Phân tích, đánh giá công tác quản lý chi phí và giá thành sản xuất của Công ty Cơ khí hóa chất 13.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cơ khí hóa chất 13 (Trang 42 - 46)

Giá thành sản xuất là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ kinh doanh. Tại Công ty Cơ khí hóa chất 13 thì vấn đề quản lý chi phí rất được lãnh đạo Công ty quan tâm.

Bảng 6: Tình hình quản lý chi phí và giá thành của Công ty:

Đơn vị tính: 1000đ CHỈ TIÊU Năm 2007 (SL: 2225718 SP) Năm 2008 (SL: 2378735 SP) So sánh ST (đồng) TTr (%) ST (đồng) TTr (%) ST (đồng) %tăng (giảm) TTr (%) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(1) (6)=(5)/ (1) (7)=(4)-(2) A-Z sản xuất 109.477 91,03 116.15 6 89,46 6.679 6,10 -1,57 a.CPNVLTT 66.155 60,43 75.243 64,78 9.088 13,74 4,35 b.CPNCTT 33.666 30,75 30.899 26,60 -2.767 -8,22 -4,15 c.CPSXC 9.656 8,82 10.013 8,62 0.357 3,70 -0,20 B-CPBH 2.466 2,05 3.285 2,53 0.819 33,24 0,48 C-CPQLDN 8.328 6,92 10.402 8,01 2.074 24,90 1,09 D-Z toàn bộ 120.270 100,00 129.84 2 100,00 9.572 7,96 0,00 E-CPBH/DT 2,25 2,83 0,58 F-CPQLDN/DT 7,60 8,96 1,35

Chi phí nói chung và giá thành sản xuất nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty. Trong năm 2008, số chi phí mà Công ty bỏ vào để thực hiện hoạt động kinh doanh là 336,47 tỷ đồng, trong đó chi phí sản xuất hàng kinh tế là 308,86 tỷ đồng; tăng 41,17 tỷ đồng so với năm 2007, với tốc độ tăng 15,38%. So với tỷ lệ tăng của doanh thu hàng kinh tế thì tốc độ tăng của chi phí là thấp hơn. Như vậy nhìn một cách tổng thể, có

thể đánh giá tình hình quản lý chi phí của Công ty là tương đối hiệu quả. Song để có thể đưa ra một kết luận chính xác về vấn đề này. Ta sẽ đi vào nghiên cứu tưng khoản mục chi phí theo giá thành đơn vị sản phẩm bình

quân (Bảng 6), bởi vì, chi phí phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sản phẩm

sản xuất, nó có quan hệ cùng chiều với sản lượng.

Trong bảng 6, ta thấy giá thành toàn bộ bình quân năm 2008 đã tăng

9,572 ngàn đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng 7,96%. Việc giá thành toàn bộ tăng là do cả 3 khoản chi phí đều tăng lên, đó là: giá thành sản xuất, CPBH và CPQLDN. Trong 3 bộ phận cấu thành nên giá thành toàn bộ thì mức tăng của giá thành sản xuất đơn vị là nhiều hơn cả và tăng 6,679 ngàn đồng so với năm 2007. Tuy nhiên ta không chỉ nhìn vào duy nhất chỉ tiêu tuyệt đối, mà còn phải quan tâm đến chỉ tiêu tương đối, khi thấy rằng tốc độ tăng của CPBH và CPQLDN là khá lớn.

Trước hết, ta xem xét đến giá thành sản xuất. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của Công ty. Năm 2008, giá thành sản xuất chiếm 89,46% trong tổng chi phí, tăng thêm một lượng 6,679 ngàn đồng/ 1đvsp so với năm trước và đây cũng là nguyên nhân chính của việc tăng giá thành toàn bộ. Trong giá thành sản xuất của Công ty, ta cần đặc biệt chú ý đến chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đây là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá trị sản phẩm, trong 100 đồng Zsx thì giá trị nguyên vật liệu trong đó là 64,78 đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của khoản này trong năm là khá lớn, tăng 13,74 % so với năm 2007. Có 2 nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng này; thứ nhất đó là giá cả nguyên vật liệu tăng cao so với nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là các mặt hàng như vật liệu xây dựng, các chi tiết cơ khí và giá xăng dầu thế giới, thứ hai là tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đang trên đà phát triển, thể hiện qua số lượng sản phẩm tiêu thụ bình quân tăng 153.017 sản phẩm, tương ứng với tốc độ tăng 6,87%.Trong khi đó CPNCTT lại có xu hướng giảm xuống. Điều này thể

hiện sự nhạy bén của Công ty trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện khó khăn về giá nhập vật tư đầu vào, Công ty đã chủ động trong việc tối thiểu hóa chi phí nhân công. Với khối lượng sản xuất tăng lên mà chi phí nhân công lại giảm, điều này hoàn toàn không vô lý, bởi vì trong năm 2008 lãnh đạo Công ty đã thực hiện chính sách tinh giản biên chế, thực hiện chế độ làm việc theo ca kíp; vừa tận dụng được tối đa công suất của máy móc, vừa nâng cao thu nhập bình quân đâu người một công nhân.

Như đã nêu ở trên, có một vấn đề được đặt ra với Công ty đó là tốc độ tăng của CPBH và CPQLDN là khá lớn, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, như vậy đã làm cho 2 chỉ tiêu: CPBH/DTT và CPQLDN/DTT tăng lên so với năm 2007. Nhìn vào chỉ tiêu (E) và (F) ở

bảng 6, ta thấy hiệu quả trong công tác quản lý của 2 khoản này là chưa tốt, bởi vì trong 100 đồng doanh thu thu được, thì lượng CPBH và CPQLDN mà Công ty phải bỏ ra đã nhiều hơn 0,58 đồng và 1,35 đồng so với năm 2007. Để tìm ra một nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng của 2 khoản chi phí này, qua tìm hiểu thực tế tại Công ty, em thấy rằng trong năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, nhưng công việc kinh doanh của Công ty vẫn phát triển (như đã nêu ở trên). Chính vì vậy mà các hoạt động như giao dịch với khách hàng phải diễn ra mạnh mẽ hơn. Như phần 2.2.3.1 đã nêu, trong năm 2008 Công ty có tham gia 2 cuộc hội chợ lớn tại Nha Trang và Việt Trì, chi phí cho 2 cuộc hội chợ về đi lại, ăn ở, ký kết hợp đồng … cũng đã lên tới 700 triệu đồng.

Tổng quát lại, có thể đánh giá công tác quản lý chi phí và giá thành của Công ty trong năm là tương đối hiệu quả. Hầu hết các chỉ tiêu về chi phí đều tăng lên (CPNVL, CPBH, CPQLDN, CPSXC) song chủ yếu đều là do các nhân tố khách quan như giá cả hoặc do khối lượng sản xuất sản xuất tăng (KLSX tăng cho thấy dấu hiệu tích cực trong kinh doanh của Công

ty), một số chỉ tiêu có xu hướng giảm đi (CPNC) cho thấy những điều chỉnh hợp lý của Công ty trong việc tổ chức sản xuất. Công ty cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cơ khí hóa chất 13 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w