1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự sáng tạo của hồ chí minh về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần

6 404 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 434,59 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế có những tư duy lý luận nổi bật, thể hiện sự sáng tạo vượt khỏi nhận thức của các nhà lý luận đương thời. Nói là những điểm nổi bật, sáng tạo vì đó là những vấn đề lớn, có liên quan đến việc xác định đường lối kinh tế của nước ta, được Người nêu ra sớm hơn, khác hơn và phù hợp với thực tế hơn so với những quan điểm lý luận đương thời...

Trang 1

BÀI TẬP KỸ NĂNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:

Phân tích sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới như thế nào?

Trang 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị nhưng Người đã quan tâm rất nhiều về kinh tế Tư tưởng kinh tế của Người cơ bản là tư tưởng kinh tế - chính trị Trên cương vị lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển kinh tế ở một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Những quan điểm này là một bộ phận đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh và vẫn giữ nguyên giá trị chỉ đạo đối với chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế có những tư duy lý luận nổi bật, thể hiện sự sáng tạo vượt khỏi nhận thức của các nhà lý luận đương thời Nói là những điểm nổi bật, sáng tạo vì đó

là những vấn đề lớn, có liên quan đến việc xác định đường lối kinh tế của nước ta, được Người nêu ra sớm hơn, khác hơn và phù hợp với thực tế hơn so với những quan điểm lý luận đương thời

Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của đất nước được xem là sự sáng tạo, là một trong những nhân tố mới trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, đề cập trong các tác phẩm, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước

Xác định cơ cấu các thành phần kinh tế:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung, từng thành phần kinh

tế nói riêng được thể hiện khá rõ trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, nhưng rõ nhất trong hai tác phẩm

là “Thường thức chính trị” (năm 1953) và “Báo cáo Dự thảo Hiến pháp năm 1959” Theo đó, về

cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Hồ Chủ tịch cho rằng,

“có nước thì đi lên CNXH (cộng sản) như Liên Xô, có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên CHXH” như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam Có thể hiểu “chế độ dân chủ mới” theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là giai đoạn lịch sử tương ứng với khái niệm “thời kỳ quá độ đi lên CNXH” của nước ta hiện nay Người lý giải, nước ta phải trải qua một giai đoạn dân chủ mới vì "đặc điểm to lớn của thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" Từ đó, Người xác định, cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta và chỉ ra các loại hình kinh

tế, các hình thức sở hữu khác biệt, nhưng được cố kết lại thành một chỉnh thể kinh tế - xã hội quá

độ trong quá trình vận động Đặc biệt, khi sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau vẫn còn

là một tất yếu khách quan và có vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế, thì cần phải tiếp tục sử dụng, phát triển chúng theo định hướng XHCN

Mặt khác, tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam làm cách mạng dân tộc dân chủ đi lên CNXH đó là sự nghiệp của toàn dân Nhờ phát huy được sức mạnh của khối

Trang 3

đoàn kết toàn đân tộc mà cách mạng dân tộc dân chủ thành công Đi vào thực trạng cách mạng XHCN, Hồ Chí Minh lại khẳng định: CNXH là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải CNXH nhà nước, nhà nước không thể làm thay nhân dân mà sự nghiệp xây dựng CNXH là do nhân dân xây dựng Mà ở thời kỳ quá độ lên CNXH

ở Việt Nam tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế, mỗi thành phần kinh tế lại gắn với giai tầng xã hội nhất định trong cộng đồng dân tộc Đi lên CNXH không thể chủ quan một sớm một chiều xóa bỏ thành phần kinh tế này (gắn với giai tầng xã hội nhất định) hoặc giữ lại, phát triển thành phần kinh tế kia Theo Hồ Chí Minh, trong thực trạng cùng một lúc có nhiều thành phần kinh tế khác nhau để đi tới CNXH trước hết phải được giải quyết bằng chính các quy luật kinh tế kết hợp với các quy luật khác của cách mạng XHCN, trong cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới XHCN Bởi vậy, Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm cách mạng XHCN thì “phải thay đổi quan

hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới”, “phải dần dần biến nước

ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp”… Tức là chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc Phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Nhưng ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế nhiều thành phần thấp kém, thì đó “là một cuộc biến đổi khó khăn và sâu sắc nhất”

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, ngày 23-9-1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa Cả nước đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh Trong đường lối kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

“vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” – một chủ trương thể hiện sinh động sự kết hợp hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm Thường thức chính trị, trong đó Người chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do): Một là, kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô Hai là, kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa

xã hội Ba là, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã mua bán, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội Các hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã Bốn là, kinh tế cá nhân của nông dân

và của thủ công nghệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì Đó là một thứ kinh tế lạc hậu Năm là, kinh tế tư bản tư nhân Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế Trong loại này tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản Tư bản của Nhà nước

là CNXH Năm thành phần kinh tế tồn tại khách quan trong suốt thời kỳ quá độ Do đó, cần phải

sử dụng chúng một cách triệt để nhằm phát triển nền sản xuất của xã hội, mà không sợ khuynh hướng phát triển tự phát theo chủ nghĩa tư bản của các thành phần kinh tế phi XHCN

Trang 4

Chính sách xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần:

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: Một là, công tư đều lợi Kinh

tế quốc doanh là công Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân Hai là, chủ thợ đều lợi Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột Nhưng chính phủ ngăn cấm họ bóc lột nhân dân quá tay Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho thợ được

số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên Ba là, công nông giúp nhau Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cung cấp cho nông dân Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông Bốn là, lưu thông trong ngoài Ta ra sức khai lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa chế tạo được Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta

Ở đây, Hồ Chí Minh nêu quan điểm "công tư đều lợi", "chủ thợ đều lợi" trong thời kỳ quá

độ và khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, Người vẫn đồng thời khẳng định, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể "là lực lượng cần thiết cho xây dựng kinh tế nước nhà" Chỉ bằng những câu ngắn gọn, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy những nguyên tắc, mục tiêu cần hướng tới của nền kinh tế nhiều thành phần Đó là các thành phần kinh tế phải tồn tại trong mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, tạo nên sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân Những quan điểm trên thể hiện rất rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Sự vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước của Đảng ta:

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về ‘nhiệm vụ quan trọng nhất” ở thời kỳ quá độ “là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” và thực tế đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: Trong đổi mới, Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, Đại hội VI (1986) đã xã định tư tưởng chỉ đạo cốt lõi là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có

Trang 5

hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan

hệ sản xuất XHCN Đến Hội nghị TW 6 (khóa VI) Đảng ta khẳng định: phát triển kinh tế nhiều thành phần là chính sách nhất quán có ý nghĩa chiến lược lâu dài và các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật

Xuyên suốt 6 kỳ Đại hội của Đảng từ khi đổi mới (Đại hội VI, VII, IX, X và XI) và cả trong

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020” và “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” thông qua năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011, đều khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng trong đổi mới là Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Quan điểm này lại được cụ thể hóa, hoàn chỉnh ở mỗi thời kỳ hoạt động của Đảng, nhất là cụ thể hóa về nội dung chính sách xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Đến Đại hội IX (2001), khái niệm kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được hoàn chỉnh khi Đảng khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo

cơ chế thị trường , có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Từ quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu nhiều thành phần kinh

tế, mở của nền kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bắt nhịp với xu thế của thời đại, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế Đảng ta đã từng bước thay đổi tư duy trong việc xác đường lối đối ngoại theo hướng ngày càng rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và không ngừng mở rộng đường lối đối ngoại theo phương châm tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế Mức độ hội nhập của đất nước ta ngày càng sâu rộng Kết quả là sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt Vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được đặt ở vị trí quan trọng, đất nước ta đã được nhiều nước trên thế giới tin tưởng và gửi gắm nhiều trọng trách của quốc tế

Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng hệ thống quan điểm của Người về cách mạng Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị Những quan điểm của Người không chỉ soi sáng cho với cách mạng Việt Nam mà còn là tài sản vô giá, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của nhân loại Trong hệ thống quan điểm đó, những quan điểm sáng tạo của Người trên lĩnh vực kinh

tế vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vẫn là cơ sở lý luận hết sức quan trọng để Đảng ta hoạch định đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chúng ta tin tưởng rằng, có lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng và

Trang 6

kim chỉ nam cho hành động thì cách mạng Việt Nam nói chung và nền kinh tế của nước ta nói riêng sẽ ngày càng phát triển./

Ngày đăng: 01/08/2018, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w