Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
424,67 KB
Nội dung
Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội con người ngày càng tiến bộ, phát triển và hoàn thiện hơn, của cải vật chất con người tạo ra là cực kỳ phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống của mình thì chất thải là một dạng vất chất không mong muốn của con người. Chất thải ngày càng nhiều và mỗi lúc một ảnh hưởng xấu hơn đến con người cũng như hệ sinh thái. Con người đã nhận thấy được điều này, chính vì vậy đã và đang tìm mọi cách, mọi phương tiện để giảm tới mức tối đa tác hại của chất thải. Chất thải rắn sinh hoạt là một dạng chất thải trực tiếp do con người thải ra môi trường trong quá trình sống và sinh hoạt của mình, đặc biệt với các đô thò lớn thì lượng chất thải sinh hoạt thải ra càng nhiều mỗi ngày. Quận1 là trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh với dân số khoảng 199.800 người, ước tính lượng rác phát sinh mỗi ngày khoảng 280 tấn ( trong đó có khoảng 204 tấn chất thải hữu cơ và 76 tấn chất thải còn lại). Lượng chất thải này chỉ được thu gom khoảng 256 tấn còn lại khoảng 24 tấn thải ra môi trường mỗi ngày. Tất cả lượng chất thải thu gom đều được đem đi chôn lấp, viêc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là một biện pháp xử lý đơn giản nhất, tuy nhiên hiện nay đã cho thấy nhiều bất cấp từ việc chôn lấp chất thải như ô nhiễm không khí, nước ngầm, đất, chi phí lớn, diện tích bãi chôn lấp phải rộng….Chính vì vậy, tại sao chúng ta không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với các ưu điểm như : tạo nguồn nhiên liệu sạch để chế biến compost và sản xuất phân hữu cơ; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên thông qua viêc nâng cao hiệu quả của quá trình tái sinh và tái chế; giảm chi phí xử lý chất thải rắn; giảm diện tích bãi chôn lấp; giảm ô nhiễm môi trường; làm sạch đẹp thành phố . Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá nhận thức và ý thức của người dân trên đại bàn Quận 1 về vấn đề chất thải sinh hoạt và Phân Loại Rác Tại Nguồn, từ đó phân tích, kết luận và đi đến xây dựng một chương trình cụ thể và thiết thực cho việc Phân Loại Rác Tại Nguồn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Điều tra, đánh giá tình hình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên đòa bàn Quận 1. • Điều tra đánh giá nhận thức và ý thức của người dân về vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. • Xây dựng một chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 1.3 Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên thì đề tài cần thực hiện các nội dung sau: • Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan đến đề tài. • Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên đòa bàn Quận 1. • Xử lý số liệu và luận giải kết quả qua phiếu điều tra. • Xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận Cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao của xã hội, dân số ngày càng gia tăng, dẫn đến một điều tất yếu là chất thải con người thải ra ngày càng nhiều. Chất thải rắn sinh hoạt mà con người thải ra đang là một báo động vì chi phí quản lý và xử lý cao, diện tích bãi chôn lấp lớn, ảnh hưởng đến các môi trường đất, nước, không khí, sinh vật, sức khoẻ con người. Không chỉ có thế nó còn làm mất vẻ mỹ quan, trật tự xã hội cũng như trì trệ nền kinh tế. Cũng như nhiều quốc gia và đô thò khác trên thế giới, Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang phải chi phí những khoản tiền khổng lồ cho công tác Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 3 quản lý đô thò, trong đó có quản lý chât thải rắn, số tiền này ngày càng tăng tỷ lệ với tốc độ đô thò hoá. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm Nhà nước phải chi trên 300 tỷ cho công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thò. Số tiền này tăng nhanh hằng năm và ngày càng vượt quá khả năng chi trả của ngân sách. Hiện nay, trên đòa bàn Quận 1 - Thành Phố Hồ Chí Minh một ngày thải ra khoảng 280 tấn rác sinh hoạt nhưng chỉ thu gom được khoảng 256 tấn còn lại khoảng 24 tấn thải ra môi trường mỗi ngày, bên cạnh đó lượng chất thải thu gom được cũng chỉ đem đi chôn lấp chứ chưa có phương án xử lý triệt để. Trong chất thải rắn sinh hoạt trên đòa bàn Quận 1 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung có khoảng 71% là chất thải thực phẩm có thể ủ làm phân compost, khoảng 29% chất thải còn lại một phần lớn cũng có thể tái chế như nhựa, kim loại, giấy, linh kiện điện tử…. Việc thải ra chất thải trong quá trình sống và phát trển của xã hội là một điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để có thể giảm thiểu các tác động xấu cũng như hạn chế chi phí quản lý và xử lý. Ở các nước phát triển, họ có nhiều công nghệ tiên tiến để quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đạt kết quả rất cao, nhưng khâu đầu tiên của các quá trình và công nghệ này luôn luôn là khâu phân loại chất thải rắn tại nguồn. Vì vậy khâu phân loại chất thải rắn tại nguồn có yếu tố quan trọng và quyết đònh thành công của công nghệ xử lý cũng như quy trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Với chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt đô thò tại nguồn, hệ thống quản lý chất thải rắn được tách ra thành các thành phần rõ hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần tăng lên rõ rệt hấp dẫn sự đầu tư và tham gia quản lý của người dân. Bên cạnh đó, ý thức của người dân tăng cao sẽ làm cho họ tự giác hơn trong công tác đóng góp, thu gom và xử lý chất thải, giảm gánh nặng cho ngân sách. Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 4 Sơ đồ nghiên cứu: Sơ đồ 1: Các bước nghiên cứu đề tài Vấn đề nghiên cứu Tổng hợp biên hội tài liệu Đ iều tra hiện trạng Phát phiếu điều tra Trò chuyện, phỏng vấn Đánh giá hiện trường, chụp hình Xử lý số liệu Trao đổi ý kiến chuyên gia Xây dựng chương trình phân loại rác tại nguồn Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 5 1.4.2 Phương pháp cụ thể Thu thập và tổng hợp tài liệu về Quận 1 Thành phố Hồ Hồ Chí Minh và về chất thải rắn sinh hoạt. Khảo sát và điều tra thực tế qua phiếu điều tra. Sử dụng phần mềm SPSS, Worl, Excel để xử lý, phân tích và trình bày số liệu. 1.5 Đối tượng nghiên cứu Người dân trên đòa bàn Quận 1. Hệ thống thu gom vận chuyển trên đòa bàn Quận 1 ( thuộc Công Ty Công Trình Công Cộng Quận 1 và đội ngũ thu gom rác dân lập ). 1.6 Đòa điểm nghiên cứu Đòa điểm nghiên cứu là Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là các hộ gia đình thuộc các phường Bến Nghé, Đakao, Tân Đònh (vì giới hạn về thời gian nên không thể tìm hiểu trên toàn bộ Quận 1). Lý do chọn các phường Bến Nghé, Đakao, Tân Đònh là do các phường này có mật độ dân số tập trung cao vì hai phường Tân Đònh, Đakao là khu quy hoạch dân cư của Quận và mỗi phường có một tổ thu gom rác riêng ( thuộc Công Ty Công Trình Công Cộng Quận 1). 1.7 Giới hạn đề tài 1.7.1 Giới hạn về nội dung Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình và nhận thức, ý thức của người dân trên đòa bàn Quận 1. Nghiên cứu về quy trình thu gom vận chuyển rác trên đòa bàn Quận 1. 1.7.2 Giới hạn về thời gian Thời gian cụ thể là từ 25/9/2006 đến ngày 20/12/2006. Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 6 1.8 Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn 1.8.1 nghóa thực tiễn Tìm hiểu, tình hình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên điạ bàn Quận 1 từ đó rút ra nhận xét và đánh giá nhằm phục vụ cho công tác quản lý và xử lý tốt hơn chất thải rắn sinh hoạt . Đánh giá nhận thức và ý thức của người dân vầ vấn đề thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cũng như vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từ đó xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn góp phần hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt. 1.8.2 Ý nghóa khoa học Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân. Sử dụng công cụ phân tích và sử lý số liệu là phần mềm SPSS, EXCEL. Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 7 Chương 2 TỔNG QUAN QUẬN 1 VÀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 2.1 Tổng quan Quận 1 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Vò trí đòa lý hành chính Quận 1 nằm ở vò trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thò Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thò Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới. Diện tích Quận 1 có diện tích 7,71 km 2 , chiếm 0,35 diện tích thành phố, đứng hàng thứ 5 về diện tích trong số 12 quận nội thành. Diện tích sông rạch chiếm 8,1%, diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích Quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận huyện khác. Toàn quận có 10 phường: phường Tân Đònh, phường Đa Kao, phường Cầu Kho, phường Bến Nghé, phường Bến Thành, phường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, phường Nguyễn Thái Bình, phường Phạm Ngũ Lão, phường Nguyễn Cư Trinh. Dân số Dân số của quận tính đến thời điểm tháng 11/2004 là 222.569 người. Mật độ dân số trung bình đạt 29.506 người/km 2 , đứng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận huyện khác trong thành phố. Trong đó, người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5%. Mật độ dân số của từng phường trong quận được trình bày tóm tắt trong bảng sau: Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 8 Bảng 1: Mật độ dân số từng phường trong Quận 1 Phường Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km 2 ) Tân Đònh 0,6102 29.127 47.733 Đa Kao 0,9642 23.626 24.503 Cầu Kho 0,3349 20.551 61.364 Bến Nghé 2,4251 21.252 8.765 Bến Thành 0,9242 21.924 23.722 Cô Giang 0,3443 24.519 71.214 Cầu Ông Lãnh 0,2144 17.840 83.208 Nguyễn Thái Bình 0,5168 19.418 37.574 Phạm Ngũ Lão 0,4887 23.267 47.610 Nguyễn Cư Trinh 0,7361 26.045 35.382 (Nguồn : Niên giám thống kê 2004) Đặc điểm khí hậu Khu vực này nằm trong đòa hạt Thành phố Hồ Chí Minh nên chòu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, đặc trưng cơ bản là có nền nhiệt độ cao tương đối ổn đònh và sự phân hoá theo mùa. Khí tượng thay đổi theo hai mùa nắng mưa khá rõ rệt: mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10. Nhiệt độ Điều đáng lưu ý nhất với nhiệt độ là sự dao động nhiệt độ trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 10 0 C/ ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng nhưng ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn các nơi khác trong đòa bàn khu vực phía Nam 1,0 – 1,5 0 C. Nhiệt độ trung bình của năm 2004 là 28 0 C. Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Nhất được trình bày trong bảng sau: Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 9 Bảng 2 : Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Nhất 2001 2002 2003 2004 Cả năm 28,2 28,4 28,1 28 Tháng 1 27,3 27,1 26,6 27,2 Tháng 2 27,6 27,3 28 26,7 Tháng 3 28,9 28,6 29 28,5 Tháng 4 30 30 30,3 30,1 Tháng 5 29,3 30,5 28,7 29,5 Tháng 6 28,1 28,9 28,9 28,1 Tháng 7 28,7 28,9 27,9 27,8 Tháng 8 27,7 27,7 28,1 28 Tháng 9 28,4 28,1 27,7 27,9 Tháng 10 27,9 27,9 27,2 27,5 Tháng 11 26,8 27,8 27,8 28 Tháng 12 27,2 28,1 26,6 26,6 (Nguồn : Niên giám thống kê 2004) Lượng mưa Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lïng mưa cao nhất trong năm 2004 lên đến 355,9 mm (tháng 7/2004). Diễn biến lượng mưa các năm đo đạc tại trạm Tân Sơn Nhất được trình bày trong bảng sau: Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam SVTH: Phạm Minh Hải Trang 10 Bảng 3 : Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại trạm Tân Sơn Nhất (Nguồn: Niên giám thống kê 2004) 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Quận 1 là một quận nằm trong đòa bàn trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với ưu thế thuận lợi cho kinh tế phát triển, đặc biệt là lónh vực dòch vụ, thương mại, du lòch, xuất nhập khẩu và đầu tư. Trên cơ sở thế mạnh sẵn có, cùng với việc đònh hướng phát triển phù hợp và đầu tư hợp lý, những năm gần đây khả năng khai thác và tăng trưởng kinh tế trên đòa bàn nói chung và của các doanh nghiệp thuộc Quận nói riêng là rất đáng kể. Quận 1 là môi trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Không tính các công trình liên doanh của các đơn vò thuộc các ngành kinh tế Trung Ương và thành phố, riêng Quận 1 đã được Uỷ Ban Nhà Nước và hợp tác đầu tư (SCCI) cấp 17 giấy phép liên doanh với tổng số vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD. Có 10 dự án đi vào hoạt động 2001 2002 2003 2004 Cả năm 1.680,0 1.332,0 1.788 1.783 Tháng 1 6,3 0 0 0,1 Tháng 2 0,5 0 0 0 Tháng 3 136 0 0,5 0 Tháng 4 39,8 59,0 2,1 13,2 Tháng 5 247,3 71 303,8 263,9 Tháng 6 364,1 262 327,4 246,8 Tháng 7 123,8 107 198,4 355,9 Tháng 8 360,6 78 198,2 201,3 Tháng 9 224,4 220 295,4 283,7 Tháng 10 156,9 285 347,1 309 Tháng 11 153,7 132 101,4 97 Tháng 12 15,9 96 1,6 12,7 [...]... và chất thải nguy hại được phân loại ra từ rác hộ gia đình được thu gom bằng cả hai phương pháp trên Chi phí cho việc quản lý chất thải rắn tại Hà Lan khi thực hiện phân loại chất thải rắn giảm 10% so với khi không thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn Việc vận động giáo dục có thể thực hiện trước khi bắt đầu chương trình phân loại chất thải rắn hoặc thực hiện trong suốt quá trình phân loại. .. giác tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn có thể áp dụng các hình thức khuyến khích như giảm phí thu gom chất thải Giáo dục vấn đề môi trường là một phần không thể thiếu trong bất cứ chương trình phân loại rác tại nguồn nào, đặc biệt là khi phân loại rác hữu cơ được thực hiện 2.4.2 Kinh nghiệm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Việt Nam Chương trình phân loại rác tại nguồn được thực hiện thí... lần 1 tuần Chi phí thu gom chất thải rắn đã phân loại cao hơn chi phí cho thu gom và thải bỏ chất thải rắn thông thường (chưa phân loại) là 40USD/tấn, nhưng tổng chi phí cho SVTH: Phạm Minh Hải Trang 33 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam quản lý chất thải rắn tại Brazil khi thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn thấp hơn chi phí quản lý chất thải rắn theo phương pháp thông... tái sinh và tái sử dụng sau khi áp dụng phân loại rác tại nguồn • Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn tại Hà Lan ưu tiên theo thứ tự sau: • Giảm thải tại nguồn • Tái sinh và tái sử dụng • Đốt thu hồi năng lượng • Chôn lấp Sơ đồ điển hình vận chuyển chất thải hộ gia đình sau khi đã phân loại tại nguồn được thể hiện ở hình sau Việc thực hiện phân loại chất thải rắn được thực hiện dựa trên các tiêu chí... các chất thải và không làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy SVTH: Phạm Minh Hải Trang 11 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam hiệu quả kinh tế Xử lý chất thải là một công tác quyết đònh đến chất lượng bảo vệ môi trường 2.2.2 Phân loại chất thải 2.2.2.1 Khái niệm phân loại chất thải rắn Phân loại chất thải rắn (CTR) tại nguồn là phân. .. 2.2.2.3 Phân loại theo trạng thái chất thải Chất thải trạng thái rắn : bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy, xây dựng… Chất thải trạng thái lỏng : phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, bia rựơu, nhà máy xản xuất giấy và vệ sinh công nghiệp… Chất thải ở trạng thái khí : bao gồm khí thải từ các động cơ đốt trong máy động lực, giao thông, nhà máy, xí nghiệp… 2.2.2.4 Phân loại theo tính chất. .. thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn Một số thành phố có thể truyền đạt thông tin qua điện thoại Kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện phân loại rác tại nguồn ở các nước trên thế giới: Phân loại chất thải rắn tại nguồn không phải là phương pháp để giải quyết tất cả các vấn đề bất cập trong quản lý chất thải rắn của đòa phương Trước khi triển khai thực hiện cần phải phân tích một cách cẩn thận... tái chế được thu hồi để tái sử dụng bao gồm thuỷ tinh, kim loại, giấy, chất dẻo 2.3 Hiện trạng, vai trò của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn 2.3.1 Hiện trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên đòa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Tình hình phân loại rác từ trước đền nay có nhưng chỉ mang tình tự phát và phân loại không triệt để : Tại các hộ gia đình người ta lựa chọn những thứ còn giá trò,... đònh lượng chất thải rắn có thể gây nhầm lẫn Ví dụ 1m3 chất thải rắn chưa được nén sẽ có khối lượng khác với 1m3 chất thải rắn đã được nén trong thu gom, và cả hai giá trò này sẽ khác khối lượng của 1 m3 chất thải rắn tiếp tục được ép ở bãi chôn lấp Để tránh nhầm lẫn, lượng chất thải rắn nên được biểu diễn dưới dạng khối lượng Khối lượng là thông số biểu diễn chính xác chất lượng chất thải rắnvì có thể... pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay 2.2.6.1 Phương pháp cơ học Tách kim loại, thuỷ tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải Làm khô bùn bể phốt Đốt chất thải không có thu hồi nhiệt SVTH: Phạm Minh Hải Trang 19 Đồ án tốt nghiệp GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam Lọc, tạo rắn với các chất thải bàn lỏng 2.2.6.2 Phương pháp cơ lý Phân loại vật liệu trong chất thải Thủy phân Sử dụng chất thải như . lý chất thải là một công tác quyết đònh đến chất lượng bảo vệ môi trường. 2.2.2 Phân loại chất thải 2.2.2.1 Khái niệm phân loại chất thải rắn Phân loại chất thải rắn (CTR) tại nguồn là phân. thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cũng như vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từ đó xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn góp phần hạn. chất thải rắn sinh hoạt và đạt kết quả rất cao, nhưng khâu đầu tiên của các quá trình và công nghệ này luôn luôn là khâu phân loại chất thải rắn tại nguồn. Vì vậy khâu phân loại chất thải rắn