1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khủng hoảng tài chính trong khu vực và tác động của nó trước Việt Nam ( 35 trang)

25 601 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Lời mở đầu Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á - cuộc khủng hoảng lớn nhất trong khu vực kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với

Trang 1

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TRONG KHU VỰCVÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRƯỚC VIỆT NAM.

Lời mở đầu

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á - cuộc khủng hoảng lớn nhấttrong khu vực kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - đã gây ra những hậu quả nghiêmtrọng đối với nền kinh tế trong khu vực và sự tăng trưởng kinh tế thế giới.

Kể từ khi cơn lốc của cuôc khủng hoảng tài chính tiền tệ cuốn theo rất nhiều quốcgia vào vòng xoáy của nó, đến bây giờ cuộc khủng hoảng đã tạm qua đi, tình trạng thịtrường đã trở nên ổn định hơn, quá trình khôi phục diễn ra mạnh mẽ Mặc dù vậy cácnước vẫn còn phải tiếp tục lịch trình tái cơ cấu.

Đã có rất nhiều sách báo, các cuộc hội thảo quốc tế và khu vực đã viết và bàn vềcuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, dường như vẫn chưa đủ và người ta vẫn buộc phảinghĩ về nó, viết về nó vì nó vẫn đang ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến đời sốngkinh tế xã hội và chính trị của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới Các tổ chức tàichính, các trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra các bài học và dự báo về nguy cơcủa các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Tuy không nằm trong tiểu điểm của cơn lốc khủng hoảng, nhưng những ảnhhưởng và tác động của nó ngày càng được cảm nhận rõ rệt ở Việt Nam, thể hiện quanhững chỉ số giảm đi cụ thể về thương mại, đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế và dulịch…

Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nghiêncứu khủng hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất nước đang thamgia ngày càng sâu rộng hơn và liên kết khu vực, hội nhập với quốc tế Đó là chính là

động lực thúc đẩy nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khủng hoảng tài chínhtrong khu vực và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam” Đề tài đã đặt vấn đề nghiên cứu

cuộc khủng hoảng và chiều hướng diễn biến của nó, nhóm nghiên cứu đề tài tập trungvào phân tích những táac động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng, những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, đề từđó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế vàchính sách kinh tế đối ngoại.

Nội dung đề tài gồm ba phần:Phần 1: Lý thuyết về khủng hoảng tài chính.

Phần 2: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á Phần 3: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu

vực đến Việt Nam và các biện pháp đối phó củachính phủ.

Sau một thời gian nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành nhóm chúng tôi đã cốgắng phác thảo một bức tranh toàn cảnh về cuộc khủng hoảng và nêu ra một số đánhgiá và ý kiến đóng góp của mình dựa trên cơ sở những nghiên cứu tiến hành trong đề

Trang 2

tài Song với kiến thức và thời gian có hạn, đề tài của chúng tôi vẫn còn nhiều thiếusót Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn để đề tài của chúng tôi ngàycàng hoàn thiện hơn

I/ LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH:

1 Tổng quan về thị trường tài chính:

Khủng hoảng tài chính – tiền tệ có một lịch sử khá dài gắn với sự ra đời và phát triểncủa hệ thống tài chính trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) và phát triển của hệthống tài chính trong nền kinh tế TBCN Để tìm hiểu về khủng hoảng tài chính(KHTC) ta cần bắt đầu từ các luồng vốn (tiền và giống như tiền) Trên con đường đóhình thành vô số các quỹ (Nhà nuớc, doanh nghiệp), trung gian tài chính và tổ chức,gia đình , cá nhân hay nói cách khác dòng luân chuyển đó là tập hợp của vô số quỹvới các mối quan hệ chằng chịt giữa các quỹ này tạo nên một hệ thống tài chính Vậyta có thể định nghĩa tài chính là tập hợp các quỹ tiền và giống như tiền cùng với cácmối quan hệ giữa chúng bao gồm cả nội tệ, ngoại tệ với ba chức năng chủ yếu làthước đo giá trị, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ Giống như tiền tức lànhững thứ có đủ ba chức năng chủ yếu của tiền đồng thời phải có khả năng chuyểnthành tiền dễ dàng (có tính thanh khoản) Tóm lại ta có:

F= Tổng (Fs, Fif, Fe, Fp, Fo) x K

Trong đó: F: Tài chính hay hệ thống tài chính Fs: Quỹ tài chính Nhà nước

Fif: Quỹ trung gian tài chính gồm quỹ ngân hàng và tài chính phingân hàng

Fe: Quỹ tài chính doanh nghiệp Fp: Quỹ cá nhân và hộ gia đình Fo: Các quỹ khác

K: hệ số biểu hiện năng lực hệ thống tài chính

K được quy định bởi trình độ quản lý của nhà nước, luật pháp, năng lực quản lý củaquỹ, mức độ (số lượng và chất lượng) quan hệ giữa các quỹ, môi trường tự nhiên - xãhội, nhận thức của nhân dân và nhiều yếu tố khác nữa Bản thân K cũng trở thành mộthàm số phức tạp chưa kể yếu tố tham gia của bên ngoài vào tài chính của mỗi quốcgia và sự tham gia đó biểu hiện ngay trong từng quỹ cấu thành nên hệ thống tài chínhquốc gia, vì hệ số K biến động theo từng giai đoạn nên ta chỉ có thể xác định giá trịtương đối của nó từ đó có thể viết:

Trang 3

K(k) C (S,1) cho thấy tình trạng ổn định tài chính K(k) C (0,C) tương ứng với trạng thái KHTC

K(k) C (C, S) chứng tỏ tình hình tài chính mất ổn định, thiếu vững chắc và xuất hiệncác dấu hiệu có thể xảy ra khủng hoảng.

Vậy khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính(quỹ) mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ quỹ.

Đặc trưng của mỗi quỹ và cấu thành hệ thống tài chính là các dòng tiền hay giốngnhư tiền vào trừ đi tiền ra, nhận trừ đi thanh toán… hình thành tài sản nợ trừ có khixảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanhtoán về số lượng thời hạn, chủng loại tiền (giống như tiền) thì có thể xảy ra khủnghoảng tài chính Như vậy KHTC là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọiloại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phảithanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó.Chính vì vậy KHTC có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủnghoảng thừa diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay.

2 Các khái niệm về khủng hoảng tài chính:

- Khủng hoảng tài chính là việc mất niềm tin vào giá trị của đồng tiền hoặc những tàisản tài chính khác khiến cho các nhà đầu tư quốc tế thu hồi quỹ đầu tư của họ ra khỏiquốc gia bị khủng hoảng (Nguồn: Các khái niệm trên mạng)

- Khủng hoảng tài chính là tình trạng mà trong đó một bộ phận của nền tài chính cónhững khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản thực có trên thị trường gây ảnh hưởng tới cáccán cân đầu tư khác, dẫn tới sự sụp đổ của không ít công ty tài chính, dẫn tới việcchính phủ bắt buộc phải có những can thiệp (Định nghĩa của Sundarajan và Balinonăm 1991)

- Khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ của thị trường tài chính mà trong đó do nhữnglựa chọn bất lợi và tâm lý hoang mang đã trở nên xấu đi, dẫn đến hậu quả thị trườngtài chính không thể có những quỹ hiệu quả cũng như cơ hội đầu tư tốt nhất (Địnhnghĩa của Mishkin)

3 Một số dạng khủng hoảng đặc thù:

Khủng hoảng ngân hàng: rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền

gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số lượng,thừoi hạn cũng như chủng loại tiền Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do chovay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao làm ngân hàngkhông thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽnên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo khủng hoảng cả hệ thống ngân hàng Trongtrường hợp khủng hoảng các Ngân hàng thương mại thường có xu hướng siết chặt cácđiều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh

Trang 4

nghiệp – bạn hàng chủ yếu của ngân hàng vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tàichính để hoạt động.

Khủng hoảng nợ quốc gia: trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính

thức, vay thương mại) qua nhiều, sử dụng không hiểu quả vốn nên không trả được nợđúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xoá nợ thậm chí phảituyên bố vỡ nợ (như trường hợp của CHDCND Triều Tiên) Khủng hoảng nợ xảy rakhá nhiều ( Argentina mới đây hay nhiều nước Châu Phi vừa qua) cùng với tiến trìnhtoàn cầu hoá kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.

Khủng hoảng tiền tệ: là hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ

đến hạn hay đáp ứng nhu cầu cả thực tế và giả tạo do đầu cơ buộc chính phủ phảidùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ cho nội tệ mấtuy tín nhanh chóng.

Khủng hoảng thị trường chứng khoán: với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị

trường, thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và phức tạp nên cũng dễ đổ vỡ Khủnghoảng thị trường chứng khoán xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (“tuộtdốc” hay “không thang” quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy đàn”làm cho chứng khoán bị “bán đổ, bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì khôngcó giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng khoán) vào so với tiền ra thị trườngchứng khoán (quỹ chứng khoán)

Khủng hoảng cán cân thanh toán (cán cân vãng lai), cán cân vốn (còn được gọilà tài khoản) là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia: khủng hoảng

xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bùđắp Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập trừđi xuất) bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng cácluồng ngoại tệ ralớn hơn ngoại tệ vào (cán cân vãng lai, tài khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề.

Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản: nếu các loại khủng hoảng tài chính ở

trên liên quan tới cả ba mặt số lượng, thời hạn và chủng loại tiền (và giống như tiền)thì khủng hoảng tình thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn vàchủng loại của “giống như tiền” và một số loại tài sản đặc thù.

Khủng hoảng ngân sách: NSNN thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu

bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạmdụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.

Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể xuấthiện nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của tài chính trong tiến trình phát triển vàhội nhập kinh tế quốc tế.

4 Các phương pháp dự báo khủng hoảng tài chính:

4.1.Phương pháp chỉ tiêu:

Trang 5

Từ những kết quả phân tích nói trên ta có thể rút ra được một số kết luận rằng: diễnbiến của tỉ giá thực, cán cân thương mại hoặc cán cân vãng lai, tiền lương thực tế vàlãi suất là những chỉ số quan trọng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng.

Ví dụ: Thái Lan – Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

4.2 Phương pháp dự báo dựa trên các nguy cơ:

Dựa trên thực tế cuộc khủng hoảng diễn ra năm 1997 ảnh hưởng nặng nề tới Thái Lanvà Hàn Quốc các nhà kinh tế học đã xây dựng mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng vàcơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế – tài chính”

Bốn nguy cơ tích luỹ khủng hoảng:

- Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp.

- Sự kém hiệu quả của các ngân hàng, công ty tài chính.- Sự lên giá của đồng nội tệ

- Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán.

Tác động mang tính quyết định từ bên ngoài đó là sự rút vốn tài chính của các nhàđầu tư nước ngoài.

- Những biến số thường được sử dụng với danh nghĩa là những chỉ số cảnh báo vềmột cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể là: dự trữ ngoại tệ giảm dần, nội tệ lên giá,tăng trưởng tín dụng quá mức và lạm phát gia tăng, tình trạng tồi tệ của cán cânthương mại kết quả của xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế cũngnhư sự gia tăng trong lượng tiền cung ứng, tỉ lệ khối tiền tệ mở rộng (M2 hoặcM3) so với tổng dự trữ quốc gia và thâm hụt ngân sách cũng là những chỉ số quantrọng cần được tính đến.

- Đối với các chỉ số khác những kết luận mang tính chất thử nghiệm vì chúng chỉđược rút ra chủ yếu từ một hoặc hai công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này Như

Trang 6

vậy một biên số tài chính, thể chế và chính trị cũng ít nhiều hiệu lực trong dự báocác cuộc khủng hoảng tài chính.

- Các biến số liên quan tới nợ nước ngoài không có ý nghĩa nhiều lắm Mặt kháctrái với thông lệ cán cân vãng lai không nhận được nhiều sự đồng tình trong vaitrò một chỉ số cảnh báo tin cậy về một cuộc khủng hoảng Điều này có thể là donhững thay đổi của tỷ giá hối đoái đã phản ánh diễn biến của cán cân vãng laitrong phần lớn của các công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng khi mà ảnhhưởng của cán cân vãng lai không nhiều lắm thì ở đó các tỷ giá hối đoái thựccũng không có tác dụng.

5 Một số phương pháp ngăn ngừa cơ bản:

Tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính tại Washington tháng 5 năm 1999, người tathông qua bản kế hoạch ngăn ngừa khủng hoảng như sau:

- Tránh sự tác động qua lại giữa mất cân đối bảng cân đối tài chính của ngân hàngvới tỷ giá cố định.

- Nhiều ý kiến cho ràng chính ngân hàng ở các thị trường mới nổi có thể và cầnphải ngăn cản những khoản vay ngoại tệ ngắn hạn nhiều rủi ro.

- Tránh áp dụng chế độ tỷ giá cố định là một biệnpháp quan trọng làm cho rủi rotiền tệ không được bảo hiểm trở nên rõ ràng và đơn giản hơn, song vẫn chưa đủvề những biến động tiền tệ vẫn xảy ra cả khi đã áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi.- Áp dụng biện pháp kiểm soát vốn nghĩa là sử dụng các hình thức cấm đoán song

phải đặc biệt chú ý để không dẫn tới sự lạm dụng,tham nhũng hay tạo những khehở.

- Thuế có vẻ như là biện pháp được ưa chuộng, chẳng hạn Chilê đã thành côngđánh thuế những khoản vay bằng ngoại tệ mặc dù biện pháp này khá thô bạo Nhiều nhà kinh tế đề xuất các giải pháp ngăn ngừa như sau:

- Nền kinh tế quốc gia không thể dựa chủ yếu vào vốn bên ngoài đặc biệt là vốnvay ngắn hạn và đầu tư vào thị trường cổ phiều Nhà nước cần theo dõi và cóchính sách hạn chế vay mượn nước ngoài dù tư nhân hay Nhà nước ở mức độ nềnkinh tế có thể chịu đựng được.

- Xác định đúng tỷ giá hối đoái nhằm tạo tính cạnh trạnh cho xuất khẩu, tăng hiệuquả sử dụng hàng nhập khẩu Cân bằng cán cân thương mại đồng thời có biệnpháp ngăn chặn dòng vốn ngắn hạn có tính chất đầu cơ.

- Cần có biện pháp giảm áp lực tăng giá bất động sản tránh tình trạng nền kinh tế“bong bóng” nhằm tạo môi trường ổn định cho đầu tư và đời sống nhân dân Tăngthuế thu nhập do mua đi bán lại trong thời gian ngắn là biện pháp hữu hiệu nhằmgiảm bớt nhu cầu đầu cơ.

- Ngăn chặn tình trạng “bong bóng” trên thị trường cổ phiếu, cần hạn chế ngườinước ngoài mua cổ phiếu và vay tín dụng ngân hàng để mua cổ phiếu cũng nhưdùng chứng khoán để thế chấp vay mượn.

Trang 7

Kết luận: Theo như trên thì kiểm soát vốn là công cụ ngăn ngừa khủng hoảng tàichính – tiền tệ hữu hiệu nhất vì:

- Kiểm soát vốn có thể được sử dụng như một phương pháp để đảm bảo sự độc lậpcủa chính sách tiền tệ.

- Kiểm soát vốn có thể được biện minh như một công cụ nhằm cải thiện an ninhkinh tế Sự đảm bảo tuyệt đối của Chính phủ đối với các khoản nợ nước ngoài đikèm với hệ thống thông tin tương xứng giữa ngân hàng và các cổ đông (nhữngngười gửi tiết kiệm) cũng đưa đến an sinh xã hội.

- Tự do hoá tài chính là tất yếu khách quan với một quốc gia mong muốn có đượclợi ích đầu tư tăng lên, tăng trưởng nhanh hơn, mức sống cao hơn Tuy nhiên vớicác thị trường tài chính chưa hoàn thiện, các dòng chuyển dịch vốn không ổn địnhthì việc kiểm soát vốn sẽ giảm bớt những rủi ro đạo đức, lựa chọn sai, đối xửkhông công bằng… nếu có các chính sách hợp lý như thuế, giám sát ngân hàngsự đảm bảo của chính phủ và pháp luật…

II/ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở CHÂU Á:

Khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu diễn ra vào tháng 7-1997 tại Thái Lan và ảnhhưởng tới hệ thống tiền tệ thị trường chứng khoán và giá trị các tài sản khác của một vàiquốc gia Châu Á, trong đó có nhiều nước đang được coi là những “chú hổ” châu Á.Inđônêxia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộckhủng hoảng này Hồng Kông, Malayxia, Lào và Philippines cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Singapore thì tương đối không bị ảnh hưởng, Nhật Bảntuy được cho rằng không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhưng cũng gặp phảinhững khó khăn về kinh tế trong dài hạn và ngày nay dang dần vượt qua.

1 Tính chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:

1.1 .Tính chất:

-Thứ nhất, cuộc khủng hoảng Châu Á mang tính cơ cấu với sắc thái tài chính-tiền tệ rấtđậm nét chứ không phải khủng hoảng chu kì hay sự đổ vỡ của một mô hình phát triểnnào.

-Thứ hai, cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế sâu sắc cả về những nguyên nhân, cáctác động lan truyền lẫn những nổ lực nhằm vượt qua khủng hoảng.

-Thứ ba, cuộc khủng hoảng diễn ra theo tính chất lan sóng, ảnh hưởng định chế lẫnnhau như “Hiệu ứng Đôminô” Bùng nổ từ cú sốc tỷ giá ngày 2-7-1997 tại Thái Lan, quaPhilippins rồi Inđônêxia, sang Hàn Quốc và Nhật Bản, xu hướng lan truyền còn rộng hơnvà tác động mạnh mẽ hơn, gây ra những tổn thất lớn hơn đối với các nước lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng.

Trang 8

1.2 Các nguyên nhân:

Cuộc khủng hoảng tài chính tiên tệ châu Á, xét theo cả cấp độ quốc gia lẫn khu vực,chính là kết quả “hợp lực” của sự tác động qua lại giữa ba nhóm nguyên nhân chủ yếu: từphía các chính sách vĩ mô của chính phủ, các nhà đầu tư trong nước và các nhân tố bênngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của các nước khu vực.

*Nhóm nguyên nhân thứ nhất: Sự bất cập trong chíng sách quản lý vĩ mô của Chính phủ.

Trong một thời gian dài, các nước Châu Á đã đạt được những thành tựu kinh tế mà cácnhà kinh tế đã gọi là hiện tượng Châu Á hay một “Châu Á diệu kỳ” Từ giữa những năm1960 đến giữa nhũng năm 1990, thu nhập bình quân đầu người tăng lên hơn gần bốn lầnở Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan, 7 lần ở Hàn Quốc Nhìn chung trong giai đoạn nàycho đến trước khủng hoảng, chúng ta thấy một Đông Nam Á, một Đông Bắc Á đượcquản lý tốt, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, lạm phát thấp, ngân sách cân đối về cơ bản,nền kinh tế được tự do hoá ở một mức độ cao Không có gì cho ta thấy là các nước này sẽtrượt ra khỏi quỹ đạo tăng trưỏng mạnh trong suốt những thập kỷ đó.

Các chỉ số kinh tế Vĩ mô năm 1996Các nước Mức tăng

(Theo Tính bất ổn của hệ thống tài chính quốc tế-tr.68)

Song đằng sau những thành công mà cả thế giới đều phải ghi nhận là những “tảng đángầm” chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sự bất ổn Có thể thấy rõ, đó là:- Sự chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ giá khiến các đồng bản tệ bịđịnh giá cao giả tạo trong một thời gian dài so với đông đôla Mỹ Tỷ giá được giữ ổnđịnh quá lâu và sự gia tăng một khối lượng lớn vốn nước ngoài ngắn hạn vào trong nướcdo chính sách lãi suất cao đã kích thích sự gia tăng giá trị tài sản và cổ phiếu.Nền kinh tếtrở nên nóng hơn, sự tăng giá tài sản, bất động sản và cổ phiếu đã tiềm ẩn trong lòng nónguy cơ làm phát sinh một nền kinh tế ảo.

Từ năm 1995-1997, đồng USD đổi chiều liên tục, tăng giá tới 50% so với đồng yên,vớiTrung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ hơn 30% vào cuối năm 1994 cùng chính sách neogiữ tỷ giá vào USD nói trên khiến các đồng bản tệ tăng giá giả tạo.

Trang 9

- Chính sách tự do hoá các hoạt động kinh tế không được tiến hành đồng bộ đi đôi vớiviệc tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chínhngân hàng Tình trạng chung của các nước châu Á lúc bấy giờ là:

+ Nền kinh tế thị trường chưa hoàn hảo.

+ Sự can thiệp khá sâu vào nền kinh tế thông qua chính sách công nghiệp dẫn đến tìnhtrạng bao cấp và cắt giảm thuế cho một số nghành Công nghiệp trong khu vực.

+Tình trạng thị trường lao động kém linh hoạt ( Hàn Quốc); hệ thống giám sát ngân hàngkhông hợp lý, thiếu minh bạch.

Thiếu đồng bộ và tính minh bạch trong hệ thống pháp luật, tình trạng tham nhũng và kinhtế ngầm phát triển.

- Có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế như là kết qủa của nhưng sai lầm nêu trên Mấtcân đối lớn nhất và đe doạ trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống tài chính-tiền tệ mỗinước là sự thâm hụt tài khoản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước.Ngoài ra còn có sự kém phát triển của hệ thống giáo dục cộng với tình trạng thiếu laođộng lành nghề, từ đó đẩy giá mức lương lao động lên nhanh hơn so với tốc độ tăng sảnlượng, làm hao mòn sức cạnh tranh quốc tế và gây khó khăn cho viẹc pháat triển nhữngngành công nghệ cao.

* Nhóm nguyên nhân thứ hai: Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước.

Trước hết phải khẳng định rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn bùngphát khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay ở châu Á là do sự “nóng lên” dẫn đến “khủng hoảng nợ” ở khu vực kinh tế tư nhân Sự tăng lên ồ ạt của các khoản nợ đã làmcho nền kinh tế trở nên khó kiểm soát cộng thêm sự kiểm soát hết sức lỏng lẻo của chínhphủ đã làm méo mó cơ chế thị trường dẫn đến sự sút giảm kim ngạch xuất khẩu đồng thờicơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp cũng giảm sút đáng kể.

Trên khía cạnh cơ bản nhất, lý do chủ yếu của cuộc khủng hoảng Châu Á là việc khônglàm chủ được quá trình mở cửa tiếp nhận vốn nước ngoài.

Kindleberger đã nhận xét rằng là chi phí sử dụng đồng tiền quá thấp dường như là mộtyếu tố quan trọng trong sự bùng nổ của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính: yếu tố nàykhiến các nhà đầu tư tìm cách lao vào các hoạt động rủi ro hơn để nhằm kiếm đượcnhững khoản lợi nhuận khá hơn.

* Nhóm nguyên nhân thứ ba: Các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của các

nước trong khu vực.

- Trước hết, chính sách tiền tệ tín dụng của các nước lớn trong và ngoài khu vực châu Á,đặc biệt là Mỹ.

- Ảnh hưởng của những hoạt động tiền tệ tín dụng nước ngoài có tính đầu cơ đã thổiphồng các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và làm tăng khả năng lây nhiễm Chính phủcũng đưa lượng cung bản tệ lên quá cao.Theo tính toán của IMF, hầu hết các nước ĐôngNam Á và Đông Bắc Á đều có mức tăng lượng cung tiền hàng năm từ 2-5 lần tốc độ tăngtruởng GDP.

Trang 10

- Sự tham gia của một số nước mới đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ vào thị trường xuấtkhẩu của các nước Đông nam Á Điều đó làm cho hàng hoá của những nước này mất đilợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, xuất khẩu đình trệ.

- Cuối cùng là sự biến đổi nhanh chóng của tương quan cung cầu và vòng đời sản phẩmtrên thị trường thế giới mà trình độ phát triển năng lực sản xuất hiện tại của các nướcChâu Á chưa thể thích ứng kịp trong ngày một ngày hai.

Tóm lại ,xét cho cùng thì những nguyên nhân từ phía bản thân các nước đang chịu khủnghoảng nặng nề mới là lýdo chính yếu gây nên cuộc khủng hoảng này.

2 Những tác động hai mặt của cuộc khủng hoảng:

Không cần nói nhiều thì chúng ta cũng đã thấy được hậu quả nặng nề mà cuộc khủnghoảng đã để lại cho các nước Châu Á Tuỳ theo tình hình thực tế ở mỗi nước, mỗi khuvực khác nhau mà hậu quả để lại cũng khác nhau Song nhìn chung, cuộc khủng hoảng đãtác động đến các nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế theo hai hướng khác nhau: cáctác động tích cực và các tác động tiêu cực.

2.1 Các tác động tiêu cực:

Trước hết, hậu quả dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất mà hầu như nước nào nẳm trongkhu vực chịu khủng hoảng cũng gặp phải đó chính là sự mất ổn định của đồng tiền và củacác thị trường tiền tệ ở mỗi nước và khu vực: là sự giảm sút các luồng vốn nước ngoài đổvào mỗi nước và toàn khu vực, là sự giảm sút ngay cả nguồn vốn trong nước do lãi suấtcao và yếu tố lòng tin Tất cả những điều đó đã làm cho giảm sút tốc độ tăng trưởng củacác nước, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và tăng tài khoản thâm hụt vãnglai Sự gắng gỏi giữ giá bản tệ đã làm hao kiệt nhanh chóng lượng dự trữ ngoại tệ của nhànước, đồng bản tệ bị phá giá nhanh chóng Cùng với điều đó là tình trạng thất nghiệp tăngnhanh, lạm phát cao.

Cuộc khủng hoảng cũng đánh dấu sự kết thúc một giai đoan tăng trưởng kinh tế nhanh,kéo dài hàng mấy thập kỷ trước đó và dựa vào các nguồn vốn nước ngoài của các nướcđang phát triển khu vực, để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với nhịp độ tăng

trưởng ôn hoà hơn

Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại cho các nước châu Á ít nhất là 300 tỷ USD, bằngkhoảng 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và thiệt hại chung toàn thế giới khoảng500 tỷ Qua đây chúng ta thấy được nhưng tác động có tính chất toàn cầu của cuộc khủnghoảng này Lượng đầu tư tài chính ở châu Á giảm mạnh, theo tính toán khoảng 150 tỷUSD đã bị rút khỏi Đông nam Á Các nhà đầu tư nước ngoai giảm niềm tin Đầu tư trựctiếp nước ngoài FDI bị sút giảm mạnh mẽ và tiếp tục giảm ở mức thấp trong những nămtiếp theo, kéo theo đó là tình trạng thiếu vốn đầu tư sẽ xảy ra.

Sự phá giá bản tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gánh nặng nợ nầnlên vai các công ty - con nợ, làm tăng tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản củachúng, nhất là đối với các Công ty phục vụ thị trường trong nước mà nhu cầu đang giảm

Trang 11

sút nhanh chóng Ở Inđônêxia, do phá giá tiền tệ, tỷ lệ nợ ngân hàng nước ngoài /GDP đãnhảy từ 35% lên đến 140%, hầu hết các ngân hàng bị coi là phá sản Tình hình “bongbóng bất động sản” vỡ tung, các ngân hàng rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khóđòi hoặc giữ gìn bất đắc dĩ một lượng tài sản thế chấp ngày càng mất giá và khó bán Khủng hoảng cũng góp phần làm tăng lên nhanh chóng tình trạng thất nghiệp ở cácnước trong khu vực(gấp đôi trong năm 1998 so với năm 1997 ở Thái Lan, Hàn Quốc vàInđônxia …) mà còn ở các nước bạn hàng của họ do đó thu hẹp quy mô nhập khẩu vìkhủng hoảng.

2 2 Các tác động tích cực:

Nhìn một cách khách quan thì cuộc khủng hoảng tài chính bên cạnh gây ra một loạtcác tác động xấu vô cùng sâu sắc kể trên thì trong một chừng mực nào đó,nó cũng manglại những tác động tích cực Đó là đem toàn bộ nền kinh tế châu á nói chung và ĐôngNam Á, Đông Bắc Á nói riêng sang một giai đoạn phát triển mới, thoát khỏi tình trạng

nóng trước đó.

Thứ nhất, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm thiểuđược lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữquốc gia về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuấtkhẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước.

Thứ hai, nhiều nước sẽ nhận được nguồn tín dụng quốc tế chính thức để phục vụ chomục tiêu cải cách và phát triển kinh tế sau khủng hoảng Cuộc khủng hoảng cũng giúpđịnh hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hoá hơn nền tài chính quốc gia Có

thể nói cuộc khủng hoảng sẽ như một cú “động” mạnh để xốc lại nền kinh tế cho cân

bằng, hợp lý và hiệu quả Toàn bộ nền kinh tế sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhấtcủa khủng hoảng sẽ có định hướng thị trường nhiều hơn, đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiệnhơn, do đó hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng ít nhiều góp phần và là dịp để chính phủ và nhân dân mỗinước thuộc khu vực cũng như các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế bổ khuyết nhữngthiếu sót cả về chính sách, thể chế lẫn về những yếu tố thuộc con người… từ đó tạo ranhững xung lực tích cực mới cho sự phát triển kinh tế.

Ngoài ra, tác động của cuộc khủng hoảng cũng chuyển dịch vị thế về kinh tế chính trịtruyền thống của các cường quốc tại khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, các nướcAsean vầ Mỹ, châu Âu.

3 Diễn biến ở một số nước

3.1 Thái Lan – Ngòi nổ của cuộc khủng hoảng:

Trước cuộc khủng hoảng Thái Lan có một nền kinh tế dường như rất mạnh, với tốcđộ tăng trưởng ổn định và được coi là tấm gương về quản lí kinh tế hiệu quả TháiLan được xếp vào nhóm các nền kinh tế đạt thành tựu cao của Châu Á, lạm phát thấp

Trang 12

ngân sách chính phủ luôn dư thừa, cán cân thanh toán có thể kiểm soát được, đầu tưtăng vọt, tình trạng thất nghiệp hầu như không có.

Thực tế của hình ảnh mạnh mẽ này lại che giấu nhiều vấn đề nghiêm trọng bên trong.Do nhận thức muộn mằn, thiếu một sự quản lý tốt kể cả sự quản lý ở cấp chính phủlẫn cấp công ty, việc tự do hoá về tài chính các thị trường vốn trở nên dễ bị tác độngbởi các cuộc tấn công của hoạt động đầu cơ khi những yếu tố căn bản của thị trườngcòn yếu.

Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém phát triển và hiểu quả Một đặc điểmđặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991-1996 đầu tư nước ngoài vào Thái Lanchiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính và sử dụng vốn vay ngắn hạn của nướcngoài Việc sử dụng gần 90% vốn nước ngoài ở dạng đầu tư tài chính và tín dụngngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các công ty vì phải trả lãi thường xuyên vàbằng ngoại tệ (với tín dụng ngắn hạn) Hậu quả là nếu quản lý kinh doanh không tốtthì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty sẽ thấp Tỷ suất lợi nhuận trên tàisản bình quân của các doanh nghiệp đã giảm từ 8%/ năm vào năm 1991 xuống chỉcòn 1%/năm vào năm 1996 Trong nền kinh tế mà lãi suất cho vay là 16.3%/năm cònhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là 1%/năm thì rõ ràng đã và đang tích luỹnguy cơ khủng hoảng “phá sản doanh nghiệp”.

Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả, các ngân hàng và công ty tài chínhThái Lan đã rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp trong nước.Trong cùng thời gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) của hệ thống ngân hàngThái Lan giảm còn 0,09%/ năm Rõ ràng Thái đang tích luỹ nguy cơ khủng hoảng“phá sản các ngân hàng”.

Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán trong suốt các năm 91-96, cán cânthương mại thâm hụt liên tục tổng cộng là 35,26 tỷ đôla Thâm hụt tài khoản vãng lainăm 96 tới 4,7 tỷ đôla Lý do của tình trạng này là xuất khẩu bị kìm hãm, nhập khẩuđược khuyến khích, lạm phát cao, đồng baht lên giá Để bù đắp thâm hụt thương mại,Thái Lan phải vay nợ nước ngoài , nợ nước ngoài tăng 35,99 tỷ đôla (năm 91) lên89tỷ (năm 96), gấp 2,47 lằn trong 5 năm Nợ ngắn hạn năm 95 và 96 gấp gần 1,18 lầndự trữ ngoại tệ quốc gia Tức là Thái Lan thực tế đã mất khả năng thanh toán nợ nướcngoài từ năm 95 Kết quả tỷ giá hối đoái tăng, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, nguy cơ mấtkhả năng thanh toán của quốc gia này càng cao

Tóm lại cuối năm 96 và đầu 97 ở Thái Lan đã xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng ởmức cao Khi xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng, những người có đủ thông tin sẽ lolắng, lo sợ ngân hàng và các tổ chức tài chính phá sản sẽ thúc đẩy họ rút tiền ra khỏicác tổ chức này Lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, đồng baht mất giá khiến họ đổ xô đi muangoại tệ làm cầu ngoại tệ tăng

- Ngày 4 và 5tháng 3 năm 97 hơn 21, 4 tỷ baht đã được rút khỏi các ngân hàng vàcông ty tài chính.

- Sau đó ngày 9 tháng 4 năm 97 chính phủ ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính,nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 (chiếm 64% toàn quốc) Chínhphủ bán ngoại tệ làm dự trữ ngoại tệ giảm.

- Thấy trước nguy cơ ngày 2/7/1997 chính phủ Thái Lan thả nổi đồng baht Cùng vớisự phá giá đồng baht là các ngân hàng, các công ty tài chính sụp đổ, tỷ giá hối đoáităng cao các doanh nghiệp phá sản hàng loạt là bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chínhở Thái khởi đầu cho khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á

Ngày đăng: 27/11/2012, 12:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w