thế so sánh: Số sản phẩm/giờ lao động Quốc gia A Quốc gia B Sản phẩm X 4 2 Sản phẩm Y 1 3 9. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và cho biết nguồn gốc lợi thế so sánh của các quốc gia theo D. Ricardo. 10.Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh. Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D. Ricardo. 11.Trình bày nội dung định lý Heckscher - Ohlin. 12.Nghịch lý Leonitief là gì? Trình bày một số hạn chế của lý thuyết H - O. 13.Trình bày nội dung, cho ví dụ minh họa và ý nghĩa của định lý Stolper - Samuelson. Trang 1 14.Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế. 15.Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô. 16.Trình bày nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế. 17.Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter. 18.Trình bày vai trò của chính phủ theo lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter. 19.Đặc điểm của ngoại thương trong một nền kinh tế mở có qui mô nhỏ? 20.Phân tích các lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. 21.Phân tích các lợi ích của quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. CHƯƠNG 3 + 4 22.Nói rằng: “Không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối ngoại” có đúng không? Vì sao? 23.Phân tích chức năng của ngoại thương với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất. 24.Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết vốn và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế? 25.Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng tài nguyên có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế? 26.Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” có đúng không? Giải thích mối quan hệ này trong điều kiện nước ta? 27.Ngoại thương tác động đến việc mở rộng khả năng tiêu dùng nội địa như thế nào? 28.Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: khái niệm và ý nghĩa. 29.Trình bày khái niệm, ý nghĩa của điều kiện thương mại (tỷ lệ trao đổi). CHƯƠNG 5+6 30.Nêu nội dung chủ yếu của chế độ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” trong giai đoạn 1975 – 1986? Hiện nay, Việt Nam quy định quyền kinh doanh ngoại thương như thế nào? 31.Nêu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm vừa qua? Kết quả đó có sự thay đổi (tăng, giảm) đáng kể không so với năm liền kề trước đó? Trang 2 32.Phân tích những nét cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu lớn nhất)? 33.Phân tích những nét cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu lớn nhất)? 34.Nêu những nét cơ bản về tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm vừa qua? (kim ngạch, cán cân thương mại, mặt hàng, thị trường chính…) 35.Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 năm gần đây? 36.Phân tích cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm gần đây và nêu các phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta thời gian tới? 37.Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua? Phương hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu? 38.Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam trong 5 năm gần đây? Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng nhập siêu ở Việt Nam? CHƯƠNG 7 39.Chiến lược phát triển ngoại thương là gì? Phân tích mối liên hệ giữa chiến lược phát triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội (hoặc chiến lược phát triển quốc gia)? 40.Nêu các mô hình chiến lược phát triển quốc gia theo UNIDO và nêu nội dung cơ bản của từng chiến lược? 41.Nêu các mô hình chiến lược phát triển ngoại thương theo UNIDO và nêu nội dung cơ bản của từng chiến lược? 42.Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng trên thế giới? 43.Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng trên thế giới? 44.Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng trên thế giới? Trang 3 45.Nêu đặc điểm, mục tiêu và định hướng cơ bản của chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam hiện nay? CHƯƠNG 8 46.Cơ chế quản lý XNK là gì? Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay? 47.Cơ chế quản lý XNK là gì? Vai trò của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay? Phương hướng hoàn thiện? 48.Thương mại quốc tế theo quan điểm của WTO bao gồm những lĩnh vực nào? Kể tên các gói hiệp định của WTO trong từng lĩnh vực này? 49.Nêu khái niệm và đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế? Tại sao doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương cần nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế? CHƯƠNG 9 50.Các loại thuế suất của thuế nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay? Nêu phạm vi áp dụng của từng loại thuế suất? 51.Trình bày các phương pháp tính thuế nhập khẩu? Ưu nhược điểm của từng phương pháp và các phương pháp tính thuế hiện áp dụng tại Việt Nam? 52.Thuế suất ưu đãi đặc biệt là gì? Phạm vi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở Việt Nam hiện nay và xu hướng trong tương lai? 53.Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu? 54.Kể tên những công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam? Công cụ nào quan trọng nhất? Vì sao? 55.Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của thuế quan? 56.Đánh thuế nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến số lượng và cơ cấu tiêu dùng? Vẽ sơ đồ giải thích. 57.Tại sao nói thuế nhập khẩu là một công cụ để thực hiện tự do hóa thương mại? 58.Nêu vai trò quan trọng của nhập khẩu đối với nền kinh tế? Thế nào là nhập khẩu bổ sung, nhập khẩu thay thế? Cho VD? Trong điều kiện nước ta hiện nay, NK bổ sung hay NK thay thế quan trọng hơn? 59.Nêu những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của Việt Nam hiện nay? Cho ví dụ minh họa Trang 4 60.Tại sao lại đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vốn nhập khẩu với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao”? Nội dung thực hiện nguyên tắc “tiết kiệm” này? 61.Tại sao lại đưa ra nguyên tắc “nhập khẩu máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu? 62.Thuế nhập khẩu: Khái niệm? Mục đích? 63.Thế nào là bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR)? Công thức tính? Cho VD? 64.Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan (EPR)? Công thức tính? ý nghĩa của bảo hộ thực sự? 65.Thế nào là hạn ngạch thuế quan? Phân biệt hạn ngạch (tuyệt đối) và hạn ngạch thuế quan. 66.Nêu tên các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan? Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng? 67.Trình bày ưu, nhược điểm khi thực hiện biện pháp thuế quan? Xu hướng áp dụng và quan điểm của WTO về biện pháp này? 68.Trình bày ưu, nhược điểm khi thực hiện biện pháp phi thuế quan? Xu hướng áp dụng và quan điểm của WTO về biện pháp này 69.Kể tên các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng? Ưu, nhược điểm? Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam? Quan điểm của WTO về việc áp dụng các biện pháp này? 70.Trình bày nội dung của các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế? Thực trạng và những khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện biện pháp này. 71.Phân loại các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời? Tại sao các biện pháp chống bán phá giá thường được áp dụng phổ biến hơn biện pháp chống trợ cấp và tự vệ thương mại? CHƯƠNG 10 72.Xuất khẩu là gì? Nêu vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân và đối với doanh nghiệp? 73.Tại sao nói xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH-HĐH đất nước? Cho ví dụ minh họa Trang 5 74.Nêu nội dung cơ bản của chính sách xuất khẩu (chính sách xuất khẩu bao gồm những chính sách gì)? 75.Kể tên các biện pháp trong chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến khích xuất khẩu mà các nước thường áp dụng? (gồm 3 nhóm, 10 biện pháp) 76.Nhóm biện pháp tạo nguồn hàng: kể tên các biện pháp và phân tích ưu, nhược điểm của nhóm biện pháp này? 77.Nhóm biện pháp tài chính: kể tên các biện pháp và phân tích ưu, nhược điểm của nhóm biện pháp này? 78.Khái niệm, điều kiện, ý nghĩa của một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Kể tên 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. 79.Quá trình hình thành, xây dựng một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Liên hệ với thực tiễn xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam. 80.Khái niệm của gia công xuất khẩu? Các hình thức gia công xuất khẩu hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng? Ưu, nhược điểm của các hình thức này? 81.Phân tích lợi ích và chi phí của biện pháp gia công xuất khẩu đối với nước nhận gia công và nước đặt gia công? (có thể phân tích trong thực tiễn của 1 ngành hàng gia công xuất khẩu phổ biến của Việt Nam hiện nay) 82.Thế nào là khu kinh tế mở? Kể tên các hình thức phổ biến của khu kinh tế mở trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay? 83.Khu chế xuất: khái niệm và vai trò đối với phát triển ngoại thương? Sự giống và khác nhau giữa khu chế xuất và khu công nghiệp? Xu thế phát triển của hai hình thức này? 84.Trình bày nội dung của biện pháp Nhà nước cấp và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu? 85.Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì? WTO có khuyến khích áp dụng biện pháp này không? Tại sao? 86.Trợ cấp xuất khẩu: Khái niệm, các hình thức, tác dụng và xu hướng áp dụng? Quan điểm của WTO về biện pháp này? 87.Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của trợ giá xuất khẩu? Quan điểm của WTO về biện pháp này? Trang 6 88.Khái niệm về tỷ giá hối đoái? Trong hai loại tỷ giá (tỷ giá thực tế và tỷ giá chính thức) loại nào có ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động xuất khẩu? Tại sao? 89.Phá giá hối đoái là gì? Nêu điều kiện để phá giá hối đoái thành công và tác động của phá giá hối đoái đối với nền kinh tế? 90.Xúc tiến xuất khẩu là gì? Nêu các hình thức của xúc tiến xuất khẩu, quan điểm của WTO và liên hệ với thực tiễn tại VN hiện nay? 91.Để đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các quốc gia thường áp dụng các biện pháp gì? Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì biện pháp nào quan trọng nhất? 92.Để quản lý xuất khẩu, Việt Nam thường dùng những biện pháp gì? Những biện pháp này có mâu thuẫn với chương trình xuất khẩu của Việt Nam không? 93.Có nên đánh thuế xuất khẩu không? Tại sao? Cho ví dụ cụ thể. BAN GIÁM ĐỐC DUYỆT Q. TRƯỞNG BỘ MÔN Trang 7 . ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN NGHIỆP VỤ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 1 + 2 1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao. động thương mại quốc tế. 21.Phân tích các lợi ích của quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. CHƯƠNG 3 + 4 22.Nói rằng: “Không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế. các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế. 15.Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô. 16.Trình bày nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế. 17.Trình bày nội dung

Ngày đăng: 14/11/2014, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan