1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊNH TUYẾN THÔNG TIN TRONG MẠNG TCPIP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH XÂY DỰNG MONITORING ĐỂ GIÁM SÁT ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC GÓI

35 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 884 KB

Nội dung

ĐỊNH TUYẾN THÔNG TIN TRONG MẠNG TCPIP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH XÂY DỰNG MONITORING ĐỂ GIÁM SÁT ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC GÓI ( kèm thuật toán) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC ĐIỀU KHIỂN TẢI 3 1. Đặt vấn đề 3 2. Điều khiển tải 3 2.1. Điều khiển tải tổng quát 3 2.2. Điều khiển tải phân tán 4 2.3. Triển khai quá trình điều khiển tải 5 CHƯƠNG 2 9 ĐỊNH TUYẾN THÔNG TIN TRONG MẠNG TCPIP 9 1. Tổng quan về định tuyến 9 2. Kỹ thuật định tuyến tập trung và định tuyến phân tán 9 3. Kỹ thuật định tuyến thích nghi và định tuyến không thích nghi 10 4. Qúa trình định tuyến trong mạng TCPIP 10 4.1. Phương pháp cố định (Fixed Routing) 12 4.2. Phương pháp thích nghiđộng (Adaptive Routing) 16 4.3. Kết luận 26 CHƯƠNG 3 28 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MONITORING 28 GIÁM SÁT ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC GÓI 28 THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TUYẾN TĨNH 28 1. Mô tả bài toán 28 2. Xây dựng các chương trình của bài toán 29 3. Kết quả chạy thử chương trình 29 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, ngày nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô, hệ điều hành và ứng dụng. Khi thông tin có thể được sử dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như: Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại. Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu. Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán. Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới. Thông qua môi trường mạng, con người có thể giao tiếp với nhau và chia sẻ thông tin dữ liệu dù ở khoảng cách rất xa. Vấn đề đặt ra là làm sao phải đảm bảo dữ liệu trên mạng phải thống nhất. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu chính của lĩnh vực Lập trình mạng. Điều khiển tải của mạng TCPIP trong quá trình định tuyến các gói thông tin là một bài tóan lớn và phức tạp trong lĩnh vực truyền thông nói chung, vì vậy trong phạm vi của đề tài này, em xin trình bày những kết quả nghiên cứu về quá trình định tuyến trong mạng TCPIP và xây dựng chương trình Monitoring giám sát đường đi của các gói. Tiểu luận gồm có 3 chương Chương 1: Những vấn đề cơ bản của việc điều khiển tải. Chương 2: Định tuyến thông tin trong mạng TCPIP. Chương 3: Xây dựng chương trình Monitoring giám sát đường đi của các gói theo phương pháp định tuyến tĩnh. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Văn Sơn đã trang bị kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tiểu luận này.

Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  TIỂU LUẬN MÔN LẬP TRÌNH MẠNG §Ò tµi: ĐỊNH TUYẾN THÔNG TIN TRONG MẠNG TCP/IP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH XÂY DỰNG MONITORING ĐỂ GIÁM SÁT ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC GÓI Giáo viên hướng dẫn: PSG. TS. Lê Văn Sơn Học viên thực hiện : Đinh Thị Mỹ Hạnh Lê Minh Trí Lớp : Cao học Máy tính_K11 Đà Nẵng 03/2010 Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 1 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin MỤC LỤC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC ĐIỀU KHIỂN TẢI 4 1. Đặt vấn đề 4 2. Điều khiển tải 4 2.1. Điều khiển tải tổng quát 4 2.2. Điều khiển tải phân tán 6 2.3. Triển khai quá trình điều khiển tải 6 CHƯƠNG 2 10 ĐỊNH TUYẾN THÔNG TIN TRONG MẠNG TCP/IP 10 1. Tổng quan về định tuyến 10 2. Kỹ thuật định tuyến tập trung và định tuyến phân tán 10 3. Kỹ thuật định tuyến thích nghi và định tuyến không thích nghi 11 4. Qúa trình định tuyến trong mạng TCP/IP 11 4.1. Phương pháp cố định (Fixed Routing) 13 4.2. Phương pháp thích nghi/động (Adaptive Routing) 17 4.3. Kết luận 27 CHƯƠNG 3 29 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MONITORING 29 GIÁM SÁT ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC GÓI 29 THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TUYẾN TĨNH 29 1. Mô tả bài toán 29 2. Xây dựng các chương trình của bài toán 30 3. Kết quả chạy thử chương trình 30 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 2 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, ngày nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô, hệ điều hành và ứng dụng. Khi thông tin có thể được sử dụng chung thì nó mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay đổi về chất như: - Ðáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại. - Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu. - Tăng cường năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán. - Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang được cung cấp trên thế giới. Thông qua môi trường mạng, con người có thể giao tiếp với nhau và chia sẻ thông tin dữ liệu dù ở khoảng cách rất xa. Vấn đề đặt ra là làm sao phải đảm bảo dữ liệu trên mạng phải thống nhất. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu chính của lĩnh vực Lập trình mạng. Điều khiển tải của mạng TCP/IP trong quá trình định tuyến các gói thông tin là một bài tóan lớn và phức tạp trong lĩnh vực truyền thông nói chung, vì vậy trong phạm vi của đề tài này, em xin trình bày những kết quả nghiên cứu về quá trình định tuyến trong mạng TCP/IP và xây dựng chương trình Monitoring giám sát đường đi của các gói. Tiểu luận gồm có 3 chương Chương 1: Những vấn đề cơ bản của việc điều khiển tải. Chương 2: Định tuyến thông tin trong mạng TCP/IP. Chương 3: Xây dựng chương trình Monitoring giám sát đường đi của các gói theo phương pháp định tuyến tĩnh. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Văn Sơn đã trang bị kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tiểu luận này. Học viên thực hiện Đinh Thị Mỹ Hạnh Lê Minh Trí Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 3 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC ĐIỀU KHIỂN TẢI 1. Đặt vấn đề Việc truyền dữ liệu trong mạng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc vào khả năng và chiến lược cung cấp tài nguyên của mạng (đường truyền, bộ nhớ đệm, …). Nếu khả năng tài nguyên là có hạn (trong thực tế đây là điều thường gặp của các hệ thống) và một chiến lược cung cấp tài nguyên lại quá “tĩnh” không thích nghi với trạng thái luôn thay đổi của mạng thì rất dễ dẫn đến các tình trạng xấu sau đây:  Các yêu cầu tài nguyên dồn về một nút nào đó gây nên tình trạng “ùn tắc” do khả năng tài nguyên của nút không đáp ứng nổi  Tài nguyên của một nút nào đó có hiệu suất sử dụng quá thấp do rất ít yêu cầu được chuyển qua nó. Để tránh các tình trạng xấu trên, cần thiết phải có một cơ chế điều khiển tải thích hợp áp dụng cho toàn mạng. 2. Điều khiển tải Chức năng quan trọng nhất của việc điều khiển tải là duy trì một cách nhịp nhàng các yêu cầu về tài nguyên của hệ trong một giới hạn chấp nhận được trên cơ sở số tài nguyên hiện hành và các thông số hiệu năng cần phải tuân thủ của hệ thống. Nói một cách ngắn gọn, vai trò của điều khiển tải là làm cho việc lưu thông trên mạng tốt nhất, giảm tối đa tình trạng quá tải dẫn đến nghẽn mạng và được thể hiện dưới hai phương diện sau đây:  Điều khiển tải tổng quát: Điều khiển tải tổng quát chịu trách nhiệm giữ nhịp cho các hoạt động cung cấp tài nguyên.  Điều khiển tải phân tán: Phân tán tải cho các đối tượng có khả năng cung cấp như là người điều khiển hợp lý việc phân bố tài nguyên. 2.1. Điều khiển tải tổng quát Mục tiêu của phương pháp này là tìm cách duy trì tổng số yêu cầu tài nguyên được lưu chuyển trong mạng luôn nhỏ hơn một giá trị giới hạn (ngưỡng) N nào đó. Giá trị N sẽ được xác định trước căn cứ vào khả năng tài nguyên và cũng như kinh nghiệm hoạt động của mạng. Về mặt tổ chức, các yêu cầu về sử dụng tài nguyên được gởi đến hệ thông qua sự trung gian của một tiến trình gọi là bộ phân phối tải và được thể hiện hình H.1.1 dưới đây Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 4 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin EMBED Visio.Drawing.11 Hình 1. Sơ đồ điều khiển tải tổng quát Trình tự làm việc như sau: Đầu tiên, yêu cầu tài nguyên được hình thành bởi một đề nghị phục vụ nào đó cho một Server xác định trong số các Server có khả năng phục vụ. Bộ điều khiển tải có chức năng cung cấp thông tin kịp thời và tương đối chính xác về khả năng của các Server chấp nhận hay không chấp nhận các yêu cầu. Trong khi vận hành hệ thống, bộ điều khiển tải chỉ biết được giá trị gần đúng của tải này, đó chính là nguyên nhân cơ bản của hai vấn đề khó khăn sau: STT Thuyết minh 1 Nếu tải vượt quá mức cho phép, bộ điều khiển tải có thể quyết định sai là ném các yêu cầu tài nguyên ra ngoài tầm phục vụ. Điều đó có thể dẫn đến việc sử dụng dưới mức giới hạn cho phép của các tài nguyên được điều khiển bởi các SERVER 2 Nếu tài nguyên còn dưới mức cho phép, bộ điều khiển tải chấp nhận một yêu cầu; Nếu các SERVER không có sự điều khiển tải của riêng mình. Điều đó dẫn đến việc sử dụng quá mức giới hạn của các tài nguyên Cần lưu ý rằng, chức năng của các Server là đảm bảo cho hệ nói chung mỗi khi tiếp nhận các yêu cầu mới cần phải tính ngay đến việc là yêu cầu này sẽ cần phải kết thúc một cách bình thường. Phương pháp điều khiển tải tổng quát gặp khó khăn lớn nhất là phải tính tóan giá trị đáp ứng tài nguyên của mạng (Giá trị ngưỡng N) cho hợp lý. Do khả năng đáp ứng tài nguyên của mạng luôn thay đổi nên giá trị N phải được xác định lại sau một khoảng thời gian xác định để tăng tải cho mạng. Tuy nhiên để làm được việc đó thì phần mềm sẽ phức tạp hơn nhiều. Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 5 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin 2.2. Điều khiển tải phân tán Phương pháp này không yêu cầu duy trì một giới hạn các yêu cầu tài nguyên chung cho mạng mà giao cho các đối tượng có khả năng cung cấp như là người điều khiển hợp lý việc phân bố các tài nguyên. Ta biết rằng để cho các Server có thể thực hiện được các yêu cầu thì việc đầu tiên là các yêu cầu này phải được dịch sang ngôn ngữ đang được sử dụng của chính Server đó. Việc phân bố tải được tiến hành sao cho các Server có khả năng phục vụ phải có tải tương đương nhau. Bộ phân phối tải được hình thành chỉ để sử dụng cho những tài nguyên phần cứng như là bộ xử lý, các thiết bị ngoại vi, đường truyền và không phải cho các tài nguyên đã được giao hẳn cho các trạm như là các tệp tin. Người ta chia ra thành hai loại chiến lược phân tán tải như sau:  Chiến lược tĩnh: việc phân tán các yêu cầu giữa các Server được xác định theo kiểu cố định, nghĩa là việc định tuyến để phân phối tải được thực hiện một lần cho toàn cuộc, không hề có sự thay đổi giữa chừng.  Chiến lược thích nghi: Việc phân tán này được xác định như là chức năng phân tán của hệ. 2.3. Triển khai quá trình điều khiển tải Trong các hệ thống phân tán, việc điều khiển tải được tiến hành ở tầng giao vận, nơi bao gồm nhiều tài nguyên phần cứng như các đường truyền thông tin hay các bộ nhớ đệm trong các nút mạng. Trong các ứng dụng khác, các trạm thông thường được chuyên môn hóa và do vậy, ta có rất ít cơ hội để thực hiện các công việc này. Để minh hoạ cho các phương pháp điều khiển tải trên đây, ta sẽ xem xét một vài ví dụ triển khai công việc điều khiển tải sau đây. 2.3.1. Ví dụ về điều khiển tải tổng quát Trong ví dụ này ta mô phỏng cho mạng máy tính quốc gia về thí nghiệm vật lý. Từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc triển khai bộ phân phối tải một cách hiệu quả nhất. Một vấn đề quan trọng mà ta cần quan tâm giải quyết là giới hạn các gói thông tin lưu thông trong mạng. Thực tế, khi tăng số lượng các gói tin nghĩa là tăng tải cho đường truyền điều này sẽ dẫn đến lưu lượng thông tin trên đường truyền giảm mạnh rồi dừng hẳn như đồ thị sau Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 6 Lưu lượng (gói/ giây) 36 72 108 gói Hình 1.2: Sự quá tải trong mạng giao vận Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin Phương pháp điều khiển này thể hiện việc duy trì số lượng toàn bộ các gói tin luân chuyển phải nhỏ hơn hay bằng một giá trị tối ưu T nào đó. Số lượng này phát huy tác dụng trong toàn bộ mạng và được gọi là cái “cho đi qua” của chính mạng đó. Một gói tin đầy đủ tham gia vào quá trình tuần hoàn cần phải là một vật mang một cái “cho đi qua” về phía đầu kia của mạng. Mỗi nút mạng được coi là một thiết bị cuối và được phép tự động lưu trữ bất kỳ từ các cái “cho đi qua” có sẵn nhằm có thể tiếp nhận các gói mới. Ta có thể so sánh hoạt động của cái “cho đi qua” với hoạt động của tập hợp xe tắc xi. Các xe rỗi ở lại trong các bến xe và chờ đến phiên mình theo một số lượng nhất định. Các xe khác di chuyển theo kiểu nối đuôi chỗ trống trong một bến khác để chờ khách. Các kết quả mô phỏng trong công trình của Price thể hiện trong hình 1.3 dưới đây. Tại đây, ta thấy rằng lợi ích cơ bản của phương pháp là giảm bớt thời gian truyền thông tin và tăng thời gian tiếp nhận thông tin Việc kiểm tra cho thấy tính chất đặc biệt thú vị khi giảm chu chuyển các cái “cho đi qua” có sẵn khi đồ thị tăng lên. Ngược lại, nó biểu hiện một vài hạn chế:  Nếu đồ thị cũng không phân tán trong mạng, các cái “cho đi qua”có thể bị tập trung vào một vùng. Kết quả là lưu lượng vào bị chậm lại trong phần còn lại của mạng.  Thành tích của mạng phụ thuộc rất nhiều vào một số các tham số mà khó có thể xác định được giá trị tối ưu. Đó là số lượng toàn bộ các cái “cho đi qua” trong một mạng, số lượng cực đại các cái “cho đi qua” bởi một nút, kiểu phân phối lại các cái “cho đi qua” bằng số dôi ra trong một nút. Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 7 Thời gian truyền (ms) Không kiểm tra Có kiểm tra Tải ( gói/ giây) 5 10 5000 7000 90003000 Tải ( gói/ giây) Thời gian truyền (ms) Không kiểm tra Có kiểm tra 5 10 50003000 Hình 1.3: Hiệu ứng kiểm tra trên các hành vi của việc điều khiển tải của tầng giao vận Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin  Các cái “cho đi qua” khi chu chuyển trong mạng có thể bị mất hay bị nhân lên. Điều đó làm thay đổi số lượng của chúng. 2.3.2. Ví dụ về điều khiển tải thích nghi Trong mạng viễn thông theo kiểu chuyển mạch gói X25, các phương pháp định tuyến thích nghi xác định con đường cho mỗi gói tin theo kiểu động dựa vào tiêu chuẩn tối ưu như độ trễ, hành trình, khoảng cách phải đi qua, sự cố đường truyền, các nút,… được xét đến. Trong mạng ARPANET, các nút đều lưu trữ bảng TD cho mỗi nút đến D và cho mỗi đường ra L. Bảng này cho biết thời hạn cần thiết để đạt đến nút D bằng cách tận dụng đường L như là giai đoạn thứ nhất. Xuất phát từ bảng này, để cho mỗi nút, ta xây dựng bảng định tuyến TR và vector thời hạn VD. Bảng này cho ta biết lần lượt các con đường cần đi qua để đến nút đích trong thời hạn ngắn nhất và giá trị cụ thể của thời hạn này. Ta ký hiệu {D j } là tập hợp các đích của mạng ( j= 1 m) Và {L j } là tập hợp các đường xuất phát từ nút (j= 1 n) Các bảng cần duy trì trong mỗi nút mạng như sau: TD(j,i) Thời gian để đến được nút D j xuất phát từ đường L i TR(j) Số hiệu đường truyền tối ưu được đánh giá để đến được D j (theo VD(j)) Hàm tối ưu VD(j) Xác định thời hạn nhỏ nhất để đến được nút D j VD(j)= min TD(j,i) với i= 1 n Ví dụ sau đây (Hình 1.4) cho phép ta hình dung về bảng định tuyến thích nghi. Trong ví dụ này, ta sử dụng một nút có 3 đường ra (n=3) và có thể gởi tới 5 nút nhận (m=5) L1 L2 L3 TR(j) VD(j) D 1 0.2 0.1 0.4 L 2 0.1 D 2 0.1 0.3 0.5 L 1 0.1 D 3 0.6 0.4 0.2 L 3 0.2 D 4 0.3 0.5 0.1 L 3 0.1 D 5 0.6 0.4 0.2 L 3 0.2 Hình 1.4: Bảng định tuyến thích nghi Các bảng này được cập nhật trong hai trường hợp sau đây:  Cập nhật nội dung hàng đợi đã được phối hợp với đường ra. Mỗi khi có một gói tin được lấy ra (hay cho vào) từ hàng đợi đã được phối hợp với một đường Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 8 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin truyền L, các thời hạn trong bảng, tương ứng với cột TD(j,L) cần phải được thay đổi để thích ứng với tải mới của đường truyền.  Tiếp nhận một Vector biểu hiện thời hạn được gởi đến từ nút lân cận Bây giờ, ta hãy xem xét cấu hình được thể hiện trong hình 1.5 sau đây: Tại thời điểm cho trước, các nút mạng A, B, C lần lượt có các véc tơ VA, VB, VC. Véc tơ VA cung cấp thời hạn đánh giá cho các con đường AB, AC,…, AX. Theo chu kỳ cứ 2/3 giây trong mạng ARPANET mỗi nút đều tính lại véc tơ. Đó chính là thời hạn của mình và truyền giá trị đó cho các nút lân cận để cập nhật các bảng thời hạn của chúng. Ví dụ: Khi A nhận từ B và C các giá trị VB và VC, nó tính tóan lại các thời hạn để cho các đích truy cập thông qua B và C. Đó chính là thời hạn mới để cho đích X là tối thiểu của AB+BX và AC+CX Ta lưu ý rằng các thời hạn được tính tóan tương ứng với tình hình trước vài giây so với thời điểm hiện hành vì lý do cập nhật. Điều đó có thể dẫn đến sự biến động tải trong các nút. Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 9 Hình 1.5: Mô hình định tuyến thích nghi Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin CHƯƠNG 2 ĐỊNH TUYẾN THÔNG TIN TRONG MẠNG TCP/IP 1. Tổng quan về định tuyến Định tuyến là sự lựa chọn một con đường để truyền một đơn vị dữ liệu (một gói tin chẳng hạn) từ trạm nguồn đến trạm đích sao cho tối ưu nhất. Do vậy, một kỹ thuật định tuyến phải thực hiện 2 chức năng sau đây:  Quyết định định tuyến theo những tiêu chuẩn tối ưu nào đó. (1)  Cập nhật thông tin định tuyến, tức là thông tin dùng cho chức năng (2) Có rất nhiều kỹ thuật định tuyến khác nhau. Sự phân biệt giữa chúng chủ yếu căn cứ vào các yếu tố liên quan đến 2 chức năng trên. Các yếu tố đó thường là: (a) Sự phân tán các chức năng định tuyến trên các nút của mạng (b) sự thích nghi với trạng thái hiện hành của mạng (c) Các tiêu chuẩn tối ưu để định tuyến Dựa trên yếu tố (a) ta có kỹ thuật định tuyến tập trung (Centralized Routing) hoặc phân tán (Distributed Routing). Dựa trên yếu tố (b) ta có kỹ thuật định tuyến tĩnh (Static hay Fixed Routing) hoặc thích nghi (Adaptatif Routing) Cuối cùng, các kỹ thuật định tuyến cùng loại (theo (a) và (b)) lại có thể phân biệt bởi yếu tố (c). Tiêu chuẩn tối ưu để định tuyến được xác định bởi người quản lý hoặc thiết kế mạng. Các tiêu chuẩn tối ưu có thể là: - Độ trễ trung bình của việc truyền gói tin - Số lượng nút trung gian giữa nguồn và đích của gói tin - Độ an toàn của việc truyền tin - Cước phí truyền tin - V.v… - Tổ hợp các tiêu chuẩn trên Việc chọn các tiêu chuẩn tối ưu như vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của mạng như: Topo, thông lượng, mục đích sử dụng v.v… 2. Kỹ thuật định tuyến tập trung và định tuyến phân tán Kỹ thuật định tuyến tập trung được đặc trưng bởi sự tồn tại của một hoặc vài trung tâm điều khiển mạng thực hiện việc định tuyến, sau đó gởi các bảng định tuyến (Routing Table) tới tất cả các nút dọc theo con đường đã được chọn đó. Trong trường hợp này, thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc định tuyến chỉ được cất giữ Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 10 [...]... luận Định tuyến hay chọn đường là quá trình kết hợp giữa sự phân bố và đi u khiển tải tại các nút mạng thông quá việc sử dụng các thuật tóan chọn đường để xác định đường đi của các gói tin từ máy gửi đến máy nhận trên mạng Trong mô hình mạng TCP/IP, quá trình định tuyến xảy ra theo 2 phương pháp: Phương pháp cố định/ tĩnh( Fixed Routing): Là phương pháp mà nội dung dữ liệu trong bảng định tuyến tại các. .. thực hiện của Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 12 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin chúng Một trong số các phương pháp định tuyến đã được nghiên cứu và triển khai áp dụng trong quá trình định tuyến trong mạng TCP/IP hiện nay: - Phương pháp cố định/ tĩnh (Fixed Routing) - Phương pháp thích nghi/động (Adaptive Routing) Hầu hết các mạng viễn thông truyền thống được xây dựng theo... GIÁM SÁT ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC GÓI THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TUYẾN TĨNH 1 Mô tả bài toán Giả lập môi trường mạng gồm có 4 mạng kết nối với nhau thông qua 4 Router, các Host A và D sẽ gởi thông tin cho các Host B và C như mô hình sau đây Việc vận chuyển các gói tin từ nguồn đến đích được định tuyến tại các Router theo phương pháp tĩnh Trong quá trình vận hành hệ thống, các gói tin được gởi đi từ đâu, đi qua các. .. – Cao học khóa 11 Trang 30 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin Các Host gởi thông tin cho Host B Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 31 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin Các Host gởi thông tin cho Host C Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 32 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin KẾT LUẬN Qua thời gian tìm hiểu lý thuyết... Routing) và định tuyến theo trạng thái liên kết (Link -State Routing) Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết đi m với phạm vi áp dụng riêng của nó Phương pháp định tuyến tĩnh sử dụng hiệu quả trong mạng nhỏ với các tuyến đơn, các bộ định tuyến không cần trao đổi các thông tin tìm đường cũng như cơ sở dữ Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 27 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói. .. sát đường đi gói tin Cơ sở hạ tầng cho quá trình định tuyến trong mạng TCP/IP bao gồm các thành phần sau: - Thiết bị định tuyến (Router/Gateway): Có chức năng quyết định đường đi của các gói tin trên mạng dựa vào thông tin của các bảng định tuyến được lưu trữ tại RAM Một router sẽ phải học các đường (paths) hay các route từ việc cấu hình bằng tay bởi người quản trị hay có thể tự động cập nhật từ các. .. chỉ của bất kỳ giao diện mạng nào trên máy chủ thì Windows sẽ gửi gói tin đến địa chỉ trong trường Gateway của route Nhóm 28 – Cao học khóa 11 Trang 13 Tiểu luận lập trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin 4.1.2 Ví dụ minh họa Chúng ta hãy xem xét một mô hình định tuyến trong hệ thống mạng được cho bên dưới theo phương pháp cố định (tĩnh) H 2.2: Sơ đồ mạng minh họa trong định tuyến tĩnh Trong. .. trình mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin một cách hiệu quả nhất để đảm bảo tất cả các rouer trên mạng đều có cái nhìn giống nhau về topo mạng Hệ thống mạng được xây dựng như một cái cây mà gốc là chính router đó, mỗi router được coi là gốc của mạng và từ đó nó tìm đường đi ngắn nhất tới các mạng sau khi xây dựng được bản đồ hệ thống mạng và chạy thuật toán SPF H 2.4: Sơ đồ quảng bá thông tin định. .. dung sau: • Tìm hiểu các vấn đề về đi u khiển tải và định tuyến thông tin trong mạng TCP/IP • Cài đặt chương trình định tuyến thông tin theo phương pháp tĩnh và Monitoring giám sát đường đi của các gói tin trong mạng TCP/IP bằng ngôn ngữ lập trình Java Tuy nhiên do thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng, chưa triển khai đi u khiển tải trên các hệ thống thực Xin... mạng Định tuyến và giám sát đường đi gói tin tại trung tâm đi u khiển mạng Các nút mạng có thể không gởi bất kỳ thông tin trạng thái nào của chúng tới trung tâm, hoặc gởi theo định kỳ, hoặc gởi khi có sự thay đổi nào đó Trung tâm đi u khiển sẽ cập nhật các bảng định tuyến dựa trên những thông tin nhận được từ các trạm gởi lên Với kỹ thuật định tuyến phân tán thì không tồn tại trung tâm đi u khiển mạng . Hop-count 1 128. 192.6.0 255.255.255.0 128. 192.6.250 128. 192.6.250 0 2 128. 192.150.0 255.255.255.0 128. 192.150.250 128. 192.150.250 0 3 128. 192.232.0 255.255.255.0 128. 192.232.250 128. 192.232.250. 128. 192.150.0 128. 192.6.0 2 255.255.255.0 128. 192.150.0 128. 192.150.0 3 255.255.255.0 128. 192.150.0 128. 192.232.0 4 255.255.255.255 128. 192.150.24 131.144.4.10 5 255.255.0.0 128. 192.0.0 168.15.0.0 6. 128. 192.232.250 0 4 131.144.4.10 255.255.255.255 128. 192.232.2 128. 192.232.250 1 5 168.15.0.0 255.255.0.0 128. 192.232.2 128. 192.232.250 2 6 0.0.0.0 0.0.0.0 128. 192.232.2 128. 192.232.250 1 Quá trình xử lý chọn

Ngày đăng: 12/11/2014, 08:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w