Thực trạng thị trường trái phiếu tại Việt Nam Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu đối với tổ chức phát hành ra nó. trái phiếu có lãi suất hoặc chiết khấu cố định của Chính phủ, công ty phải trả cho người nắm giữ. Theo Luật Chứng Khoán VN, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành Trái phiếu có những đặc điểm riêng: Trái phiếu là chứng khoán nợ dài hạn, có kỳ hạn, được hoàn vốn; Lãi của trái phiếu được xác định trước; Trái phiếu có ít rủi ro hơn cổ phiếu.
I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm trái phiếu. Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ, xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu đối với tổ chức phát hành ra nó. trái phiếu có lãi suất hoặc chiết khấu cố định của Chính phủ, công ty phải trả cho người nắm giữ. Theo Luật Chứng Khoán VN, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành Trái phiếu có những đặc điểm riêng: - Trái phiếu là chứng khoán nợ dài hạn, có kỳ hạn, được hoàn vốn; - Lãi của trái phiếu được xác định trước; - Trái phiếu có ít rủi ro hơn cổ phiếu. 2. Đặc trưng của trái phiếu Mệnh giá (Par value) là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Tỷ suất lãi trái phiếu (coupon interest Rates) là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà NĐT được hưởng hàng năm. Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua đã bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu Kỳ hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó tổ chức phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ Quyền mua lại (đối với loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại) cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. 3. Các loại trái phiếu Căn cứ vào phương thức tổ chức phát hành có hai loại trái phiếu : Trái phiếu Chính phủ & Chính quyền ĐP Trái phiếu doanh nghiệp a/. Trái phiếu Chính phủ (government bonds ): Là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu CP do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc. b/. Trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds): Là trái phiếu do các DN phát hành với mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển. Công ty có thể phát hành các loại trái phiếu - Trái phiếu thế chấp (mortgage bonds): Là trái phiếu bảo đảm, thể hiện quyền đối với những tài sản cụ thể do một công ty làm chủ. Các DN muốn phát hành trái phiếu này phải có thế chấp bằng tài sản hay chứng khoán. 1 - Trái phiếu tín chấp (depentures ): Là trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành. Nếu Cty bị phá sản, sẽ được trả nợ sau các trái chủ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, nhưng trước các cổ đông - Trái phiếu thu nhập (income bonds): Là trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ thuộc vào mức thu lợi hàng năm của Cty, thường được phát hành khi tổ chức lại công ty hoặc trong các tình huống khác khi công ty bị suy thoái về tài chính Tuỳ theo lợi nhuận Cty thu được sẽ trả lãi cho trái chủ, tuy nhiên tỷ lệ lãi này không lớn hơn lãi suất quy định trên trái phiếu . - Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): Là loại trái phiếu mà khi phát hành có kèm điều khoản cho phép người chủ sở hữu trái phiếu đặc quyền, được chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng nhất định những cổ phiếu thường với giá của CP được ấn định trước và gọi là giá chuyển đổi. 4. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu Lợi tức của trái phiếu : Từ các nguồn: * Tiền lãi định kỳ = lãi suất coupon X mệnh giá trái phiếu * Chênh lệch giá. * Lãi của lãi (gọi là lãi tái ĐT) Rủi ro của trái phiếu * Rủi ro lãi suất. Giá của trái phiếu sẽ thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất. * Rủi ro tái đầu tư. Tùy thuộc vào chiến lược tái đầu tư * Rủi ro thanh toán. Là rủi ro mà người phát hành trái phiếu có thể vỡ nợ * Rủi ro lạm phát. Là rủi ro sức mua * Rủi ro tỷ giá hối đoái. Trái phiếu mua bằng ngoại tệ, thời điểm đáo hạn thanh toán bằng VNĐ, mà VNĐ giảm giá so với ngoại tệ, NĐT sẽ nhận được ít ngoại tệ hơn. * Rủi ro thanh khoản. Tuỳ thụôc vào trái phiếu có dễ dàng được bán theo giá trị hay gần với giá trị không. 5. Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu . Thời gian đáo hạn. Dự kiến về lạm phát. Biến động lãi suất thị trường. Thay đổi tỷ giá hối đoái. 2 6. Hạn mức tín nhiệm của trái phiếu: a. Khái niệm:Hạn mức tín nhiệm là sự đánh sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc và lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Sự cần thiết: việc đánh giá hạn mức tín nhiệm nhằm mục đích chủ yếu bảo vệ lợi ích cho người đầu tư. b. Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn mức tín nhiệm: - Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần. - Những hoạt động sinh lời. - Sự biến thiên ở mức thấp trong thu nhập quá khứ. - Quy mô công ty. - Việc ít sử dung nợ thứ cấp. c. Căn cứ đánh giá hạn mức tín nhiệm: - Đối với doanh nghiệp: + Yếu tố về kinh doanh. + Yếu tố về quản lí. + Yếu tố về tài chính: tính ổn định của doanh thu, lợi nhuận, kết cấu vốn, tỷ lệ nợ, khả năng thanh toán hiện thời, khả năng sinh lời - Đối với quốc gia: + Yếu tố rủi ro về chính trị. + Yếu tố rủi ro về kinh tế. d. Tác dụng của xếp hạng tín nhiệm: - Đối với nhà đầu tư: + Hạn mức tín nhiệm là một chỉ tiêu rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu để xem xét quyết định đầu tư. + Là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận thu được. + Là công cụ quản lí danh mục đầu tư. + Là công cụ để đánh giá một số rủi ro có liên quan. - Đối với nhà phát hành: + Giúp người phát hành mở rộng thị trường trên hai khía cạnh: có thể tham gia vào nhiều thi trường vốn khác nhau và mở rộng các nhà đầu tư tiềm năng. + Duy trì sự ổn định của thị trường, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, tăng tính thanh khoản của trái phiếu. + Giảm chi phí vay thông qua việc tạo cơ hội cho những nhà phát hành tham gia vào thi trường vốn. - Đối với các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: 3 + Hạn mức tín nhiệm cung cấp những thông tin về nguyên tắc thị trường cho quá trình ra quyết định của Chính phủ và cung cấp các thông tin về Chính phủ cho cộng đồng quốc tế. II/. MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN CẦN LƯU Ý CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 1. Trái phiếu Chính phủ Trên thực tế thị trường trái phiếu chính phủ (Trái phiếu CP) đã hình thành và phát triển trong suốt 10 năm qua song song với sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết, với các mốc thời gian đáng lưu ý: • Tháng 8/2000: Trái phiếu CP lần đầu tiên được đưa vào giao dịch trên Trung tâm giao dịch CK trái phiếu . HCM (HOSE) • Tháng 8/2005: Trái phiếu CP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. • Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường trái phiếu CP chuyên biệt. • Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu chính phủ từ sàn trái phiếu .HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. • Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế. Hệ thống giao dịch trái phiếu CP chuyên biệt trong năm đầu hoạt động đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho thị trường được vận hành thuận lợi hơn: - Công bố thông tin công khai về giao dịch trên thị trường thứ cấp đã tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư, đồng thời là kênh thông tin định hướng cho các chủ thể phát hành trên thị trường sơ cấp. - Nâng cao tính thanh khoản của các trái phiếu niêm yết, khơi thông các nguồn vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế, tác động tích cực trở lại đối với thị trường sơ cấp. • Tháng 1/2011: Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 5/1/2011 về “Phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương”; quy định thêm về hoán đổi trái phiếu, đưa ra khái niệm về nhà tạo lập thị trường; 4 2. Trái phiếu doanh nghiệp a/ Trước khi có Nghị định 52/2006/NĐ-CP Cuối năm 1994, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành - sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành điện và xi măng, đã trình Bộ Tài chính phương án phát hành và đã được chấp nhận triển khai thực hiện. Từ tháng 9/1994 đến tháng 6/1995, nhà máy xi măng Anh Sơn đã phát hành trái phiếu thông qua hệ thống kho bạc trên địa bàn tỉnh Nghệ. Đợt phát hành này dự kiến huy động 52 tỷ đồng trái phiếu có thời hạn 3-5 năm với lãi suất 15%. Tuy nhiên, sau gần 10 tháng phát hành, nhà máy chỉ huy động được 7,7 tỷ đồng, trong đó trái phiếu thời hạn 3 năm chiếm đến 79%. Đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD. Năm 1998, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin EIS huy động được 10 tỷ. Năm 2003, Tổng công ty Dầu khí huy động được 300 tỷ; Tổng công ty Xi măng được 200 tỷ đồng; EVN được 300 tỷ. Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong giai đoạn này hầu như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đến thời điểm năm 2006 với những cuộc đấu thầu thất bại mà nguyên nhân chủ yếu do lãi suất, tính rủi ro do hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, như thông tin doanh nghiệp không minh bạch … b/ Sau khi có Nghị định 52/2006/NĐ-CP Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành thay thế cho Nghị định 120-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/10/1994. Nghị định 52 quy định chặt chẽ các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp và điều kiện phát hành trái phiếu của doanh nghiệp Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007, Vinashin phát hành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng. 5 Tuy nhiên giai đoạn này thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành. c/ Nghị định 90/2011/NĐ-CP Nhằm tạo hành lang pháp lý cho thị trường trái phiếu, trong năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (trái phiếu DN); quy định DN nhà nước không phải xin phép Bộ Tài chính mà thực hiện xin phép đơn vị chủ quản trực tiếp phê duyệt đối với phương án phát hành trái phiếu DN. Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư 28/2011/TT-NHNN ngày 1/9/2011 quy định trường hợp các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu DN; quy định về tính dư nợ mua trái phiếu DN vào dư nợ cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Qua đó, hoạt động phát hành trái phiếu trong năm 2011 đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng so với các năm trước. Năm Giá trị khớp lệnh gọi thầu trái phiếu Giá trị khớp lệnh trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu Tổng giá trị giao dịch Bình quân mỗi phiên giao dịch 2009 36.800 tỷ đồng 2.385 tỷ đồng 6,50% 2010 87.900 tỷ đồng 28.317 tỷ đồng 32,20% Trên 81.000 tỷ đồng 340 tỷ đồng/phiên 2011 199.460 tỷ đồng 93.998 tỷ đồng 47% 73.000 tỷ đồng 280 tỷ đồng/phiên 6 III/. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 1. Tổng quan về thị trường trái phiếu Việt Nam Cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam: Cơ cấu thị trường vốn Việt Nam Cơ cấu phát hành trái phiếu 7 8 Thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 16% GDP (trong đó, trái phiếu chính phủ chiếm 13%GDP và trái phiếu DN chiếm 3%GDP); trong khi thị trường trái phiếu quốc tế, Mỹ, Nhật Bản và EU chiếm đến 80%, thị trường trái phiếu ở Singapore, Malaysia và Thái Lan chiếm khoảng 30-40% GDP. Gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp tăng mạnh cả về giá trị và quy mô, năm 2010 tăng 49% so với năm 2009 và đạt quy mô trên 50.000 tỷ đồng. Về công ty phát hành, nếu như những năm trước, các nhà phát hành chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin, Vinaconex, EVN, Petro Việt Nam, Lilama, Tổng công ty thép Việt Nam , thì những năm gần đây nhà phát hành đã là các công ty cổ phần như STB, SHB, Liên Việt Bank, HBB, SSI, VinCom, T&T Hà Nội Có thể nói, thị trường trái phiếu VN được cho là vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển, trong đó trái phiếu CP là một tiềm năng lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cả về lãi suất và độ an toàn. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu DN là một nguồn cung cấp vốn đầy tiềm năng của các DN. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay là làm thế nào để khuyến khích các DN sử dụng thị trường này một cách có hiệu quả trong kế hoạch huy động vốn của DN. 2. Đánh giá của các hãng xếp hạng tín dụng quốc tế đối với tín nhiệm của Việt Nam so sánh với một số nước trong khu vực. 9 Đầu năm 2010, hãng xếp hạng tín dụng Moody’s đã đặt xếp hạng của Việt Nam dưới triển vọng tiêu cực. Sau đó, ngày 15/12/2010 - Moody’s quyết định hạ một bậc tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Việt Nam từ Ba3 xuống B1 (giữ ở mức Ba3 trong vòng hơn 2 năm). (Ghi chú: Với quan điểm đánh giá của mình, Moody's thường chia trái phiếu thành hai nhóm chính: Nên đầu tư và không nên đầu tư. Hạng trái phiếu không nên đầu tư gồm: - Hạng Ba1, Ba2, Ba3: Các trái phiếu có chất lượng tín dụng không rõ ràng. - Hạng B1, B2, B3: Các trái phiếu có độ rủi ro tín dụng cao và chất lượng tín dụng khá thấp). Đến tháng 7/2010, một hãng xếp hạng tín dụng khác là Fitch cũng đã hạ mức đánh giá tín nhiệm đối với nợ dài hạn của Việt Nam từ BB- xuống B+. Nguyên nhân do những quan ngại liên quan đến cán cân thanh toán, lạm phát trong năm 2010. Bên cạnh đó “nỗi đau” Vinashin cũng góp phần không nhỏ khiến Việt Nam bị liệt vào nhóm các nền kinh tế “có rủi ro tín dụng cao”. 3. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn gần đây a/ Năm 2010 a1/ Thị trường trái phiếu Chính phủ Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 năm (Số liệu năm 2010) 10 [...]... Cuối tháng 4/2009, Ngân hàng ANZ tại Việt Nam và Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) cũng công bố hoàn tất việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời hạn 5 năm có tổng trị giá 3.500 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đây là đợt phát hành trái phiếu đồng Việt Nam lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam từ trước tới nay Trái phiếu EVN kỳ hạn 5 năm, ngoài mức... tài chính tham gia 17 IV/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Thứ nhất, phải chú trọng phát triển thị trường trái phiếu chính phủ vì đây là nền tảng để phát triển thị trường trái phiếu Thứ hai, lãi suất tham khảo đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập giá cả thị trường trái phiếu Để có lãi suất tham khảo phản ánh đúng qui luật thị trường, Chính phủ cần xóa bỏ các phương pháp xác... trong năm không phản ánh đúng thực tế Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng dưới con mắt của nhiều NĐT nước ngoài, thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất tiềm năng do dư địa cho thị trường phát triển còn lớn Phản ánh của nhiều NĐT cho thấy, tuy nhu cầu đầu tư vào Việt Nam khá lớn, nhưng họ rất ít có cơ hội nắm bắt thông tin đa dạng, cập nhật về thị trường trái phiếu 4 Một vài trái phiếu doanh nghiệp tiêu biểu... thành công cần nhấn mạnh vai trò của các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp Bên cạnh đó, để trái phiếu sau phát hành có tính thanh khoản cao trên thị trường thứ cấp thì cần chú trọng phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường Cần đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu tập trung, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Thứ năm, cần... cao khiến thị trường trái phiếu "đóng băng", kể cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ Tuy nhiên, ngay sau khủng hoảng (năm 2009 và 2010), một lượng trái phiếu lớn đã được phát hành, tăng gấp đôi so với năm 2006 (thời điểm trước khủng hoảng) Đặc biệt, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2010 tăng gấp năm lần so với năm 2006 Điều đó cho thấy, thị trường trái phiếu hồi... môn kỳ vọng sẽ giúp thị trường trái phiếu sôi động và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhỏ Đây là thực tế đã tồn tại từ vài năm nay và hiện vẫn chưa có nhiều cải thiện Dù trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản kém, độ rủi ro hơn so với trái phiếu Chính phủ, nhưng chỉ riêng mức lợi suất cao của trái phiếu doanh nghiệp cũng... nhiều trái phiếu CP các kỳ hạn khác nhau, xoay quanh trong thời gian trước, nên nhu cầu mức 11% cho các kỳ hạn dưới 3 năm, đã giảm bớt đặc biệt thanh khoản của thị trường có - Thanh khoản cuối năm trên thị xu hướng giảm Trên thị trường sơ cấp trường tiền tệ tương đối khó khăn khối lượng đăng ký và trúng thầu đẩy lãi suất LNH lên cao, ảnh giảm mạnh hưởng đến lãi suất trái phiếu CP Năm 2010, Thị trường trái. ..Diễn biến lãi suất trái phiếu CP năm 2010 Giai đoạn Diễn biến lãi suất trái phiếu CP Tiếp tục xu hướng tăng từ cuối năm 2 tháng 2009 Tới cuối tháng 2, lãi suất trái đầu 2010 phiếu CP xoay quanh mức 12% cho các kỳ hạn dưới 5 năm Lãi suất trái phiếu CP giảm khá nhanh Giữa và mạnh; lãi suất trần sơ cấp dần lấy tháng 3 – lại được vai trò định hướng cho thị giữa trường thứ cấp Lãi suất trái phiếu CP tháng 10... tỷ đồng… 12 Trái phiếu phát hành chủ yếu có cấu trúc lãi suất thả nổi do bối cảnh rủi ro biến động lãi suất ở mức cao Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và bất động sản vẫn nắm tỷ trọng chủ yếu 13 Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của NĐT Mặc dù trên thị trường sơ cấp có nhiều đợt phát hành trái phiếu DN diễn ra thành công, trên thị trường trái phiếu DN thứ... tế vĩ mô, nên những yếu tố “chưa đẹp” trên làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong thu hút NĐT nước ngoài vào thị trường trái phiếu nói riêng, thị trường vốn nói chung Bên cạnh đó, đã có nhiều “biến tướng” trong phát hành TPDN làm giảm tính minh bạch của thị trường; nhiều trường hợp ngân hàng mua TPDN song thực chất 15 lại là cho DN vay để tránh “né” quy định về trần tăng trưởng . với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Sự cần thi t: việc đánh giá hạn mức tín nhiệm nhằm mục đích chủ yếu bảo vệ lợi ích cho người đầu tư. b hưởng tới hạn mức tín nhiệm: - Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần. - Những hoạt động sinh lời. - Sự biến thi n ở mức thấp trong thu nhập quá khứ. - Quy mô công ty. - Việc ít sử dung nợ thứ cấp. c. Căn. hành: + Giúp người phát hành mở rộng thị trường trên hai khía cạnh: có thể tham gia vào nhiều thi trường vốn khác nhau và mở rộng các nhà đầu tư tiềm năng. + Duy trì sự ổn định của thị trường,