1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị hiện nay

35 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy , bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững . Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm . Do vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù triết học nguyên nhân kết quả để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị .

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễmtrầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển Việt Nam cũng nằmtrong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Dovậy , bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng

và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế

xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Để cómột sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành độngthống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất vớicông tác bảo vệ và kiểm soát môi trường Nếu không có một chính sáchđúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũngnhư lâu dài Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang

đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đôthị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm Do vậytrong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin dựa vào cặp phạm trùtriết học nguyên nhân - kết quả để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của

ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễmmôi trường đô thị

I, VẬN DỤNG LÝ LUẬN TRIẾT HỌC

Trang 2

( cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứnggiữa nguyên nhân và kết quả )

1. Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả :

Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt hiện tượng quá trình gây

2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan nàyquy định mối quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật

Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân

có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể cũng do nhiều nguyênnhân Ta có thể lấy ví dụ trên thực tế như : nguyên nhân là bầu ôzôn bịthủng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tồn tại của loài người Nhưng kếtquả của sự ô nhiễm môi trường cũng do nhiều nguyên nhân gây nên docon người , do công nghiệp , chất thải độc hại và chính những nguyênnhân này lại gây nên nhiều kết quả khác Nhiều nguyên nhân nhưng chỉ

Trang 3

gây ra một kết quả do vậy muốn có được một kết quả tốt thì phải biết pháthiện nhiều nguyên nhân, phải biết hạn chế những tác động của nguyênnhân ngược chiều tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều; phải chútrọng đến nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong Chẳng hạn nhưtrong quá trình bảo vệ môi trường như hiện nay thì mọi người cùng có ýthức bảo vệ thì sẽ nhân lên thuận lợi để đạt được kết quả tốt hơn Hoặctrong dự án bảo vệ môi trường của Chính phủ có thuận lợi về vốn đầu tưnước ngoài và kỹ thuật xử lý chất thải thì kết quả đạt hiệu quả cao Nhưng thực tế có không ít nguyên nhân tác động ngược chiều làm hạnchế hoặc triệt tiêu kết quả theo dự định Có thể lấy ví dụ như trong quátrình thực hiện dự án bảo vệ môi trường, thì có một số cán bộ được giaonhiệm vụ thực hiện lợi dụng tham nhũng của công

Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời giannào đó nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có tác động lẫn nhau mới gây

ra sự biến đổi Nhưng khi xét cả quá trình mối liên hệ nhân quả thì ta thấy

có thể chuyển đổi vị trí cho nhau một cách biện chứng

Ví dụ : bảo vệ môi trường tốt và mọi người có ý thức giữ gìn môitrường tốt thì sẽ đưa đến kết quả môi trường trong sạch và là nguyên nhâncủa sự phát triển kinh tế đất nước bền vững, sức khoẻ của mọi ngườiđược bảo vệ tốt hơn ; kinh tế đất nước có phát triển bền vững, mọi ngườikhoẻ mạnh thì đưa đến kết quả đời sống vật chất, tinh thần của nhân dânmới được cải thiện

Trang 4

Nói chung , chúng luôn có mối liên hệ phổ biến với nhau tác độngqua lại, qui định sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật hiệntượng, quá trình.

có thể nói là "thiếu nước sạch thừa nước bẩn"

Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay do đô thị hoá đãlọt vào giữa các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường chonhững người sống xung quanh

Trang 5

Hơn nữa việc mở rộng không gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụngđất nông nghiệp, tài nguyên đất bị khai thác triệt để tỷ lệ cây xanh và mặtnước trong đô thị bị giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy không khí ngộtngạt, ô nhiễm Bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn đếntình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành.Thực tế là tháng8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước mưa vì nước không thoátđược dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường nghiêm trọngtrong thành phố

Không thể không kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ vềphương tiện giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tảicủa hệ thống giao thông gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ranhiều khí bụi độc hại (NO,CO),tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường khôngkhí và tiếng ồn trầm trọng trong đô thị

Đô thị hoá làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị làmtăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị Một số dân cư khôngtìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành cácxóm liều xóm bụi , nhà ổ chuột với điều kiện môi trường rất kém mất

vệ sinh

Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máycông nghiệp , các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh ngày càngnhiều do đó mức độ ô nhiễm ở những nơi có nhà máysản xuất côngnghiệp, sản xuất ngành nghề phụ là rất nghiêm trọng

Trang 6

Do ý thức của không ít cá nhân tổ chức về bảo vệ môi trường cònrất kém , đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém

Đó là một số nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường

đô thị tạo nên một thách thức rất lớn đối với môi trường ở nước ta Nếukhông có giải pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình trạng môitrường đô thị ngày càng ô nhiễm, không bền vững và khó khắc phục

2, Thực trạng hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị :

a, Hiện trạng môi trường nước :

Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước cònkém Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản đểđảm bảo sinh môi trường đô thị ,"tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tínhchung là 53% Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70%

là lấy từ nguồn nước mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm"(1) Ở một sốthành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đôthị và nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ Khai thác nướcngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hoá

Hiện nay , công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiềulạc hậu chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh

* Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu

(

Trang 7

Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cảthoát nước mưa , nước thải công nghiệp Hệ thống thoát nước này có 3nhược điểm chính là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện cácđường cống nhỏ và bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém,

hệ thống cống rãnh thưa, nhiều nhiều đường phố không có cống thoátnước Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém cùng với hồ ao bị san lấp

đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng trong mùa mưa ở rất nhiều nơi,ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất kinh tế Lấy ví dụ nhưtrận mưa tháng 8 -2001 đã làm cả thủ đô tràn ngập trong nước mưa, cán

bộ công nhân viên không thể đi làm được và một số nhà máy

cũng bị đóng cửa vì cũng bị ngập dẫn đến sản xuất bị đình đốn ảnh hưởngđến phát triển kinh tế của đất nước ta , hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đếnsức khoẻ của người dân

Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng trạm bơm thoát nướcYên Sở bắt đầu nạo vét sông, thoát nước nhằm giải quyết cơ bản tìnhtrạng úng ngập trong mùa mưa nhưng hệ thống thoát nước ở nội đô vẫnchưa được nâng cấp đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian gầnđây vẫn xảy ra nghiêm trọng

Nước thải bệnh viện : chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh truyềnnhiễm và các hoá chất độc hại Mà các nguồn nước thải này chỉ được xử

lý sơ bộ lại thải trực tiếp vào nguồn nước mặt đó chính là nguyên nhânchủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nước mặt ở đô thị còn các nguyên

Trang 8

nhân kia chỉ là nguyên nhân bên trong Và cho dù nó là nhiều nguyênnhân hay một nguyên nhân thì nó cũng gây nên nhiều kết quả bởi nó cómối liên hệ biện chứng với nhau

* Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị

Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơitiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ônhiễm nặng "Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chấtrắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học , nitơrit ,nitơrat gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn chophép (TCCP) đối với nguồn nước mặt Lượng hóa học côli vượt TCCPhàng trăm lần Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đôthị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặngnhư thuỷ ngân asen ,clo, phenon ” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngàycàng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngàycàng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị chongười dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác

Trang 9

b, Hiện trạng môi trường không khí :

* Ô nhiễm các khí SO2 , CO , NO2

"Nồng độ khí SO2 , CO , NO2 ở một số khu trung cư gần khu

công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao

thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO2 vượt quá TCCP " (4)

* Ô nhiễm tiếng ồn đô thị :

Theo kết quả quan trắc cho thấy mức độ ồn ào ngoài nhà vào buổitối thì vượt quá TCCP

Tỷ lệ cây xanh thấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễmmôi trường đô thị tỷ lệ cây xanh ở các khu công nghiệp , khu đô thị cònquá thấp cho dù trong thời gian gần đây ở khắp các nước ta hầu hết đãquan tâm trồng cây xanh hơn " ở một số khu công nghiệp khi thẩm

(

Trang 10

duyệt xây dựng thì không thực hiện yêu cầu của Khoa học công nghệ môitrường là phải dành 15% diện tích để trồng cây xanh "(5)

2, Giải quyết mâu thuẫn & Biện pháp khắc phục :

Qua đây có lẽ chúng ta cũng thấy được những nguyên nhân của sự

ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của môi trường với đời sống conngười và đối với phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng thấy được mức

độ trầm trọng của sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào Vậy

em xin được đưa ra một số đề xuất về biện pháp giải quyết và khắc phục

ô nhiễm môi trường đô thị đó là :

+ Cần bổ xung chính sách thuế phí, quỹ môi trường chính sách về ápdụng công nghệ sạch hơn , công nghệ ít chất thải , công nghệ xử lý chấtthải

+ Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý kết hợp cáccông cụ quản lý có tính mệnh lệnh Đảm bảo công bằng các lợi ích vềmôi trường

+ Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vikhông tuân thủ quy định bảo vệ môi trường

+ Cần đẩy mạnh phong trào văn hoá công tác bảo vệ môi trường đó làkhôi phục củng cố phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệsinh phường khu phố như phong trào trồng cây xanh sạch đẹp

(

Trang 11

+ Vận động dân cư có ý thức bảo vệ môi trường , mỗi người dân tựmình phải có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống

và sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, củatoàn nhân loại Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữcho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinhthái Trong sinh hoạt đời sốngvà phát triển kinh tế - xã hộikhông được làm ô nhiễm môi trường, thường xuyên ápdụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất vàsinh hoạt Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồntài nguyên thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các loài độngvật quý hiếm cần bảo tồn Có các biện pháp ngăn chặn,khắc phục các hậu quả xâu do con người và thiên nhiêngây ra

TCCS - Ngày 21-1-2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 29-CT/W về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết

số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Chỉ thị của Ban Bí thư đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, nhấn mạnh nhiều quan điểm mới, sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo

Trang 12

công tác bảo vệ môi trường trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thấu suốt mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững Quan điểm đó của

Đảng đã được cụ thể hóa sâu sắc trên những điểm sau:

Thứ nhất, ô nhiễm, suy thoái môi trường là một trong những vấn

đề mà loài người đang phải đối mặt song song với các vấn đề đóinghèo, đại dịch AIDS Những vấn đề này đang đe dọa sự tồn tại

và phát triển của trái đất, vì vậy, bảo vệ môi trường cũng đồngnghĩa với bảo vệ môi trường sống, bảo đảm mọi người dân đượcsống trong môi trường trong lành, sạch đẹp, góp phần nâng caosức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời là nộidung quan trọng của phát triền bền vững

Thứ hai, để phát triển bền vững đất nước, cần phải có sự kết hợp

cân đối, hài hòa giữa ba nội dung là: phát triển kinh tế, bảo đảmtiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường Vì vậy, phải xem bảo vệ môitrường là một nội dung quan trọng, không thể tách rời trong quá

Trang 13

trình phát triển kinh tế và không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá

mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường Việc lồng ghép yếu tốmôi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự ánphát triển của các cấp, các ngành phải được quan tâm đúng mức

và thực hiện một cách nghiêm túc Đầu tư cho bảo vệ môi trườngcần phải có những chuyển biến rõ rệt trong quan điểm về đầu tư,mức đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư đối với công tác bảo vệ môitrường Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môitrường thông qua các tổ chức quốc tế, cá nhân và xã hội hóa hoạtđộng bảo vệ môi trường

Thứ ba, bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho toàn xã hội Điều

đó, đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tham gia vàocác hoạt động bảo vệ môi trường Công tác bảo vệ môi trường chỉ

có thể thành công và hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của cả

hệ thống chính trị, của toàn xã hội Bảo vệ môi trường được xem

là nét văn hóa, đạo đức của con người trong xã hội văn minh Conngười phải có hành xử văn hóa đối với môi trường, thiên nhiên,không thực hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường

mà phải sống hài hòa và thân thiện với thiên nhiên

Thứ tư, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường là việc

làm khó khăn, tốn kém Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối

Trang 14

với môi trường là biện pháp hiệu quả nhất và phù hợp nhất Nếucông tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môitrường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽtiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồimôi trường sau này Phải thực hiện các nội dung bảo vệ môitrường ở ngay từ khâu lập, thẩm định và phê duyệt các chiếnlược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển nhằmtránh và không để xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm trongtươnglai.

Thứ năm, bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên,

lâu dài và đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo và quản

lý thống nhất của Chính phủ cũng như sự tham gia của các cấp,các ngành và toàn xã hội Đây là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh

ô nhiễm, suy thoái môi trường đang ngày càng nghiêm trọng, đã

và đang ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sốngcủa nhân dân và phát triển bền vững đất nước Để thực hiện côngtác bảo vệ môi trường hiệu quả, cần xác định những vấn đề ưutiên, trọng tâm và cấp bách để xử lý, giải quyết, tránh thực hiệndàn trải

Thứ sáu, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo

vệ môi trường, đại diện cho nhân dân quản lý và bảo vệ môi

Trang 15

trường, đem lại môi trường trong lành, sạch đẹp Tăng cườngquản lý nhà nước là cần thiết và là nhiệm vụ cấp bách để đáp ứngcác yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tếquốc tế Hoàn thiện thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường theohướng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, kết hợpgiữa quản lý tài nguyên với bảo vệ môi trường, nâng cao năng lựccủa bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý môi trường.

Thứ bảy, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ

chế, chính sách, khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng thamgia bảo vệ môi trường Tăng cường sự giám sát của cộng đồng,các đoàn thể nhân dân đối với bảo vệ môi trường của các doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân Mọi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suythoái môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, phục hồi, bồithường thiệt hại Môi trường là tài sản quốc gia, Nhà nước với tưcách là đại diện có trách nhiệm quản lý và bảo vệ môi trường sốngcho nhân dân, có quyền buộc các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm,suy thoái môi trường phải bồi thường, khắc phục và phục hồi môitrường

Đảng ta cũng chỉ ra mục tiêu bảo vệ môi trường về cơ bản, lâu dài

là phải đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện

Trang 16

tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo

vệ môi trường và sống trong môi trường trong lành, sạch, đẹp vàthân thiện với thiên nhiên Mục tiêu này bao trùm lên toàn bộ cáchoạt động bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm phát triển bền vữngđất nước

Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt là phải ngăn ngừa, hạn chế mức độgia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động củacon người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ô nhiễmmôi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,phụchồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái; quản lý, sử dụng hợp lý,bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; từngbước nâng cao chất lượng môi trường

Những hạn chế trong thực hiện và nguyên nhân

Thời gian qua, nhờ tập trung thực hiện có hiệu quả trong thực tếcác mục tiêu, quan điểm của Đảng, công tác bảo vệ môi trường đã

có nhiều chuyển biến tích cực Nhận thức về bảo vệ môi trườngtrong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên Mức độgia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bướcđược hạn chế Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạngsinh học đã đạt những tiến bộ rõ rệt Hệ thống các quan điểm,mục tiêu, giải pháp; hệ thống pháp luật, tổ chức và nhân lực cho

Trang 17

bảo vệ môi trường được xây dựng, liên tục bổ sung và hoàn thiện

đã góp phần hạn chế các tác động tiêu cực lên môi trường

Bên cạnh những thành tựu rất cơ bản, tình trạng môi trường trongmấy năm gần đây vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, nguyên nhânchính là do sự phát triển thiếu bền vững Có hơn 90% số cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý chất thải trước khi thải

ra môi trường Hơn 70% các khu công nghiệp, hơn 90% các khu

đô thị, dân cư không có hệ thống xử lý nước thải tập trung Hầuhết các làng nghề đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm môitrường Có hơn 4.000 cơ sở đang hoạt động thuộc diện gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để Hầu hết các bãichôn lấp chất thải rắn còn thô sơ, không bảo đảm các yêu cầu tốithiểu về kỹ thuật Phần lớn chất thải nguy hại còn tồn đọng màchưa có hướng giải quyết Hậu quả là nhiều dòng sông bị ô nhiễmnặng, nhiều nơi nguồn nước mặt, nước ngầm bị nhiễm độc.Không khí ở nhiều đô thị không còn bảo đảm chất lượng Nhiềubệnh tật nguy hiểm xuất hiện Theo tính toán của các chuyên gia,trong 20 năm qua, mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường tăngkhoảng 10 - 15 lần

Điều dễ nhận thấy là, do chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực vàgiải pháp để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, tụt hậu,

Ngày đăng: 11/11/2014, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w