Các biện pháp quản lý chi phí, tiến tới hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cơ khí hóa chất 13 (Trang 53 - 55)

Quản lý chi phí tốt, giảm chi phí là biện pháp cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty và cũng tạo điều kiện để Công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty Cơ khí hóa chất 13 cần quán triệt các biện pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác giám sát, quản lý các khoản chi phí.

Cần giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản chi như chi phí văn phòng, chi tiếp khách,… Chẳng hạn như chi phí điện nước, nên tắt những thiết bị không cần đến hoặc sử dụng hợp lý đối với điện thoại và dịch vụ internet, cần cử người giám sát các cuộc gọi và truy cập. Để giảm các khoản chi phí này, trước hết lãnh đạo Công ty phải quán triệt ý thức tiết kiệm đến từng phòng ban, từng nhân viên và có các biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ, tránh tình trạng “của… chùa”.

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bởi thiếu vốn

sản xuất sẽ dẫn tới tình trạng sản xuất bị ngưng trệ. Trong thời gian tới, Công ty cần có các biện pháp cụ thể để tránh tình trạng ứ đọng vốn, vốn bị chiếm dụng. Để giải quyết tốt vấn đề này Công ty cần quan tâm đến công tác thu hồi nợ thong qua việc giao trách nhiệm cho bộ phận kế toán lập sổ theo dõi công nợ đối với từng khách hàng. Khi đến hạn thanh toán thì bộ phận này có trách nhiệm báo cáo ngay cho lãnh đạo Công ty để bố trí cán bộ làm công tác đòi nợ, tránh việc để nợ quá hạn, gây thiếu vốn sản xuất, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu lợi nhuận của Công ty.

Thứ ba: Hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây cũng là một biện pháp cơ

bản nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty Cơ khí hóa chất 13. Với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất thì giá thành sản xuất của Công ty được

nhân công, chi phí sản xuất chung. Do đó muốn hạ thấp giá thành sản phẩm, Công ty phải có các biện pháp quản lý từng khoản mục chi phí nói trên sao cho hợp lý.

Với chi phí NVL: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm nên việc hạ thấp khoản mục này cần phải được coi trọng. Chi phí nguyên vật liệu được xác định theo định mức và đơn giá NVL. Việc tiết kiệm chi phí ở đây không có nghĩa là cắt xén bớt NVL mà phải theo định mức đã được xác định trước, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó trong thời buổi giá cả nguyên vật liệu tăng cao, Công ty cần tích cực hơn nữa trong công tác tìm kiếm các nhà cung cấp, cần đa dạng hóa các nhà cung cấp mà không ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu, đảm bảo cho nguyên liệu liên tục được đưa vào sản xuất, giảm bớt chi phí vận chuyển, cũng như hao hụt trong công tác bảo quản nguyên vật liệu. Công ty cũng nên lập các phương án cải tiến, thay thế một số loại vật liệu nhằm giảm bớt chi phí mà vẫn không làm thay đổi chất lượng sản phẩm.

Với chi phí nhân công: Hiện nay tại Công ty Cơ khí hóa chất 13, chi phí nhân công được xác định theo số lượng công nhân và đơn giá tiền lương. Do vậy để quản lý được khoản chi phí này một cách hợp lý, Công ty cần thực hiện việc tinh giản biên chế, giảm bớt số lượng lao động làm việc không có hiệu quả, tay nghề thấp. Bên cạnh đó cũng cần giám sát chặt chẽ đội ngũ lao động kết hợp với đẩy mạnh phong trào thi đua tăng năng suất lao động và ý thức trách nhiệm của người lao động toàn Công ty.

Với chi phí sản xuất chung: để giảm bớt được khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty nên loại bỏ những các khoản chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành sản phẩm như chi dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác, … Cần kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc của các khoản mục chi phí phát sinh

xem có hợp lý hay không. Đặc biệt các chi phí mua ngoài cần có biên lai hợp lệ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty cơ khí hóa chất 13 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w