1.CƠ SỞ LÍ LUẬN.1.1. Quan điểm của Mác.1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX.1.1.2.Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp.1.2.Quan điểm của Lenin về thời kỳ quá độ lên CNXH.1.2.1.Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH.1.2.2.Sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của LLSX và tăng trưởng kinh tế.2.KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ.2.1. Quá độ ở Liên xô với chính sách Nep.2.1.1.Thực trạng của Lực lượng sản xuất.2.1.2.Chính sách kinh tế mới NEP.2.2.Kinh tế nhiều thành phần.2.3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.2.3.1. Tính đúng đắn của chính sách kinh tế của Lê nin2.3.2.Bài học cho Việt Nam.3.THỰC TIỄN VIỆT NAM.3.1.Việt Nam đi lên CNXH từ một nước xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu .3.1.1.Lực lượng sản xuất.3.1.2.Quan hệ sản xuất.3.2.Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua chủ nghĩa tư bản.3.2.1.Tính tất yếu của việc “bỏ qua” CNTB ở Việt Nam.3.2.2.Quan điểm của Đảng.3.3.Việt Nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh. 3.3.1.Thời Pháp thuộc.4.NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.4.1 Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.4.2. Vai trò, vị trí, xu hướng định hướng phát triển của các thành phần kinh tế.4.2.1Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô4.2.2Kinh tế quốc doanh4.2.3Các tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp4.2.4Kinh tế cá thể của nông dân và thu công nghệ, 4.2.5Kinh tế tư bản của tư nhân. 4.2.6Kinh tế tư bản quốc gia4.3Tác dụng của nền kinh tế nhiều thành phần.4.3.1Công tư đều lợi.4.3.2Chủ thợ đều lợi4.3.3Công nông giúp nhau.4.3.4Lưu thông trong ngoài.5.TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA CHỦ TRƯƠNG.5.1. Tính đúng đắn thể hiện qua mặt lý luận của Đảng.5.1.1.Những quan điểm sai lầm về sở hữu và các thành phần phần kinh tế của Đảng trước đổi mới ( trước 1986).5.1.2.Nhận thức lại về sở hữu và các thành phần kinh tế trong Đại hội Đảng lần thứ VI ( 1986).5.1.3 Những sự thay đổi về sở hữu và các thành phần kinh tế qua các kì Đại hội Đảng VII, VIII, IX5.2.Cơ sở thực tiễn.5.2.1.Bảng vốn đăng kí của mỗi thành phần kinh tế.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1.1. Quan điểm của Mác. 1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa là học thuyết của Mác: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó, LLSX quyết định QHSX. Trong quá trình hoạt động sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Đến một trình độ nhất định, tính chất của lực lượng sản xuất thay đổi khi đó quan hệ sản xuất cũ lỗi thời (QHSX chiếm hữu tư nhân, TLSX chỉ thuộc về 1 số người) trở thành vật cản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lúc đó đòi hỏi sự thay thế QHSX cũ bằng một QHSX mới phù hợp hơn. Do đó trong CNXH thì LLXS là có con người XHCN đóng vai trò quan trọng thì đòi hỏi sự phù hợp của QHSX trong đó có sự mở rộng quan hệ và phát triển của tất cả các thành phần kinh tế. 1.1.2. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp. Sự không phù hợp giữa LLSX và QHSX trong xã hội tư bản: − Trình độ sản xuất của nền kinh tế trong xã hội tư bản là trình độ đại công nghiệp với tính chất công nghiệp hóa. − LLSX mang tính xã hội hóa ngày càng cao trong khi QHSX của tư bản là quan hệ là chiếm hữu tư nhân. Tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số người, sản xuất thì cần nhiều người dẫn đến mâu thuẫn. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sử đặc biệt, có sư đan xen nhiều chế độ sở hữu về TLSX giữa các yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới. Do đó, theo lí luận của Mác, chúng ta phải đi xây dựng các thành phần kinh tế phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Tác dụng: Cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phân kinh tế, khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, phát triển LLSX. Việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, là cầu nối cần thiết giúp các nước có nền sản xuất nhỏ quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB. 1.2. Quan điểm của Lenin về thời kỳ quá độ lên CNXH. 1.2.1. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH. Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ qúa độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau do giai cấp nào làm chủ sở hữu TLSX thì người đó, giai cấp đó làm chủ trong việc tổ chức điều hành quản lý SX và làm chủ trong việc phân phối kết quả sản xuất, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc. V.I.Lênin chỉ ra: “Danh từ quá độ có nghĩa là gì ? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có những thành phần, những bộ phận những mảng của CNTB và CNXH không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có, song vấn đề cơ bản là phải xem xét nước mình tồn tại những thành phần kinh tế nào. 1.2.2. Sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của LLSX và tăng trưởng kinh tế. Do thời kì quá độ còn tồn tại những thành phần kinh tế do lịch sử để lại và còn có lợi cho sự phát triển kinh tế của chủ ngĩa xã hội. Do chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế cũ nảy sinh những thành phần kinh tế mới ra đời (kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác). Do yêu cầu xây dựng xã hội mới và nền kinh tế mới nên các thành phần kinh tế mới ra đời (kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác). Trong TKQĐ, chưa có thành phần kinh tế nào giữ vai trò thống trị, chi phối các thành phần kinh tế khác, mà chúng chỉ là những mảnh, những bộ phận hợp thành kết cấu kinh tế-XH trong một hệ thống thống nhất biện chứng. Mỗi thành phần kinh tế có kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh của nó, hợp thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế quá độ, vừa tất yếu cần thiết, vừa là phương tiện để đạt được mục đích của nền sản xuất xã hội. 2. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ. 2.1. Quá độ ở Liên xô với chính sách Nep. 2.1.1. Thực trạng của Lực lượng sản xuất. Công cụ lao động: thủ công, chưa phát triển. Vẫn đang ở giai đoạn tiểu công nghiệp. Lực lượng lao động: theo hướng cá nhân hóa. Chỉ dừng lại ở mức hộ gia đình nhỏ lẻ hoặc các doanh nghiệp nhỏ. Chưa có lao động tập trung. 2.1.2. Chính sách kinh tế mới - NEP. Chuyển từ kinh tế tập trung tuyệt đối sang chế độ kinh tế thị trường tự do có sự điều tiết của Nhà nước chuyên chính vô sản hướng lên nền kinh tế XHCN. Theo Lê nin những quan hệ sản xuất TBCN được phép tồn tại và phát triển dưới sự kiểm soát của Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nó là một bước lùi cần thiết về CNTB và bao hàm những mâu thuẫn nhưng nếu được sử dụng đúng đắn nó sẽ có tác dụng to lớn đối với quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất cơ khí hóa XHCN. Theo Lênin, không phá huỷ kết cấu kinh tế- xã hội cũ, thương nghiệp, kinh tế nhỏ, doanh nghiệp nhỏ CNTB mà làm cho thương nghiệp, doanh nghiệp nhỏ CNTB phát triển lên và làm cho chúng chịu sự điều tiết của nhà nước. Thông qua chế độ hợp tác xã để đưa nông dân đi lên con đường hợp tác hóa, Lê nin khẳng định: ” phải cho chế độ hợp tác xã hưởng 1 số đặc quyền , cấp cho hợp tác xã những thể thức làm cho chúng ta có thể giúp đỡ có hiệu quả các hợp tác xã và đào tạo những xã viên hợp tác xã văn minh”. 2.2. Kinh tế nhiều thành phần. 2 Lênin là người đầu tiên trong lịch sử lý luận Mác giải quyết một cách toàn diện về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, thể hiện sự sáng tạo và bản lĩnh của một nhà chiến lược kiệt xuất với NEP. Trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực", Lênin đã nêu ra các thực thể kinh tế trong xã hội lúc bấy giờ: 1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên. 2. Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì). 3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân. 4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước. 5. Chủ nghĩa xã hội". Như vậy Lênin nêu ra 5 thành phần kinh tế và thứ tự các thành phần kinh tế được Lênin sắp xếp một cách có chủ đích và hàm chứa ý nghĩa phương pháp luận. Thứ tự đó phản ánh trình độ sản xuất, các hình thức vận động của chế độ sở hữu trong tiến trình lịch sử từ thấp đến cao. Mặt khác, thứ tự đó còn thể hiện mức độ gần gũi của các thành phần kinh tế với kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong một nước tiểu nông, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một quá trình lâu dài, trải qua nhiều nấc thang trung gian, chủ nghĩa tư bản nhà nước chính là nấc thang trung gian đó. Tóm lại, từ kinh tế tiểu nông xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng nhất quán trong quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin. 2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2.3.1. Tính đúng đắn của chính sách kinh tế của Lê nin NEP ra đời trên cơ sở xem xét toàn diện các nhân tố gây ra cuộc khủng hoảng, trong đó nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ bên trong, đó là những sai lầm về lãnh đạo, quản lý mà trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế. Do đó, có thể thấy, NEP không chỉ là chính sách kinh tế mà còn là đường lối chính trị đúng đắn và dũng cảm để Nhà nước Nga Xô-viết tháo gỡ khó khăn, điều hành sự phát triển kinh tế - xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa. 2.3.2. Bài học cho Việt Nam. Cần tạo đk cho LLSX phát triển phù hợp với QHSX. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là mục tiêu quan trọng trong tiến trình đi lên CNXH. 3. THỰC TIỄN VIỆT NAM. 3.1. Việt Nam đi lên CNXH từ một nước xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu . 3.1.1. Lực lượng sản xuất. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, còn ở tình trạng phổ biến của tái sản xuất giản đơn mang tính tự cấp, tự túc. Trình độ lực lượng sản xuất thủ công, có tính chất cá nhân hóa. Năng suất thấp gây khó khăn cho đời sống nhân dân, sự phát triển của công nghiệp, ảnh hưởng xấu đến chu trình sản xuất xã hội. Trình độ LLSX phân bố không đồng đều giữa các ngành, vùng gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế. 3 3.1.2. Quan hệ sản xuất. QHSX và LLSX phát triển không đồng bộ: Do bị kìm hãm dưới chế độ phong kiến lâu dài nên QHSX là QHSX phong kiến, chiếm hữu tư nhân trong khi LLSX phát triển mang tính xã hội hóa. Các thành phần kinh tế cũ vẫn còn tồn tại song song với các thành phần kinh tế mới gây nên mâu thuẫn về QHSX. 3.2. Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua chủ nghĩa tư bản. 3.2.1. Tính tất yếu của việc “bỏ qua” CNTB ở Việt Nam. Tính khách quan: Quá trình quốc tế hóa sản xuất, toàn cầu hóa với sự thành công của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tạo điều kiện cho các nước kém phát triển đi sau tiếp thu, vận dụng đưa vào mình lực lượng sản xuất hiện đại. Để theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới, LLSX của Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa là điều tất yếu. Tính chủ quan: khả năng và nguồn nhân lực trong nước có thể đáp ứng được theo yêu cầu của thời kỳ quá độ lên CNXH. Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, dễ đào tạo, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu thời đại mới; tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú tạo điều kiện hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. => LLSX nước ta có đủ điều kiện để phát triển bỏ qua CNTB. Con đường quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam là hoàn thành đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan. Đó là sự vận dụng đúng đắn, sang tạo chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2.2. Quan điểm của Đảng. Đại hội IX của Đảng đã nhận định về thời kì quá độ ở Việt Nam như sau: Đặc điểm bao trùm nhất của thời kì quá độ nước ta là bỏ qua chế độ TBCN. Nhưng bỏ qua chế độ TBCN không có nghĩa là phủi sạch trơn, không phải đem CNXH đối lập với CNTB, bỏ qua những cái không thể bỏ qua như đã từng xảy ra ở các nước XHCN. Thực chất của “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX tư bản chủ nghĩa thay vào đó là kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh, đồng bộ LLSX với QHSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội bằng cách kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. 3.3. Việt Nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, hơn 90% là nông dân. 3.3.1. Thời Pháp thuộc. Dưới thời thực dân Pháp thống trị nền kinh tế Việt Nam mất dần tính chất phong kiến thuần túy, trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế tự 4 cung tự cấp bị thu hẹp, sản xuất hàng hóa phát triển nhưng quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và và tồn tại một cách phổ biến. Trong nông nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục duy trì kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức, sưu cao thuế nặng. Người nông dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng là thực dân và phong kiến. Phần lớn ruộng đất, TLSX tập trung vào tay bọn địa chủ và chủ đồn điền người Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất, TLSX. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản. Pháp thực hiện chính sách “Ngu dân” nhằm hạn chế trình độ nhận thức của người dân. Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp => LLSX bị kìm hãm, không thể phát triển được. 4. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 4.1 Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tháng 11/1945, trong bài “Toàn dân kháng chiến” đăng trên báo Cứu quốc, số 83, ngày 5/11/1945. Người kêu gọi: “Các nhà giàu có mau mau góp vốn lại mở các công ty kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính, giao thông để tích cực tăng gia sinh sản, lưu thông buôn bán”. Từ năm 1945-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiềuthành phần nhằm phát triển kinh tế, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1953, trong tác phẩm “Thưởng thức chính trị” ký bút danh Đ.X, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại nhiều thành phần như sau: Kinh tế quốc doanh; kinh tế địa chủ phong kiến; kinh tế hợp tác xã, hội đoàn đổi công; kinh tế cá nhân; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản quốc gia. Phát triển các thành phần kinh tế vừa để đáp ứng lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, đẩy mạnh sản xuất, vừa nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng trong một mặt trận dân tộc thống nhất phục vụ cho cuộc kháng chiến. Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ II Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần: “Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ 5 khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện. Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước”. Như vậy ta có thể thấy Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH tại Việt Nam 4.2. Vai trò, vị trí, xu hướng định hướng phát triển của các thành phần kinh tế. 4.2.1 Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô Đây là thành phần kinh tế của chế độ xã hội phong kiến. Giai cấp địa chủ chiếm ruộng đất và nông cụ nhưng không cày cấy còn nông dân phải mướn ruộng của đại chủ phải nộp tô, phải hầu hạ “không khác gì nô lệ”. Trong chế độ mới, thành phần kinh tế này đã lỗi thời, chỉ còn là tàn dư. Vai trò: HCM không chủ trương xóa bỏ thành phần kinh tế này để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phục vụ chiến lược giải phóng dân tộc, nhằm thu hút số đại chủ vừa và nhỏ theo cách mạng, ửng hộ kháng chiến. Xu hướng phát triển: sau này thành phần kinh tế này đã bị xóa bỏ. 4.2.2 Kinh tế quốc doanh “Có tính chất chủ nghĩa xã hội. Vì tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong các xí nghiệp quốc doanh thì xưởng trưởng, công trình sư, và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ nhân dân” ( Thường thức chính trị - 1953) Vị trí: là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới Vai trò: đáp ứng yêu cầu to lớn và quan trọng của toàn xã hội, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Giữ vai trò chủ đạo. nó là một công cụ có sức mạnh vật chất mang tính quyết diinhj để nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế hàng hóa nhiều tp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xu hướng, định hướng phát triển: chủ trương cải cách khu vực kinh tế nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả của khu vực này, giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 4.2.3 Các tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp “Có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Nhân dân góp nhau mua những thứ mình cần dùng, hoặc để bán những thứ mình sản xuất không phải kinh qua các người con buôn, không bị họ bóc lột.Các hội đổi công ở nông thôn cũng là một loại hợp tác xã.” Vai trò: Đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xu hướng, định hướng phát triển: cùng với kinh tế nhà nước giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế. 4.2.4 Kinh tế cá thể của nông dân và thu công nghệ, Họ thường tự túc ít có gì bán, và cũng ít khi mua thứ gì. 6 Vị trí: Đây là khu vực kinh tế tồn tại như một tất yếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ, đang phát triển ở trình độ thấp bắt nguồn từ nông nghiệp như nước ta. Vai trò: tự tạo việc làm cho người lao động với lượng vốn rất ít. 4.2.5 Kinh tế tư bản của tư nhân. “Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”. Vai trò: Nắm tềm năng lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý, do đó nó có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống. Kinh tế tư bản tư nhân góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích luỹ và đầu tư, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tăng sức cạnh canh trong nền kinh tế, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ để hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng, định hướng phát triển: kinh tế tư bản tư nhân ngày càng được Nhà nước khuyến khích phát triển. 4.2.6 Kinh tế tư bản quốc gia “Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh, và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.” Vai trò: “là nấc thang, bước trung gian để một nước kém phát triển đi lên CNXH” 4.3Tác dụng của nền kinh tế nhiều thành phần. 4.3.1 Công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. 4.3.2 Chủ thợ đều lợi Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên. 4.3.3 Công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông. 7 4.3.4 Lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hoá ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta. 5. TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA CHỦ TRƯƠNG. 5.1. Tính đúng đắn thể hiện qua mặt lý luận của Đảng. 5.1.1. Những quan điểm sai lầm về sở hữu và các thành phần phần kinh tế của Đảng trước đổi mới ( trước 1986). Do chủ quan duy ý chí và bảo thủ trì trệ, Đảng đã có những sai lầm nghiêm trọng và kèo dài về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện trong giai đoạn này, vi phạm các quy luật khách quan, biểu hiện qua một số lĩnh vực cụ thể được Văn kiện ĐH Đảng lần VI đánh giá như sau : “chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta tồn tại trong một thời gian tương đối dài” nên “đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa”, “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX” nên “có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ”. Từ tuyệt đối hóa mặt sở hữu về tư liệu sản xuất, chúng ta đi đến tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất, đi ngược lại quy luật kinh tế khách quan là đẩy mạnh việc xây dựng quan hệ sản xuất để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Cách làm này đã không tạo được điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển mà trái lại kìm hãm lực lượng sản xuất. Như vậy, với chế độ công hữu hình thức, áp đặt, chúng ta đã nhanh chóng xóa bỏ các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thực tế là đã triệt tiêu động lực kinh tế làm cho nền kinh tế không phát triển, đời sống khó khăn, tiêu cực phát triển. 5.1.2. Nhận thức lại về sở hữu và các thành phần kinh tế trong Đại hội Đảng lần thứ VI ( 1986). Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã thổi luồng gió mới vào đời sống kinh tế ở nước ta. Trong đại hội này, Đảng ta thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót trong nhận thức và chỉ đạo về sở hữu và các thành phần kinh tế, cũng như việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng QHSX mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về TLSX, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. 5.1.3 Những sự thay đổi về sở hữu và các thành phần kinh tế qua các kì Đại hội Đảng VII, VIII, IX 8 Đại hội Đảng lần thứ VII và chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2000, Đảng ta khẳng định: Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong đó có ba hình thức cơ bản đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản này mà hình thành nhiều hình thức tổ chức và nhiều thành phần kinh tế. Cụ thể có năm thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh; Kinh tế hợp tác xã ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản Nhà nước. Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Các thành phần kinh tế tồn tại lâu dài và nằm trong một cơ cấu kinh tế thống nhất. Đại hội Đảng lần thứ VIII lại có nhận thức đầy đủ thêm. Để phù hợp với thực tiễn phát triển, Đại hội đã thay cụm từ: kinh tế quốc doanh bằng cụm từ kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác xã thành kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã và đưa thành phần kinh tế tư bản nhà nước lên vị trí thứ ba. Đại hội IX khẳng định và bổ sung thêm một số vấn đề trong đó nổi bật là sự công nhận một thành phần kinh tế mới – Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để đưa đất nước hội nhập , phát triển theo hướng toàn cầu hoá. Ngoài ra còn có một số sự thay đổi như thay thành phần kinh tế hợp tác bằng thành phần kinh tế tập thể trong đó hợp tác xã là lòng cốt , đưa thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ lên vị trí thứ ba sau thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể . Đại hội Đảng X , Đảng ta cho gộp 2 thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tiểu chủ cá thế thành thành phần kinh tế tư nhân do chúng có nhiều đặc điển giống nhau. Nhìn lại sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã phát triển theo cơ cấu nhiều thành phần kinh tế với 5 thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Với những thay đổi đúng đắn trong nhận thức, tư duy kinh tế dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh , nền kinh tế sau đổi mới ngày càng được phát triển và hoàn thiện theo hướng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với lực lượng nòng cốt là thành phần kinh tế nhà nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những kết quả khả quan. 5.2. Cơ sở thực tiễn. 5.2.1. Bảng vốn đăng kí của mỗi thành phần kinh tế. Trước đổi mới Sau đổi mới 1970 1975 1980 1990 1995 2000 Kinh tế nhà nước 0,0728 0,19 0,223 1000 4080 9880 Kinh tế tư nhân 26,5 421,38 2248,3 Kinh tế cá thể 3,563 8700 15640 9 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 735 3937,2 5838,9 Tổng 0,0728 0,19 0,233 1765,063 17138,58 33607,2 Đơn vị: Triệu USD. Trước đổi mới, tổng vốn đăng kí của các thành phần kinh tế còn thấp. Tuy đã tăng tổng số vốn đăng kí theo mỗi năm nhưng không nhiều. Sau đổi mới, tổng số vốn đăng kí đã tăng lên đáng kể. Năm 1990 tổng số vốn đăng kí tăng khoảng 8000 lần so với các năm trước đổi mới. Năm 1995 tổng số vốn đăng kí càng tăng lên rõ rệt hơn.Năm 1995 tăng khoảng 80000 lần so với các năm trước đổi mới. Năm 2000, tổng số vốn đăng kí tăng lên khoảng 150000 lần so với các năm trước đổi mới.Với việc các số vốn ngày càng tăng như vậy thì kèm theo các dự án kinh tế ngày càng nhiều và phát triển, những dự án quy mô lớn sẽ đem lại lợi nhuận cao và sẽ thu hút được nhiều nguồn lao động, làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với số vốn ngày càng tăng sẽ tăng thêm thu nhập cho người lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động: hiện nay, ở nước ta, số người có độ tuổi 15 trở lên làm việc tăng khoảng 2% mỗi năm; có vốn để đào tạo người lao động có kĩ năng, tay nghề chuyên môn: hiện nay, số lượng người lao động có tay nghề, chuyên môn kĩ thuật ở nước ta ngày càng tăng từ 3% - 3,5% mỗi năm; có vốn sự chuyển giao công nghệ dễ dàng hơn, mua sắm được thiết bị hiện đại hình thành nên các dây chuyền sản xuất tự động con người không phải sử dụng sức lao động tay chân nhiều. Lực lượng sản xuất từ trình độ thủ công, cá nhân hóa dần chuyển sang trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, xã hội hóa./. 10 . nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong đó có ba hình thức cơ bản đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản này mà hình thành nhiều hình. 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1.1. Quan điểm của Mác. 1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. Học thuyết hình. thức, tư duy kinh tế dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh , nền kinh tế sau đổi mới ngày càng được phát triển và hoàn thiện theo hướng cơ cấu kinh tế nhiều thành