1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Bài tiểu luận tâm lí về đam mê

23 2,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 55,04 KB

Nội dung

sự khác biệt giữa đam mê và sở thích, đam mê giữa cá nhân và xã hội, đam mê tích cực và đam mê tiêu cực, đam mê của giới trẻ hiện nay, những ví dụ sinh động về những người thành công do có đam mê. Đam mê là một ý niệm định tính, không thể cân đo, đong đếm một cách khoa học, khách quan được. _ Đam mê là một cảm xúc, ham muốn thái quá, đến mức như không gì cưỡng lại được và không gì có thể thay thế được. _ Trong tiếng Việt, đam mê hay được dùng để chỉ các ham muốn thiếu lành mạnh, thí dụ như: đam mê rượu chè, cờ bạc...

N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 1 DANH SÁCH NHÓM 4 1. Trần Thị Thủy Tiên 2. Phạm Thị Thu Huyền 3. Hoàng Thị Thơm 4. Nguyễn Đức Minh 5. Nguyễn Đặng Thu Hoài 6. Phan Hồ Uyên Thơ 7. Lê Thị Nga MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề 1.2. Lý do chọn đề tài 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG CHÍNH 2.1. Đam mê là gì? N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 2 2.1.1. Khái niệm đam mê 2.1.2. Sự khác biệt giữa đam mê và sở thích 2.1.3. Đam mê thể hiện tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người 2.1.4. Đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người 2.2. Đam mê dẫn đến thành công và ngược lại 2.2.1. Đam mê dẫn đến thành công 2.2.2. Ví dụ thực tiễn: người thành công đam mê với việc họ làm 2.2.3. Những việc bạn cần làm để đưa mình đến thành công 2.2.4. Thiếu đam mê sẽ dấn đến thất bại 2.3. Bài học rút ra để áp dụng vào thực tiễn 2.3.1. Con người sống phải có đam mê 2.3.2. Tìm cảm hứng cho đam mê từ sự tưởng tượng 2.3.3. Phải biết duy trì đam mê 2.3.4. Làm chủ được đam mê. 3. KẾT LUẬN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề _ Đam mê là gì? Đam mê bắt nguồn từ đâu? _ Đam mê và cá nhân tác động qua lại lẫn nhau như thế nào? _ Xã hội tác động thế nào đến đam mê của cá nhân? _ Có đam mê sẽ dẫn đến thành công, ngược lại. _ Làm cách nào để phát triển, duy trì đam mê? _ Thực hiện đúng đam mê và thực hiện đam mê đúng. 1.2. Lí do chọn đề tài _ Tất cả chúng ta đều muốn có được thành công. Và chắc chắn ai cũng hiểu: “đam mê là điều kiện tiên quyết để thành công”. Nhưng có chắc rằng, ai cũng hiểu đúng về đam mê? Đặc biệt là giới trẻ hiện nay, dường như họ đang nhầm tưởng và lạc lối giữa ‘rừng đam mê’ của bản thân: đam mê khám phá, thám hiểm; đam mê công nghệ; đam mê mạng xã hội; đam mê nghề DJ… Con đường dẫn ra khỏi khu rừng để đi đến thành công của họ bị quá nhiều đam mê che lấp. N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 3 _ Con người chỉ có duy nhất một đam mê. Làm sao xác định được đam mê của mình? Con đường nào dẫn các bạn trẻ ra khỏi khu rừng của bản thân? Con đường nào dẫn họ đến thành công? _ Từ thực trạng đó, nhóm chúng em làm bài tiểu luận này với mong muốn đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn, cho những ai còn nhầm lẫn, về đam mê của cá nhân, về vai trò của đam mê đối với cá nhân, xã hội và vai trò của xã hội, cá nhân trong việc phát triển và duy trì đam mê. 1.3. Phương pháp nghiên cứu _ Sử dụng hai bản chất chính của hiện tượng tâm lí người: bản chất chủ thể và bản chất xã hội, để làm rõ mối quan hệ giữa đam mê với cá nhân và xã hội. _ Thông qua nghiên cứu tình hình thực tế, tìm hiểu các ví dụ thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề, rút ra bài học. _ Vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp thêm trên lớp để bổ sung, tổng hợp, xây dựng bài tiểu luận. 2. NỘI DUNG CHÍNH 2.1. Đam mê là gì? 2.1.1. Khái niệm đam mê Chúng ta thường gặp từ ‘đam mê’ trong văn chương, sách báo, phim ảnh. Nhưng, nhiều người vẫn mơ hồ và hay nhầm lẫn về khái niệm đam mê. _ Đam mê là một ý niệm định tính, không thể cân đo, đong đếm một cách khoa học, khách quan được. _ Đam mê là một cảm xúc, ham muốn thái quá, đến mức như không gì cưỡng lại được và không gì có thể thay thế được. _ Trong tiếng Việt, đam mê hay được dùng để chỉ các ham muốn thiếu lành mạnh, thí dụ như: đam mê rượu chè, cờ bạc _ Có nhiều loại đam mê. Mọi thứ đam mê đều đòi hỏi sự hy sinh ,cố gắng lớn lao và thường xuyên. Bất kì một ai đã có đam mê, không bao giờ họ làm việc hời hợt, nửa vời, càng không có chuyện họ bỏ cuộc nửa chừng. Nếu không có hy sinh và cố gắng cho việc đang làm thì không thể gọi đó là đam mê được, cao nhất chỉ là mức độ sở thích thôi. N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 4 _ Đam mê có nhiều điểm tích cực. Trước hết, khi làm bất cứ việc gì ta đam mê, bản thân mỗi người sẽ tự phát sinh động lực để làm việc, sáng tạo có hiệu quả, một bước đệm vô cùng cần thiết để đi đến thành công. Thứ hai, bất kì ai có đam mê và sống hết mình với đam mê đó đều được hưởng một thứ hạnh phúc đặc biệt. Thứ ba, vượt qua tầm nhìn hạn hẹp của cá nhân, một dân tộc có những người trẻ mang trong mình niềm đam mê là một dân tộc có tương lai, một đất nước có những người trẻ tuổi sẵn sàng sống hết mình cho tận cùng đam mê của bản thân là một đất nước hứa hẹn sự tăng tiến. 2.1.2. Sự khác biệt giữa đam mê và sở thích Nhiều người vẫn luôn có gắng theo đuổi một điều gì đó trong cuộc đời, một số gọi đó là đam mê, số khác lại coi đó là sở thích. Vậy sở thích và đam mê khác nhau thế nào? _ Sở thích là khi bạn thích làm một điều gì đó nhưng lại không chấp nhận được cái giá phải trả cho việc bạn làm. Bạn thích làm một điều gì đó, nhưng khi kết quả không được như mong đợi, làm bạn thất vọng, bạn sẽ sẵn sàng từ bỏ nó. Đơn giản vì đối với điều đó, bạn chỉ dừng lại ở mức sở thích, chưa phải là đam mê. Mọi đam mê đều bắt nguồn từ sở thích, những sở thích đủ mạnh mẽ, những sở thích có thể đứng dậy được sau những lần bị thất bại quật ngã. Bạn có thể hy sinh sở thích của bản thân, nhưng đối với đam mê, bạn phải hy sinh cho nó. Đừng bao giờ lo lắng khi thấy mình hy sinh quá nhiều, nhưng vẫn chẳng thành công với đam mê. Thành công chính là quá trình ta sống hết mình cho đam mê. _ Cùng một thời điểm, chúng ta có thể có nhiều sở thích, nhưng chỉ có duy nhất một đam mê. Nhiều khi phải trải qua thời gian rất dài mới biết được mình thật sự muốn gì, đam mê thật sự của mình là gì. Trong khi đó, mỗi năm, mỗi tháng, thậm chí mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, chúng ta luôn thích thứ này, thứ khác. _ Đam mê mang tính lâu dài, sở thích có thể thay đổi tùy lúc. Sở thích đối với một thứ có thể dễ dàng hình thành, cũng có thể mất đi nhanh chóng, đam mê thì N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 5 ngược lại. Đừng bao giờ băn khoăn khi mình không có đam mê, chỉ là ở hiện tại chưa có thôi. Ai cũng có một con đường rất dài để đi, hãy cố gắng học hỏi thật nhiều từ mọi người và cuộc sống xung quanh, tích lũy thêm cho bản thân nhiều kinh nghiệm sống trước khi xác định đam mê thật sự của mình và quyết định theo đuổi nó. Sẽ không bao giờ là trễ để thực hiện đam mê cả. Nhưng ngay cả khi đã có đam mê, bạn cần phải có một quá trình chuẩn bị trước khi biến nó thành sự thật. _ Bất kì ai có đam mê để theo đuổi trong cuộc đời đều sẽ có những khoảnh khắc hạnh phúc vô giá, không gì đánh đổi được. Họ thật đáng ngưỡng mộ. 2.1.3. Đam mê thể hiện tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người 2.1.3.1. Đam mê mang dấu ấn cá nhân _ Không ai từ khi sinh ra mà có sẵn đam mê trong người. Tùy vào những tác động thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng, mà đam mê của mỗi người hình thành, phát triển và mang những sắc thái riêng, chình vì thế đôi lúc chúng ta hình dung đam mê cũng giống nhưng một dạng tình cảm và cũng có những cung bậc khác nhau. _ Đam mê là cảm nhận, kinh nghiệm của từng cá nhân, không ai giống ai hoàn toàn. Có người theo đuổi hết đam mê này sang đam mê khác, cũng có người suốt đời không biết đam mê của bản thân là gì. Có những đam mê ngắn hạn, bùng nổ rồi nguội tắt theo năm tháng, lại có thứ đam mê cả đời, bất biến qua thời gian. Có đam mê cháy bỏng nhiệt tình, bên cạnh những đam mê âm thầm sâu thẳm. Có những niềm đam mê mà người ta hay nhắc đến với sự tự hào, nhưng có đam mê lại được giấu kín trong tận cùng tâm khảm. _ Có nhiều loại đam mê. Những đam mê lành mạnh, nhưng chỉ là đáp ứng cho nhu cầu bản thân như: đam mê việc học, đam mê thể thao, … Những đam mê vị tha, thể hiện sự quan tâm đến đồng bào đất nước như: một thanh niên đi gom từng cuốn sách một để xây dựng tủ sách cho nông dân; một học giả bỏ cả đời say mê nghiên cứu mà không vì danh lợi; … Có những đam mê vị tha cao hơn, thể hiện sự quan tâm đến toàn nhân loại nhân loại như: các thanh niên, thiếu nữ nước ngoài N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 6 bỏ những năm tháng thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời để đến chăm sóc các cô nhi nghèo tại Việt Nam. _ So về độ tuổi, người trẻ tuổi luôn có niềm đam mê rất lớn, hơn hết thảy đam mê ở các độ tuổi khác. Cũng dễ hiểu, vì người trẻ tuổi có nhiều sức khỏe, sức trẻ, sức chịu đựng bền bỉ để theo đuổi đam mê đến tận cùng; có tâm hồn phóng khoáng, không thành kiến xơ cứng, lạc hậu, tư duy, suy nghĩ logic, linh hoạt, sáng tạo, dễ hấp thu các tư tưởng hay lập luận mới và dù muốn dù không, người trẻ tuổi cũng ít bị bị ràng buộc về các vấn đề như gia đình riêng, tiền bạc, danh lợi. _ Có những người ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và họ luôn đam mê có một cuộc sống đầy đủ hơn, chiến thắng chính bản thân, chiến thắng chính hoàn cảnh của mình. Họ không muốn cả cuộc đời phải sống trong cảnh bần cùng nghèo đói, phải phụ thuộc vào người khác. Vào thời điểm này, đam mê bùng dậy, đánh thức con người họ, họ ra sức học hỏi, lao động mong muốn có một tương lai tươi sáng hơn. Đây cũng là một dẫn chứng của niềm đam mê tùy thuộc vào hoàn cảnh. 2.1.3.2. Đam mê là động lực thúc đẩy hoạt động cá nhân _ Nếu như ước mơ là thứ cho ta hình dung được đích đến, thì đam mê chính là động lực khiến cho ta bước đi. Đam mê là sức mạnh đầy quyền lực, sức mạnh vô hình giúp bạn hoàn thành bất cứ điều gì bạn suy nghĩ. Đam mê thúc đẩy bạn đứng dậy để vươn tới thành công, tận hưởng một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc. Đam mê “vun trồng” ý chí, lòng quyết tâm, nỗ lực bền bỉ. Đam mê khiến ta sống lạc quan hơn, nhận ra được thứ mình thích, thứ mình phải đeo đuổi và xây dựng cho ta một khát vọng bất tận. _ Trên thế giới này, đã có biết bao nhiêu người nhờ vào niềm đam mê cháy bỏng của bản thân mà tạo được cho mình nhiều cơ hội, hoặc hơn thế là thành công, là sự nổi danh toàn thế giới. + Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad. Nhưng với niềm N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 7 đam mê về máy tính, ông đã nghỉ học, từ bỏ ngôi trường bao nhiêu người mơ ước để cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. + Steve Jobs với hàng loạt các biệt danh như: “phù thủy sáng tạo”, “tượng đài công nghệ”. Ông cho rằng niềm đam mê lớn lao mà ông dành cho công việc của mình là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của ông. Cùng với Wozniak, Steve Jobs đã tạo ra Apple với tầm nhìn làm thay đổi thế giới. Steve Jobs và các cộng sự của mình đã mơ ước về sự cách mạng hóa thế giới máy tính cá nhân. Họ đã cống hiến toàn bộ tâm sức để biến ước mơ đó thành hiện thực. Và giờ đây, Jobs đã trở thành tượng đài của thành công đỉnh cao. Chính niềm đam mê của ông đã vực dậy công ty Apple sau mỗi lần thất bại. Cũng chính niềm đam mê lớn ấy đã giữ chân Steve Jobs trong ngành công nghệ máy tính, bất chấp sự thật ông bị sa thải bởi chính công ty mà ông sáng lập ra khi mới chỉ 30 tuổi. Ông không bao giờ từ bỏ vì không muốn làm bất kỳ điều gì khác trong cuộc đời mình. Steve Jobs đã kết nối đam mê của ông và các cộng sự đối với chiếc máy tính tới mức độ đam mê mà các nghệ sĩ thường đạt tới khi sáng tạo nghệ thuật. Nói về thời gian dành cho việc tạo ra chiếc máy tính Macintosh, Steve Jobs đã nhớ lại: “Cảm giác và đam mê mà mọi người đưa vào chiếc máy tính hoàn toàn không khác biệt so với một bài thơ hay một bức tranh… Mọi người đã đưa vào những sản phẩm này vô số tình yêu.” Steve Jobs cho biết ông không bao giờ chọn con đường sự nghiệp của mình vì tiền bạc. “Tôi từng đáng giá hơn một triệu USD khi tôi 23 tuổi, hơn 10 triệu USD khi tôi 24 tuổi, và hơn 100 triệu USD khi tôi 25 tuổi và điều đó không hề quan trọng bởi tôi không bao giờ làm điều đó vì tiền. Trở thành người đàn ông giàu có nhất trong nghĩa trang không có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là khi đặt lưng lên giường vào mỗi tối, chúng ta đã làm được một điều gì đó tuyệt vời.” N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 8 Steve Jobs đã sống một cuộc sống đúng như ông mong muốn. Ông thú nhận rằng điều duy nhất kéo ông đi làm mỗi ngày chính là sự đam mê. Ông nói: “Chúng tôi thường mơ ước về những thứ này. Giờ chúng tôi bắt tay vào việc tạo ra chúng. ” Đối với những doanh nhân khác đang chật vật tìm kiếm con đường và động lực cho mình, Steve Jobs đã đưa ra lời khuyên: “Cách duy nhất để làm được một công việc tuyệt vời là hãy yêu thích những gì bạn làm… Với tất cả ý nghĩa trong tim, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó.” 2.1.3.3. Đam mê điều chỉnh các hoạt động cá nhân, hướng tới việc thực hiện đam mê Đam mê có thể tác động ngược lại các cá nhân _ Nó có thể khiến bạn cố gắng hết mình để thỏa mãn đam mê. Sự thành công hay thất bại của mỗi người phụ thuộc vào việc niềm đam mê của họ lớn tới đâu, họ chịu sự ảnh hưởng của niềm đam mê nhiều tới mức nào. _ Đối với một con người có niềm đam mê, mọi hoạt động của họ sẽ đi theo xu hướng thực hiện và thỏa mãn niềm đam mê đó. Họ sẽ muốn thể hiện bản thân, muốn được tiếp nhận thử thách. Vì đó là môi trường, là cơ hội cho họ bộc lộ khả năng và đam mê của mình. Ví dụ: + Với một người không có niềm đam mê ca hát, khi nhà trường tổ chức một cuộc thi hát, chắc chắn họ sẽ không để tâm. Nhưng ngược lại, nếu người đó có niềm đam mê ca hát, họ sẽ nắm bắt thông tin nhanh, sẽ đăng kí dự thi. Bởi lẽ, họ muốn thể hiện đam mê, muốn cháy hết mình với đam mê đó. Đó chính là sự định hướng của niềm đam mê đối với hành động của con người. N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 9 2.1.3.4. Đam mê hình thành, phát triển, thay đổi qua lịch sử và cuộc sống cá nhân _ Đam mê là một hiện tượng tâm lí người, vì thế đam mê có nguồn gốc từ thế giới khách quan. _ Hãy bắt đầu từ lúc chúng ta được sinh ra trên thế giới này. Không một ai từ khi mới sinh ra mà đã có niềm đam mê với một thứ gì đó. Phải trải qua quá trình sinh trưởng, phát triển và tiếp xúc với cuộc sống họ mới bắt đầu hình thành niềm đam mê đối với một thứ gì đó mà họ đã từng tiếp xúc, từng thấy, từng cảm nhận, từng trải nghiệm. Con người không thể hình thành sở thích hay đam mê với những thứ chưa bao giờ tác động vào bản thân. Ví dụ: + Một người được sinh ra trong một gia đình bác sĩ. Hằng ngày, được tiếp xúc với công việc và môi trường chuyên môn từ những thành viên trong gia đình. Có thể hình thành sở thích với nghề bác sĩ, từ đó, dần dần phát triển thành đam mê. + Một người đam mê máy tính dứt khoát không thể là người chưa bao giờ chạm vào, hay thậm chí là chưa bao giờ nhìn thấy máy tính. + Một người đam mê ca hát phải là người từng tiếp xúc với âm nhạc. Từ đó họ mới cảm thấy hòa hợp, thích thú và muốn theo đuổi con đường âm nhạc, đó chính là khởi đầu của niềm đam mê. _ Niềm đam mê được hình thành tùy thuộc vào việc sự tiếp nhận sự vật khách quan từ bên ngoài thế nào, sẽ có những phản ứng ra sao để trả lời lại các kích thích đó. Mỗi người có mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, tính cách khác nhau, khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau, cách tiếp nhận và phản ứng lại tác động của môi trường sống cũng khác nhau. Vì thế niềm đam mê của họ khác nhau. N h ó m 4 - K 1 4 5 0 1 T r a n g 10 _ Đam mê còn phụ thuộc vào khả năng của từng người. Mỗi người khi sinh ra đều có những khả năng khác nhau. Nhưng phải trải qua quá trình sống, những khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Ví dụ: + Một người có sở thích vẽ tranh, nhưng nếu vẽ không đẹp, không được ai công nhận hay khen ngợi, họ sẽ rất dễ nản và từ bỏ sở thích đó. Thay vào đó nếu họ có khả năng về hội họa, tác phẩm của họ được chào đón, họ sẽ có hứng thú hơn, sẽ dễ dàng phát triển sở thích đó thành đam mê. 2.1.4. Đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người 2.1.4.1. Vì sao đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người? _ Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, sống trong những môi trường xã hội nhất định, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chịu một số tác động của xã hội ấy. Vì thế đam mê của con người mang bản chất xã hội. _ Yếu tố chính trị, giao tiếp, hoạt động sẽ có những tác động khác nhau đến sự phát triển, cũng như việc hình thành đam mê của con người. Vì thế, đam mê của con người cũng thể hiện tính lịch sử. 2.1.4.2. Bản chất xã hội _Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Ngay cả thành phần tự nhiên của thế giới cũng được xã hội hóa. Phần xã hội quyết định tâm lý người thể hiện qua: quan hệ kinh tế xã hội, quan hệ đạo đức, pháp quyền, các mối quan hệ giữa con người với con người Và các mối quan hệ này cũng quyết định đến sự hình thành và phát triển đam mê. *Nếu con người thoát ly khỏi mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa người với người, dẫn đến tâm lý mất hẵn tính người. Liệu chúng ta có còn đam mê? [...]... niềm đam mê Nếu bạn đang làm một việc mà chẳng có chút đam mê nào thì hãy cố gắng tạo cho mình niềm đam mê với việc đó, hãy yêu nó, rồi một ngày bạn sẽ cảm thấy thành công hơn từ chính niềm đam mê của mình _ Nguồn cảm hứng chính là nhiên liệu của niềm đam mê Nếu bạn ví niềm đam mê như một ngọn lửa rực cháy trong tim, thì nguồn cảm hứng chính là nhiên liệu Chỉ có cảm hứng mới đánh thức được niềm đam mê. .. trong xã hội đó thì tâm lý của ngươì đó cũng phát triển theo quy luật của xã hội đó Họ sẽ có những đam mê lành mạnh, đam mê làm những việc có ích cho xã hội + Bạn đang ở trong một xã hội hội nhập, một xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa, với những tấm gương sáng như: Bill Gates, Steve Jobs , thì bạn đam mê làm kinh tế, đam mê kiếm tiền không phải là một chuyện khó lí giải 2.1.4.4 Đam mê là sản phẩm của... lực, kích thích chúng ta biết đam mê và sống đến cùng đam mê của mình _ Nên cộng hưởng niềm cảm hứng từ việc chia sẻ đam mê của bạn với mọi người Khi chúng ta nói về niềm đam mê của mình tự nhiên chúng ta sẽ thấy phấn khích hơn hẳn, chúng ta sẽ có thêm động lực, niềm tin và nguồn cảm hứng để làm những điều mình thích Nhóm 4-K14501 Trang 19 2.3.2 Tìm cảm hứng cho đam mê từ sự tưởng tượng _ Sức mạnh... người này khác người kia _ Hiện tượng khách quan còn là môi trường thực hiện đam mê, cỗ vũ cho đam mê, đồng thời cũng có thể dập tắt đam mê Nếu xã hội tạo điều kiện cho niềm đam Nhóm 4-K14501 Trang 12 mê trong mỗi con người phát triển thì tất nhiên nó sẽ phát triển, còn ngược lại, nếu xã hội kìm hãm sự phát triển của niềm đam mê thì có khả năng nó sẽ bị lụi tàn Ví dụ: + Ngày nay, trong đời sống mọi người... Bất kể niềm đam mê của bạn là gì, hãy cởi trói cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng để nó truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi và biến giấc mơ của mình thành hiện thực _ Đam mê và niềm cảm hứng luôn đi cùng nhau, đam mê chỉ thực sự lớn dần lên theo thời gian nếu như cảm hứng không xóa mờ Hãy chăm chút cho cảm hứng đề đam mê luôn đồng hành trong suốt cuộc đời bạn! 2.3.3 Phải biết duy trì đam mê _ Có một... bản thân chủ thể Nếu kỹ năng này kém, bạn có thể để đam mê bùng phát đến mức mất kiểm soát và thiêu rụi chính bản thân mình Sẽ rất may mắn nếu chúng ta có một đam mê để sống, để phấn đấu và cảm thấy hạnh phúc Tuy nhiên hãy để mình điều khiển đam mê chứ đừng để đam mê điều khiển mình Để làm được điều đó, chúng ta cần kỹ năng lập kế hoạch thực hiện đam mê Một người đi đường cần phải có bản đồ để biết mình... sĩ, công nhân, … Từng có chuyện một người thích may vá, đam mê nghề may vá, dự định sau khi học xong cấp 3 thì sẽ đi theo niềm đam mê của mình nhưng lại bị bố mẹ kịch liệt phản đối, ép buộc người đó phải đi theo con đường mà bố mẹ đã định sẵn, đó rõ ràng là sự cản trở niềm đam mê _ Hoạt động xã hội là nhân tố quyết định chủ yếu đến tâm lý và đam mê của con người Điều này được thể hiện qua các: quan hệ... mong muốn, mục đích đều đưa về sự cân bằng cho chính bản thân mỗi người trong cuộc sống của riêng mình “Hãy nuôi dưỡng ước mơ táo bạo & to lớn nhưng hãy thực hiện từng chút một mỗi ngày, hãy đi từng bước nhỏ thay vì nhảy vọt trèo lên vách đá mục tiêu trước mặt mình.” _ Thực hiện đam mê đúng cách 2.3.4 Làm chủ được đam mê _ Giữa 3 mức độ: sở thích – đam mê – cuồng, thì đam mê vẫn còn nằm trong giới hạn... Nhưng một lần nữa, niềm đam mê đã đánh bại tất cả Nhóm 4-K14501 Trang 18 _ Nếu chúng ta thất bại điều đó có nghĩa là niềm đam mê chưa đủ mạnh, không thể trách móc bất kỳ ai hoặc đỗ lỗi cho bất cứ yếu tố nào: may mắn, gia đình, sức khỏe, ngoại trừ chính chúng ta 2.3 Bài học rút ra để áp dụng vào thực tiễn 2.3.1 Con người sống phải có đam mê _ Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê mới có thể dẫn tới thành... phán đam mê của họ vì sẽ tạo cho họ tâm thế tự vệ mà nên góp ý cách thực hiện đam mê ấy chúng ta nên + Kể cho họ nghe về cách tấm gương nổi tiếng khác đã thành công mà không phải đánh đổi quá nhiều (đánh đổi sức khỏe, đánh đổi hạnh phúc gia đình.v.v…) để họ tự so sánh và tự nhận ra cái sai trong cách làm hiện tại + Góp ý cho họ bằng cách đặt câu hỏi Ví dụ một người đàn ông ngày đêm thực hiện đam mê mà . thích 2.1.3. Đam mê thể hiện tính chủ thể của hiện tượng tâm lí người 2.1.4. Đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người 2.2. Đam mê dẫn đến thành công và ngược lại 2.2.1 dụ thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề, rút ra bài học. _ Vận dụng kiến thức giảng viên cung cấp thêm trên lớp để bổ sung, tổng hợp, xây dựng bài tiểu luận. 2. NỘI DUNG CHÍNH 2.1. Đam mê là gì? . 2.1.4. Đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người 2.1.4.1. Vì sao đam mê thể hiện tính lịch sử-xã hội của hiện tượng tâm lí người? _ Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội,

Ngày đăng: 09/11/2014, 08:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w