Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
211,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM oOo TIỂU LUẬN Thanh toán quốc tế ĐỀ TÀI: quy trình thanh toán qua l/c của công ty Thuận Phát GVHD: PGS.TS Trầm Thò Xuân Hương SVTH: Lý Anh Đào Bùi Thò Thanh Hà Nguyễn Thu Hà Phan Thò Thanh Trúc Lớp: KT 18 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát TPHCM, 2010 2 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát MỤC LỤC A.Phần cơ sở lý luận : I. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ : 3 II. Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ : 3 III. Ý nghĩa của phươn thức thanh toán tín dụng chứng từ : 16 B. Phần ứng dụng: thanh toán qua l/c của công ty Thuận Phát 17 I. Quy trình thanh toán cơ bản 17 II. Giải thích L/C và hợp đồng 20 BILL OF EXCHANGE 24 Bộ chứng từ của công ty Thuận Phát C. Kết luận 25 3 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thanh toán quốc tế - PGS. TS Trần Hoàng Ngân – nxb thống kê 2005 2. Thanh toán quốc tế - TS Nguyễn Minh Kiều - nxb thống kê 2005 3. Thanh toán quốc tế - PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương – nxb lao động và xã hội 2008 4. Website tham khảo: * www. Exchangerate. com * www. Saxobank. com * www. Foxeexdirectory. Net * www. Cme. com 4 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát A.Phần cơ sở lý luận : I. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ : 1. Cơ sở pháp lý : - UCP No 600 - URR No 725 - e-UCP - ISPP681 - Một số văn bản pháp lý khác : Ngoài ra, khi thự hiện, phương thức tín dụng chứng từ kết hợp với các văn bản pháp lý như : Incoterms 2000, luật hối phiếu, … Trên thực tế, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, ngoài các văn bản pháp lý nêu trên thì tập quán thì tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chọn các điều khoản hợp đồng, cũng như tập quán kinh doanh của từng ngân hàng … nên các ngân hàng tham gia phương thức này cần có sự kết hợp hài hòa giữa các quy định pháp luật với tập quán thương mại quốc tế. 2. Khái niệm : Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng ) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng. 3. Đối tượng tham gia : - Người yêu cầu mở L/C . - Người thụ hưởng. - Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng. - ngân hàng thông báo thư tín dụng. - Các ngân hàng khác, như : ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chấp nhận, ngân hàng bồi hoàn, ngân hàng chuyển nhượng. Các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong việc giao dịch thông tin, chuyển tiền và luân chuyển chứng từ. .II. Qui trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ : 1. Quy trình mở thư tín dụng : Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu nhận lập giấy đề nghị mở l/c gửi vào ngân hang và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được l/c do ngân hàng thong báo chuyển đến. Toàn bộ quy trình lien quan đến bốn bên: Đơn vị nhập khẩu Ngân hàng mở l/c 5 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát Ngân hàng thông báo Đơn vị xuất khẩu Trong đó, đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở l/c đóng vai trò chủ động. Sơ đồ quy trình mở l/c Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hóa đơn chào hàng) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng gởi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, đơn vị xuất khẩu hưởng). Khi viết giấy đề nghị mở thư tín dụng, đơn vị nhập khẩu cần chú ý những điểm cơ bản sau: • Viết đúng mẫu giấy đề nghị mở thư tín dụng do ngân hàng mở thư tín dụng ấn hành • Đơn vị nhập khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa để đơn vị xuất khẩu có thể chấp nhận. • Khi viết giấy đề nghị mở thư tín dụng, đơn vị nhập khẩu phải tôn trọng những điều kiện trong hợp đồng nhằm tránh tình trạng mâu thuẫn, trái ngược nhau. Tuy nhiên, khi cần điều chỉnh hợp đồng thì cũng có thể thay đổi một số nội dung đã ký trên hợp đồng. • Giấy đề nghị mở thư tín dụng sẽ được viết tối thiểu là hai bản. Sau khi tiếp nhận, ngân hàng sẽ đóng dấu, ký xác nhận và gởi lại cho đơn vị một bản. 6 NH mở L/C NH thông báo L/C Người hưởng lợi L/C (XK) Hợp đồng Người yêu cầu mở L/C (NK) Giấy đề nghị mở L/C L/C L/C C 1 ! 1 1 1 2 3 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát • Giấy đề nghị mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa người yêu cầu mở thư tín dụng với ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gởi cho đơn vị xuất khẩu. Bên cạnh giấy đề nghị mở l/c, đơn vị nhập khẩu còn phải gởi kèm theo những chứng từ quan trọng sau đây: • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp • Giấy phép nhập khẩu lô hàng hoặc quota nhập. • Hợp đồng ngoại thương. • Phương án sản xuất kinh doanh. • Báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các giấy tờ khác…. Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, nếu đồng ý, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện ký quỹ (mức ký quỹ 0 – 100% trị giá thư tín dụng tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ yêu cầu mở thư của ngân hàng mở thư). Sau đó, ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng đến ngân hàng thông báo có thể thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín (telex), bằng hệ thống Swift. Khi quyết định việc mở l/c, ngân hàng mở l/c phải hiểu rằng chính ngân hàng mở l/c là người thanh toán cho người thụ huowrngnkhi họ thực hiện đúng các quy định trong l/c cho dù người mở l/c có tiền hay không có tiền, còn tồn tại hay phá sản. Do đó, ngân hàng mở l/c phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa. Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở l/c gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính của l/c cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn”. Lưu ý, việc thông báo l/c có thể qua hai ngân hàng. Chẳng hạn, ví dụ dưới đây minh họa ba trường hợp thông báo l/c của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) Trường hợp 1: VCB HCM là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành l/c và là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng l/c. 7 Ngân hàng phát hành L/C VCB HCM Người thụ hưởng L/C Thông báo L/C Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát VCB HCM tiếp nhận l/c từ ngân hàng mở và trực tiếp thông báo cho người thụ hưởng là khách hàng của VCB. Điều này được thể hiện trong l/c bằng câu “PLEASE ADVISED BENEFICIARY…” và được thực hiện theo quy trình thông báo đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém chi phí nhất như dưới đây, vì người thụ hưởng chỉ chịu một lần phí thông báo. Trường hợp 2: VCB HCM không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành l/c nhưng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng l/c VCB HCM tiếp nhận l/c từ ngân hàng thông báo thứ nhất chuyển đến. Do ngân hàng mở l/c không có quan hệ đại lý với VCB HCM, nhưng khách hàng thì có quan hệ giao dịch tại đây, nên việc thông báo l/c phải được thực hiện qua trung gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu kiểm tra và thanh toán l/c. Ví dụ, ngân hàng TATLEE BANK SINGAPORE muốn mở l/c cho một người thụ hưởng có yêu cầu giao dịch tại VCB HCM mà chỉ có quan hệ đại lý với EXIMBANK. Lúc này, ngân hàng mở sẽ gởi l/c đến EXIMBANK và yêu cầu EXIMBANK chuyển tiếp đến VCB HCM để thông báo cho khách hàng. Điều này được thể hiện trong l/c bằng câu: “ADVISING THROUGH VIETCOMBANK HOCHIMINH CITY BRANCH”. Khi tiếp nhận loại l/c này, VCB HCM chỉ cần kiểm tra chữ ký hoặc mã tét của ngân hàng thông báo thứ nhất vì trước khi chuyển l/c đến cho VCB HCM thì ngân hàng đã kiểm tra tính xác thực của l/c này rồi. Trong quy trình này, người thụ hưởng phải chịu phí thông báo mà cả hai ngân hàng đều thu cho dịch vụ của mình, ngoài ra còn các phí thông báo tu chỉnh nếu có sau này. Trường hợp 3: VCB HCM là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành l/c nhưng không phải là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng l/c 8 Ngân hàng phát hành L/C NH thông báo thứ nhất VCB Người thụ hưởng L/C Thông báo L/C Thông báo L/C Ngân hàng phát hành L/C NH thông báo thứ hai VCB Người thụ hưởng L/C Thông báo L/C Thông báo L/C Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát VCB HCM tiếp nhận l/c từ ngân hàng phát hành và chuyển đến ngân hàng thông báo thứ hai để ngân hàng này thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng thông báo thứ hai là ngân hàng EXIMBANK thì điều này được thực hiện trong l/c bằng câu: “ADVISE THROUGH EXIMBANK HOCHIMINH” Qua sơ đồ trên, VCB HCM chỉ là người trung chuyển l/c đến ngân hàng thông báo thứ hai. Tuy nhiên, khi tiếp nhận l/c này, VCB HCM phải có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của l/c trước khi chuyển đến cho ngân hàng thông báo thứ hai. Việc kiểm tra nội dung của l/c sẽ do ngân hàng thông báo thứ hai đảm trách. Trong trường hợp này, ngượi thụ hưởng cũng phải chịu hai lần phí thông báo và phí tu chỉnh nếu có. Lưu ý: ngân hàng thông báo có thể từ chối không thông báo l/c vì một lý do nào đó, thì phải báo ngay quyết định đó cho ngân hàng phát hành, không được chậm trễ (bằng phương tiện telex, fax, swift). 2. Quy trình thanh toán: 2.1. trường hợp thanh toán ngay ( sight payment) Quy trình thanh toán l/c bắt đầu từ bước 4 trở đi, bao gồm các khâu chính: đó là giao hàng, lập bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán của ngân hàng mở l/c. Quy trình thanh toán ngay của l/c có thể chia ra thành hai trường hợp: thanh toán tại ngân hàng mở l/c và thanh toán tại ngân hàng chỉ định qui định trên thư tín dụng. 2.1.1 Thanh toán tại ngân hàng mở l/c. 9 NH mở L/C NH thông báo L/C NK XK ( 7 ) / / ( 9 ) t h a n h t o á n v à n h ậ n b ộ c h ứ n g t ừ (7) thanh toán (6) bộ chứng từ / thư đòi tiền (4) hàng hóa ( 8 ) t h a n h t o á n ( 5 ) b ộ c h ứ n g t ừ Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát Bước 4: Đơn vị xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã ký trước đó. Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị xuất khẩu vì thư tín dụng có thể giống hợp đồng và cũng có thể khác hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi kiểm tra chặt chẽ l/c nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho đơn vị nhập khẩu; nếu không đồng ý thì đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, sửa đổi, bổ sung thư tín dụng được mở hoàn chỉnh, đơn vị xuất khẩu tiến hành giao hàng, thông thường chi phí tu chỉnh l/c do đơn vị xuất khẩu chịu. Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh toán. Hồ sơ chứng từ gửi ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gồm có: • Thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất thao hình thức l/c • Các chứng từ chi tiết phù hợp với điều khoản ghi trong thư tín dụng Lưu ý: trong thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất theo hình thức l/c phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản (nếu thủ trưởng đơn vị không phải là chủ tài khoản) và chữ ký của kế toán trưởng. Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nộp vào. Khi ngân hàng của đơn vị xuất khẩu nhận được chứng từ, cùng bản gốc l/c do đơn vị xuất khẩu ( người thụ hưởng l/c) gởi đến kèm các bản tu chỉnh (nếu có), ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu sẽ kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều khoản điều kiện đã ghi trong thư tín dụng. Cụ thể, ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu cần thực hiện: Thứ nhất, kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ, có nghĩa là những nội dung trên từng chứng từ và giữa các chứng từ phải thống nhất nhau, không được mâu thuẫn nhau và phải phù hợp nội dung l/c. Thứ hai: kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ về loại, số lượng có phù hợp với yêu cầu của l/c hay không? Thứ ba: kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ, chứng từ này do ai cấp? Có chữ ký và đóng dấu đầy đủ hay không? Mẫu chữ ký chứng từ phải phù hợp với mẫu chữ ký lưu tại ngân hàng. Lưu ý: thời gian để ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài cho ngân hàng mở l/c thông thường là hai đến ba ngày. Sai khi kiểm tra thì tùy vào tình trạng cụ thể của bộ chứng từ mà ngân hàng sẽ giải quyết như sau: 10 [...]... một số khuyết điểm Vì vậy, nay chỉ là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến trong trường hợp hai bên chưa có tín nhiệm nhau hoặc lần đầu tiên giao dịch hay giá trị hợp đồng lớn B PHẦN ỨNG DỤNG: thanh toán qua l/c của công ty Thuận Phát Quy trình thanh toán cơ bản 1 Quy trình mở thư tín dụng Quy trình mở L/C bắt dầu từ lúc công ty THUẬN PHÁT(THUẬN PHÁT equipment corporation) lập giấy đề nghị mở L/C... nhận thanh toán (5) bộ chứng từ (10) thanh toán khi đến hạn (9) thanh toán và nhận bộ chứng từ L/C Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát Nếu trường hợp l/c qui định thanh toán chậm bằng hối phiếu, ngân hàng mở l/c ký chập nhận thanh toán hối phiếu, hoặc có thể chỉ thị cho ngân hàng khác chập nhận hối phiếu Sau đó, theo dõi hối phiếu đến hạn và thanh toán tiền cho người thụ hưởng l/c Do đó, quy. .. thực của thư tín dụng rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn Công ty THUẬN PHÁT và đơn vị xuất khẩu sẽ thỏa thuân và thống nhất các điều khoản trong L/C Phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của hai bên Thư tín dung sẽ được chỉnh sửa và chính thức được mở 20 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát 2 Quy trình thanh toán Ngân hàng mở L/C (4) Thanh toán Ngân... the sum of 26 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát UNITED STATES DOLLARS ONE HUNDRED FOURTY FIVE THOUSAND SEVEN HUNDRED FOURTY ONLY Drawn under our invoice no.358/EI/XII/09 dated December 30, 2009 To: Nam Viet commercial joint stock bank Ho Chi Minh, Viet Nam 27 For and on behalf of ebara (Authorized signature) Mr Takehiro Machida Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát KẾT LUẬN... L/C do ngân hàng thông báo chuyển dến Quy trình mở L/C NH mở L/C NH thông báo L/C 19 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát (2) L/C Giấy đề nghị mở L/C (3) L/C (1) Công ty THUẬN PHÁT (Người yêu cầu mở L/C) Người hưởng lợi L/C (đơn vị xuất khẩu) Hợp đồng Bước 1 Căn cứ vào hợp dồng mua bán ngoại thương ( sale and purchase contract agreement) công ty THUẬN PHÁT( TPEC) viết giấy đề nghị mở thư.. .Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát Trường hợp 6a: Nếu bộ chứng từ không có sai sót thì NH phục vụ của đơn vị xuất khẩu chuyển bộ chứng từ kèm thư đòi tiền (Covering schedule) gởi về ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán Do l/c qui định thực hiện trả tiền ngay tại ngân hàng phát hành nên ngân hàng phát hành sẽ tự mình thanh toán toàn bộ chứng từ do ngân hàng của đơn vị xuất... + trả các khoản phí của ngân hàng thông báo trước khi xuất trình bộ chứng từ Hợp đồng Người bán: Công ty pt EBARA INDONESIA Địa chỉ: Raya Jakarta- Borgor km 32, Desa Curug, Cimanggis-Depok, Indonesia Người đại diện: ông Takehiro Machida- giám đốc Người mua: Công ty Thuận Phát Địa chỉ: 418 ba tháng hai, quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam 24 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát Người đại diện:... trong thời gian hiệu lực của L/C 20: số hiệu L/C HSO009ILC37123 40E: cơ sở pháp lý UCP lastest version 31D: ngày và nơi hết hạn hiệu lực 17/5/2010, tại Indonesia 50: người mở L/C Cty Thuận Phát 59: người thụ hưởng: Cty Ebara Indonesia 32B: loại tiền và số lượng: 208,200 US Dollar 22 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát 41D: có giá trị tại mọi ngân hàng Indonesia qua thương lượng 43P: giao... giao bộ 17 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát chứng từ cho đơn vị nhập khẩu nhận hàng Nếu đơn vị nhập khẩu từ chối chấp nhận thanh tón thì tùy trường hợp mà ngân hàng mở l/c sẽ giải quy t Bước 10: Khi đến hạn thanh toán, đơn vị nhập khẩu thanh toán toàn bộ giá trị hối phiếu cho ngân hàng mở l/c Bước 11: Ngân hàng mở l/c sẽ tiến hành hoàn trả tiền cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng... (3) Bộ chứng từ (6 )Thanh toán và nhận bộ chứng từ (5) Bộ chứng từ (2) Thanh toán Đơn vị nhập khẩu (CTY THUẬN PHÁT) Đơn vị xuất khẩu (1) hàng hóa Bước 1.Đơn vị xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiêú với hợp đồng ngoại thương đã kí trước đó Sau đó, tiến hành giao hàng 21 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát Bước 2 Sau khi . lớn B. PHẦN ỨNG DỤNG: thanh toán qua l/c của công ty Thuận Phát Quy trình thanh toán cơ bản 1. Quy trình mở thư tín dụng Quy trình mở L/C bắt dầu từ lúc công ty THUẬN PHÁT(THUẬN PHÁT equipment corporation). Lớp: KT 18 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát TPHCM, 2010 2 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận Phát MỤC LỤC A.Phần cơ sở lý luận : I. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín. 17 I. Quy trình thanh toán cơ bản 17 II. Giải thích L/C và hợp đồng 20 BILL OF EXCHANGE 24 Bộ chứng từ của công ty Thuận Phát C. Kết luận 25 3 Quy trình thanh toán qua L/C công ty Thuận