Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đối vơi mỗi quốc gia thì đất đai được coi là tài nguyên vô cùng quý giá và có hạn về số lượng,cố định về vị trí và giới hạn về không gian.Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt,nó góp phần quan trọng hình thành môi trường sống,giúp phân bố dân cư và xây dựng các công trình văn hóa,xã hội,an ninh quốc phòng.Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng,không những vậy mà đất đai còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đây cũng là tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào và không gì thay thế dược. Cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu về đất ở,đất sản xuất kinh doanh của con người ngày càng cao,trong khi đó quỹ đất thì có giới hạn.Do đó việc sử dụng đất cũng như việc khai thác tài nguyên một cách hợp lý,triệt để và đem lại hiệu quả cao về kinh tế là điều rất quan trọng đối với một quốc gia đang trên đà phát triển như nước ta.Bởi vậy mà nó đã gây ra áp lực lớn đối với đất đai cũng như với công tác quản lý đất đai. Nhiệm vụ đặt ra là phải sắp xếp, sử dụng quỹ đất hợp lý và có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Nâng cao trình độ dân trí, thu nhập và đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” .Luật đất đai năm 2003 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai" Điều đó cho thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địa phương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó còn là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai đuợc sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả không chỉ trước mắt mà cả lâu dài.Không những thế công tác lập quy hoạch,kế hoạch còn giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, tránh được sự chồng chéo gây lãng phí, lấn chiếm hủy hoại môi trường đất, phá vỡ môi trường sinh thái và kìm hãm quá trình phát triển kinh tế xã hôi của điạ phương. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa tài nguyên và môi trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đồng thời dưới sự hướng dẫn của thầy “ Nguyễn Quang Học”. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, của xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 2. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU 2.1. Mục đích Đáp ứng nhu cầu ăn ở.sinh hoạt ,sản xuất của nhân dân trong xả đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xả hội,giúp nâng cao đời sống của nhân dân trong xả cũng như giúp nhà nước quản lý quỷ đát một cách chặt chẽ và triệt để hơn. Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của xã, tạo ra tầm nhìn tổng quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 và xa hơn. Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả. 2 Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,thanh tra và kiểm tra việc sử dụng đất theo pháp luật. Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các xã sản xuất nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2020. Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan môi trường thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai. 2.2. Yêu cầu Việc thực hiện phải đảm bảo đúng với quy định của pháp luật Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành,các họ gia đình,cá nhân sử dụng đất và các lĩnh vực trong xã. Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đát trên cơ sở điều tra,phân tich tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả từng loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã Không ngừng khai hoang,cải tạo và mở rộng phần diện tích đất bị bo hoang lâu ngày để đưa vào sản xuất. 3 PHẦN I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Những quan điểm vể đất đai Theo nhà sinh lý Viliam: Đất đai là bề mặt tơi xốp của vỏ lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Theo định nghĩa của tổ chức FAO thì: “ Đất đai là một tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”. Theo quan điểm của V.V. Doeutraiev về đất đai: “ Đất như một thực thể của tự nhiêncó lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của nhân tố: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nước, chất hữu cơ động thực vật và tuổi của địa phương”. Theo C.Mác: Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói về vai trò của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: “ Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ - như Ưilliam Petti đã nói – lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Như vậy, đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này, đất đai thường gắn với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sự chuyển quyền sở hữu. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật chất . 4 Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta thừa nhận, đối với con người, đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây: +Chức năng môi trường sống; + Chức năng sản xuất; +Chức năng cân bằng sinh thái; +Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước; +Chức năng dự trữ; +Chức năng không gian sự sống; +Chức năng vật mang sự sống; Vì vậy, đất đai là thành phần quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự sinh tồn của mọi sinh vật trên trái đất. Chính vì lẽ đó mà các nhà khoa học, các nhà quy hoạch từ xa xưa cho tới ngày nay rất xem trọng vấn đề đất đai, đó là sứ mệnh có ý nghĩa lịch sử của loài người. 1.1.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Ở nước ngoài: - Năm 1993 FAO đưa ra khái niệm : “Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá có hệ thống về tiềm năng đất và nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm lựa chọn và chỉ ra một phương án lựa chọn tốt nhất”. - Ở Cộng hoà Liên Bang Nga được định nghĩa như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là tổ chức sử dụng đất một cách hợp lý và bảo vệ đất, thiết kế tổ chức lãnh thổ và sản xuất trong điều kiện phù hợp với mối quan hệ đất đai”. Ở nước ta: 5 Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về việc tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dung đất là bố trí sắp xếp lại đất đai theo mục đích sử dụng đất khác nhau. VD phá rừng lam thủy điện, lấy đất nông nghiệp làm khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí. Do đó người làm quy hoạch phải cân đối và hài hòa Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch đất cấp xã noi riêng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên ,kinh tế xã hội.Ngoài ra còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng dất ,tình hình biến động đất đai và phương hướng phát triển.Từ đó tận dụng mọi nguồn lực của địa phương để đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai một cách hợp lý,hiệu quả,khoa học và có tính khả thi cao. 1.1.2. Những đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại hình quy hoạch có tính lịch sử, xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kế hoạch quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau: - Tính lịch sử - xã hội: Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện ở hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quan hệ đất đai luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất cũng như quan hệ giữa người với người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy quan hệ sản xuất. Vì vậy nó là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. 6 - Tính tổng hợp: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học - kinh tế - xã hội (khoa học tự nhiên: địa hình, khí hậu,…; khoa học xã hội: dân số, trình độ dân trí,…). Với đặc điểm này quy hoạch nhận trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững. - Tính dài hạn: Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển kinh tế xã hội lâu dài. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất được quy định tại điều 24 Luật Đất đai năm 2003 là 10 năm. - Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước được những thay đổi phương hướng, mục tiêu cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch chỉ đạo mang tính vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như: + Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng; + Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành; + Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng; + Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất trong vùng; + Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu và phương hướng sử dụng đất. - Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và quyết định có liên quan đến đất đai của Đảng và của Nhà nước. Đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển 7 của nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường. - Tính khả biến: Do sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những biện pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp, việc chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết cho việc quy hoạch. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại, hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 1.1.3. Sự cần thiết của công tác lập quy hoạch sử dụng đất Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như là tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá, xã hội. 8 Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc sản xuất kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường. Luật Đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta gồm 4 cấp: Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó được bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là quá trình có mối liên hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của cấp cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được lập chi tiết đến từng đơn vị sử dụng đất nhằm giải quyết cụ thể việc giao cấp đất cho từng chủ sử dụng, tiến tới cấp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là mục tiêu được đặt ra trong ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung và là những yêu cầu, quy định trong Luật Đất đai. Tuy nhiên, nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã không cố định. Nó có thể được chỉnh lý, hoàn thiện cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cụ thể trên lãnh thổ hành chính của từng xã. Như vậy việc đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã là việc cần thiết theo từng thời kỳ nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc thống nhất quản lý của Nhà nước về đất đai. 1.1.4. Trình tự nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của xã - Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; - Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn 10 năm trước; - Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ của địa phương; - Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước; - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; - Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; - Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết; - Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất; - Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất; - Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết; - Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu; 10 [...]... 24/5/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp - Công văn số 1180/UBND-TNMT của UBND huyện Thanh Chương về việc tiếp tục thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) 1.2.2 Những căn cứ pháp lý và kĩ thuật của quy hoạch sử dụng đất của xã Thanh Ngọc- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An - Quy t định... kinh tế - xã hội, phương hướng sử dụng đất - Mục tiêu, phương hướng phát triển các ngành sản xuất với phương hướng sử dụng các loại đất 2.1.4 Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp - Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng 2.1.5 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giải pháp - Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất + Kế hoạch sử dụng đất kỳ... quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) - Kế hoạch số 461/KH-UBND.ĐC ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đén năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) các cấp trên địa bàn tỉnh - Công văn số 937/UBND.ĐC ngày 24/02/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất -. .. 3411/QĐ.UBND-CN ngày 05/08/2008 của UBND tỉnh Nghệ An - Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương đến năm 2020 Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Chương đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 12 - Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Thanh Ngọc từ năm 2005 đến năm 2010 - Nghị quy t đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Ngọc khóa... công tác quy hoạch sử dụng đất toàn quốc ở cả 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã Công tác quy hoạch sử dụng đất đã đạt được một số kết quả sau: - Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc đã hoàn thành năm 1996 và đã được Quốc hội phê duyệt tháng 01/1997; - Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được triển khai từ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trong đó có 6 tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt Cùng thời gian này... năm 2003 tại Điều 6 quy định:”Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai - Luật đất đai năm 2003 tại các điều 23, 25, 26, 27 quy định nội dung của quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng nhiệm vụ quy n hạng của chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Ngoài ra còn các... XVI nhiệm kỳ 2010 – 2015 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Thanh Ngọc - Đề án phát triển nông thôn mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của xã Thanh Ngọc - Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai từ năm 2005 đến 2011 - Các tài liệu, số liệu và bản đồ khác có liên quan 1.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước Ở nước ta công tác quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện theo... và chỉ đạo các huyện triển khai lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Kết quả, cả nước có 100 huyện lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội * Giai đoạn 1987 - 1993: Năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên ra đời đánh dấu một bước mới về công tác quy hoạch sử dụng đất và được định rõ ở điều 9 và điều 11 Quy hoạch sử dụng đất đã có tính pháp lý 14 * Giai đoạn 1993 - 2003: Thực hiện Luật Đất đai năm 1993,... liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; về tình hình quản lý và sử dụng đất của xã; hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất và tiềm năng đất đai; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã; các loại bản đồ có liên quan nhằm phục vụ công tác nghiên cứu tại xã Các số liệu này được thu thập tại Ủy ban nhân dân 18 xã Thanh. .. tấn 24 Bảng 01: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm Xã Thanh Ngọc - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu 1 Lúa xuân - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 2 Lúa mùa - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 3 Cây ngô - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 4 Sắn - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 5 Lạc - Diện tích - Năng suất - Sản lượng ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ha 320.00 tạ/ha 63.70 . thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta gồm 4 cấp: Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện; Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Quy. lý và kĩ thuật của quy hoạch sử dụng đất của xã Thanh Ngọc- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An - Quy t định số 3411/QĐ.UBND-CN ngày 05/08/2008 của UBND tỉnh Nghệ An. - Báo cáo quy hoạch tổng thể. án quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp - Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng 2.1.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giải pháp - Phân