1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoa kinh tế và quản lý xây dựng

5 615 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng 1. Cơ cấu tổ chức của khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng hiện nay: Trưởng Khoa: GVC. TS. Trần Văn Tấn, chịu trách nhiệm chung và chuyên trách các mảng sau: - Phụ trách công tác đào tạo sau đại học. - Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học. - Phụ trách công tác đối ngoại. - Phụ trách công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm các tỉnh ngoài. Phó Trưởng Khoa: GVC. TS. Nguyễn Liên Hương - Phụ trách công tác đào tạo chính quy, bằng hai, liên thông. - Phụ trách công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm tại Hà Nội. - Phụ trách công tác tài chính. - Phối hợp trong các công tác nghiên cứu khoa học và đối ngoại. Phó Trưởng Khoa: GV. TS. Nguyễn Thế Quân: - Phụ trách công tác sinh viên. - Phụ trách trang web, công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá. - Theo dõi hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư và Xây dựng. - Trợ lý khoa học và đối ngoại. Bộ môn Kinh tế XD Trưởng Bộ môn: GVC.TS Trần Văn Tấn Phó Trưởng bộ môn: GVC.TS Phạm Xuân Anh Bộ môn Kinh tế Nghiệp vụ Trưởng Bộ môn: PGS.TS. Đinh Đăng Quang Phó Trưởng bộ môn: GVC.TS Nguyễn Văn Bảo Bộ môn Tổ chức Kế hoạch Trưởng Bộ môn: GVC.TS Nguyễn Liên Hương Phó Trưởng bộ môn: PGS.TS. Lê Hồng Thái Bộ môn Quản lý dự án & Pháp luật Phó Trưởng bộ môn phụ trách bộ môn: GV.TS Nguyễn Thế Quân Bộ môn Kinh tế & Quản lý Bất động sản Phó Trưởng bộ môn phụ trách bộ môn: GV.TS Đoàn Dương Hải 2. Đội ngũ giảng viên và cán bộ: Tổng số CBGD trong biên chế và đang hợp đồng giảng dạy: 48 Cán bộ. Danh sách đầy đủ xin xem tại trang web của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng. - Bộ môn Kinh tế Xây dựng: Tổng số 16 CBGD (12 cán bộ trong biên chế trong đó có 03 cán bộ kiêm nhiệm ở: Phòng quản trị thiết bị, Trung tâm GD thường xuyên, Phòng đào tạo; 04 cán bộ hợp đồng giảng dạy). Trong đó: GVC. TS 06 cán bộ; GV. TS 01 cán bộ; GV.ThS 08cán bộ và 01 cán bộ là nghiên cứu sinh tại Canada. - Bộ môn Kinh tế nghiệp vụ: Tổng số 8 CBVC (07 cán bộ trong biên chế trong đó có 01 cán bộ kiêm nhiệm ở: Phòng tài vụ; 01 cán bộ hợp đồng giảng dạy). Trong đó: PGS. TS 01 cán bộ; GVC. TS 02 cán bộ; GV.ThS 04 cán bộ; GVC. CN 01 cán bộ. - Bộ môn Tổ chức kế hoạch: Tổng số 11 CBGD (7 cán bộ trong biên chế; 02 cán bộ giảng dạy tập sự; 02 cán bộ hợp đồng giảng dạy). Trong đó: GS. TS 01 cán bộ; PGS. TS 01 cán bộ; GVC. TS 03 cán bộ; GV. TS 01 cán bộ; GV.ThS 02 cán bộ; GV.KS 03cán bộ. - Bộ môn Quản lý dự án & Pháp luật: Tổng số 06 CBGD (04 cán bộ trong biên chế; 01 cán bộ giảng dạy tập sự; 01 cán bộ hợp đồng giảng dạy). Trong đó: GVC.TS 01 cán bộ; GV.TS 01 cán bộ; GVC.ThS 01 cán bộ; GV.Ths 01 cán bộ; GV.CN 01 cán bộ; GV.KS 01 cán bộ. - Bộ môn Kinh tế và Quản lý Bất động sản: Tổng số 08 CBCNV (05 cán bộ trong biên chế; 01 cán bộ giảng dạy tập sự; 02 cán bộ hợp đồng giảng dạy). Trong đó: GS.TSKH.NGND 01 cán bộ; GS.TS.NGND 01 cán bộ; GV.TS 01 cán bộ; GV.ThS 03 cán bộ; 02 CN giáo vụ khoa. 3. Các ngành đào tạo. Nội dung chính của các ngành đào tạo: 3.1 Các ngành đào tạo Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng hiện nay đang đào tạo 3 ngành: - Ngành Kinh tế xây dựng - Ngành Kinh tế và Quản lý đô thị - Từ năm học 2012-2013, Khoa đã mở thêm ngành Kinh tế và Quản lý Bất động sản. Ngoài ra, Khoa còn đang đào tạo Ngành Quản lý đầu tư và Kinh doanh bất động sản – đào tạo liên kết Quốc tế giữa Đại học Xây dựng và Đại học tổng hợp xây dựng quốc gia Matxcơva (MGSU) cấp bằng đại học thứ 2, do MGSU cấp. 3.2 Nội dung chính của các ngành đào tạo đại học: Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng đã xây dựng nội dung chương trình các môn học với kiến thức rộng và nâng cao. Từ khoá 53 (Nhập trường năm 2008) học theo chương trình khung mới đã được Nhà trường và Bộ GD&ĐT duyệt: a) Khối lượng kiến thức của ngành Kinh tế xây dựng, ngành Kinh tế và quản lý đô thị: 181 TC, trong đó: - Giáo dục đại cương: 58TC - Kiến thức cơ sở liên ngành XD công trình: 49 TC - Kiến thức chuyên môn: 56 TC - Thực tập công nhân kỹ thuật: 4 tuần, Thực tập cán bộ kỹ thuật: 6 tuần: 8TC - Làm đồ án tốt nghiệp: 15 tuần: 10TC b) Nội dung chương trình, phân phối các môn học được thể hiện ở bảng sau: Bảng khung chương trình đào tạo đã được in trong cuốn chương trình giáo dục đại học ban hành theo QĐ số 471 ngày 12/6/2009 của hiệu trưởng trường ĐHXD) 3.3 Đào tạo sau đại học. - Đào tạo cao học: Hiện nay khoa đang đào tạo thạc sỹ cho 2 ngành: Kinh tế xây dựng từ năm 1994, từ năm 2012 bắt đầu đào tạo cao học ngành Quản lý dự án. Tính đến năm 2012 Khoa đã đào tạo được 250 thạc sỹ và quy mô đào tạo mỗi năm một tăng. Chương trình được duyệt bao gồm 45 TC (trong đó 35 TC bắt buộc, 10/13 TC tự chọn) với thời gian đào tạo từ 18 tháng đến 24 tháng. - Đào tạo tiến sỹ: Khoa phối hợp với Khoa Sau đại học đào tạo TS chuyên ngành Tổ chức và Quản lý sản xuất từ năm 1983. Tính đến năm 2012 Khoa đã đào tạo được 26 TS. 4. Số lượng sinh viên theo các ngành đào tạo: Đến năm học 2011 - 2012, tổng số sinh viên đang học tập tại khoa: 1878SV (không tính số SV được đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 do trường và khoa quản lý) - Sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng: 1428 sinh viên - Sinh viên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị : 327 sinh viên - Sinh viên ngành Kinh tế và Quản lý Bất động sản: 50 sinh viên - Sinh viên học bằng đại học thứ 2 ngành “Quản lý đầu tư và kinh doanh bất động sản”: 23 sinh viên. - Đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề tại Trung tâm nghiên cứu đầu tư xây dựng như: Đo bóc khối lượng; Nghiệp vụ định giá; Đấu thầu; Quản lý dự án; … Hàng năm cấp chứng chỉ cho khoảng 400 - 500 học viên hoàn thành các khoá học ngắn hạn. 5. Một số hoạt động về NCKH, của khoa những năm gần đây: - Năm học 2011 - 2012 đã có 02 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ đều được nghiệm thu chính thức, về đề tài cấp trường có 2 đề tài trọng điểm và 5 đề tài thường đều được nghiệm thu và đạt loại tốt, khá. Năm học 2012 - 2013 đã có 1 số đề tài cấp trường và cấp Bộ đang được thực hiện. - Công tác hướng dẫn sinh viên NCKH năm học 2011 – 2012 có 69 sinh viên tham gia với tổng số 23 đề tài NCKH, các đề tài đã nghiệm thu và đều đạt giải B,C cấp trường. 6. Xu hướng phát triển: Nhu cầu đào tạo cho xã hội cán bộ quản lý các ngành Xây dựng, Đô thị, Bất động sản, Kiểm toán trong Xây dựng … ngày càng tăng. Mặt khác sinh viên được đào tạo tại khoa ra làm việc rất hiệu quả trong lĩnh vực Xây dựng. Ở Việt Nam đang đào tạo các lớp ngắn hạn về quản lý như: các lớp về quản lý dự án, BĐS, quản lý đấu thầu, đo bóc khối lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế …. Vì thế số lượng sinh viên, học viên được đào tạo tại khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng ngày càng tăng. Trước tình hình như vậy, đòi hỏi Khoa có đội ngũ giảng viên có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đào tạo, đồng thời đòi hỏi Nhà trường tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo như: Phòng học, ký túc xá sinh viên, lương (tiền công) cho giảng viên. Đối với sinh viên cần phải có ý thức tự học tập, nghiên cứu cao hơn, phải nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế của Bộ, Nhà trường. Mời truy cập đến website của Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng tại đây. . Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng 1. Cơ cấu tổ chức của khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng hiện nay: Trưởng Khoa: GVC. TS. Trần Văn Tấn, chịu trách nhiệm chung và chuyên trách các. dựng - Ngành Kinh tế và Quản lý đô thị - Từ năm học 2012-2013, Khoa đã mở thêm ngành Kinh tế và Quản lý Bất động sản. Ngoài ra, Khoa còn đang đào tạo Ngành Quản lý đầu tư và Kinh doanh bất động sản. vụ khoa. 3. Các ngành đào tạo. Nội dung chính của các ngành đào tạo: 3.1 Các ngành đào tạo Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng hiện nay đang đào tạo 3 ngành: - Ngành Kinh tế xây dựng - Ngành Kinh

Ngày đăng: 12/11/2014, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w