1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành tựu đổi mới về nông nghiệp ở Việt Nam

16 1.1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. Thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước đổi mớiTrước khi đổi mới nền kinh tế Việt Nam nông nghiệp ở Việt Nam chưa được chú ý đúng mức. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu rrqwqcủa sản xuất nông nghiệp nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của nông dân – chủ thể của quá trình sản xuất nông nghiệp. Vào thời kỳ này ruộng đất được tập thể hóa và đặt dưới sự quản lí của các hợp tác xã nông nghiệp – được hình thành trên cơ sở thực hiện đường lối tập thể hóa của Nhà Nước từ năm 1958. Với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, quản lí phần lớn đất đai, lao động nông nghiệp và cung cấp phần lớn nông sản cho xã hội, hợp tác xã là đơn vị kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, thu hút đại bộ phận nông dân tham gia. Tính đến thời điểm năm 1980, riêng miền Bắc đã có 11.088 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 99,6% tổng số hộ nông dân. Tính chung cả nước con số đó là 12.606 và 65,6%. Tuy nhiên, phương thức quản lý tập trung quan liêu bao cấp ngày càng bộc lộ những vấn đề bất hợp lý, mô hình tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cơ chế quản lý cũ đã trói buộc sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

Đề tài: Thành tựu đổi mới về nông nghiệp ở Việt Nam. Kể từ năm 1981 đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới về ruộng đất và nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến dài và vững chắc, góp phần phát triển đất nước, ổn định tình hình chính trị, xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 1. Thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước đổi mới Trước khi đổi mới nền kinh tế Việt Nam nông nghiệp ở Việt Nam chưa được chú ý đúng mức. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu rrqwqcủa sản xuất nông nghiệp nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của nông dân – chủ thể của quá trình sản xuất nông nghiệp. Vào thời kỳ này ruộng đất được tập thể hóa và đặt dưới sự quản lí của các hợp tác xã nông nghiệp – được hình thành trên cơ sở thực hiện đường lối tập thể hóa của Nhà Nước từ năm 1958. Với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, quản lí phần lớn đất đai, lao động nông nghiệp và cung cấp phần lớn nông sản cho xã hội, hợp tác xã là đơn vị kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, thu hút đại bộ phận nông dân tham gia. Tính đến thời điểm năm 1980, riêng miền Bắc đã có 11.088 hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 99,6% tổng số hộ nông dân. Tính chung cả nước con số đó là 12.606 và 65,6%. Tuy nhiên, phương thức quản lý tập trung quan liêu bao cấp ngày càng bộc lộ những vấn đề bất hợp lý, mô hình tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cơ chế quản lý cũ đã trói buộc sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Chế độ phân phối theo công điểm làm cho người nông dân chỉ quan tâm đến số lượng công điểm mà không chú ý đến chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Vì thế trong thời kỳ này sản xuất nông nghiệp hầu như giẫm chân tai chỗ mà biểu hiện rõ nhất là sự giảm sút cả về năng suất lẫn sản lượng nông nghiệp. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng. Theo số liệu điều tra năm 1974, do bị lấn chiếm, sử dụng tùy tiện nên diện tích đất canh tác đã bị giảm 3,6% so với thời kỳ 1961 – 1965, chi phí sản xuất tăng vọt (75%) trong khi thu nhập bình quân của các hợp tác xã chỉ tăng 23,7%, chăn nuôi thua lỗ 10%. Tình trạng “lãi không đủ bù lỗ” đó khiến cho mức thu nhập của xã viên từ kinh tế tập thể của hợp tác xã quá thấp, không đủ sinh sống. Mức lương thực bình quân tính trên đầu người liên tục giảm từ 304,9 kg thời kỳ 1961 – 1965 xuống còn 252,8kg (1966- 1975) trong khi nghĩa vụ đóng góp lương thực thực phẩm cho hợp tác xã và nhà nước ngày càng nhiều Thu nhập của xã viên vốn đã thấp lại còn giảm sút. Trong 5 năm (1976 – 1980) bình quân lương thực 1 khẩu/ tháng ở các tỉnh miền Bắc giảm đến mức không đủ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân: năm 1976: 15,4kg, 1977:12,0kg, 1978: 11,6kg, 1979: 11,9kg, 1980: 10,04kg. [tr.47]. Thực trạng đó đã làm xã viên không còn thiết tha với công việc của hợp tác xã, dẫn đến hậu quả là số hợp tác xã bị tan vỡ ngày càng tăng lên. Đến cuối năm 1973, toàn miền Bắc có 1. 098 hợp tác xã tan vỡ [ tr.63- 64], nhiều hợp tác xã chỉ tồn tại về mặt hình thức. Nông nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách rất lớn. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng đã trở thành một nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải được đáp ứng kịp thời để đưa nền nông nghiệp thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển. 2. Những chính sách đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, ngày 13- 1- 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 100/CT- TƯ (gọi tắt là khoán 100) chính thức thi hành cơ chế khoản sản phẩm đến nhóm và người lao động. Có thể coi đây là khâu đột phá đầu tiên, một giải pháp mang tình thế, khắc phục tình trạng khủng hoảng của toàn bộ nền kinh tế. Sở dĩ đây chỉ là biện pháp tình thế bởi cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần của Chỉ thị 100 vẫn dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế quản lý cũ. Do đó nhiều vấn đề về quyền sở hữu ruộng đất và sản xuất nông nghiệp nảy sinh trong quá trình đổi mới đã không thể giải quyết được do chưa có cơ sở pháp lý. Tiếp theo chỉ thị 100/CT- TƯ là một loạt các văn bản chỉ đạo của Đảng để giải quyết những vấn đề mới phát sinh. Đó là nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị (khóa VI) Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 ( khóa VIII) ngày 3- 6- 1993 về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn” và sau đó là Luật đất đai sửa đổi (tháng 7- 1993), Luật hợp tác xã (1-1-1997)… lần lượt ra đời. Với các văn kiện và văn bản pháp lý này có thể coi thời kỳ từ năm 1988 đến nay là giai đoạn đổi mới tương đối cơ bản và đồng bộ cơ chế quản lý nông nghiệp ở cả cấp vĩ mô lẫn vi mô. Đối với việc giao đất, thực hiện nghị định 64/CP và Chỉ thi 10 của thủ tướng chính phủ, đến cuối tháng 121998, các địa phương cơ bản hoàn thành giao đất nông nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình sử dụng lâu dài, trong đó giao cho các hộ gia đình là 7 triệu hecta, các tổ chức kinh tế là 700.000 hescta, và ủy ban nhân dân xã quản lý là 300.000 hecsta. Trên cơ sở đó công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được hoàn thành vào cuối năm 1999.Kết quả là 10,4 triệu hộ nông dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất chiếm 88,55% số hộ, với 5,8 triệu hecsta (chiếm 81,7%) diện tích đất nông nghiệp được giao). [ tr.6]. Có thể nói từ năm 1988 đến nay, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã liên tục đề ra những chủ trương, chính sách đổi mới toàn diện và đồng bộ về kinh tế mà trước tiên và quan trọng nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Dưới tác động của các chính sách đổi mới đó tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc trong hơn hai thập kỷ qua. 3. Những thành tựu đạt được trong nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới 3.1 Biến đổi về cơ cấu và quan hệ ruộng đất Các chính sách về ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta từ 1988 trở lại đây là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Trong đó việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định trong thời gian từ 15 đến 20 năm cho các hộ nông dân mà người nông dân được làm chủ ruộng đất và có thể phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng nông phẩm làm ra. Đây cũng là điều kiện cơ bản để khai thác và sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào ở các dịa phương. Do tác động của các chính sách mới về kinh tế nên từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình ruộng đất của Việt Nam cũng có những biến đổi nhất định, thể hiện rõ nhất trong bảng thống kê sau: Bảng 1. Tình hình sử dụng đất trước và sau Khoán 10 (1988) STT Loại đất 1987(ha) Tỷ lệ (%) 1990(ha) Tỷ lệ (%) 2000 (ha) Tỷlệ (%) 1. Đất tự nhiên 34.082.204 100,0 34.187.821 100,0 32.924.060 100,0 2. Đất nông nghiệp 7.087.699 20,8 7.260. 030 21,2 9.345.345 28,4 3. Đất lâm nghiệp 9.768.846 28,7 9.395.194 27,5 11.580.755 35,2 4. Đất chuyên dùng 1.659.084 4,9 1.789.942 5,2 1.532.843 4,7 5. Đất thổ cư 87.796 2,5 817.752 2,4 443.178 1,3 6. Đất chưa sử dụng 14.694.779 43,1 14.924.894 43,7 10.021.939 30,4 Nguồn: Tổng cục thống kê – Vụ nông nghiệp: Hiện trạng sử dụng đất năm 1987,1990,2000. Như vậy trước và sau khoán 10, diện tích đất tự nhiên của cả nước hầu như không tăng. Nhưng nhờ thực hiện tốt các chính sách đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là giải quyết tương đối thỏa đáng quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất, diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên đáng kể trong cơ cấu đất đai. Hiện nay quỹ đất nông nghiệp chiếm gần 28,4% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 7,6% so với thời kì trước năm 1988. Tuy diện tích đất canh tác tăng lên nhưng bình quân ruộng đất tính theo hộ và nhân khẩu ở nước ta có xu hướng giảm xuống và đạt mức thấp. Theo điều tra của Tổng cục thống kê năm 1994 thì dất nông nghiệp bình quân của một hộ nông dân chỉ còn 4.984m 2 (tương đương 0.5 hécta), giảm so với năm 1989 là 1000m 2 . Nguyên nhân chủ yếu là do số nhân khẩu và số hộ tăng nhanh. Từ năm 1989 đến năm 1994 bình quân mỗi năm nông thôn nước ta tăng thêm 314.000 hộ, tốc độ tăng dân số là 2,6% /năm.[tr.106]. Tình hình cũng tương tự như vậy khi tính theo nhân khẩu Nếu năm 1987 bình quân diện tích đất canh tác trên một khẩu còn đạt ở mức 1.137m 2 /khẩu thì chỉ 7 năm sau mức bình quân này giảm 103m 2 chỉ còn là 1.034m 2 / khẩu. [ tr.76]. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, mức bình quân ruộng đất của cả nước lại đang có xu hướng tăng lên. Hiện nay, với tổng dân số 76.322.173 người (tính đến 1/1/1999), bình quân diện tích đất canh tác trên một khẩu của cả nước là 1.224m 2 , tăng 87m 2 so với năm 1987 và 190m 2 so với năm 1994. Đó là kết quả nỗ lực của nhà nước và nhân dân ta trong việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình và chính sách khai phá đất hoang kết hợp với quá trình không ngừng cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp. Bảng 2 Bình quân ruộng đất/ khẩu ở các địa phương trong cả nước (theo số liệu năm 2000). Đơn vị: m 2 / khẩu STT Khu vực Bình quân ruộng đất 1. Cả nước 1.224 2 Trung du miền núi phía Bắc 1.184 3 Đồng bằng sông Hồng 507 4 Duyên hải Bắc Trung Bộ 724 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.236 6 Tây Nguyên 3.038 7 Đông Nam Bộ 1.235 8 Đồng bằng sông Cửu Long 1.841 Tổng hợp và phân tích số liệu từ nguồn: 1) Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,2001, tr.647.√ 2) Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số liệu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996 – 2000, Nxb nông nghiệp, Hà Nội, 2002, tr.33 – 34. So sánh giữa các khu vực và so với mức bình quân chung của cả nước, châu thổ Sông Hồng là khu vực có bình quân ruộng đất/khẩu vào loại thấp nhất trong cả nước.Thực tế này rất đáng lo ngại đối với vựa lúa lớn thứ hai của cả nướ. Trong khi diện tích đất nông nghiệp trong nước tăng lên thì ở khu vực này hầu như tình hình không thay đổi, quỹ đất nông nghiệp chỉ chiếm 9,5% đất nông nghiệp của cả nước, diện tích bình quân đầu người cũng giảm dần qua các năm. Trong vòng 9 năm kể từ 1990-1998, mỗi năm diện tích đất canh tác bình quân giảm trung bình 32m 2 /khẩu. [ tr.23-24]. Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù bình quân ruộng đất /khẩu thuộc vào loại cao, nhưng cũng có xu hướng giảm sút.Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của khu vực này chiếm tới 73,1% tổng số diện tích đất tự nhiên của vùng.Điều này cho thấy rất có khả năng tăng thêm quỹ đất nông nghiệp trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh chóng. Có một điều không thể phủ nhận được là bằng các chính sách đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách ruộng đất, Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu bức xúc của nông dân về quyền sở hữu ruộng đất, tạo ra động lục để thúc đẩy sản xuất. Đó cũng chính là nguyên nhân đưa tới những thành tựu rự rỡ của kinh tế nông nghiệp trong hơn 20 năm qua. 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1. Sản xuất lương thực tǎng trưởng nhanh, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia và biến Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới Sản lượng lương thực từ 18,4 triệu tấn nǎm 1986 tǎng lên 21,5 triệu tấn nǎm 1990; 31,8 triệu tấn nǎm 1998 và 33,8 triệu tấn nǎm 1999, bình quân 1 nǎm tǎng hơn l,2 triệu tấn. Nét mới trong sản xuất lương thực 15 nǎm qua là sản lượng tǎng nhanh và ổn định, nǎm sau cao hơn nǎm trước. Tốc độ tǎng lương thực (5%) cao hơn tốc độ tǎng dân số (l,8%) nên lương thực bình quân đầu người cũng tǎng dần qua các nǎm: từ 300kg nǎm 1986; 324 kg nǎm 1990; 349kg nǎm 1992; 372kg nǎm 1995; 387kg nǎm 1996 và 398kg nǎm 1997; 408kg nǎm 1998 và 440kg nǎm 1999. Trong lương thực, sản xuất lúa tǎng nhanh và ổn định cả về diện tích và nǎng suất. Nếu nǎm 1986 cả nước mới gieo cấy 5,67 triệu ha thì nǎm 1999 đã tǎng lên trên 7,6 triệu ha do khai hoang và tǎng vụ. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tǎng diện tích lúa đông xuân (từ 1,8 triệu ha lên 2,88 triệu ha), lúa hè thu (từ 914 nghìn ha lên 2,33 triệu ha), giảm diện tích lúa mùa có nǎng suất thấp từ 2,94 triệu ha xuống 2,38 triệu ha trong 15 nǎm tương ứng, tạo điều kiện để thâm canh tǎng nǎng suất lúa từng vụ và cả nǎm. Thành tựu mở rộng diện tích lúa rõ nét nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nǎm 1999, diện tích lúa vùng này đạt 3,97 triệu ha tǎng l,68 triệu ha (+73%) so với nǎm 1986 chủ yếu do khai hoang, tǎng vụ ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Tây sông Hậu. 10 nǎm khai hoang và cải tạo vùng Đồng Tháp Mười (1987 -1997) diện tích gieo cấy lúa của 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang đã tǎng từ 603 ngàn ha nǎm 1987 lên 1103 ngàn ha nǎm 1997 vởi sự đầu tư hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước và nhân dân. Công trình thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp, ngọt hóa bán đảo Cà Mau và đắp đê ngǎn mặn ở Sóc Trǎng) đã mở rộng diện tích đất lúa của 3 tỉnh Sóc Trǎng, Bạc Liêu và Cà Mau thêm hàng trǎm ngàn ha. Diện tích lúa của 3 tỉnh này nǎm 1990 mới có 536 ngàn ha, nǎm 1995 tǎng lên 593 ngàn ha, nǎm 1998 là 748 ngàn ha và nǎm 1999 là 795,7 ngàn ha. Cùng với mở rộng diện tích, 15 nǎm qua sản xuất lúa nước ta còn đạt được tiến bộ về thâm canh tǎng nǎng suất và nâng cao chất lượng lúa gạo. Trình độ thâm canh lúa của nông dân tǎng lên cùng với tác động tích cực của khoa học kỹ thuật, nhất là giống lúa mới đã tạo ra sự phát triển ổn định về nǎng suất lúa từ 28,l tạ/ha nǎm 1986 lên 39tạ/ha nǎm 1998 và 40,8 tạ/ha nǎm 1999. Bình quân 15 nǎm, nǎng suất lúa tǎng 0,8 tạ/ha; trong đó thời kỳ 1990-1999 bình quân tǎng l tạ/ha. Vì vậy tǎng nǎng suất lúa là yếu tố quan trọng làm tǎng sản lượng lúa của Việt Nam từ 16,0 triệu tấn nǎm 1986 lên 19,2 triệu tấn nǎm 1990; 24,9 triệu tấn nǎm 1995. Nǎm 1998 tuy có khó khǎn do hạn hán nặng nhưng sản lượng lúa cả nǎm vẫn đạt 29,l triệu tấn, tǎng l,5 triệu tấn so với nǎm 1997 và nǎm 1999 đạt trên 31 triệu tấn, tǎng l,9 triệu tấn so với nǎm 1998. Nǎm 1999 so với nǎm 1986 diện tích lúa tǎng 35% (gần 2 triệu ha), nǎng suất tǎng 42% và sản lượng tǎng 93,3% (+15 triệu tấn). Bình quân mỗi nǎm sản lượng lúa cả nước tǎng thêm l,0 triệu tấn, liên tục trong 15 nǎm, nǎm sau cao hơn nǎm trước là xu thế hiếm thấy trong lịch sủ sản xuất lúa nước ta và thế giới cũng như của Việt Nam trong quá khứ trước đổi mới. Sản lượng và chất lượng lúa tǎng lên trong 15 nǎm qua đã góp phần tích cực đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong điều kiện thời tiết không thuận, đẩy lùi tình trạng thiếu đói giáp hạt ở các tỉnh miền Bắc, tǎng lượng gạo xuất khẩu.Trong 11 nǎm (1989-1999) nước ta xuất khẩu 26,7 triệu tấn gạo, bình quân 2,4 triệu tấn/nǎm theo xu hướng nǎm sau cảo hơn nǎm trước. Từ 1,42 triệu tấn nǎm 1989 lên 3,8 triệu tấn nǎm 1998 và 4,4 triệu tấn nǎm 1999. Vượt qua ngưỡng 4 triệu tấn gạo xuất khẩu và ngưỡng cửa thu trên 1 tỷ USD trong nǎm 1999 đã đánh dấu thành tựu ngoạn mục của sản xuất lúa gạo Việt Nam theo hướng gắn với thị trường lúa gạo thế giới. Từ nǎm 1998 đến nay Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới sau Thái Lan, vượt Mỹ, Pakistan và ấn Độ. Không những tǎng về số lượng, mà chất lượng gạo xuất khẩu nước ta cũng có xu hướng tǎng dần,góp phần quan trọng tǎng giá trị xuất khẩu trên 1 tấn và tǎng lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo. Nǎm 1998 giá trị xuất khẩu gạo vượt 1 tỷ USD, nǎm 1999 ước đạt 1 tỷ USD mặc dù giá gạo thế giới giảm so với nǎm 1998. Nǎm 1998 xuất khẩu được 3,8 triệu tấn, chỉ tǎng 5% so với nǎm 1997 nhưng giá cả cao hơn: giá bình quân 1 tấn gạo xuất khẩu nǎm 1998 là 260 USD, so với 244,8 USD nǎm 1997 và 204 USD nǎm 1989. Việc tǎng giá gạo xuất khẩu bình quân 1 tấn trong những nǎm gần đây một mặt do giá gạo thế giới tǎng (do nhu cầu nhập khẩu gạo tǎng ở những nước châu á, Mỹ - Latinh), nhưng mặt khác do chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam có tiến bộ so với các nǎm trước. Chất lượng gạo tǎng do cơ cấu gạo xuất khẩu thay đổi, tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% trước đây xuống còn khoảng 30% hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm từ 20% tǎng lên 50-60% trong thời gian tương ứng. Nếu từ nǎm 1995 về trước, chênh lệch giá gạo xuất khẩu cùng loại giữa Việt Nam và Thái Lan lên tới 40-50 USD/tấn, thì hiện nay chỉ còn 15- 20USD/tấn. Nǎm 1998, giá gạo Việt Nam đã tiếp cận giá gạo Thái Lan do đồng bạt giảm giá. Giá FOB, cuối tháng 7- 1998 gạo 25% tấm của Việt Nam là 265- 270USD/tấn, trong khi đó giá gạo cùng loại của Thái Lan 265- 270USD/tấn; 5% tấm của Việt Nam là 310-315 USD so với 310-320 USD của Thái Lan. Điều đó khẳng định rõ ràng rằng vị thế gạo Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới đã tǎng lên đáng kể trong 3 nǎm qua và khả nǎng đuổi kịp Thái Lan trong xuất khẩu gạo chỉ còn là vấn đề thời gian. Nǎm 1999, giá gạo xuất khẩu giảm so với nǎm 1998, chủ yếu do tác động của thị trường và giá cả lúa gạo thế giới, nhưng cuối nǎm giá đã nhích lên, giá chào hàng tháng 12-1999 tǎng 15-20USD so với các tháng trước đó đã mở ra triển vọng đạt trên l tỷ USD từ xuất khẩu gạo trong nǎm 1999 này. Cùng với lúa, màu lương thực vẫn phát triển khá ổn định trong 15 nǎm qua, đóng góp phần bổ sung nguồn lương thực cho người và thức ǎn cho gia súc. Sản lượng màu qui thóc bình quân mỗi nǎm đạt gần 3 triệu tấn, trong đó tǎng trưởng nhanh nhất là ngô. Nǎm 1986, diện tích ngô cả nước mới đạt 40 [...]... đình nông dân Kinh tế hợp tác và HTX dịch vụ trong nông nghiệp cũng là một nét mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay Cùng với mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế hợp tác và HTX dịch vụ nông nghiệp đánh dấu bước phát triển mới về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp trong chặng đường đầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đến ngày 1-7- 1999 cả nước có 11673 hợp tác xã nông. .. (Cần Thơ), gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, xuất khẩu và xây dựng xã hội nông thôn Các mô hình này đang phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp như một mốc son sáng chói đánh dấu sự sang trang từ tự cấp tự túc đến sản xuất hàng hóa Tốc độ tǎng trưởng nông nghiệp bình quân 15 nǎm đạt 4,5%, cao... trọng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế và tiền tệ khu vực và thế giới đối với kinh tế nước ta Thành tựu đó, một lần nữa khẳng định đường lối đổi mới và các chính sách kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước trong những nǎm vừa qua là đúng đắn và đã phát huy tác dụng tích cực trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn Yếu tố quyết định thành công eủa nông nghiệp trong 15 nǎm đổi mới là Nghị quyất... của Nhà nước như Luật Đất đai (nǎm 1993), cơ chế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, chính sách giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, lưu thông tự do, đầu tư cho nông nghiệp khuyến khích xuất khẩu nông sản Những thành tựu ngoạn mục trong 15 nǎm đổi mới đã tạo ra thế và lực mới, để tiếp tục đưa nông nghiệp nước ta vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới, theo hướng sản xuất hàng hóa lớn với tốc độ cao... mới, với thị trường, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong nông, lâm nghiệp đến hộ Nhiều HTX làm ǎn có lãi, thu nhập và đời sống xã viên được cải thiện Kinh tế quốc doanh đã xuất hiện mô hình cổ phần hóa Công ty đường Lam Sơn (Thanh Hóa) với sự tham gia của hộ nông dân trồng mía, gắn công nghiệp với nông nghiệp và nông dân; mô hình kinh doanh tổng hợp của nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), gắn nông nghiệp. .. vùng nông nghiệp ngoại ô thành phố, thị xã và khu công nghiệp Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, thức ǎn và thú y, nên chǎn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá ổn định, tốc độ tǎng trưởng cao hơn trồng trọt, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tốc độ tǎng trưởng chǎn nuôi đạt trên 5% thời kỳ 1995-1999 4 Mô hình tổ chức sản xuất hàng hóa xuất hiện Một nét mới trong... 1999 đạt gần 30 ngàn con, trong đó thành phố Hồ Chí Minh gần 25 ngàn con, tǎng gấp 3 lần so với nǎm 1990 Chǎn nuôi bò sữa là một nghề mới của nông dân ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng sữa tươi của dân cư các thành phố, thị xã trong điều kiện thu nhập và đời sống được cải thiện so với trước đây Dù có những biến động tạm thời về giá cả và phương thức thu mua sữa... lượng l,8 triệu tấn, trở thành cây màu lương thực chủ yếu hiện nay và trong tương lai Cùng với mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ công nghệ sinh học, đặc biệt là đưa các giống ngô lai nǎng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà, đã tạo ra sự đột biến về nǎng suất và sản lượng ngô Đã hình thành một số vùng ngô tập trung qui mô lớn, nhiều sản phẩm hàng hóa như vùng Đông Nam Bộ (30 vạn tấn) và... 3,4%, riêng nǎm 1999 đạt trên 5,5% Thành tựu đó đã đảm bảo vững chắc cho đất nước an toàn lương thực, thực phẩm trong nước và có sản phẩm dư thừa để xuất khẩu với khối lượng lớn Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp những nǎm qua chiếm tỷ trọng từ 45% đến 47% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Điều đặc biệt có ý nghĩa là giá trị xuất khẩu nông nghiệp thu được là phần dư ra sau... su vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu còn thị trường và có giá trị lớn thứ 3 sau gạo và cà phê Sản lượng cao su xuất khẩu nǎm 1996 đạt 194 ngàn tấn, nǎm 1997 là 197 ngàn tấn và nǎm 1998 đạt 195 ngàn tấn, nǎm 1999 khoảng 200 ngàn tấn Thị trường xuất khẩu eao su Việt Nam đã mở rộng ra 30 nước, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, thu hút 80% sản lượng cao su xuất khẩu Việt Nam, chủ yếu là xuất . Đề tài: Thành tựu đổi mới về nông nghiệp ở Việt Nam. Kể từ năm 1981 đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới về ruộng đất và nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã có. hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 1. Thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước đổi mới Trước khi đổi mới nền kinh tế Việt Nam nông nghiệp ở Việt Nam chưa được chú ý đúng. nhiều biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc trong hơn hai thập kỷ qua. 3. Những thành tựu đạt được trong nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới 3.1 Biến đổi về cơ cấu và quan hệ ruộng đất Các chính sách về ruộng

Ngày đăng: 13/11/2014, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w