Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
431,5 KB
Nội dung
Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 LỜI MỞ ĐẦU Việc chuyển mình từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là một tất yếu khách quan. Nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước phải tự lo liệu các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức kinh doanh đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Do đó cạnh tranh để tồn tại là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Muốn tồn tại, doanh nghiệp phải năng động, biết tận dụng thế mạnh của mình và biết chớp thời cơ để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Tự chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi được với môi trường và không ngừng phát triển đó là một quy luật tất yêu đối với doanh nghiệp khi bước chân vào nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận đã trở thành nền tảng cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan trọng và là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều phải hướng tới. Có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, đảm bảo khả năng thanh toán vào tạo nguồn tích lũy quan trọng cho nền kinh tế. Có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh tranh và khẳng định được vị trí của mình. Vì vậy có thể khẳng định, lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, nó đã và đang trở thành mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Nó không những là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. 1 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Xuất phát từ vai trò cũng như ý nghĩa to lớn của lợi nhuận trong doanh nghiệp, nên trong quá trình thực tập tại Công ty Cơ khí hóa chất 13, với kiến thức bản thân trong suốt 4 năm học tại trường Học viện Tài chính và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú và các anh chị trong phòng tài vụ, em đã được tìm hiểu về tình hình tài chính kế toán của Công ty. Công ty Cơ khí hóa chất 13 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập. Đơn vị có một hệ thống cơ sở vật chất tương đối hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đánh giá là có trình độ chuyên môn cao đã giúp Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Thu nhập của cán bộ công nhân viên hằng năm tăng cao và đời sống của họ được cải thiện rõ rệt, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước cũng thường xuyên tăng. Tuy nhiên với thế và lực của Công ty thì thực sự, khả năng của Công ty chưa được khai thác triệt để, nên đã làm hạn chế lợi nhuận của Công ty. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất 13” cho luận văn cuối khóa của mình. Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Qua đây đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty trong năm 2008 và so sánh với năm 2007. Từ đó đưa ra một số giải pháp tài chính hữu hiệu cho việc gia tăng lợi nhuận của Công ty trong những năm tới. Trên cơ sở này, ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn gồm có 3 phần cơ bản như sau: Chương 1: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận trong điều kiện hiện nay. Chương 2: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất 13. Chương 3: Phương hướng phát triển và các giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty Cơ khí hóa chất 13. Qua thời gian thực tập tại Công ty, với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và lãnh đạo phòng tài vụ và được sự hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ: Vũ 2 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Văn Ninh em đã hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích nhưng do hạn chế về trình độ nhận thức không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo, phòng tài vụ Công ty Cơ khí hóa chất 13. Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009. 3 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 CHƯƠNG 1: LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY. 1.1. LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN. 1.1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.1.1. Khái niệm. Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Khái niệm trên đã nhấn mạnh rằng doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ không phải một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Mục đích của doanh nghiệp là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên muốn tồn tại và phát triển thì buộc doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Đứng trên giác độ của doanh nghiệp thì có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu (DT) và chi phí (CP) mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh. 1.1.1.2. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành từ 3 bộ phận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (LNHĐKD), lợi nhuận từ hoạt động tài chính (LNHĐTC) và lợi nhuận khác (LNK). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh với chi phí hoạt động kinh doanh, những chi phí đó bao gồm: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và các khoản phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). LNHĐKD = Doanh thu thuần– Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ 4 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Doanh thu thuần = DT từ HĐKD – CK giảm trừ doanh thu (nếu có) Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: o Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại… o Giá vốn hàng bán (ZVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản xuất chung (CPSXC). o Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, hoa hồng bán hàng,… o Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và công tác điều hành chung toàn doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Trong đó: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi từ cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng; cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán; chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, … Chi phí hoạt động tài chính gồm chi phí hay các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí của hoạt động cho vay và đi vay vốn, chi phi của việc đi góp vốn liên doanh; liên kết, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, … 5 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Lợi nhuận khác Là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí không mang tính chất thường xuyên mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản; chênh lệch lãi do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản đem đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; thu tiền được phạt do khác hàng vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, … Chi phí khác bao gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định khi đem đi nhượng bán; chênh lệch lỗ do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản đem đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng với đối tác, … 1.1.1.3. Ý nghĩa của lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, được thể hiện ở chỗ: o Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các điều kiện khác không thay đổi thì việc tăng doanh thu tiêu thụ hoặc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên một cách trực tiếp. o Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh 6 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 nghiệp. Vì vậy, “Tối đa hóa lợi nhuận” là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp phải đạt được khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. o Lợi nhuận là nguồn tài chính cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định và bền vững trong tương lai. Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong đơn vị thông qua chỉ tiêu quỹ khen thưởng phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. o Lợi nhuận của doanh nghiệp còn là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp làm ăn có lãi, dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước thu một phần lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng không thể dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, bởi vì chỉ tiêu lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan; lại có những nhân tố khách quan cùng tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận. Do vậy, để đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối chúng ta cũng cần phải sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối (hay tỷ suất lợi nhuận). 1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ của 7 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có một nội dung kinh tế riêng để đánh giá hiệu quả trên các giác độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thường dùng: *Tỷ suất lợi nhuận vốn: Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) mà doanh nghiệp đạt được với số vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ để đạt được số lợi nhuận đó (bao gồm vốn lưu động bình quân và vốn cố định bình quân) Công thức xác định: Tsv = P(Pr) Vbq =VCĐbq+VLĐbq Trong đó: Tsv: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. P(Pr): Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) trong kỳ. Vbq: Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ. Vđk; Vck: số vốn kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ. VCĐbq; VLĐbq: Vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân. 8 Luận văn cuối khóa Tsv = Vđk+Vck 2 Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: trong kỳ cứ sử dụng 100 đồng vốn bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. *Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) mà doanh nghiệp đạt được của số sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ với giá thành toàn bộ của số sản phẩm đó. Công thức xác định: Trong đó: Tsz: Tỷ suất lợi nhuận giá thành. P(Pr): Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế trong kỳ. Ztb: Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cụ thể: trong kỳ cứ bỏ ra 100 đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. *Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ. Công thức xác định: Tsd = P(Pr) DT 9 Luận văn cuối khóa Tsz = P(Pr) Ztb Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Trong đó: Tsd: tỷ suất lợi nhuận doanh thu. P(Pr): Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế trong kỳ. DT: doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: trong kỳ cứ thực hiện được 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. *Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân tham gia kinh doanh trong kỳ. Công thức xác định: Tsvc = Pr VCbq Trong đó: Tsvc: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Pr: Lợi nhuận sau thuế trong kỳ kinh doanh. VCbq: Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Cụ thể: bình quân cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu để kinh doanh thì sẽ mang lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, đây là một chỉ tiêu rất được các chủ sở hữu quan tâm. Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: tỷ suất lợi nhuận vốn 10 Luận văn cuối khóa [...]... một công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra những tư vấn có giá trị kịp thời cho Ban lãnh đạo của doanh nghiệp 23 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÓA CHẤT 13 2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÓA CHẤT 13 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cơ. .. khí – hóa chất 13 về Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng (Công ty GAET) Đại diện pháp nhân của Công ty: Giám đốc- Đại tá: Vũ Kiến Thiết Tên giao dịch quốc tế: Mechanical and Chemical Company 13 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí hóa chất 13 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ kế hoạch phát triển ngành công nghiệp... thành các Tổ sản xuất, mỗi Tổ sản xuất thường có khoảng 10 đến 15 công nhân, tùy theo khối lượng công việc mà Tổ đảm nhận 29 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Cơ khí hóa chất 13 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các mặt hàng cơ khí như: mũi khoan xoay cầu với nhiều chủng loại, mặt hàng thuốc nổ công nghiệp như: AD1, NT13,... lợi nhuận vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là do: Trong năm 2008, Công ty Cơ khí hóa chất 13 có một dự án lớn về mở rộng khu vực sản xuất, do vậy Công ty đã xin ý kiến của Tổng cục và được Lãnh đạo Tổng cục cho phép, Tổng cục đã giao cho Công ty 60 tỷ đồng để thực hiện dự án, do vậy đã làm tăng số vốn chủ sở hữu, làm tăng vốn kinh doanh của Công ty, bên cạnh đó, việc thực hiện dự án... biến động lớn của kinh tế thế giới, nó làm cho giá cả của nhiều mặt hàng tăng lên, trong đó có cả số nguyên liệu đầu vào của Công ty, làm cho việc dự toán bị sai lệch 2.2.2 Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cơ khí hóa chất 13 32 Luận văn cuối khóa Nguyễn Ba Duy Lớp CQ43/11.02 Bảng 2: Tình hình thực hiện lợi nhuận Công ty năm 2007-2008: Đơn vị tính: 1000đ CHỈ TIÊU 1.LNHĐSXKD 2.LNHĐTC 3.LNK 4.Tổng... thì Công ty sẽ thu được 2,81 đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đạt 3,38%, giảm 1,02% so với năm 2007 với tốc độ giảm 23,18% Trái ngược với hai chỉ tiêu trên, thì hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận trên giá thành đều tăng, cụ thể: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần đạt 4,05%, tăng 0,11% so với năm 2007 với tốc độ tăng 2,79% Tỷ suất lợi nhuận. .. tiêu chủ yếu của Công ty: Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU 1.Doanh thu thuần 2 .Lợi nhuận trước thuế 3 .Lợi nhuận sau thuế 4.Cáckhoản nộp NSNN Năm 2006 290.912.347.403 15.482.656.889 Năm 2007 308.983.267.638 16.845.182.665 Năm 2008 353.387.564.584 19.630.548.984 11.195.392.961 4.287.263.928 12.182.890.859 4.662.291.806 14.315.832.984 5.314.716.000 2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÓA CHẤT 13. .. nổ công nghiệp, Xí nghiệp Lam Kinh và Xí nghiệp 197 vào nhà máy Z 113 Đồng thời thành lập Công ty cơ khí - hóa chất 13 trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và kinh tế (Nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng theo Quyết định số 249/QĐ/-TTg của Thủ tướng Phan Văn Khải) Đầu năm 2003, Chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp Quốc phòng Quyết định điều động Xí nghiệp Lam Kinh và Xí nghiệp 197 từ Công ty cơ khí. .. tính trước được Như vậy, tổng mức tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chính và hoạt động tài chính lớn (3,5 tỷ đồng) hơn rất nhiều so với mức giảm của lợi nhuận khác (700,5 triệu đồng) đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng 2,8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,54% Việc tăng lợi nhuận trước thuế đã góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế, cùng với đó là sự gia tăng các khoản nộp vào Ngân sách Nhà nước,... xuất kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng đi lên Cụ thể như sau: Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng, Lợi nhuận của Công ty được cấu thành từ 3 bộ phận, đó là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và từ hoạt động khác Trong đó, chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ phận này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận của Công ty Bên cạnh đó, kết . Công ty thì thực sự, khả năng của Công ty chưa được khai thác triệt để, nên đã làm hạn chế lợi nhuận của Công ty. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công. Công ty Cơ khí hóa chất 13. Chương 3: Phương hướng phát triển và các giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty Cơ khí hóa chất 13. Qua thời gian thực tập tại Công ty, với sự giúp đỡ. cấu luận văn gồm có 3 phần cơ bản như sau: Chương 1: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận trong điều kiện hiện nay. Chương 2: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa