Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Tại Công ty Cơ khí hóa chất 13, tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty là tương đối hiệu quả, tuy nhiên vẫn cần phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. Xét về mặt dài hạn, hiện đại hóa máy móc thiết bị làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, tiết kiệm chi phí vật tư, chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Vì vậy để đầu tư thiết bị mới, kết hợp với việc khai thác tối đa máy móc hiện có của Công ty thì cần phải làm một số công việc như sau:
-Toàn bộ tài sản cố định phải được tận dụng tối đa công suất, xây dựng hệ thống bảo quản tài sản tốt, tránh hao mòn vô hình, đồng thời tiến hành thanh lý ngay những tài sản hỏng không phù hợp, không còn sử dụng được để tạo lập quỹ tái đầu tư tài sản cố định mới.
-Trước khi tiến hành mua sắm mới tài sản cố định, cần phân loại rõ rang từng nhóm tài sản cố định, xác định số tài sản cố định làm việc kém hiệu quả hoặc không còn giá trị sử dụng để có kế hoạch thanh lý hoặc nhượng bán.
-Thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được để vào bãi sửa chữa.
-Có biện pháp cụ thể để đánh giá lại tài sản cố định, phục vụ cho việc xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định, từ đó có biện pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn, tránh tình trạng khấu hao quá thấp so với hao mòn thực tế làm thất thoát vốn kinh doanh.
-Ngoài việc xác định được hệ số hao mòn, đánh giá chính xác giá trị còn lại, Công ty cũng cần chú trọng công tác nâng cao năng lực tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng tài sản cố định.
Đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn lưu động: Đây được coi là biện pháp quan trọng nhất nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Bên cạnh đó cũng nên đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, hạn chế đến mức thấp nhất việc bị khách hàng chiếm dụng vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công tác xây dựng kế hoạch: Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng kế
hoạch năm 2009 trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng và nội lực của đơn vị, đảm bảo kế hoạch năm tới mang tính khả thi và sát với thực tế. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc tình hình sản xuất kinh doanh, đồng thời đưa ra giải pháp kịp thời khi gặp vướng mắc trong kinh doanh.