1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng môi trường kinh doanh của việt nam hiện nay

28 518 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 876,24 KB

Nội dung

1.KHÁI LƯỢC VỀ MTKD (MỞ RỘNG LÝ THUYẾT).1.1.Khái niệm MTKD.1.2.Sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn MTKD.1.3.Phân loại MTKD.1.3.1.MTKD bên ngoài.1.3.1.1.Môi trường KTQD (vĩ mô).Yếu tố kinh tế.Yếu tố chính trị pháp luật.Yếu tố văn hóa xã hội.Yếu tố đạo đức.Yếu tố khoa học công nghệ.Yếu tố tự nhiên.Bối cảnh quốc tế.Những đối tác bên ngoài có liên quan.1.3.1.2.Môi trường ngành (vi mô).Mô hình 5 lực lượng của M.Porter.Khách hàng.Nhà cung cấp.Đối thủ cạnh tranh.Sự xuất hiện của các hàng hóa thay thế.Sự xuất hiện của các đối thủ mới (cạnh tranh tiềm năng).1.3.2.MTKD bên trong.1.3.2.1.Nguồn nhân lực.1.3.2.2.Khả năng nghiên cứu phát triển.1.3.2.3.Tài chính kế toán.1.3.2.4.Văn hóa của tổ chức.2.MTKD CỦA VIỆT NAM.2.1.Môi trường KTQD (vĩ mô).2.1.1.Yếu tố văn hóa xã hội.2.1.2.Yếu tố kinh tế.2.1.3.Yếu tố chính trị pháp luật.2.1.4.Bối cảnh quốc tế.2.1.5.Yếu tố công nghệ.2.2.Môi trường ngành (vi mô).2.2.1.Người tiêu dùng.2.2.2.Người sản xuất sản xuất.2.2.3.Các nhà cung ứng.2.2.4.Các đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn.2.3.Xếp hạng MTKD của Việt Nam ( World Bank).2.4.Thế giới nhìn nhận và đánh giá về triển vọng MTKD của Việt Nam.2.5.Đề xuất giải pháp hoàn thiện MTKD ở Việt Nam.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT. 1. KHÁI LƯỢC VỀ MTKD (MỞ RỘNG LÝ THUYẾT). 1.1. Khái niệm MTKD. 1.2. Sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn MTKD. 1.3. Phân loại MTKD. 1.3.1. MTKD bên ngoài. 1.3.1.1. Môi trường KTQD (vĩ mô).  Yếu tố kinh tế.  Yếu tố chính trị - pháp luật.  Yếu tố văn hóa xã hội.  Yếu tố đạo đức.  Yếu tố khoa học công nghệ.  Yếu tố tự nhiên.  Bối cảnh quốc tế.  Những đối tác bên ngoài có liên quan. 1.3.1.2. Môi trường ngành (vi mô). Mô hình 5 lực lượng của M.Porter.  Khách hàng.  Nhà cung cấp.  Đối thủ cạnh tranh.  Sự xuất hiện của các hàng hóa thay thế.  Sự xuất hiện của các đối thủ mới (cạnh tranh tiềm năng). 1.3.2. MTKD bên trong. 1.3.2.1. Nguồn nhân lực. 1.3.2.2. Khả năng nghiên cứu phát triển. 1.3.2.3. Tài chính kế toán. 1.3.2.4. Văn hóa của tổ chức. 2. MTKD CỦA VIỆT NAM. 2.1. Môi trường KTQD (vĩ mô). 2.1.1. Yếu tố văn hóa xã hội. 2.1.2. Yếu tố kinh tế. 2.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật. 2.1.4. Bối cảnh quốc tế. 2.1.5. Yếu tố công nghệ. 2.2. Môi trường ngành (vi mô). 2.2.1. Người tiêu dùng. 2.2.2. Người sản xuất sản xuất. 2.2.3. Các nhà cung ứng. 2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn. 2.3. Xếp hạng MTKD của Việt Nam ( World Bank). 2.4. Thế giới nhìn nhận và đánh giá về triển vọng MTKD của Việt Nam. 2.5. Đề xuất giải pháp hoàn thiện MTKD ở Việt Nam. 1. KHÁI LƯỢC VỀ MTKD ( MỞ RỘNG LÝ THUYẾT). 1.1. Khái niệm MTKD. Môi trường kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự hoạt động, thành công hay thất bại của doanh nghiệp. 1.2. Sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn MTKD. Lý do thứ nhất xuất phát từ chỗ một doanh nghiệp không hoạt động một cách biệt lập hay theo cách thức một hệ thống đóng. Doanh nghiệp vận động trong MTKD với tư cách một hệ thống mở; ở đó các yếu tố môi trường vừa vận động tương tác lẫn 2 nhau, vừa tác động lớn đến sự tồn tại, hưng thịnh hay diệt vong của một doanh nghiệp. Lý do thứ 2 đòi hỏi các nhà quản trị phải nghiên cứu MTKD là trên cơ sở nhận thức đúng về môi trường, họ mới có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Các nhà quản trị cần nghiên cứu và quyết định đầu tiên là kinh doanh trong môi trường nào? Nguyên lý là sau khi đã nghiên cứu và xác định có cơ hội khinh doanh, các nhà quản trị phải nghiên cứu MTKD để quyết định xem có nên kinh doanh ở môi trường cụ thể nào đó hay phải tìm đến MTKD thuận lợi hơn. Khi đã thành lập doanh nghiệp rồi, các quyết định tiếp theo của các nhà quản trị là các quyết định mang tính thích ứng với môi trường. Ngoài ra, các nhà quản trị còn cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn MTKD để trong chừng mực cho phép phải góp phần làm thay đổi môi trường theo hướng ngày càng tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ trên cơ sở MTKD thuận lợi, các quyết định kinh doanh mới kịp thời thành hiện thực và các chi phí phát sinh mới thấp; nhờ đó, doanh nghiệp mới có thể có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 1.3. Phân loại MTKD. 1.3.1. Môi trường bên trong. 1.1.1.1. Môi trường KTQD (vĩ mô). Môi trường vĩ mô của của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp. Đó là những yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát và làm thay đổi được, do vậy doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chủ yếu.  Yếu tố kinh tế. Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Có sức mua mới có thị trường. Tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của các lĩnh vực khác nhau, sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự phân bổ sức mua ở các vùng khác nhau. 3 Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực. + Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. + Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, + Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp + Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư  Yếu tố chính trị - pháp luật. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi- thương mại. Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng  Yếu tố văn hóa xã hội: − Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới : Sự bùng nổ dân số trên thế giới là một mối lo chủ yếu của các tổ chức Chính phủ và các tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Cơ sở của mối quan tâm này gồm 2 yếu tố 4 : thứ nhất là các nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể đảm bảo cuộc sống cho một số lượng người đông như vậy, đặc biệt là một mức sống mà mọi người khao khát muốn có. Nguyên nhân thứ hai gây ra mối lo ngại là mức tăng dân số đạt cao nhất ở những nước và cộng đồng có ít khả năng đảm bảo cuộc sống nhất. Những khu vực kém phát triển trên thế giới hiện chiếm 76% dân số thế giới và đang tăng lên với tốc độ 2% mỗi năm, trong khi dân số ở những khu vực phát triển hơn của thế giới chỉ tăng 0,6 % mỗi năm. Dân số lớn và tăng cao tạo ra 1 thị trường tiềm năng rộng lớn cho doanh nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 84 triệu người với tốc độ tăng cao là thị trường hấp dẫn của các công ty trong nước và nước ngoài. Đây là yếu tố quyết định quy mô thị trường hiện tại và tương lai. − Cơ cấu tuổi của dân số quyết định nhu cầu : Dân số có thể chia thành 6 nhóm tuổi : Chưa đến độ tuổi đi học, tuổi đi học, thiếu niên, thanh niên tuổi từ 25 đến 40, trung niên tuổi từ 40 đến 65 và cao niên tuổi từ 65 trở nên. Mỗi nhóm có số nhu câù sản phẩm và dịch vụ nhất định, những sở thích về phương tiện truyền thong và bán lẻ khác nhau. Nghiên cứu cơ cấu tuổi giúp doanh nghiệp biết những loại sản phẩm và dịch vụ nào sẽ có nhu cầu lớn trong vài năm tới . − Các nhóm trình độ học vấn : Trong bất kỳ xã hội nào dân cư cũng được phân thành 5 nhóm trình độ học vấn : mù chữ, học dở dang trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp nghiệp vụ chuyên môn. Sự thay đổi của yếu tố này có tác động đến sự thay đổi cơ cấu nhu cầu của các hàng hóa dịch vụ cụ thể và các đặc tính nhu cầu . − Sự thay đổi quy mô hộ gia đình : Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường nhiều hàng hóa. Các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng mong muốn có cuộc sống tự lập. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân cũng phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của dân cư. Ví dụ, nhóm độc thân, ly thân, góa bụa, li dị cần những căn hộ nhỏ hơn, nhu cầu ăn uống, mặc… cũng khác với khi kết hôn. Doanh nghiệp cần nghiên cứu những yếu tố này để xác định đúng sản phẩm đưa ra thị trường − Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư: Tại các nước nói chung và tại Việt Nam nói riêng , quá trình đô thị hóa và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đông đúc. Điều này là yếu tố tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.  Yếu tố đạo đức. 5 Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận (tôn trọng ) bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà nhà quản trị cần lưu ý đó là : sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn, và tinh tế hơn các yếu tố khác, thậm chí khó mà nhận biết được. Các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau có thể bị tác động ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố văn hoá xã hội và buộc phải thực hiện những chiến lược thích ứng với từng quốc gia. Các yếu tố hình thành môi trường văn hoá xã hội như: − Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp. − Những phong tục, tập quán, truyền thống . − Những quan tâm và ưu tiên của xã hội. − Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… Trên thực tế ngoài khái niệm văn hoá xã hội còn tồn tại văn hoá của vùng, văn hoá làng xã mà chính những phạm trù này quyết định thị hiếu, phong cách tiêu dùng của từng khu vực sẽ khác nhau.  Yếu tố khoa học - công nghệ. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt công nghệ mới được ra đời và được ích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì giờ đây nó đã có đủ chức năng để thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải  Yếu tố địa lý ( môi trường tự nhiên). Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải trong rất nhiều trường hợp chính các điều 6 kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây nhân loại đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là: Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng. Sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng. Sự mất cân bằng về môi trường sinh thái. Trong bối cảnh như vậy chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sau: Một là, ưu tiên phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ nhằm khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở bảo đảm sự duy trì, tái tạo, đặc biệt nếu có thể góp phần tăng cường hơn nữa các điều kiện tự nhiên. Hai là, phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt cần phải có nhà quản trị dần việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái sinh trong tự nhiên chuyển sang sử dụng các vật liệu nhân tạo. Ba là, đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường, môi sinh, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của doanh nghiệp gây ra.  Bối cảnh quốc tế. − Toàn cầu hóa. − Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tạo ra sức ép cạnh tranh dẫn đến sự thay đổi về cách thức kinh doanh, cách thức quản trị.  Những đối tác bên ngoài có liên quan. − Cộng đồng. − Các tổ chức hành pháp. − Hiệp hội nghề nghiệp. − Nhóm bảo vệ quyền lợi đặc biệt. − Dân tộc thiểu số. − Truyền thông. − Tổ chức tôn giáo. 1.1.1.2. Môi trường ngành (vi mô). Mô hình 5 lực của M- Porter  Khách hàng. Là những người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Không có khách hàng, các doanh nghiệp sẽ gặp 7 khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Muốn thành công các doanh nghiệp cần phải dành thời gian để khảo sát thật kỹ các yếu tố này, qua đó thiết lập các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Khi đề cập đến yếu tố này các nhà quản trị cần làm rõ một số khía cạnh sau đây: − Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Nhu cầu và thị hiếu của họ là gì? Những khuynh hướng trong tương lai của họ như thế nào? − Ý kiến của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ra sao? − Mức độ trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp? − Áp lực của khách hàng hiện tại đối với doanh nghiệp và xu hướng sắp tới như thế nào?  Những nhà cung cấp Là những nhà cung các nguồn lực như: vật tư, thiết bị, vốn, nhân lực cho hoạt động của doanh nghiệp, kể cả các cơ quan cấp trên như: bộ chủ quản, liên hiệp xí nghiệp có quyền đưa các chính sách và quy định đối với hoạt động doanh nghiệp. Những nhà cung cấp thường là cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạn cung cấp các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để giảm bớt rủi ro từ yếu tố này, các doanh nghiệp phải tạo ra được mối quan hệ gắn bó với những người cung ứng, các cơ quan cấp trên. Mặt khác, phải tìm ra nhiều nhà cung ứng khác nhau về một loại nguồn lực. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị thực hiện quyền lựa chọn và chống lại sức ép của các nhà cung cấp. Thực tiễn đã chỉ ra nhiều doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh nhờ có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.  Các đối thủ cạnh tranh Trong xu thế hiện nay khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các đơn vị ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải ý thức được sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chính sách thích hợp nhằm giảm được các rủi ro trong hoạt động. Các nguy cơ cạnh tranh trên thực tế có thể chia thành ba dạng sau đây: Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành: là hình thức cạnh tranh được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, hình thức cạnh tranh này xảy ra giữa các 8 doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành. Phương thức cạnh tranh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức chẳng hạn cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trước và sau bán hàng mức độ cạnh tranh cũng có thể khác nhau tuỳ theo từng ngành (tuỳ thuộc mức độ phân tán trong ngành, giai đoạn phát triển của ngành ). Nguy cơ xâm nhập mới: Thị phần và mức lời của các doanh nghiệp trong ngành có thể bị chia sẻ vì sự xâm nhập mới. Nguy cơ này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Một cách tốt nhất để đối phó với nguy cơ này là làm cho sản phẩm rẻ hơn và tạo ra được sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Chính sự phát triển của khoa học và công nghệ mới đã tạo điều kiện cho loại hình cạnh tranh này ngày càng quyết liệt. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của loại hình này là thông qua sự thay đổi về giá cả và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ. Để giành được thắng lợi với các đối thủ, các nhà doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi cơ bản sau đây: − Mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh là gì? − Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? − Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình là gì? Để làm sáng tỏ vấn đề này, cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là một công việc không đơn giản. Ngoài ra, khi đánh giá về những mặt mạnh, yếu của mình, các nhà doanh nghiệp thường hay chủ quan. Điều này rất dễ dẫn đến chiến lược cạnh tranh do doanh nghiệp đề ra không hiện thực.  Sản phẩm thay thế. Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Tính bất ngờ và khó dự đoán của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ ngành với sụ phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. VD: Điện thoại di động là sản phẩm thay thế của điện thoại cố định. Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phàn mềm mã nguồn mở như Linux hay như ở VN là Vietkey Linux giá thành rẻ thậm chí là miễn phí nhưng rất ít người sử dụng vì chi phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window và các ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác là rất cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động, các công việc trên máy tính. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ thay thế làm thay đổi tính chất cạnh tranh trên thị trường cung sản phẩm, dịch vụ. 9  Cạnh tranh tiềm năng. Cạnh tranh sinh ra không những từ các doanh nghiệp hiện tại hoặc từ sản phẩm thay thế mà còn từ khả năng xuất hiện những doanh nghiệp mới trên thị trường. Những doanh nghiệp mới xuất hiện sẽ mong muốn có được phần thị trường với sản phẩm có giá cạnh tranh. Khi đó một tình huống như thế có xu hướng làm giảm khả năng sinh lợi của một ngành công nghiệp nhìn một cách tổng thể. Khả năng của các doanh nghiệp mới xuất hiện áp đặt được trên thị trường tùy thuộc vào hàng rào cản lối vào ngành và phản ánh lại của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành kinh doanh đó. 1.1.2. Môi trường bên trong. 1.1.2.1. Nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quan trọng , cần được đánh giá một khách quan và chính xác. Khi nghiên cứu yếu tố này các nhà quản trị cần làm rõ các yếu tố sau: − Tổng nhân lực sẵn có của ngành. − Cơ cấu nhân lực. − Trình độ chuyên môn, Trình độ lành nghề của lực lưỡng nhân lực. − Tình hình phân bố và sử dụng lực lưỡng nhân lực. − Vấn đề phân phối thu nhập, các chính sách động viên của người lao động. − Khả năng thu hút nhân lực của hang. − Mức độ thuyên chuyển và bỏ việc. 1.1.2.2. Khả năng nghiên cứu phát triển Tương lai của một doanh nghiệp phần nào phụ thuộc vào yếu tố này. Nhiều nhà quản trị còn cho rằng, yếu tố này nên được xem là một tiêu thức quan trọng để đánh giá khả năng, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nhiều ngành kinh doanh yếu tố này trở nên quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ví dụ, ngành sản xuất dược phẩm mức chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là rất lớn. Khả năng này được thể hiện chủ yếu qua các mặt sau: − Khả năng phát triển sản phẩm mới. − Khả năng cải tiến kỹ thuật. − Khả năng ứng dụng công nghệ mới. Để thực hiện được các mặt trên, đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên phải thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, để hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới và phải thường xuyên cập nhật các thông tin về sự phát triển của khoa học và công nghệ mới. 10 [...]... cùng với hiện trạng dân số VN khá trẻ và cần cù lao động thì tương lai kinh tế VN sẽ phát triển khá ổn định − Việt Nam có lợi thế kinh doanh cao Tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, thị trường lớn, chi phí đầu tư thấp…, Việt Nam là một đối tác kinh doanh rất hấp dẫn của các nhà đầu tư − Việt Nam đứng thứ 3 trong chỉ số lòng tin kinh doanh Thông tin trên vừa được Ngân hàng Anh quốc HSBC công bố sau khi... Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triến thị trường  Tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong thời kì khó khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần phục hồi nền kinh tế... nên dẫn đến sự bùng phát của bất ổn trong 2007-2008 làm cho thứ 23 hạng về kinh tế vĩ mô của ta sụt giảm thêm Hạ tầng chưa được cải thiện, xếp hạng về hạ tầng cũng xấu đi Có thể nói các yếu tố căn bản đã khiến thứ hạng của Việt Nam tụt mất 13 bậc, trong đó đóng góp của bất ổn kinh tế vĩ mô chiếm phần chính 2.4 Thế giới nhìn nhận và đánh giá về triển vọng MTKD của Việt Nam − Việt Nam cần thận trọng khi... đào tạo 6 Hiệu quả của thị trường hàng hóa 7 Hiệu quả của thị trường lao động 8 Sự sành sỏi của thị trường tài chính 9 Sự sẵn sàng công nghệ 10 Quy mô của thị trường III Các yếu tố đổi mới và sành sỏi 11 Sự sành sỏi kinh doanh 12 Sự đổi mới 71 73 61 93 98 92 72 70 67 45 47 38 93 80 82 86 32 79 40 73 38 76 71 55 83 84 70 64 57 44 Có thể thấy xếp hạng tính cạnh tranh chung của Việt Nam liên tục tụt hạng,... an toàn Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội để học hỏi, tiếp cận khoa học công nghệ của các nước bạn, nâng cao năng lực sản xuất trong nước 2.2 Môi trường ngành (vi mô) 19 2.2.1 Người tiêu dùng Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường vi mô vì họ là người đề đạt yêu cầu, mong muốn, họ là người lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh. .. tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta 2.3 Xếp hạng MTKD của Việt Nam Ngày 9-9-2009 tại Đại Liên (Trung Quốc), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009-2010 Theo đó năng lực cạnh tranh Việt Nam đã tụt 5 bậc từ 70 sụt xuống hạng 75 Đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam tụt hạng Từ báo cáo 2006-2007 Việt Nam xếp thứ 64/122 (trong số 122 nền kinh. .. dịch vụ của doanh nghiệp Thị trường người tiêu dùng gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân Các đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam: − Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng Mặc cho tất cả các sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu và với ảnh hưởng của lạm phát hay suy thoái kinh tế, hộ gia đình trung lưu Việt Nam đã... hưởng của yếu tố thời tiếtsự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu… 2.2.4 Đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp VN không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại VN Với những công nghệ cao và nguồn tài chính hùng mạnh,các doanh nghiệp nước ngoài thật sự là một đối thủ đáng gờm của doanh. .. trí thứ 3, Việt Nam là nơi được giới doanh nhân nước ngoài tin tưởng làm ăn và kỳ vọng vào một nền kinh tế ngày càng phát triển 2.5 Đề xuất giải pháp hoàn thiện MTKD ở Việt Nam 25 Nhà nước cần phải đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng , lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chú trọng vào việc xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật,... nền kinh tế châu Á này là ba nước châu Âu, Đan Mạch, Thụy Điển và Thụy Sỹ Riêng đối với Việt Nam, WEF ghi nhận: Việt Nam là một trong số các nước đã cải thiện thứ hạng một cách mạnh mẽ nhất, tăng 18 bậc để lên đến hạng 71" Theo bà Margareta Drzeniek Hanouz, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Mạng lưới Cạnh tranh Toàn cầu và là đồng tác giả công trình nghiên cứu của WEF, đó là kết quả của việc Việt Nam . ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT. 1. KHÁI LƯỢC VỀ MTKD (MỞ RỘNG LÝ THUYẾT). 1.1. Khái niệm MTKD. 1.2. Sự cần thiết phải. kế hoạch, chi n lược của doanh nghiệp. − Khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. − Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn. − Việc kiểm soát các chi phí. − Dòng tiền (thu và chi) . − Các. đây: − Mục tiêu, chi n lược của đối thủ cạnh tranh là gì? − Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? − Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình là gì? Để làm sáng tỏ vấn đề này, cần phải

Ngày đăng: 10/11/2014, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w