1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn

97 3,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn

Trang 1

KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 22

Nguyễn Hồng Quân

Võ Trương Thanh Quyên

Tháng 10- Năm 2013

Trang 2

MỞ ĐẦU iPHẦN I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1PHẦN II CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG NÔNG NGHIỆP, VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN GÂY Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG NN, NT 6KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Bảng 1-1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt 10

Bảng 1-2: Tổng lượng chất thải rắn trong trồng trọt năm 2008, 2010 12

Bảng 2-3: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 .17

Bảng 2-4: Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình trong một ngày đêm (Hill và Toller, 1974) 19

Bảng 2-5: Thành phần dưỡng chất của một số vật nuôi 20

Bảng 2-6:Thành phần hóa học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100kg 21

Bảng 2-7: Tính chất nước thải chăn nuôi heo 21

Bảng 2-8 : Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000 kg trọng lượng sống của lợn (ASEA standards) 22

Bảng 6-9: Sản lượng sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản năm 2010 45

Bảng 6-10: Hiệu suất nguyên liệu của một số hoạt động sản xuất 47

Bảng 6-11: Tổng thải trung bình năm làng nghề qua các hoạt động sản xuất, sinh hoạt 48

Bảng 6-12: Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột 49

Bảng 6-13: Tổng lượng rác thải từ CBNS làng nghề Dương Liễu (2008) 50

Bảng 6-14: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm của nước thải: 52

Bảng 6-15: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm không khí: 54

Bảng 6-16: Thành phần nước thải sau xử lý ở một số cơ sở ở Hải Phòng 56

Bảng 6-17: Thành phần khí thải, không khí và tiếng ồn các cơ sở chế biến ở Hải Phòng 57

Bảng 6-18: Tổng lượng phế thải trong các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản ở Hải Phòng 58

Bảng 8-19: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 75

Bảng 8-20: Thống kê tình hình bệnh tật tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội) 83

Trang 5

Hình 1-1: Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 12

Hình 6-2:Sơ đồ quy trình tinh chế gỗ 51

Hình 6-3: Lượng phế thải sau chế biến ở các cơ sở chế biến năm 2010 59

Hình 8-4: Bản đồ hiện trạng phân bố các làng nghề ở Việt Nam 70

Hình 8-5: Biểu đồ cơ cấu phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất 71

Hình 8-6: Hàm lượng bụi và SO2 trong không khí tại làng nghề tái chế kim loại 78

Hình 8-7: Hàm lượng một số thông số trong không khí tại một số làng nghề dệt nhuộm 79

Hình 8-8: Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghê và các làng không làm nghề tại Hà Nam 82

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về chất và lượng Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo, là đối tác quan trọng với nhiều nước trong khối EU, Mỹ, Nhật…về xuất khẩu thuỷ hải sản và nông sản khác Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới Ở nông thôn, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng được cải thiện góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng

bị ô nhiễm trầm trọng ở các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, giết mổ động vật, các làng nghề, vùng trồng cây thâm canh…Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất cảnh quan, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm

mà còn là một trong các nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; dịch bệnh xảy ra ở nhiều hơn gây thiệt hại kinh tế; sản xuất nông nghiệp

thiếu tính bền vững Vì vậy nhóm 2 thực hiện chuyên đề “ô nhiễm môi trường nông nghiệp

và tác động đến môi trường nông nghiệp, nông thôn”.

1 Ý nghĩa chuyên đề

Cho mọi người được cái nhìn toàn diện về các nguồn gây ô nhiễm trong môi trường nông nghiệp, nông thôn Từ đó xét được những khía cạnh tác động đến môi trường nông nghiệp, nông thôn thông qua sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Thúc đẩy các bên liên quan lập các bản đồ khoanh vùng ô nhiễm các khía cạnh môi trường, chất thải rắn; tạo cơ sở cho các chuyên gia môi trường thuộc các lĩnh vực ngành nghề nông nghiệp, nông thôn đưa ra các giải pháp giảm thiểu, cải tạo và quản lý môi trường hợp lý hơn Ngoài ra ở khía cạnh người nông dân, sẽ giúp họ có những nhận định sâu sắc trong vấn đề sử dụng tài nguyên và quản lý chất thải hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nguồn gây ô nhiễm trong môi trường nông nghiệp, nông thôn

Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nông nghiệp, nông thôn

Trang 7

3 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề sẽ phân tích đối tượng cần nghiên cứu trong các lĩnh vực ngành nghề sau: (1) trồng trọt, (2) chăn nuôi, (3) nuôi trồng thủy hải sản, (4) nông thôn và làng nghề nông thôn, (5) công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, (6) thủy lợi, (7) lâm nghiệp, (8) diêm nghiệp

4 Nội dung thực hiện chuyên đề

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu những nội dung sau:

• Tổng quan về nông nghiệp và cụ thể thông tin về cấu trúc, đặc trưng sản xuất đối với từng loại hình nông nghiệp, nông thôn;

• Tổng quan các khía cạnh của các nguồn gây ô nhiễm nông nghiệp (nguồn phát sinh, thành phần, số lượng, mức phát tán, v.v…) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, nông thôn và làng nghề nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thủy lợi;

• Liệt kê thành phần và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp;

• Nêu được những ảnh hưởng các nguồn gây ô nhiễm lên môi trường xung quanh (đất, nước, không khí và sức khỏe người dân xung quanh và người dân trực tiếp tham gia sản xuất) Thu thập số liệu, dự đoán và đánh giá được mức ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp lên môi trường

5 Phương pháp thực hiện chuyên đề

a) Phương pháp thu thập thông tin:

• Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu (sách, tạp chí, nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội nghị, chính sách, chủ trương có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu )khác nhau:

• Các thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội và vai trò sản xuất nông nghiệp thời gian qua

• Các nghiên cứu ô nhiễm nông nghiệp, nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam

• Các số liệu và bằng chứng về mức độ ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp lên môi trường

b) Phân tích kết quả, tổng hợp dữ liệu viết chuyên đề

- Lựa chọn thông tin và tổng hợp tài liệu các vấn đề có liên quan và viết báo cáo

Trang 8

- Thể hiện số liệu đã được nghiên cứu để tổng hợp viết báo cáo (bao gồm những nhận xét dựa trên số liệu đã thu thấp, nhận xét và đề ra các biện pháp quản lý phù hợp)

Trang 9

PHẦN I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Khái niệm về nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nông thôn

1.1 Khái niệm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp nông thôn

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm

tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá,

xã hội Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn

Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế

cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng

chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng

trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp,thủy sản

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:

 Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai

 Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất

Trang 10

khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách

để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi

Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường,

mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine )

Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự

cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm

1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Bởi vì các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn

Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực ở khu vực thành thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Khu vực công nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế,

có ý nghĩa lớn là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá Theo Timer-1988, Morris và Adelma -1981 từ kinh nghiệm thực tế của thế kỷ XIX và nhất là thập kỷ gần đây cho thấy, phát triển nông nghiệp là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công nghiệp hoá (do tích luỹ từ công nghiệp mang lại) hình thành và phát triển thị trường trong nước, giải quyết việc làm ở nông thôn trong thời gian đầu, hạn chế áp lực làm chậm quá trình công nghiệp hoá …)

Trang 11

Theo Timmer-1988 ở giai đoạn bắt đầu phát triển nông nghiệp chiếm phần lớn sản phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nông nghiệp, nguồn thu của Nhà nước chủ yếu do các loại thuế đánh vào nông nghiệp.

- Giai đoạn nông nghiệp đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng một phần nguồn thu từ nông nghiệp được đầu tư lại hco nông nghiệp (chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng) sản lượng nông nghiệp tăng lên

- Giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông nghiệp phải được liên kết về thị trường lao động và tín dụng liên kết kinh tế thành thị-nông thôn, nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào thị trường

- Giai đoạn nông nghiệp dưới mức 20% của tổng lao động trong nước, nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp linh hoạt của Nhà nước

Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực hiện chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân

2 Môi trường và chức năng của môi trường

2.1 Môi trường

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển

của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

• Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú

• Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Ðó là những luật

lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

Trang 12

• Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông

tư, quy định

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

2.2. Cấu trúc môi trường tự nhiên

Cấu trúc của môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần cơ bản (4 môi trường

chính) như sau :

 Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật

 Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí

 Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất

 Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh )

2.3. Chức năng của môi trường

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

Trang 13

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi

Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người

- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v

- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo

và văn hoá khác

Trang 14

PHẦN II CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TRONG NÔNG NGHIỆP,

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN GÂY Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG

NN, NT

Trang 15

CHƯƠNG 1 NGÀNH TRỒNG TRỌT1.1 Vai trò của trồng trọt

Ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu nông nghiệp, từ 74-78% theo cách tính giá cố định hoặc giá thực tế Những vai trò chính mà ngành mang lại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người Vì vậy phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện;

- Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, định hướng phát triển ngành mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến;

- Vai trò cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, sẽ thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh các loại cây trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi;

- Có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Ngành trồng trọt phát triển sẽ làm cho cây trồng tăng cả về năng suất, sản lượng và diện tích, từ đó

sẽ chuyển hướng nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp sản xuất đa canh

Những thành tựu nổi bật của ngành trồng trọt

Trong thập kỷ vừa qua, giá trị sản xuất ngành tăng từ 8,45 tỷ USD (2001) lên10,39 tỷ USD (2007), với tốc độ tăng trưởng bình quân 4%/năm (toàn ngành nông nghiệp tăng 4,5%) Một số thành tựu từ năm 2001 -2009 mà ngành trồng trọt đạt được như:

- Sản xuất lúa gạo, năng suất tăng từ 42,9 tạ/năm (2001) lên 54 tạ/năm (2009), sản lượng lương thực tăng ổn định xấp xỉ 800 ngàn tấn/năm từ 32,1 triệu tấn (2001) lên 38,9 triệu tấn (2009), góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia, ngoài ra còn tạo thêm thu nhập từ xuất khẩu gạo khoảng 5-6 triệu tấn/năm;

- Về ngô, diện tích tăng khá nhanh, từ 729,5 ngàn ha (2001) lên 1090 ngàn ha (2009) Năng suất ngô tăng từ 29,6 tạ/ha (2001) lên 40,8 tạ/ha (2009), trung bình mỗi năm 1,4 tạ/ha Nhờ vậy mà sản lượng ngô tăng từ 2,16 triệu tấn/năm (2001) lên 4,43 triệu tấn/năm (2009), tăng trưởng bình quân 11,2%/năm;

Trang 16

- Cà phê, diện tích tăng từ 537 ngàn ha năm 2009, so với năm 2001 giảm gần 30 ngàn

ha Tuy nhiên do gia cà phê được cải thiện nên người dân chuyển sang đầu tư thâm canh; vì vậy mà năng suất cà phê năm 2009 đạt 2,05 tấn/ha, tăng 10% so với năm

2001, sản lượng bình quân đạt 2,5%/năm;

- Cao su là cây trồng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích và năng suất do thị trường cầu vượt cung Diện tích năm 2009 đạt 674 ngàn ha, mỗi năm trồng xấp xỉ 30 ngàn ha Trong cùng thời gian, năng suất mủ khô tăng 3,6 tạ/ha;

- Chè có diện tích gần 130 ngàn ha 2009, tăng 31 ngàn ha so với năm 2001, trung bình mỗi năm trồng mới 4,5 ngàn ha Năng suất chè năm 2009 đạt 7 tấn/ha, tăng 1,5 lần so với năm 2001;

- Điều, năm 2009 có diện tích gần 400 ngàn ha, tuy nhiên do giá thành thấp kèm theo chi phí sản xuất cao nên người dân không đầu tư thâm canh, vì vậy năng suất chỉ đạt

1 tấn/ha Diện tích điều tăng nhanh vào những năm đầu thập kỷ 90, nhưng sau đó có

xu hướng giảm;

- Hồ tiêu, năm 2009 diện tích có gần 50 ngàn ha, tăng 13,9 ngàn ha so với năm 2001 Tuy nhiên năng suất năm 2009 lại giảm 1,1 tạ/ha so với năm 2001, vì vậy sản lượng

hồ tiêu tăng chủ yếu là do tăng diện tích;

- Mía, năm 2009 diện tích giảm 20 ngàn ha so với năm 2001 Tuy nhiên năng suất trong cùng thời gian lại tăng 9,1 tấn/ha; nhờ vậy mà sản lượng mía năm 2009 đạt trên

15 triệu tấn, tăng gần 1,5 triệu tấn so với năm 2001;

- Lạc, diện tích năm 2009 đạt 255 ngàn ha, tăng 10,8 ngàn tấn so với năm 2001 Năng suất năm 2009 đạt 20,8 tấn/ha, tăng 5,9 tấn/ha so với năm 2001 Sản lượng đạt 531 ngàn tấn năm 2009, tăng hơn 167 ngàn tấn so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm;

- Đậu tương, diện tích năm 2009 đạt 192 ngàn ha, tăng 51,4 ngàn ha so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/nam Năng suất đậu tương năm 2008 đạt 1,46 tấn/ha, tăng trên 10% so với năm 2001 Sản lượng tăng bình quân 6,4%/năm;

- Từ năm 2001 đến 2009 diện tích cây ăn quả tăng trung bình 26 ngàn ha/năm và đạt xấp xỉ 800 ngàn ha hiện nay Đối với rau, đậu các loại, năm 2009 đạt 925 ngàn ha, trung bình mỗi năm tăng gần 30 ngàn ha trong suốt 10 năm qua

Trang 17

Nhờ có nhưng thành tưu trên trong sản xuất nên bình quân lương thực đầu người tăng

từ 435 kg năm 2001 lên 485 kg năm 2009 Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo Giá trị sản xuất trồng trọt từ 360 USD năm 2001 lên xấp xỉ 500 USD năm 2009

Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được xuất khẩu với tỉ trọng lơn, như gạo 20%, cà phê 95%, cao su 85%, chè 75%, điều 90%, tiêu 98%, Một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thế giới như hồ tiêu, điều đứng đầu thế giới; gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, rau, lạc, quả) có tộc độ tăng bình quân là 23,6%/nam Nhiều mặt hàng trong trồng trọt đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ như gạo, cà phê, cao su

Việt Nam là nước nhập siêu, song duy nhất trong ngành trồng trọt lại xuất siêu Nếu cân đối với giá trị nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng thì ngành trồng trọt luôn đạt giá trị xuất siêu trên 50%

1.2 Các nguồn gây ô nhiễm

Qua những thành tựu và vai trò của ngành sản xuất mang lại cho kinh tế - xã hội, mà các nguyên liệu đầu vào cũng phải gia tăng Với thực trạng quản lý môi trường còn nhiều bất cập và không đồng bộ như hiện nay đã đẩy môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng Như ta đã biết, sản phẩm đầu ra càng nhiều thì kèm theo đó chất thải sẽ càng cao

Trong ngành trồng trọt ngoài các yếu tố chính là đất, nước, vi sinh vật, để tăng năng suất con người đã định hướng độc canh một loại cây trồng, sử dụng thêm hóa chất nông nghiệp (phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật) Phần lớn cây trồng sử dụng hóa chất nông nghiệp không nhiều, khoảng trên 90% dư lượng độc chất này sẽ đi vào môi trường Vì vậy mà vấn đề ô nhiễm về môi trường đất, nước, suy giảm đa dạng sinh học ngày một nghiêm trọng, kèm theo đó là lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại Trong nội dung chuyên đề này sẽ tập trung vào hai nguồn gây ô nhiễm chính trong hoạt động sản xuất trồng trọt là: hóa chất nông nghiệp và chất thải trồng trọt

1.2.1 Hóa chất nông nghiệp (HCNN)

HCNN bao gồm phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật Ở nước ta, lượng HCNN được sử dụng ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, trong đó phân bón vô cơ được sử dụng nhiều nhất

Phân bón hóa học

Sơ lược về phân bón:

Trang 18

- Các chất đưa vào đất có tác dụng trực tiếp cải thiện chất dinh dưỡng của cây trồng

và cải thiện độ phì nhiều của đất thì gọi là phân bón.

- Phân bón được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm phân khoáng gồm có phân nitơ, phân lân, phân kali, magiê, phân Bo, phân Molipden và phân hỗn hợp Nhóm phân hữu cơ

gồm có phân chuồng, phân bắc, phân than bùn, phân xanh, phân rác

Thực tiễn ở Việt Nam và các nước trên thế giới cho thấy, phân bón đóng góp vào tăng sản lượng lớn hơn so với tăng diện tích và tăng vụ rất nhiều (thể hiện ở bảng 1-1) Kết quả theo dõi nhiều năm ở nước ta, cứ 1kg phân nitơ sẽ bội thu từ 10 – 15kg thóc

Bảng 1-1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt

(Nguồn FAO)

Tăng năng suất (NS) do

phân bón

Tăng NS do diện tích Tăng NS do vụ

Như vậy, phân bón mang đến nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường vì những nguyên nhân cụ thể như: sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp, bón phân không cân đối (bón phân đạm là chủ yếu), chất lượng phân bón không đảm bảo Khi một chất làm cho các chỉ tiêu của từng loại môi trường vượt quá ngưỡng cho phép thì chất đó được coi là nguồn gây ô nhiễm; chẳng hạn như thành phần của phân lân có chứa một lượng Flo, nếu bón quá nhiều phân lân thì hàm lượng Flo trong đất có thể vượt đến ngưỡng 10mg/1kg đất dẫn đến ô nhiễm môi trường đất; còn đối với phân đạm sẽ làm tích lũy hàm lượng nitrat trong tầng đất mặt

Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), do nông dân sử dụng phân bón bừa bãi nên mỗi năm có tới 60 - 65% lượng phân đạm bị cây trồng “bỏ qua” (tương đương 1,77 triệu tấn), gần 60% lượng lân (khoảng 2,1 triệu tấn) và kali (344.000 tấn) được bón nhưng cây trồng không hấp thụ, rất lãng phí, gây nhiều áp lực cho môi trường

Hóa chất bảo vệ thực vật

Ngoài phân bón vô cơ nông dân còn sử dụng nhiều loại HCBVTV để phòng trừ dịch hại Từ năm 2002 đến 2008, lượng HCBVTV nằm trong danh mục hạn chế sử dụng được nhập khẩu vào nước ta hàng năm chỉ còn khoảng 2.800 tấn (trước đây là 7.500 – 8.000 tấn/năm), nhưng so với những năm 1990 thì tổng lượng HCBVTV được sử dụng hàng năm ở

Trang 19

nước ta lại tăng từ 1,2 – 1,5 lần, thậm chí có năm tăng hơn 2 lần và chủ yếu ở các ruộng lúa Tính từ năm 2000 đến 2011, trung bình mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng trên 30.000 tấn HCBVTV thành phẩm Một số HCBVTV bị cấm sử dụng do độc tính cao và thời gián bán phân hủy lâu như nhóm clo hữu cơ, phosphor hữu cơ nhưng vẫn có nhiều người dân bất chấp sử dụng chỉ vì lý do cho hiệu quả cao.

Người ta ước tính có đến 90% lượng HCBVTV được sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà chủ yếu gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí, nông sản, động – thực vật, và thậm chí còn xâm nhập vào cơ thể người thông qua hấp thụ bởi da, thông qua nông sản thực phẩm

1.2.2 Chất thải từ hoạt động trồng trọt

Chất thải rắn trong trồng trọt thông thường phát sinh: từ các hoạt động trong quá trình chăm sóc cây trồng như: thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ ; hoạt động sau thu hoạch nông sản: rơm, rạ, trấu, thân ngô ; các bao bì đựng phân bón và HCBVTV

Trong đó đáng lưu ý là chất thải nguy hại: chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm vì khó phân hủy và độc hại Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng HCBVTV được tiêu thụ, như vậy năm 2008 ngành trồng trọt đã thải ra môi trường khoảng 11.000 tấn bao bì các loại

Việc sử dụng phân bón cũng phát sinh nên các bao bì, túi chứa đựng; tương ứng với tổng lượng phân bón vô cơ được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm là lượng bao bì phát thải ra môi trường khoảng 240 tấn/năm

Chất thải rắn từ trồng trọt, vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ và các phụ phẩm trồng trọt khác phát sinh khá nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng chất thải chất thải từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác so với vùng trung du, miền núi Với khoảng 7,5 triệu ha trồng lúa ở nước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra môi trường lên đến

76 triệu tấn Tại các vùng trồng điều, cà phê ở Tây Nguyên lượng chất thải rắn này phát sinh

từ nguồn này là khá lớn Tại đồng bằng sông Cửu Long, ngọn lá mía phế thải ngay khi thu hoạch mía khoảng 2,47 triệu tấn/năm (nguồn Môi trường và Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn bền vững đồng bằng sông Cửu Long)

Trang 20

Bảng 1-2: Tổng lượng chất thải rắn trong trồng trọt năm 2008, 2010

(Nguồn: Viện KHCN và MT, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010)

Hiện nay đa số lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trồng trọt chưa được thu gom (khoảng 80% lượng rơm rạ, thân các loài cây bị đốt hoặc vứt bỏ ngoài ruộng đồng – theo Cục trồng trọt) và xử lý, mặc dù một số phế phẩm được tái sử dụng như: đốt rơm rạ tận dụng chất hữu cơ bón cho ruộng lúa, trồng hoa màu, thức ăn cho gia súc (trâu, bò) thì vẫn tồn đọng lại một lượng phế phẩm không được tái sử dụng, thu gom, đặc biệt là chất thải nguy hại của HCBVTV sẽ dẫn đến những tác động xấu đến môi trường, con người ở nông thôn

(nguồn Tổng cục Môi trường)

Hình 1-1: Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 1.3 Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến trồng trọt

Các nguồn gây ô nhiễm phát sinh trong hoạt động trồng trọt đã dẫn đến những tác động tiêu cực như suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước, làm mất đa dạng sinh học, ảnh

Trang 21

hưởng đến sức khỏe của đại bộ phận người dân nông thôn Những tác động tiêu cực này mang đến nhiều bất lợi cho hoạt động trồng trọt như: làm cho chi phí sản xuất tăng, sản phẩm kém chất lượng, năng suất cây trồng giảm.

1.3.1 Tác động của HCNN đến môi trường nông nghiệp, nông thôn

Phân bón

Khoảng 2/3 lượng phân không được cây trồng sử dụng, dư lượng hóa chất này sẽ được phát tán hoặc giữ lại tại chỗ bằng nhiều cách, dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi trường cũng như sức khỏe của con người, đặc biệt là người nông dân Một số dẫn chứng cụ thể cho thấy môi trường đất bị ô nhiễm do phân bón như sau:

- Đất bị chua hóa: phân đạm làm tăng hàm lượng HNO3 trong đất, phân super lân thường có 5% axit tự do, một số phân hóa học khác ở dạng muối của các axit, cho nên khi chúng được giữ lại và bị hòa tan sẽ làm giảm độ pH gây chua cho môi trường đất;

- Làm mất cân đối về thành phân vi lượng của đất (kim loại vi lượng) Nếu bón quá dư phân

vô cơ có độ axit tự do cao như super lân hoặc các loại phân có gốc axit sẽ gây nhiều tác hại,

ví dụ: khi đất quá chua tích tụ nhiều Mn+2 gây độc cho cây trồng, đất chua thì hàm lượng hòa tan Mo rất thấp

- Đất bị nhiễm kim loại nặng do lạm dụng trong quá trình bón phân vi lượng hoặc bón không đúng kỹ thuật

Dư lượng phân bón trong đất được vận chuyển vào môi trường nước làm gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng nitơ và phospho tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển mạnh, tăng

sinh khối, đặc biệt là tảo que (Filamentous algae), tảo xanh hoa (green bloom), và nhiều loại

tảo độc khác Trong nhiều trường hợp phú dưỡng làm tăng sinh khổi cung cấp thức ăn cho

cá, và các sinh vật thủy sinh khác Tuy nhiên, mức độ tiêu cực của hiện tượng phú dưỡng lại chiếm ưu thế hơn, hàm lượng chất diệp lục tăng lên sau đó bị phân hủy làm giảm hàm lượng oxi hòa tan trong nước Quá trình này diễn ra theo phản ứng sau:

(CH2O)106(NH3)16H3PO4 + 138 O2  106 CO2 + 122 H2O + 16 HNO3 + H3PO4

Từ phản ứng này ta thấy nguyên tử oxi bị sử dụng để chuyển hóa thành CO2 và một lượng axit đáng kể, làm giảm pH, nước bị nhiễm bẩn, có mùi hôi, hàm lượng DO suy giảm gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng ở các hệ sinh thái xung quanh khu vực canh tác

Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước

Trang 22

ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh, Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng

độ mặn, độ cứng nguồn nước

Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật Tuy nhiên mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể

Ngoài các phân bón cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như hội chứng trẻ xanh, ung thư dạ dày

Hóa chất bảo vệ thực vật

Sau khi phun, HCBVTV có thể tích lũy lại không những trong đất mà cả trong nước bề mặt, nước ngầm, thậm chí trong các cặn lắng trầm tích và không khí Sau đó HCBVTV xâm nhập vào chuỗi thức ăn và được tích lũy lại

Ở trong đất, HCBVTV tác động vào khu hệ vi sinh vật làm giảm hoạt động của chúng, chất hữu cơ không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng Ở trong nước, HCBVTV được tích đọng lại trước hết trong nước bề mặt ruộng lúa, sông ngòi, hồ ao và sau đó đi vào nước ngầm Chúng tiêu diệt các loài sinh vật ở nước như tôm, cua, cá, rong rêu và tảo

Những ảnh hưởng của HCBVTV rất khác nhau, nó tùy thuộc vào nồng độ tiếp xúc, khi con người bị nhiễm HCBVTV theo con đường gián tiếp hoặc trực tiếp sẽ có những biểu hiện sau: kích ứng gây khó chịu, gây ngạt, tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, bệnh bụi phổi Một điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các HCBVTV hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng qua các năm

1.3.2 Tác động của chất thải đến môi trường nông nghiệp, nông thôn

Phế phẩm trồng trọt hiện nay đang chiếm một khối lượng rất lớn, trong điều kiện yếm khí sẽ gây nên hiện tượng phân giải yếm khí sinh ra nhiều chất độc H2S và khí CH4 gây hại cho môi trường và con người

Bên cạnh đó thì rác thải vô cơ được phát thải trong quá trình sử dụng các hóa chất nông nghiệp như bao bì, chai lọ còn tồn đọng lại một lượng hóa chất độc hại, sẽ được phát tán vào môi trường qua nhiều con đường Điều này tác động tiêu cực đến môi trường và con người tương tự như nguồn gây ô nhiễm là hóa chất nông nghiệp

Chất thải rắn làm cho tài nguyên đất sử dụng trong ngành trồng trọt bị suy thoái nghiêm trọng, một số sinh vật đất có khả năng cải tạo môi trường đất như giun bị suy giảm chức

Trang 23

năng hoặc giảm số lượng, đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đất bị suy giảm, độ phì nhiêu của đất giảm Bên cạnh việc giảm chủng loài, số lượng sinh vật thiên địch; thì một lượng lớn loài gây hại cần được loại bỏ có khả năng kháng thuốc cao, xuất hiện ngày càng nhiều khó tiêu diệt hơn

Tóm lại:

Việc sử dụng HCNN không hợp lý là nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm Trung bình khoảng 20-30% HCNN không được cây trồng tiếp nhận sẽ được rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong môi trường đất Một khi nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây đột biến gen trên một số loại cây trồng

Về sức khỏe người nông dân, họ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm này, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến việc sản xuất trồng trọt

Trang 24

CHƯƠNG 2 NGÀNH CHĂN NUÔI

Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư

Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm nuôi sống con người bao gồm: thịt, trứng, sữa… Ngoài ra ngành chăn nuôi còn có vai trò khác như: cung cấp phân bón cho trồng trọt, cung cấp sức kéo, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, y học, tận dụng phế phẩm của các ngành công nghiệp và nông nghiệp khác… Hoạt động chăn nuôi cũng góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội

2.1 Tình hình chăn nuôi trên thế giới

2.1.1 Số lượng vật nuôi

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:

Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa

kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên

50 triệu con bò

Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu

Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn

Về chăn nuôi gà: số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới

Trang 25

Chăn nuôi vịt: nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con vịt.

Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.

Bảng 2-3: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009

Vịt (1000 con) Thế giới 182.275.837 1.164.893.633 591.750.636 816.967.639 877.569.546 14.191.101 1.008.332

Châu Á 176.797.915 407.423.038 415.238.186 345.158.332 534.329.449 9.101.291 953.859 Châu Âu 317.922 114.204.134 15.911.331 100.146.054 183.050.883 1.895.583 49.478 Châu Phi 4.000.000 175.046.563 137.580.921 199.832.226 5.858.898 708.019 10 Châu Mỹ 1.160.000 430.340.339 22.925.369 66.707.744 151.705.814 2.374.152 3.512 Châu Úc 37.879.559 94.829 105.123.283 2.624.502 112.056 1.473

2.1.2 Sản phẩm chăn nuôi

Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm

2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác

Nếu dân số của thê giới hiện nay trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong đó các nước phát triển đạt trên 80 kg/người/năm

và các nước đang phát triển đạt khoảng 30 kg/người/năm

Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: Thứ nhất Hoa Kỳ sản xuất 11,9 triệu tấn năm, nhì Trung Quốc 6,1 triệu tấn, ba Argentina 2,8 triệu tấn, bốn Australia 2,8 triệu tấn và năm Liên Bang Nga 1, 7 triệu tấn/năm Về thịt trâu nhất Ấn Độ 1.427,4 tấn, nhì Parkistan

738 tấn, ba Trung Quốc 309,4 tấn, bốn Nêpan 156,6 tấn và năm Việt Nam 105,5 tấn/năm

Về thịt lợn thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn, thứ ba Đức 5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu tấn, thứ 6 Việt Nam 2,55 triệu tấn Về thịt gà nhất Hoa Kỳ 16,3 triệu tấn, nhì Trung Quốc 11,4 triệu tấn, ba Brazin 9,9 triệu tấn, bốn Liên Bang Nga 2,3 triệu tấn và năm Iran 1,6 triệu tấn thịt/năm

Trang 26

Về sản lượng thịt thế giới các cường quốc về sản xuất thịt là Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Argentina, Đức và Nga, còn về lĩnh vực này của thế giới thì Việt Nam đứng thứ năm

về thịt trâu và thứ sáu về thịt lợn.

Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò là

chủ yếu chiếm 580 triệu tấn sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8 triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn Cơ cấu sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13 %, còn lại 4% là sữa dê, cừ và lạc đà

Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm Sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm 0,5-0,8% năm

Mười cường về sản xuất sữa trên thế giới thứ nhất là Ấn Độ 106,1 triệu tấn/năm chiếm trên 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ nhì là Hoa Kỳ 84,1 triệu tấn, thứ ba Trung Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga 32,1 triệu tấn và thứ sáu là Đức 28,2 triệu tấn/năm, thứ bảy là Brazin 27,08 triệu tấn, thứ tám là Pháp trên 25,2 triệu tấn, thứ chín là New Zealand trên 15,8 triệu tấn và thứ mười là Anh 14,0 triệu tấn

Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn, bình quân

đầu người năm là 9,98 kg trứng Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì

là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ

Kỳ 795 tấn

2.1.3 Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh

Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh Chăn nuôi công nghiệp thâm canh, các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường

và quản lý đàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính

Trang 27

Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông.Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển và sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng.Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21.Không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng.Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn Do đó đây đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ

2.2 Nguồn gây ô nhiễm trong hoạt động chăn nuôi

Trong quá trình chăn nuôi, chất thải chăn nuôi phát sinh bao gồm:

- Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, long, vẩy, da…

- Nước từ quá trình tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật dụng chăn nuôi…

- Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật phẩm thú y, vỏ bao thức ăn,…

- Xác vật nuôi chết

- Khí thải từ chuồng nuôi, hố phân, nước thải, nơi chế biến thức ăn cho gia súc

- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ chuồng nuôi gia súc

Tất cả chất thải chăn nuôi đều ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe vật nuôi và con người Vì vậy, cần biết rõ thành phần và tính chất của chất thải để có phương hướng giải quyết, quản

lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng chất thải

Hoạt động chăn nuôi thải ra một lượng chất thải ở dạng rắn và lỏng gây ô nhiễm môi trường Thành phần chất thải này rất đa dạng và có thể gây ô nhiễm cao Khối lượng chất thải sinh ra

từ vật nuôi trong 24 giờ tùy thuộc vào chủng loại, loài, thời gian sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng, trọng lượng gia súc, phương thức vệ sinh chuồng trại

Theo Hill và Toller, lượng phân và nước tiểu thải trung bình trong ngày đêm của một số loài vật nuôi được nêu như bảng dưới đây

Bảng 2-4: Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình trong một ngày

đêm (Hill và Toller, 1974) Loại gia súc Lượng phân trung bình/

ngày đêm ( kg/ ngày đêm)

Nước tiểu trung bình/

ngày đêm ( kg/ ngày đêm)

Trang 28

-2.2.1 Thành phần chất thải rắn chăn nuôi

a.Phân gia súc: đây là sản phẩm thừa của quá trình tiến hóa thức ăn gia súc Phân gồm

những thành phần:

- Là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay các men tiêu hóa, acid amin thoát khỏi sự hấp thụ, các khoáng chất dư thừa cơ thể không sử dụng như CaO, MgO… phần lớn xuất hiện trong phân

- Các thức ăn bổ sung, thuốc kích thích, các kháng sinh hay các men

- Các chất cặn bã trong dịch tiêu hóa

- Các mô tróc ra từ các niêm mạc ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài

- Vật chất dính vào thức ăn: bụi, tro…

- Các loại vi sinh vật bị nhiễmtrong thức ăn , trong ruột bị tống ra ngoài

Thành phần phân vật nuôi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của vật nuôi và chủng loại vật nuôi Nếu có sự thay đổi hàm lượng các thành phần như protein, cacbonhydrat, natri, canxi, magie, các muối photpho,…và thức ăn bổ sung (đồng, kẽm, kháng sinh, men) trong khẩu phần sẽ làm thay đổi những yếu tố này và thay đổi khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong phân.( Trương Thanh Cảnh, 1998)

Bảng 2-5: Thành phần dưỡng chất của một số vật nuôi Loài vật nuôi %Nitrogen % Photphate

Ta thấy phân gà có hàm lượng dưỡng chất cao có thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại

b Nước tiểu gia súc

Nước tiểu là sản phẩm quá trình trao đổi chất của động vật chủ yếu là nướcNgoài ra, nước tiểu còn chứa một lượng lớn nito (phần lớn dưới dạng ure) và photpho Đặc biệt, ure

Trang 29

trong nước tiểu dễ phân hủy trong điều kiện có oxy Do đó, khi vật nuôi bài tiết ra bên ngoài chúng dễ dàng phân hủy tạo ammoniac gây mùi hôi, nhưng nếu sử dụng bón cho cây trồng thì đây là nguồn phân bón giàu nitơ, photpho, kali.

Bảng 2-6:Thành phần hóa học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100kg

( Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997-1998)

2.2.2 Thành phần nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi với khối lượng nước thải rất lớn Nước thải chăn nuôi chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nito, photpho và các thành phần khác, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn rơi vãi, mức độ thu gom phân, phương thức thu gom chất thải trong chuồng hay lượng nước sử dụng khi vệ sinh chuồng trại hoặc tắm rửa vật nuôi

Bảng 2-7: Tính chất nước thải chăn nuôi heo Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ

Trang 30

d Vật phẩm thú y, chăn nuôi

Thuốc thú y sau khi sử dụng hết còn lại phần vỏ, chai lọ, hộp giấy,… chủ yếu là từ vật liệu giấy, nhựa, thủy tinh, Thực tế lượng rác này rất ít, không đáng kể, nhưng có thể xem là chất thải nguy hại cần phải thận trọng Bao bì đựng thức ăn cho vật nuôi sau khi sử sụng hết có thể tái sử dụng

e Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác

Trong trường hợp chăn nuôi dùng ổ lót như rơm rạ, vải, sau một thời gian sử dụng thì thải bỏ, những chất này có thể mang theo phân, nước tiểu và vi sinh vật gây bệnh nên cần phải xử lý không được để ngoài môi trường

Ngoài ra, thức ăn thừa từ chăn nuôi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường, thành phần hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân hủy như cám, ngũ cốc, bột cá, tôm, vỏ sò, khoáng chất, Trong tự nhiên, chất thải này bị phân hủy sinh ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

2.3 Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nông nghiệp, nông thôn

Chất thải chăn nuôi với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như: các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, các khoáng chất, kèm theo còn có các vi sinh vật mang mầm bệnh Lượng chất thải này không được xử lý hợp lý sẽ gây tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất

2.3.1 Ô nhiễm môi trường nước

Chất thải chăn nuôi xử lý chưa hợp lý hay thải trực tiếp vào môi trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh vật hiếu khí Các vi sinh vật này sử dụng oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ từ phân và chất thải chăn nuôi Thêm vào

đó, trong chất thải chăn nuôi hàm lượng chất dinh dưỡng nitơ, photpho cao gây hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận Đồng thời, nước là môi trường đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sôi phát triển lan truyền các vi sinh vật gây bệnh vốn hiện diện rất nhiều trong phân vật nuôi Bên cạnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm sẽ gây ô nhiễm nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc hay gần hồ chứa chất thải không có hệ thống thoát nước an toàn

Bảng 2-8 : Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000 kg trọng lượng sống của

lợn (ASEA standards)

Trang 31

Chỉ tiêu Khối lượng (kg)

 Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm đến môi trường nước

Chất hữu cơ

Trong thức ăn, một số chất không được gia súc, gia cầm đồng hóa và hấp thụ nên bài tiết ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất Ngoài ra còn có thức ăn thừa, ổ lót và xác động vật chết không được xử lý Các chất này dễ phân hủy sinh học tạo ra các hợp chất như axit amin, axit béo, các khí gây mùi hôi khó chịu, gây độc

Đa số các hợp chất như carbonhydrat, protein, chất béo trong chất thải có phân tử lượng lớn nên không thể thấm qua màng vi sinh Để chuyển hóa các phân tử này vi sinh vật phải phân hủy chúng thành những mảnh nhỏ để có thể thấm vào tế bào Tùy theo điều kiện tồn tại của oxy có trong nước mà sản phẩm thu được khác nhau như: CO2, CH4, H2S, NH3

Ni tơ, Photpho

Khả năng hấp thụ nitơ, photpho của gia súc, gia cầm tương đối thấp nên phần lớn động vật ăn vào được bài tiết ra ngoài Cho nên hàm lượng nitơ, photpho trong chất thải chăn nuôi tương đối cao, nếu không được xử lý tốt sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước

Vi sinh vật

Nước thải cuốn theo phân chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như Shigella,

Salmonella, gây bệnh dịch tả Diphyllobothrium latum, Taenia sagỉnata gây bệnh giun sán, Rotavirus gây bệnh tiêu chảy, chúng lan truyền bệnh qua nguồn nước mặt, nước ngầm, đất

hay qua rau quả nếu sử dụng nước ô nhiễm vi sinh để tưới tiêu

Với điều kiện môi trường chuồng trại kém vệ sinh, có độ ẩm cao, đặc biệt là nơi nước đọng nhiều ngày hay các mương dẫn thải, nơi thu gom lưu trữ, nơi xử lý chất thải thì rất

Trang 32

thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Khi kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm do vi sinh vật (nhân tố gây bệnh), người ta tiến hành kiểm tra nhóm vi khuẩn chỉ thị Đó là các vi sinh vật sống thường xuyên trong ruột già của người và động vật máu nóng, chúng dễ phát hiện hơn các vi sinh vật khác, đồng thời sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh của chúng cũng tốt hơn so với các vi trùng gây bệnh không nha bào như Salmonella, Shigella, Ba nhóm vi sinh vật chỉ thị thường sử dụng:

Escherichia colỉ, Streptococcus feacalis, Coliform.

b.Ô nhiễm môi trường đất

Chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nitơ, photpho Đây là nguồn phân bón giàu dinh dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu, nếu bón phân không hợp lý hoặc phân tươi, cây trồng không hấp thu hết, chúng sẽ tích tụ lại làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất, thoái hóa đất Hơn nữa, nitrat và photphat dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp

Ngoài ra, nếu trong đất chứa một lượng lớn nitơ, photpho sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa hay lượng nitơ thừa được chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ nitrat trong đất tăng cao, sẽ gây độc cho hệ vi sinh vật đất cũng như cây trồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ưa nitơ, photpho phát triển, hạn chế chủng loại vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất

Bên cạnh đó trong phân tươi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng có thê tồn tại và phát triển trong đất, nếu dùng phân tươi bón cây không đúng kỹ thuật sẽ làm vi sinh vật phát tán đi khắp nơi tạo nguy cơ nhiễm bệnh cho người và động vật nuôi

Photpho trong môi trường đất có khả năng kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al, thành các chất phức tạp, khó có thể phân giải, làm cho đất cằn cỗi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cùa thực vật

Thêm vào đó, việc bổ sung chất kích thích tăng trưởng (một số kim loại nặng) trong thành phần thức ăn vật nuôi, khi các chất này được thải ra cùng phân và nước tiểu, dần dần đất trồng trọt được bón loại phân này có thể dẫn tới tích tụ một lượng lớncác kim loại này trong đất Nếu kéo dài, các kim loại này sẽ tích lũy, làm thay đổi tính chất hóa lý, phá hoại kết cấu đất, làm đất nghèo nàn, hạn chế sự phát triển của cây trồng Mặt khác, nếu các kim loại này được cây trồng hấp thu thì chúng có thể tích tụ trong quả, thân, lá, và cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp đến con người thông qua con đường ăn uống

Trang 33

Chất thải chăn nuôi phát thải trực tiếp ra đất, các chất hữu cơ, kim loại, … theo mưa, nước chảy tràn thấm qua đất vào mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm.

c.Ô nhiễm môi trường không khí

Khí sinh ra trong chăn nuôi chủ yếu là do quá trình hô hấp của gia súc hay phân hủy

vi sinh vật các chất thải của động vật nuôi hay thức ăn thừa…Tùy theo điều kiện nhiệt độ bên ngoài, phương thức thu gom, bảo quản và xử lý chất thải mà các loại khí sinh ra với nồng độ khác nhau, khí thường gặp trong chăn nuôi là khí CO2, CH4, H2S, NH3 Những khí này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và kháng bệnh của động vật nuôi.Ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh.Trong những hợp chất đó, có 30 chất có ngưỡng mùi thấp hơn hay bằng 0,001 mg/m3.Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn nuôi, nồng độ khí

H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần.Theo QCVN 06:2009/BTNMT, nồng độ cho phép của H2S là 42 μg/m3và của NH3là 200μg/m3

.Nhiều nghiên cứu cho thấy các khí độc trong chăn nuôi có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp Dựa vào tác dụng gây độc, tác giả Trương Thanh Cảnh (1999), phân ra làm các nhóm sau:

Nhóm 1: Các khí gây kích thích

Nhóm khí này gây tổn thương hệ hô hấp và phổi, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc của đường hô hấp Chúng bao gồm: H2S, NH3, indol, skatol và phenol ở nồng độ bán cấp tính Ngoài ra, NH3 còn gây hiện tượng kích thích thị giác, làm giảm thị lực

Nhóm 2: Các khí gây ngạt

Các khí gây ngạt đơn thuần như CO 2CH 4 : những khí này trơ về mặt sinh lý Tuy nhiên, nếu hít vào với nồng độ cao sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận oxy của quá tình hô hấp

và gây nên hiện tượng ngạt

Các khí gây ngạt hóa học như CO: là những chất khí gây ngạt bởi chúng kết hợp với

hemoglobin của hồng cầu máu gây ngăn cản quá trình thu nhận hay quá trình sử dụng của oxy các mô bào

Nhóm 3: Các khí gây mê

Đại diện nhóm này là các hydrocacbon, có ảnh hưởng nhỏ hoặc không gây ảnh hưởng tới phổi nhưng được hấp thụ vào máu thì có tác dụng như dược phẩm gây mê

Nhóm 4: Các chất khác

Trang 34

Những chất này bao gồm các nguyên tố và hợp chất độc dễ bay hơi Chúng tạo ra các khí có nhiều tác dụng khác nhau sau khi được hấp thu vào cơ thể chẳng hạn như khí H2S ở nồng độ cấp tính.

2.3.2 Ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm tới hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn

Như đã phân tích ở trên, chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất Chất thải chăn nuôi chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, chất thải chăn nuôi không được thu gom và xử lý còn ảnh hưởng rất lớn đến các sản phẩm nông nghiệp Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Những loại chất thải này, ảnh hưởng trực tiếp làm giảm sức

đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất chăn nuôi giảm, hiệu quả kinh tế không cao.Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều vật nuôi và

cả con người

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Kim Đường cho rằng, phần lớn người trồng rau hiện nay đều sử dụng phân chuồng trong chăm bón, trong khi các vật nuôi này được nuôi bằng những loại thức ăn tổng hợp Thức ăn dạng này chứa rất nhiều khoáng đa lượng, vi lượng Hàm lượng kim loại nặng trong phân của vật nuôi sẽ xâm nhập vào đất trồng rau và tồn lưu trong các nông sản Đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, bắp cải, xà lách… Người ăn phải thì hậu quả thật khó lường

Trang 35

CHƯƠNG 3 NGÀNH KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN3.1 Vai trò của ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản

Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân

Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp Giai đoạn 5 năm 1995-2000, GDP của Ngành Thuỷ sản đã tăng

từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần và năm 2003 ước tính đạt 24.327 tỷ đồng (theo giá thực tế) Tỷ trọng GDP của Ngành Thuỷ sản trong GDP của toàn bộ nền kinh

tế năm 1990 chưa đến 3%, năm 2000 tỷ lệ đó là 4% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững Trái lại, GDP của ngành nông nghiệp đã giảm xuống tương đối: năm 1990, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp là 38,7% đến năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn 24,3% và năm 2003 còn 16,7%

Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông

nghiệp

Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để khôngnnhững phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Kể từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm nuôi mặn lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động Một bộ phận dân

cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản

Trang 36

Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào Ngành Thuỷ sản Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm và năm 2004 đạt gần 2,4 tỷ USD, vượt 20% so với

kế hoạch, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và dành vị trí thứ 10 trong số nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới

Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam

50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao

hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam

Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm

Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể

là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở

249 xã ven sông

Xoá đói giảm nghèo

Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn

Trang 37

dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng

mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng

đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn

Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước

Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách

Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai

Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệthống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính

Nguồn xuất khẩu quan trọng

Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước Ngành Thuỷ sản còn

Trang 38

là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD.

Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo

Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân

3.2 Các nguồn gây ô nhiễm trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản

- Hiện tượng vi phạm các quy định của nhà nước trong khai thác thủy sản vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi Đáng kể là vùng ánh sáng đèn có cường độ quá lớn, xung điện, chất độc, chất nổ, lưới cào kiểu tàu bay… để đánh bắt cá; khai thác vào mùa vụ cấm, không tuân thủ đúng quy định về mắt lưới và loại nghề cho phép dẫn đến tình trạng nguồn lợi thủy sản bị giảm sút, một số loài hải sản quý hiếm có nguy cơ bị cạn kiệt và tuyệt chủng, giảm tính đa dạng sinh học Nguy hiểm hơn, còn biểu hiện rộng khắp và chưa có khả năng ngăn chặn hành động tàn phá môi trường sống tự nhiên và khai thác các loài thủy sinh vật thuộc danh mục cấm (như san hô, rùa biển, cỏ biển…)

3.2.2 Nuôi trồng thủy sản

Đây là ngành trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, với đầu vào chủ yếu là nước, con giống, thức ăn và các hóa chất phụ trợ, các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu tập trung vào nước thải, bùn thải sau mỗi mùa thu hoạch, chất thải rắn và đặc biệt là ô nhiễm mùi tại khu vực sản xuất:

- Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản,

Trang 39

đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.

- Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt

là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3 , và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch

- Môi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh trong nước Coliforms, độ đục, amoniac trong nước ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử

lý thải ra môi trường

- Đối với nuôi cá nước ngọt, lượng thải nhiều ít còn phụ thuộc vào thức ăn đưa vào chăn nuôi, thông thường chi phí thức ăn phải từ 1,5-2 kg thức ăn/1kg sản phẩm, ngoài ra còn lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết lắng xuống tạo ra nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh Các ao nuôi sau quá trình thu hoạch sản xuất thường phải nạo vét bùn cặn, đây là một nguồn thải rất lớn có thể gây ô nhiễm môi trường

3.3 Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nông nghiệp, nông thôn

3.3.1 Khai thác thủy hải sản

- Tổng sản lượng khai thác hải sản chung cả nước không ngừng tăng, nhưng hiệu suất khai thác giảm (từ 0,92 xuống 0,48 tấn/CV/năm) Nhiều đối tượng cá nổi nhỏ và cá đáy vùng gần

bờ (độ sâu < 50 m nước) đã bị khai thác quá giới hạn cho phép: (sản lượng khai thác hàng năm giảm còn 30 – 40% so với trước năm 1990) Các đối tượng hải sản chưa trưởng thành còn chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng khai thác là biểu hiện rõ nhất về sự suy giảm nguồn lợi hải sản Theo thống kê, sản lượng hàng năm của các đối tượng trên chiếm khoảng từ 30 – 40% tổng sản lượng khai thác của cả nước

- Có những biểu hiện thay đổi về cấu trúc quần xã thủy sinh vật ở hầu hết các vùng biển, đặc biệt khu vực có độ sâu < 30 m ở Vịnh Bắc Bộ và Đông Tây Nam Bộ; < 50 – 100 m ở ven

Trang 40

biển miền Trung Mật độ quần thể các loài thủy sản có giá trị khai thác thương mại giảm đáng kể, có những loài nhiều năm không gặp như cá Đường, cá Gộc, kể cả Ba thú ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ, các loài thuộc nhóm thú biển như cá Heo ở biển ven biển miền Trung Mùa vụ và khu vực hải sản tập trung có những thay đổi đáng kể Sự phân biệt mùa vụ (vụ Bắc, vụ Nam) xuất hiện không còn rõ như những năm 80 – 90 Các đàn cá nổi nhỏ có kích thước trung bình xuất hiện thưa và xa bờ Trong vòng 10 năm (1984 – 1994) đã giảm tới trên 30% trữ lượng cá đáy

- Hiện tượng đánh bắt cá rạn sống bằng hóa chất độc xianua (NaCN) trên các rạn đá, rạn san

hô tại vùng biển Việt Nam đã xuất hiện nhiều, gậy nên sự đe dọa đối với các rạn san hô Đến nay đã có khoảng 85 loài có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó có nhiều loài vẫn đang là đối tượng bị tập trung khai thác như các loài giáp xác, nhuyễn thể, một số loài cá rạn san hô,

cụ thể:

• Đang bị đe dọa tuyệt chủng (mức độE) có 17 loài

• Có thể bị đe dọa tuyệt chủng (mức độ độV) có 20 loài

• Hiếm, có thể suy cấp (mức độR) có 39 loài

• Bị đe dọa (mức độT) có 9 loài

Đối với các loài thủy sản nước ngọt, việc khai thác quá mức (khai thác cá chưa trưởng thành, cá bố mẹ trong mùa sinh sản cả trên đường di cư và tại bãi đẻ), làm mất đi đường di

cư sinh sản tự nhiên, mất đi một số bãi đẻ và khu vực kiếm mồi của tôm, cá Các số liệu cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng, sản lượng thủy sản khai thác được từ nguồn lợi tự nhiên hàng năm chỉ bằng 10 – 15% so với thời kỳ trước 1990 Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ còn khoảng 40 – 50% so với thời kỳ trước năm 1975

3.3.2 Nuôi trồng thủy hải sản

- Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước

Ngày đăng: 20/11/2014, 17:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009, Thông tư “ Hướng dẫn quản lý môi trường trong Chế biến thủy sản”,số 14/2009/TT-BNN, 12 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quản lý môi trường trong Chế biến thủy sản
[19]. Quỳnh Nga (2011). Ô nhiễm môi trường nông nghiệp vẫn báo động. Đọc từ: http://pops.org.vn/PCB_WB/TintucPCB/NewDetailPCB/tabid/160/newsid/266/language/vi-VN/Default.aspx Link
[20]. Tin tức. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn. Đọc từ: http://tvnn.vn/47/-/journal_content/56_INSTANCE_Y7rZ/10157/51750;jsessionid=FFF29369EBCB9849308344AC285FED56?refererPlid=10450Các trang web Link
[1]. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Khác
[3]. Bộ Nông nghiệp và PTNN (2010). Ưu tiên nghiên cứu ngành trồng trọt giai đoạn 2011- 2020. Hội thảo xác định ưu tiên nghiên cứu Nông nghiệp Khác
[4]. Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009,QCVN06:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh Khác
[5]. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010). Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: tổng quan môi trường Việt Nam Khác
[6]. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2010). Tổng quan môi trường Việt Nam. Tổng cục Môi trường Khác
[7]. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011). Chất thải rắn. Tổng cục Môi trường Khác
[8]. Đỗ Gia Khánh (2010). Thử nghiệm đánh giá hiện trạng công nghệ phục vụ công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở chế biến thủy sản ở Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10, Số 1, Trang 67-80 Khác
[10]. Nguyễn Đình Ninh (2007). Thủy lợi trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn thời kỳ mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khác
[11]. Nguyễn Phương Mai (2012). Thực trạng môi trường ở các cơ sở chế biến thủy sản. Tạp chí thương mại Thủy sản Khác
[12]. Trần Thị Anh Phương, 2007, Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi tại tỉnh Phú Yên và xây dựng các giải pháp tổng hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường [13]. Trần Văn Hiến, 2009, Cảnh giác với các sinh vật ngoại lai, Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, 10 trang Khác
[14]. Trương Thanh Cảnh và ctv, 2000, Mùi và ô nhiễm không khí từ hoạt động chăn nuôi, Báo cáo hội nghị khoa học công nghệ thực phẩm và công nghệ môi trường tháng 12-2000 trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh Khác
[15]. Trương Thanh Cảnh và Phan Đình Xuân Vinh, 1998, Tình hình ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi, các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tạp chí khoa học và công nghệ môi trường Đồng Nai số 6 Khác
[16]. Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (2010). Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 – 2020.Tiếng Anh Khác
[17]. Canh T.T., M.W.A. Verstegen, A.J.A. Aanink and J.W. Scharama, 1997, Influence of dietary factors on nitrogen partitioning and compositions of urine and feces of fattening pigs, American Journal of Animal Science 75:700-706Tin tức Khác
[18]. H.N.M (2012). Sáu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn. Đọc từ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 1 1: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt (Trang 18)
Hình 1-1: Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 1.3 Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến trồng trọt - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 1 1: Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 1.3 Tác động của nguồn gây ô nhiễm đến trồng trọt (Trang 20)
Bảng 1-2: Tổng lượng chất thải rắn trong trồng trọt năm 2008, 2010 - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 1 2: Tổng lượng chất thải rắn trong trồng trọt năm 2008, 2010 (Trang 20)
Bảng 2-3:   Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 2 3: Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 (Trang 25)
Bảng 2-5: Thành phần dưỡng chất của một số vật nuôi - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 2 5: Thành phần dưỡng chất của một số vật nuôi (Trang 28)
Bảng 2-6:Thành phần hóa học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100kg - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 2 6:Thành phần hóa học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100kg (Trang 29)
Bảng 2-7: Tính chất nước thải chăn nuôi heo - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 2 7: Tính chất nước thải chăn nuôi heo (Trang 29)
Bảng 6-9: Sản lượng sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản năm 2010 - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 9: Sản lượng sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản năm 2010 (Trang 53)
Bảng 6-11: Tổng thải trung bình năm làng nghề qua các hoạt động sản xuất, sinh hoạt - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 11: Tổng thải trung bình năm làng nghề qua các hoạt động sản xuất, sinh hoạt (Trang 56)
Bảng 6-12: Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 12: Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột (Trang 57)
Bảng 6-13: Tổng lượng rác  thải từ CBNS làng nghề Dương Liễu (2008) - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 13: Tổng lượng rác thải từ CBNS làng nghề Dương Liễu (2008) (Trang 58)
Hình 6-2:Sơ đồ quy trình tinh chế gỗ - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 6 2:Sơ đồ quy trình tinh chế gỗ (Trang 59)
Bảng 6-14: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm của nước thải: - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 14: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm của nước thải: (Trang 60)
Bảng 6-15: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm không khí: - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 15: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm không khí: (Trang 62)
Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng k ết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản (Trang 64)
Bảng 6-16: Thành phần nước thải sau xử lý ở một số cơ sở ở Hải Phòng - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 6 16: Thành phần nước thải sau xử lý ở một số cơ sở ở Hải Phòng (Trang 64)
Bảng sau thể hiện tổng lượng phế thải trong các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản ở Hải  Phòng. - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng sau thể hiện tổng lượng phế thải trong các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản ở Hải Phòng (Trang 66)
Hình 6-3: Lượng phế thải sau chế biến ở các cơ sở chế biến năm 2010 - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 6 3: Lượng phế thải sau chế biến ở các cơ sở chế biến năm 2010 (Trang 67)
Hình 8-4: Bản đồ hiện trạng phân bố các làng nghề ở Việt Nam 8.2.2 Phân loại các làng nghề - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 8 4: Bản đồ hiện trạng phân bố các làng nghề ở Việt Nam 8.2.2 Phân loại các làng nghề (Trang 78)
Hình 8-5: Biểu đồ cơ cấu phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 8 5: Biểu đồ cơ cấu phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất (Trang 79)
Bảng 8-19: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 8 19: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề (Trang 83)
Hình 8-6: Hàm lượng bụi và SO 2  trong không khí tại làng nghề tái chế kim loại - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 8 6: Hàm lượng bụi và SO 2 trong không khí tại làng nghề tái chế kim loại (Trang 86)
Hình 8-7: Hàm lượng một số thông số trong không khí tại một số làng nghề dệt nhuộm - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 8 7: Hàm lượng một số thông số trong không khí tại một số làng nghề dệt nhuộm (Trang 87)
Hình 8-8: Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghê và các làng không làm nghề tại Hà Nam - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Hình 8 8: Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghê và các làng không làm nghề tại Hà Nam (Trang 90)
Bảng 8-20: Thống kê tình hình bệnh tật tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội) - các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp và tác động của nguồn gây ô nhiễm lên môi trường nông nghiệp, nông thôn
Bảng 8 20: Thống kê tình hình bệnh tật tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội) (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w