2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Kitô giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm nghiên cứu và đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu với nhiều gốc độ tiếp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ANH THƯỜNG
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lịch sử Triết học
Mã số: 62.22.80.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNG
TP.HỒ CHÍ MINH – 2013
Trang 21
1.Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu, chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại, trong
đó tư tưởng triết học tôn giáo được xem là vấn đề cấp thiết Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, nhưng nó cũng có tính hai mặt: một mặt nó sẽ mang lại cơ hội phát triển kinh tế, khoa học công nghệ cho các quốc gia chậm phát triển; mặt khác, nó cũng là thách thức lớn cho các quốc gia khi hội nhập về văn hóa
Kitô giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn 400 năm; đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Việt Nam và đặc biệt ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam Có lẽ, nhân tố cơ bản nhất để Kitô giáo bén rễ trong nền văn hóa Việt Nam chính là tư tưởng nhân văn và đạo đức gần gũi với quan niệm đạo lý của người Việt Nam Tư tưởng nhân văn và đạo đức đó không những phù hợp với quan niệm đạo lý truyền thống, mà còn góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú hơn
Vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra chân giá trị của tư tưởng nhân văn, đạo đức của tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng góp phần trong công cuộc đổi mới nói chung, trong sự nghiệp giáo dục, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc nói riêng, khi mà xã hội cần phải huy động mọi nguồn lực tham gia Để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh và hạnh phúc, bên cạnh việc củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc thì không thể không kế thừa, phát huy những hạt nhân hợp lý, những giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo nói chung và trong Kitô giáo nói riêng vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến nhưng vẫn đậm tình nhân văn, nhân ái
Từ những lý do trên đây, tôi đã chọn vấn đề: “Tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo với văn hóa Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Kitô giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm nghiên cứu và đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu với nhiều gốc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học, nhân học, triết học, thần học, …
Ở Việt Nam có một số tài liệu nghiên cứu về Kitô giáo, đầu tiên phải kể đến cuốn Kinh thánh được dịch sang tiếng Việt bởi nhiều tác giả khác nhau Cho đến nay, có 7 bản dịch Kinh thánh trọn bộ, do các tác giả Kitô giáo thực hiện:
Bản thứ nhất của linh mục Albertus Schlicklin, (còn gọi là Cố Chính Linh), sinh năm 1857 tại Đức, linh mục chính
địa phận Hà Nội (1890 – 1900) và qua đời tại Hà Nội năm 1932 Ông đã dịch Kinh thánh từ bản Vulgata, tiếng Latinh sang tiếng Việt, bản dịch được Giáo hội công bố năm 1916, được xem là bản dịch Kinh thánh tiếng Việt sớm nhất Bản dịch thứ hai
là của ông Phan Khôi (1887 – 1960) Kinh thánh Tin Lành, công bố năm 1924 Bản dịch thứ ba của Linh mục Gérard Gagnon (còn gọi là cha Nhân), sinh năm 1914 tại Canada, sang Việt Nam năm 1935, dịch Kinh thánh Tân ước, công bố năm 1962 Bản thứ tư của Linh mục Đaminh Trần Đức Huân (1910 – 1984), dịch và xuất bản Bốn Phúc âm và Tông đồ công vụ năm 1950; Tân ước Đức Jesus Kitô năm 1963; Toàn bộ Cựu Ước Tân ước năm 1969 Bản dịch này của Linh mục Trần Đức Huân được dịch từ bản phổ thông Vulgata, tiếng Latinh Bản dịch này khá phổ biến trong Giáo hội Công giáo, văn phong sáng sủa, thuần Việt, ngôn ngữ trau chuốt Bản thứ tư là của Linh mục Joseph Nguyễn Thế Thuấn (thuộc Dòng Chúa Cứu thế, học trường Kinh thánh Giêrusalem bốn năm, từ 1952-1956): Tân ước, nhà Sách Đức Mẹ ấn bản năm 1965; Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước) xuất bản năm 1976; là bản dịch được giới học thuật đánh giá cao vì được dịch từ bản Kinh thánh Jerusalem (Bible de Jerusalem); bản dịch này vừa có chú giải thuật ngữ khó hiểu, vừa có chỉ dẫn đối chiếu những nội dung tương đồng trong các sách của Kinh thánh Đặc biệt có các tiểu dẫn có giá trị nghiên cứu và tính khái quát rất cao trước khi vào nội dung cụ thể của
các phần hoặc các sách của Kinh thánh Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá bản dịch này khá sát nghĩa với bản gốc, đồng thời chứa đựng những kết quả nghiên cứu của các nhà thánh kinh học trường Jerusalem; tuy nhiên, ngôn ngữ của bản dịch hơi cổ, văn phong không trau chuốt lắm, nhiều câu văn chưa được Việt hóa hoàn toàn…; người viết luận án, ngoài việc tra cứu các bản
Kinh thánh bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, cũng thường xuyên sử dụng, trích dẫn từ bản dịch này Bản dịch thứ năm của Hồng Y Joseph Maria Trịnh Văn Căn (1915 – 1990), dịch Kinh thánh dựa vào bản Bible de Jérusalem, có tham khảo tiếng Hipri, Hylạp; bộ Tân ước xuất bản năm 1982, Toàn bộ Kinh thánh xuất bản năm 1985 Bản dịch này văn phong rất thuần Việt, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu không đánh giá cao vì không sát với bản gốc và thiếu chú giải Bản thứ sáu là của Nhóm phụng vụ giờ kinh, năm 1994 xuất bản Tân ước, năm 1998 xuất bản Kinh thánh Trọn bộ Bản dịch này được nhiều người tham gia nhất
và đã được Tổng giám mục Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn (Imprimur) nhưng hiện nay đang gây nhiều tranh cãi cả về văn phong, cả về nội dung
Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - tôn giáo có một số công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới
của Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Trong quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, … Riêng ở phần viết về Kitô giáo, Hoàng Tâm Xuyên đã trình bày một cách khái lược về lịch sử ra đời, giáo lý, lễ nghi của Kitô giáo, chưa phân tích
gì đến nội dung của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giáo; Tác phẩm Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của
Đỗ Quang Hưng, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991 Trong tài liệu này, tác giả trình bày về lịch sử quá trình du nhập và phát triển của Kitô giáo qua các giai đoạn, đồng thời đánh giá về những hạn chế, những thăng trầm của Kitô giáo ở Việt Nam Đúng như tên của cuốn sách, nội dung chủ yếu bàn về những vấn đề mang tính sử học, cuốn sách cũng chưa phân tích vào
những nội dung và giá trị nhân văn và đạo đức Kito giáo; hay cuốn, Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải, Nxb
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000, trong cuốn sách này, tác giả trình bày khái quát về quá trình ra đời, phát triển, giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức của các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… và các tôn giáo bản địa của Việt Nam như Cao Đài, Hòa Hảo…Về phần Kito giáo tác giả cũng chỉ trình bày những nét cơ bản của giáo lý chứ chua phân tích đánh giá về
tư tưởng luân lý đạo đức Kito giáo; hay cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội 2005 Trong cuốn này, phần trình bày về Kito giáo, tác giả chỉ trình bày khái lược về lịch sử, về một số nội dung cơ bản về giáo lý và tổ chức của giáo hội, hầu như không trình bày và phân tích gì về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giáo; hay cuốn
Thập giá và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique et Cesar”, được linh mục Vương Đình
Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb Trẻ ấn hành năm 1978, cuốn sách này còn nhiều tranh cãi về quan điểm, về những tư liệu được
Trang 32 trích dẫn Tuy nhiên đây là cuốn sách trình bày khá chi tiết quá trình du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam, về âm mưu của đế quốc Pháp lợi dụng giáo dân để chống lại triều đình nhà Nguyễn, về Giáo hội Công giáo Việt Nam trong các cuộc chiến tranh
chống Pháp, Mỹ…; hay cuốn, Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải
Thanh, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005 Cuốn sách này gần như là sự tổng hợp của nhiều bài tham luận nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất, chức năng và mối quan hệ của tôn giáo với các hình thái ý thức xã hội khác, ít phân tích và trình bày về
nội dung tư tưởng triết học đạo đức của tôn giáo Cuốn Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn
Hồng Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012, nội dung cuốn sách trình bày khá chi tiết về tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam, về đời sống đạo của giáo dân ở Việt Nam, về các mối quan hệ của Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công giáo Roma, về Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Roma Hay một số
tác phẩm khác của các linh mục như: Từ độc lập quốc gia đến độc lập tôn giáo, của linh mục Thiện Cẩm, Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, tháng 10 năm 2005; Công giáo đằng trong thời giám mục Pigneau, Tủ sách Đại kết, 1992, của Linh mục Trương Bá Cần; hoặc Lịch sử biên niên Giáo hội Công giáo Việt nam của Linh mục Trần Anh Dũng, Orlando, 1986 Những
tác phẩm này chủ yếu trình bày về lịch sử của giáo hội Công giáo dưới cái nhìn của một người Việt Nam trong vai trò là chức
sắc Công giáo Hay cuốn Lịch sử Giáo hội Công giáo của Linh mục Bùi Đức Sinh cũng đề cập đến quá trình ra đời và phát
triển của Kitô giáo dưới cái gốc độ lịch sử thần học Giáo hội, cuốn sách trình bày khá chi tiết về lịch sử của giáo hội Công giáo, tuy nhiên được nhìn nhận dưới gốc độ thần học nên tính chất khoa học của tài liệu không được đánh giá cao…
Trên lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo học văn hóa, có cuốn Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam của
Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa Học Xã Hội, 2001, trong cuốn sách này tác giả Nguyễn Hồng Dương phân tích, so sánh và trình bày rất chi tiết về quá trình hội nhập của Công giáo vào văn hóa Việt Nam, về những biểu hiện cụ thể trong quá trình hội nhập như thánh ca, các nghi thức, rước kiệu, dâng hoa…, về quan hệ ứng xử của người Công giáo với cộng đồng xã hội, về tâm lý của người Công giáo Có thể nói cuốn sách trình bày khá hay và khá thuyết phục về quá trình hội nhập của Kito giáo vào văn hóa Việt Nam…Tuy nhiên, cuốn sách cũng không tập trung phân tích và đánh giá tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giáo dưới gốc độ triết học
Trên phương diên nghiên cứu về thần học thì có rất nhiều tác phẩm của các chức sắc Kito giáo, tuy nhiên vì nhiều lý
do, các tài liệu đó ít được xuất bản chính thức, nhìn chung các tài liệu thần học ấy đều trình bày các vấn đề dưới gốc độ của người có niềm tin về nhập thể, nhập thế, cứu chuộc, về sự phục sinh… của Đức Jesus và các mầu nhiệm, các bí tích và luân lý của Kito giáo Các tài liệu đó cũng có đề cập đến các nội dung về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giao nhưng dưới gốc nhìn của thần học, của niềm tin, chứ không phân tích đánh giá dưới gốc độ của triết học, của lý trí Gần đây có một số tài liệu của các tác giả nước ngoài được dịch hoạc biên dịch và được một số nhà xuất bản ấn hành Trong đó có những cuốn đáng chú ý
như: Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo Đây là cuốn sách do Hội đồng Giám mục Việt Nam chịu trách
nhiệm biên dịch, được Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2007 Mặc dù là bản tóm lược nhưng cũng khá đồ sộ, gần 700 trang, trình bày gần như hầu hết mọi vấn đề của con người và đời sống xã hội nhưng bao giờ cũng được nhìn nhận đánh giá
dưới cái nhìn của thần học, của niềm tin Kito giáo Cuốn Thần học Cơ đốc, gồm hai tập, của tác giả Millard J.Erickson, một
nhà thần học nỗi tiếng của giáo hội Tin Lành, nguyên tác bằng tiếng Anh, được Viện Thần học Tin lành Việt Nam biên dịch và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2007, đây cũng là một tác phẩm đồ sộ, với dung lượng gần 1400 trang Nội dung của tác phẩm bàn đến gần như tất cả những nội dung của thần học Kito giáo: từ vấn đề sáng tạo, Thiên Chúa, mặc khải, nguyên tổ, loài người, tội lỗi, tự do, cứu chuộc… cũng vậy, mọi vấn đề đều được xem xét dưới gốc độ của thần học và đức tin Kito giáo
Trên lĩnh vực lịch sử triết học cũng có một số cuốn đáng chú ý: cuốn Triết học trung cổ Tây Âu của Doãn Chính và
Đinh Ngọc Thạch, Nxb Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh, 2003 Trong cuốn này, các tác giả đã trình bày cô động tư tưởng triết học của Kitô giáo, đặc biệt tư tưởng của các giáo phu như Augustin, Tertulien, Justin,… và đánh giá về những tích cực và hạn chế của hệ thống triết học này dưới gốc độ duy vật biện chứng, tuy nhiên cuốn sách cũng chưa trình bày và phân tích sâu về
nội dung của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giáo Gần đây có cuốn Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh của tác
giả Trương Như Vương được Nhà Xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2005 Sách được Giám mục Nguyễn Văn Sang, Giám mục giáo phận Thái Bình, GS.TS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo viết lời giới thiệu Trong cuốn
sách này tác giả trình bày khá hệ thống lần lượt các nội dung chính như: vấn đề chung về Kinh thánh, những quan niệm về giá trị đạo đức trong Kinh thánh, những quan niệm về chuẩn mực đạo đức yêu người, những chuẩn mực trong cuộc sống gia đình,
trách nhiệm đối với Tổ quốc và những lời răn dạy về quan hệ xã hội, đời sống tôn giáo… Cuốn sách đã chỉ ra được một trong
những nội dung tư tưởng rất cơ bản của Kinh thánh là đạo đức, để từ đó có thái độ trân trọng và phát huy Trên phương diên
nào đó, cuốn sách đã trình bày được những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Kito giáo trong Kinh thánh, tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới gốc độ triết học thì chúng tôi cho rằng tác giả nghiêng về một số nội dung cụ thể của đạo đức, chứ chưa trình
bày khái quát kiểu triết học với những phạm trù cơ bản của triết học đạo đức; hay, Luận án tiến sỹ triết học với đề tài “Công giáo và những biến đổi của Công giáo hiện đại”, của Lê Thị Hương, bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp Hồ Chí Minh, năm 2008, nội dung chủ yếu của luận án này trình bày quá trình ra đời, phân phái của Kitô giáo và lý giải về những biến chuyển của Giáo hội Công giáo trong giai đoạn hiện đại dưới gốc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng và cũng không phân tích hay đánh giá gì nhiều về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giáo
Ngoài những ấn phẩm trên, còn nhiều tài liệu tiếng Việt khác viết về Kitô giáo trên các tạp chí, nguyệt san, tập san khác nhau Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của nghiên cứu sinh thì trong số các công trình đã công bố vẫn chưa có một chuyên khảo nào nghiên cứu chuyên về tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo với văn hóa Việt Nam, được tiếp cận dưới gốc độ lịch sử triết học
Về tài liệu tiếng nước ngoài, cũng có rất nhiều tài liệu nghiên cứu với nhiều lĩnh vực khác nhau về Kito giáo, nhưng vì điều kiện và khả năng, nên nghiên cứu sinh cũng chỉ tiếp cận được một số tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp Chẵng hạn
một số tài liệu tiếng Anh liên quan đến đề tài như: cuốn The Cambridge companion to Christian doctrine, của các tác giả
Trang 43 Gunton, E Colin (1997), Cambridge, UK, Cambridge University Press Trong cuốc này, các tác giả phân tích về các
tín điều thần học Kitô giáo với những giá trị luân lý của nó đối với tín đồ Kitô giáo; hay cuốn The Cambridge Companion to Christian Ethics, của Gill, Robin (2001), UK, Cambridge University Press Trong tác phẩm này, các tác giả đặc biệt phân tích
và đánh giá đạo đức học của Kitô giáo đối với xã hội châu Âu; hay cuốn Introducing Christianity của nhóm tác giả Padgett,
G.Alan, Sally Bruyneel (2003), Maryknoll, New York, Orbis Books Nội dung cuốn sách này trình bày kiến thức cơ bản về
Kitô giáo dưới gốc độ Kitô học, tức là trình bày lịch sử và những nội dung cơ bản của Kito giáo; hay cuốn The Story of Christianity của nhóm tác giả Price, Matthew Arlen Michael, Father Collins (2003), New York: DK Publishing Inc Tài liệu này trình bày quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo dưới gốc độ thần học lịch sử; hay cuốn Introduction To Christianity
của nhóm tác giả Miller, Michael Vincent, Ratzinger, Joseph, Pope Benedict XVI (2004), San Francisco, Ignatius Press Tài liệu này trình bày các khái niệm cơ bản về Kitô giáo như: tín lý, tín điều, thánh truyền, mặc khải, công đồng, bí tích và các giai
đoạn phát triển của Kitô giáo; hay cuốn Anthropologie của nhóm tác giả Georg Langemeyer, Styria Verlag, Graz Wien Koln, tại liệu này đã được Đại chủng viện Thánh Giuse chuyển ngữ và cho lưu hành nội bộ với tên gọi: Nhân văn luận thần học qua các tác giả Cuốn sách này đúng hơn phải gọi là Nhân chủng học thì hợp lý hơn, cuốn sách tập hợp các tham luận mang tính chất nghiên cứu nhân chủng học trên quan điểm Kito giáo, đồng thời cũng trình bày các quan niệm của Kinh thánh, của các
giáo phụ và các nhà thần học Kitô giáo về nguồn gốc của con người, về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ, về bản tính của con người, về linh hồn, về tự do và trách nhiệm của con người với Chúa Cuốn sách này trình bày khá nhiều nội dung, tuy
nhiên chỉ sơ lược, không phân tích hay đánh giá gì nhiều Một số tài liệu bằng tiếng Pháp như: cuốn Aux origines d’une Eglise, Rome et les missionsd’Indochine au XVIIe siècle, của Henri Chappoulie (1943), tome I, Paris Cuốn sách này trình bày về
nguồn gốc ra đời của Kito giáo, của giáo hội Công giáo và quá trình truyền giáo ở Đông dương dưới quan điểm thần học luận
giáo sử ; hay cuốn, Histoire de L’Église của tác giả Bréhier L, Éditions du Cerf, 1971 Cuốn sách này thuần túy trình bày về lịch sử giáo hội Công giáo ; hay cuốn Aux Origines d’une Eglise, Rome et les Missions d’Indochine au XVIIè siècle, của tác giả
Chappoulie 1943, tome 1, Éditions du Cerf Cuốn sách này cũng trình bày về lịch sử giáo hội Công giáo và quá trình truyền giáo ở Đông Dương thế kỷ 17…
Nhìn chung, trong khả năng hiểu biết hạn hẹp, nghiên cứu sinh nhận thấy hầu hết các công trình trên có xu hướng hoặc là nghiên cứu về lịch sử, hoặc tiếp cận và giải quyết các vấn đề dưới gốc độ thần học của Kitô giáo, hoặc nghiên cứu về nhân chủng học Kito giáo, hoặc nghiên cứu những hạn chế và đóng góp của Kitô giáo dưới gốc độ lịch sử triết học…
Mặc dù trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về Kitô giáo, tuy nhiên nghiên cứu sinh nhận thấy chưa
có công trình nào thật sự đi sâu vào tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo dưới gốc độ lịch sử triết học và sự ảnh hưởng của
tư tưởng đó trong văn hóa Việt Nam Vì vậy, thiết nghĩ đây là đề tài mới, không trùng lắp với các công trình đã công bố
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ tư tưởng nhân văn, đạo đức Kitô giáo, những giá trị, hạn chế và sự ảnh hưởng của tư tưởng đó trong nền văn hóa Việt Nam, từ đóp góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Với mục đích như vậy, luận án đặt ra những nhiệm vụ chính sau đây: Một là, trình bày khái quát về quá trình ra đời, phát triển và phân phái của Kitô giáo, chứng minh các tiền đề hình thành Kitô giáo, lý giải về quá trình phát triển và phân phái Kitô giáo, phân tích các đặc điểm của các phái Kitô giáo và khái lược về
kinh điển (Kinh thánh) Kitô giáo
Hai là, trình bày, phân tích nội dung tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo, đồng thời xác định những tính chất cơ bản của những tư tưởng đó
Ba là, trình bày về quá trình du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam, về những đóng góp và hạn chế của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam, xác định những ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong nền văn hóa Việt Nam
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam Đề tài được phân tích, chứng minh chủ yếu trên cơ sở phương pháp định tính bằng các phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so sánh, loại suy và các phương pháp khác như văn bản học, tôn giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành
5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về cơ sở tư liệu, đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên tư tưởng của Kinh thánh, giáo lý, học thuyết xã hội của Kitô
giáo và một số văn kiện của các Công đồng Kitô giáo Về nội dung, đề tài chủ yếu khai thác tư tưởng nhân văn và các phạm trù đạo đức cơ bản của Kitô giáo, phân tích và đánh giá dưới góc độ giá trị, lịch sử triết học
6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận án trình bày và lý giải quá trình ra đời và phát triển của Kitô giáo; phân tích và làm rõ cơ sở
triết học của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo; làm rõ nội dung của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo qua các khái niệm tự do, công bằng, bình đẳng, khoan dung, tha thứ; chỉ ra được các tính chất của tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo và sự ảnh hưởng của tư tưởng đó đối với đời sống văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện đường lối, chủ trương,
chính sách và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời giúp vận dụng vào trong công tác tôn giáo ở Việt Nam, nhằm phát huy những giá trị tích cực của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong xã hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai tìm hiểu, nghiên cứu về Kitô giáo
7.Cái mới của luận án
Luận án xác định được nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Kitô giáo là đề cao con người như là tinh hoa của vũ trụ,
đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người và tư tưởng về giải phóng con người
Luận án đã phân tích và xác định được nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Kitô giáo là công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ, khiêm nhường và nhẫn nhục; đồng thời luận án cũng chỉ ra được các tính chất của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có tính duy lý, tính hệ thống, tính duy tâm, siêu hình và tính phổ biến
Trang 54 Luận án chứng minh được tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo ảnh hưởng đến đời sống văn hóa người Việt Nam cả 3 phương diện: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức
8.Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục, chú thích và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương,
10 tiết: Chương 1 Trình bày về quá trình hình thành và phát triển của Kitô giáo Chương 2 Trình bày về tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo Chương 3 Trình bày quá trình du nhập và ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo trong nền văn hóa Việt Nam
Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KITÔ GIÁO 1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO
1.1.1 Điều kiện lịch sử, kinh tế - chính trị - xã hội vùng Palestine đầu Công nguyên với việc hình thành và phát triển của Kitô giáo
Kitô giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng đất Palestine, thuộc địa của đế chế La Mã Dân Do Thái sống trong cảnh
bị áp bức, không những dưới tay Herode mà còn dưới ách thống trị của La Mã Trong bối cảnh đó, dân Do Thái khao khát một đấng cứu tinh, người Do Thái nào cũng mong chờ sự ra đời của Đấng Messia đã được các tiên tri loan báo từ bao đời nay Họ mong Đấng Messia đến lật đổ người La Mã, chấm dứt sự khổ ải của cả một dân tộc Vậy nên, thời điểm Đức Jesus sinh ra đời đúng vào lúc người Do Thái đang ấp ủ một ao ước có một vị lãnh tụ để giải phóng họ như Abraham, như Moses, như Yosueh, như David… vì vậy, lúc đầu Đức Jesus xuất hiện họ chào đón và hy vọng như một anh hùng dân tộc
Về chính trị xã hội, vào những thập niên đầu Công nguyên, đế chế La Mã đã chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ xã hội có giai cấp La Mã là một đế chế chiếm hữu nô lệ và là nhà nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới khi đó Nhà nước chiếm hữu nô lệ hùng mạnh nhất cũng có nghĩa là nhà nước có nhiều nô lệ nhất, và chế độ nô lệ ở đây cũng khắc nghiệt nhất
Nô lệ là tầng lớp tận cùng của xã hội, bị coi như những súc vật biết nói Người ta có thể mua bán nô lệ như mua bán súc vật Tầng lớp nô lệ bị áp bức dã man, bị bóc lột tàn khốc Đây là nguyên nhân khiến họ liên kết để đấu tranh chống lại tầng lớp chủ
nô Trong những cuộc nổi dậy của nô lệ thì khởi nghĩa do Spactacus1 lãnh đạo vào những năm 73 – 71 trước Công nguyên đã gây được tiếng vang rất lớn Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuộc khởi nghĩa này bị dìm trong biển máu Kết cục là anh hùng nô lệ Spactacus bị hành hình Cuộc khởi nghĩa không thành nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, giữa giới quý tộc với giới bình dân càng gay gắt hơn Những người nghèo khổ càng ngày càng cùng khổ hơn Niềm hy vọng được giải phóng khỏi áp bức bóc lột của họ đã hoàn toàn bị dập tắt
Trong bối cảnh đó, Đức Jesus xuất hiện và rao giảng giáo lý công bằng, bình đẳng, bác ái, khoan dung, tha thứ; hứa hẹn một nước trời hoan lạc và vĩnh cữu Thế nên, sự xuất hiện của Jesus cùng những giáo lý mầu nhiệm trở nên dễ dàng được nhiều người đón nhận Cũng như có lời nhận định rằng: vì Spactacus thất bại nên Jesus đã thành công Bởi lẽ, dẫu sao những con người nghèo khổ, bị áp bức cũng tìm thấy ở đây sự an ủi, vỗ về; cùng những lời hứa hẹn được giải thoát dù chỉ là thuần túy
về mặt tinh thần
1.1.2 Tiền đề về văn hóa - tư tưởng với sự hình thành Kitô giáo
Kitô giáo ra đời ngoài tiền đề về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thì văn hóa tư tưởng của Do Thái giáo, tư tưởng triết học, văn học Hy Lạp cổ đại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng
Tiền đề về tư tưởng và văn hóa Do Thái giáo: Nếu xét về lịch sử và văn hóa thì Kitô giáo là tôn giáo thoát thai từ Do Thái
giáo Những tư tưởng và văn hóa trong Kinh thánh Do Thái giáo chính là những tiền đề cơ bản hình thành nên Kitô giáo
Trong Do Thái giáo có một niềm tin sâu xa về Chúa Cứu thế mà tiếng Do Thái gọi là Messia, tiếng Hy Lạp dịch thành Christos Messia mà các tổ phụ, tiên tri Do Thái như Abraham, Moses, David, Salomon, Isaiah, Samuel, Eliah… đã tiên báo và mỏi mòn mong đợi từ lâu Người Do Thái, dù là Pharisee, Saduseo hay Asseni, đều mang trong mình sự trông đợi Ðấng Cứu thế
Vì vậy, khi Đức Jesus xuất hiện, rao giảng và tự xưng mình là Đấng Messia thì hầu hết người Do Thái đều tin Đức
Jesus sẽ làm một cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc Trong Phúc âm cũng tường thuật lại nhiều chi tiết chứng tỏ rằng
người Do Thái lúc bấy giờ không nghĩ rằng Đức Jesus là một người sáng lập tôn giáo mới mà hầu như nghĩ rằng Đức Jesus là một lãnh tụ cách mạng cho Israel và rằng Đức Jesus sẽ làm vua Do Thái
Tiền đề về tư tưởng triết học và văn chương Hy Lạp: Các triết gia Hy Lạp trước Đức Jesus khoảng 4 thế kỷ như
Pythagore, Platon, Aristote, Philo,… đã có những tư tưởng và quan niệm về một thế giới siêu nhiên, về linh hồn bất tử, về Ngôi lời nhập thể,… Vì thế, những tư tưởng đó vừa là tiền đề, vừa là giá đỡ về mặt lý luận cho Kitô giáo Điều đó cũng được các nhà thần học, triết học và những nhà hoạt động Kitô giáo thừa nhận
1.2.QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÂN PHÁI CỦA KITÔ GIÁO
Kitô giáo là tôn giáo do Đức Jesus (4tr.CN – 33s.CN) sáng lập tại Israel, Palestine dưới hưng thịnh của đế chế La Mã Thuật ngữ Kitô giáo dùng để chỉ tất cả các phái tôn giáo do Đức Jesus Kitô sáng lập Kitô giáo gồm bốn nhánh lớn: Công giáo (Catholique), Chính thống giáo (Orthodorse), Tin Lành (Protestament), Anh giáo (Englishisme)
1.2.1 Người sáng lập Kitô giáo và Giáo hội Kitô giáo thời sơ khai
Đức Jesus được gọi là Đức Kitô, hay Chúa Jesus Kitô là người sáng lập ra Kitô giáo Từ Kitô trong tiếng Việt được phiên
âm từ tiếng Tây Ban Nha Kyto, tiếng Latinh Christus, tiếng Hy Lạp Khristós, Tiếng Hán-Việt là Cơ Đốc Về nghĩa, thuật ngữ Kitô
là một danh hiệu để chỉ “người được xức dầu”, theo Thiên Chúa giáo, nghĩa là một người được chọn bởi Thiên Chúa
Có thể nói Đức Jesus vừa là một nhân vật lịch sử lại vừa là một nhân vật của niềm tin tôn giáo Với tư cách là một nhân vật lịch sử, có những chứng cứ chứng minh sự tồn tại của Đức Jesus, với tư cách là một nhân vật của niềm tin tôn giáo Đức Jesus
được Kinh thánh, giáo lý và rất nhiều các tác phẩm thần học chứng minh về chương trình cứu độ của Đức Jesus, từ những lời tiên
báo, đến giáng sinh, rồi cuộc đời rao giảng Tin mừng, chịu chết khổ nhục trên thập giá, phục sinh, lên trời…
Các sách Phúc âm viết rằng người La Mã buộc tội Chúa Jesus vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái Nhưng một số học giả cho rằng đó là cách đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ.Tín đồ Kitô giáo tin rằng việc
1
Spartacus sinh 109 tr.CN - 71 trước CN), theo các sử học gia, là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành
Trang 65 Đức Jesus chịu chết là một sự tiền định, vì đúng như những lời tiên tri đã chép trong Kinh Cựu ước những thế kỷ trước về cái chết và sự sỉ nhục mà Đức Jesus phải chịu
1.2.2 Quá trình phát triển và phân phái của Kitô giáo
Sau cái chết của Đức Jesus trên thập tử giá, các tông đồ đã đi truyền bá giáo lý Kitô giáo ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và La Mã, để thành lập những cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên Tuy nhiên, đó cũng là thời kỳ chính thức chính quyền La Mã đàn áp Giáo hội qua chín đời hoàng đế
Constantine I ban hành Sắc lệnh Milano năm 313: Constantine có lẽ được biết đến nhiều nhất vì ông là hoàng đế La
Mã đầu tiên theo Kitô giáo Triều đại của ông là một bước ngoặt lịch sử của Kitô giáo Năm 313, Constantine công bố chấp
nhận Thiên Chúa giáo trong Sắc lệnh Milan, bãi bỏ sự trừng phạt đối với những người theo Kitô giáo và trả lại các tài sản của
Giáo hội đã bị tịch thu Triều đại lâu dài của Constantine, sự chuyển đổi của ông, và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại
vị thế mới của Kitô giáo trong toàn đế chế La Mã Constantine đã bảo trợ Giáo hội về mặt tài chính, xây dựng nhiều thánh đường khác nhau
Đầu thế kỷ X, các dòng tu phương Tây lan rộng khắp nơi, dẫn đầu là dòng Benedicto Đầu thế kỷ XI, các trường dòng phát triển thành các viện đại học (Đại học Paris, Oxford, Bologna,…)
Cuộc đại phân ly lần I: Công giáo và Chính thống giáo
Cuộc đại ly giáo, năm 1054, chia cắt Giáo hội thành hai phần: phương Tây còn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma, và phương Đông còn gọi là Giáo hội Chính Thống Phương Đông Ngoài những bất đồng về một số quan điểm thần học và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latin và Hi Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phân ly của hai giáo hội này
Cuộc đại phân ly lần thứ II: Công giáo và Tin Lành (Kháng cách)
Kháng cách (Protestant Reformation), hay thường gọi là Giáo hội Tin Lành là phong trào khởi phát vào thế kỷ XVI như
là một chuỗi các nỗ lực nhằm cải cách Giáo hội Công giáo Rôma Phong trào được khởi xướng với chín mươi lăm luận đề của
cho là giáo lý giả mạo, bất bình về những lạm dụng phổ biến trong Giáo hội, nhất là việc rao giảng và bán ân xá (indulgence) Cuộc phân ly giữa Công giáo và Kháng cách như là một tất yếu của lịch sử Vì chủ nghĩa nhân bản thời Phục hưng đem đến khí thế sục sôi chưa từng có trong giới trí thức, cùng lúc với mối quan tâm dành cho tinh thần tự do trong học thuật
Cuộc ly giáo lần thứ III: Công giáo và Anh giáo
Cuộc cải cách tôn giáo tại Anh khởi đầu với những mục tiêu chính trị của vua Henry VIII Nguyên nhân trực tiếp nhất chính là nhà vua muốn hủy bỏ hôn nhân với vợ là hoàng hậu Catherine của vùng Aragon, để kết hôn chính thức với Anne Boleyn Henry VIII viện lý do là vợ không có hoàng tử thừa kế ngai vàng Nhưng Giáo hoàng Clement VII không chấp nhận Khi đó, nhà vua nhận thấy sự cần thiết và ích lợi của việc thành lập Giáo hội Anh Quốc mà nhà vua đứng đầu Giáo hội Và rồi, ông đã cho ra đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố vua nước Anh là “Thủ trưởng tối cao duy nhất trên trái đất của Giáo hội Anh Quốc” (The only Supreme Head in Earth of the Church of England) Các đạo luật khác, như luật giải thể tu viện năm 1542, mang một số lượng lớn các loại tài sản của tu viện Công giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc
1.3 KHÁI QUÁT VỀ KINH THÁNH CỦA KITÔ GIÁO
1.3.1 Về khái niệm, nguồn gốc và kết cấu Kinh thánh Kitô giáo
Danh từ Kinh thánh được dịch ra từ chữ Latin biblia có nghĩa là quyển sách Ngày xưa người ta dùng vỏ cây cắt ra thật
mỏng như tờ giấy (papyrus) để ghi chép các tài liệu Loại giấy papyrus được sản xuất, rồi bán đi các nơi từ thành phố Biblios Thành phố này của người Phênixi, và là một hải cảng ở phía bắc nước Do Thái, gần Beyruth, Libăng ngày nay
Tín đồ Kitô giáo tin rằng Ðức Chúa Trời đã dùng những người viết (được xem là tác giả thứ hai) để truyền đạt lời của
Chúa Và họ đều tin rằng chính Chúa (tác giả thứ nhất) là tác giả của cả quyển Kinh thánh Vì vậy, Kinh thánh còn được gọi là
lời của Đức Chúa Trời
Kinh thánh không còn lại một nguyên bản nào mà chỉ tìm được các bản sao chép rất xưa mà thôi Vậy nên các bản đó có
giá trị như nguyên bản, và đã được gìn giữ rất cẩn thận trong những viện bảo tàng Nguyên bản rất cổ của phần thứ nhất Cựu ước
đã được viết khoảng thế kỷ 13 trước Công nguyên Phần cuối cùng Tân ước được viết xong khoảng năm 100 sau Công nguyên
Kinh thánh gồm có phần Cựu ước và Tân ước Theo thần học Kitô giáo, nội dung Cựu ước nói lên giao ước giữa Ðức
Chúa Trời và dân Do Thái Còn Tân ước nói về giao ước mới của Ðức Chúa Trời với loài người
1.3.2 Khái quát về nội dung và đặc điểm Kinh thánh
Khái quát nội dung và đặc điểm Kinh thánh Cực ước Cựu ước gồm 46 cuốn, được chia thành các loại: Ngũ kinh,
Lịch sử, Tiên tri và Văn chương
Ngũ kinh (Torah), trình thuật về công cuộc sáng tạo vũ trụ, con người; trình thuật về nguồn gốc của dân tộc Israel; trình thuật cuộc hành trình của dân Israel từ Ai Cập về đất Palestine, về những luật lệ của Do Thái giáo… Sách Lịch sử trình bày về các triều đại của Israel và các cuộc lưu đày của dân tộc Do Thái Sách Tiên tri trình bày về nội dung tư tưởng của các vị ngôn
sứ mà người Do Thái cũng như Kitô giáo tin đó là những ngôn sứ được Chúa sai đến để truyền đạt lời của Chúa cho dân Israel Sách Văn chương trình bày về những trước tác văn thơ tôn giáo, châm ngôn, khôn ngoan, giảng dạy về cách đối nhân xử thế,
về lẽ sống cuộc đời
Khái quát nội dung và đặc điểm Kinh thánh Tân ước
Tân ước bao gồm 27 cuốn: 4 sách Phúc âm, 21 Thư của các thánh tông đồ, 1 sách Tông đồ công vụ và 1 sách Khải huyền
Sách Phúc âm trình thuật về cuộc đời của Chúa Jesus từ nguồi gốc gia phả, quá trình giảng dạy giáo lý với những phép
lạ, cuối cùng là cuộc tử nạn và phục sinh Sách Công vụ tong đồ trình thuật về hoạt động truyền giáo của các môn đồ của Chúa Jesus sau khi Chúa Jesus qua đời; có thể hiểu đó là sự trình thuật về lịch sử giáo hội Kitô giáo thời sơ khai Sách Thánh thư, là những bức thư của các Tông đồ thời giáo hội sơ khai gửi cho các giáo đoàn, cá nhân để thông tin, giải thích, truyền đạt giáo lý Kitô giáo thời sơ khai Sách Khải huyền được xem là sách tiên tri, nói về ngày phán xét, ngày tận thế, nói về cuộc chiến giữa thế lực của cái thiện và cái ác…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
2
Xem Simon, Edith (1966) Great Ages of Man: The Reformation, pp 120-121
Trang 76 Kitô giáo là tôn giáo lớn chính thức ra đời từ đầu Công nguyên Tuy nhiên, ngọn nguồn tư tưởng đã có từ hằng ngàn năm trước, với những quan niệm về một Đấng Kitô từ trời xuống để giải thoát cho dân Do Thái, hay từ những tư tưởng thần thoại của các triết gia Hy Lạp cổ đại về một một vị thần có thể làm người được mạnh danh là Logos (Thần ngôn)… Ngoài những tiền đề về văn hóa, tư tưởng sâu xa ấy, điều kiện kinh tế - chính trị của đế chế La Mã vào những thập niên đầu công nguyên cũng tạo thuận lợi cho sự ra đời của Kitô giáo Cuộc nỗi dậy của anh hùng nô lệ Spactacus thất bại là điều kiện tốt cho Đức Jesus rao giảng về một giáo lý bác ái, công bằng, bình đẳng… với những lời hứa hẹn một nước trời hoan lạc cho những người tin và sống theo giáo lý ấy
Kitô giáo được Đức Jesus sáng lập Đức Jesus vừa là một nhân vật lịch sử vừa là một nhân vật huyền thoại Đức Jesus
là một nhân vật lịch sử vì có đầy đủ những chứng cứ sử học về sự xuất hiện và sự tử nạn trên cây thập tử giá, là một nhân vật
huyền thoại vì những việc Ngài làm được tường thuật lại trong bốn sách Phúc âm như những phép lạ, và người Kitô giáo tin
rằng những việc đó chỉ có Chúa mới làm được còn người bình thường thì không thể làm được
Kitô giáo với ba cuộc phân ly lớn tạo nên bốn phái khác nhau: Công giáo, Tin lành, Chính thống, Anh giáo Mặc dù cùng chung một nguồn gốc nhưng các phái có một số đặc điểm khác nhau về tín lý, về lễ nghi, về tổ chức…
Kinh điển của Kitô giáo là cuốn Kinh thánh trọn bộ: Cựu ước và Tân ước Cựu ước được xem là lời của Chúa nói với
con người trước khi Đức Jesus xuất hiện Tân ước thì tường thuật lại những lời giảng dạy và việc làm của Đức Jesus, những hoạt động của các môn đệ trong thời kỳ Kitô giáo sơ khai
Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA KITÔ GIÁO 2.1 CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO
Một trong những nội dung sâu sắc và phong phú của Kitô giáo là tư tưởng nhân văn và đạo đức Tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo hình thành dựa trên cơ sở triết lý, tư tưởng nhất định, đó là quan niệm của Kitô giáo về nguồn gốc của vũ trụ
và vạn vật Có thể nói, về phương diện triết học nhân sinh quan Kitô giáo thống nhất với thế giới quan của Kitô giáo
2.1.1 Vũ trụ quan của Kitô giáo
Kitô giáo quan niêm Thượng đế sáng tạo nên vũ trụ và vạn vật, truyền tải sinh khí cho trụ Trong kinh Tin kính có câu:
“Tôi tin rằng Thượng đế là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”3 Mỗi vật đều phản ánh một phần sự khôn ngoan và tốt lành của Thượng đế, đều có mục đích nhất định, không vật nào có thể tự mãn, mà phải tùy thuộc lẫn nhau, để bổ túc và phục vụ cho nhau, mỗi vật ở một cấp bậc khác nhau
2.1.2 Nhân sinh quan Kitô giáo
Về nguồn gốc của con người, Kitô giáo cho rằng nguyên tổ của nhân loại là do Chúa dựng nên từ bùn đất, Chúa thổi
sinh khí vào cho con người được sống, Chúa truyền cho con người phải sinh sôi nảy nở để cai quản muôn vật muôn loài (xem
St 1-2)
Theo Kitô giáo, con người có hai phần: thân xác và linh hồn Yếu tố làm con người hiện hữu là bản tính gồm cả phần hồn và phần xác Thân xác không phải là thứ nô lệ của linh hồn và cho linh hồn, không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động Ngược lại, về phương diện hiện hữu, thân xác bình đẳng với linh hồn, vì không có thân xác thì cũng chẳng có vấn đề con người hiện hữu và hình thành Về phương diện nhân phẩm, thân xác cũng có giá trị không kém linh hồn Nếu ai hành hạ thân xác con người hay xúc phạm nhân phẩm con người thì hành động đó chẳng những xỉ nhục chính nạn nhân mà còn hạ nhục nhân phẩm của loài người nói chung Dù người bị tật nguyền về thể xác, hay xấu xí về dung mạo, họ vẫn là con người, vẫn phải được tôn trọng vì con người bình đẳng về luân lý và phẩm giá
2.2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN KI TÔ GIÁO
2.2.1 Tôn vinh con người là sản phẩm tối ưu của vũ trụ
Kitô giáo quan niệm, con người là sản phẩm tối ưu của công cuộc sáng tạo, vì được tạo dựng riêng biệt” (St 1: 26) Nếu
theo cách giải thích của các nhà vũ trụ luận thần học thì chương đầu sách Sáng thế của Kinh thánh là sự thể hiện công trình
sáng tạo của Thượng đế có tính tiệm tiến (tiến hóa) từ đất trời, ánh sáng, nước, thực vật, động vật và cuối cùng của công cuộc
sáng tạo là con người Điều đó muốn ám chỉ con người là ưu việt nhất, là chóp đỉnh của mọi tạo vật Theo Kinh thánh thì Thiên
Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa; Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”( St 1: 27) Và theo thông điệp ấy, hình ảnh Thiên Chúa (image Dieu) nơi con người chính là yếu tố định tính và phân biệt con người với tất cả những loài thụ tạo khác
2.2.2 Đề cao quyền tự do và bình đẳng của con người
Về tư tưởng đề cao quyền tự do: Kitô giáo không xem tự do như một học thuyết, hay một chủ nghĩa mà xem tự do như
một thuộc tính đặc trưng của con người Kitô giáo cho rằng “Con người chỉ có thể hướng đến điều tốt trong tự do, tự do là món quà mà Chúa đã ban cho con người như một trong những dấu hiệu cao quý nhất của con người.”4 Chính phẩm giá con người buộc con người phải hành động phù hợp với sự lựa chọn có hiểu biết và tự do, nghĩa là được thúc đẩy và hướng dẫn mỗi cá nhân từ bên trong, chứ không do sự thôi thúc của bản năng mù quáng hay bởi áp lực từ bên ngoài Công đồng Vatican II khẳng định: “Tự do đích thực là một dấu chỉ độc đáo về hình ảnh Thiên Chúa nơi con người”
Về tư tưởng đề cao quyền bình đẳng con người của Kitô giáo: Kitô giáo bàn đến bình đẳng tức là bàn đến bình đẳng về nhân phẩm con người và xem đó là nền tảng để bàn đến những loại bình đẳng khác
Theo Kitô giáo, bình đẳng về mặt luân lý nghĩa là: về nguyên tắc, mọi người trong xã hội đều bình đẳng về danh dự và phẩm giá, đều xứng đáng được tôn trọng và quan tâm Con người khác nhau trên phương diện thể lý, giới tính, về địa vị xã
hội,… nhưng được bình đẳng với nhau về mặt tinh thần Nhu cầu được tôn trọng là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người
Tự do và bình đẳng có mối quan hệ biện chứng với nhau Khi con người hiểu được mọi người đều có quyền tự do, giới hạn của tự do, tự do đi với trách nhiệm và bổn phận với tha nhân, biết được tự do như một thuộc tính đặc trưng của con người
3
Kinh Tin Kính (tiếng Latinh: Symbolum Apostolorum hoặc Symbolum Apostolicum), được xem là một lời tuyên bố niềm tin Kitô giáo ngay
từ thời sơ khai Kinh này được sử dụng rộng rãi trong các giáo phái Kitô giáo
4 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Học thuyết xã hội, số 251
Trang 87 thì con người tôn trọng quyền của mỗi người, xem mọi người đều có quyền bình đẳng về mặt luân lý Mỗi người có tự do nhưng không được lạm dụng quyền tự do để làm phương hại đến người khác, ngược lại phải biết lấy tự do để tôn trọng và phục
vụ tha nhân
2.2.3 Tư tưởng giải phóng con người
Tư tưởng nhân văn Kitô giáo cũng bàn đến vấn đề giải phóng con người như một trong những nội dung quan trọng nhất Cụ thể là tư tưởng giải phóng con người khỏi những ràng buộc của luật lệ và những quan niệm phi nhân tính Trước khi Kitô giáo ra đời, có giai đoạn xã hội Israel quan niệm lề luật được chép trong Cựu ước (Xh, 12) là chuẩn mực tuyệt đối mà con người phải tuân thủ một cách trọn vẹn, không có bất cứ một lý do gì để thoái thác kể cả đau ốm, bệnh tật Thế nhưng khi Đức Jesus xuất hiện, Ngài đã khẳng định: lề luật phải vì con người, chứ không phải con người vì lề luật, ngày sabat được lập ra cũng vì con người, con người làm chủ cả ngày sabat Tư tưởng giải phóng con người khỏi những điều xấu xa tội lỗi Kitô giáo cho rằng, con người từ thủa mới được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, tốt lành, thánh thiện nhưng do nguyên tổ đã nghe lời dụ dỗ của con rắn, bất tuân lệnh Chúa, phạm tội ăn trái cấm nên sự thánh thiện đó mất dần đi và loài người bị những thế lực của tội lỗi xấu xa như ghen ghét, hận thù, tham lam, đố kỵ không chế Đức Jesus xuống thế làm người chuộc lại lỗi lầm của nguyên tổ, rao giảng giáo lý về niềm tin và tình yêu thương Ai tin vào Chúa, yêu mến Chúa và tha nhân sẽ được giải phóng khỏi sự ràng buộc của tội lỗi xấu xa, và khi lìa khỏi đời này sẽ được vào thiên đàng, vào cỏi trường sinh bất diệt
Phương thức giải phóng con người cũng không bằng chính trị, hay bằng bạo lực mà bằng niềm tin và tình yêu Thông điệp về niềm tin và tình yêu thương cũng chính là phương pháp giải phóng con người khỏi thế lực của tội lỗi, của sự đố kỵ, ích
kỷ, hận thù…
Tóm lại, tư tưởng nhân văn Kitô giáo mặc dù từ thế giới quan duy tâm khách quan nhưng vẫn đề cao vị trí, vai trò con người như một sản phẩm tối ưu nhất của vũ trụ, đóng vai trò cai quản mọi loài thọ tạo do Tạo hóa dựng nên Con người là sản phẩm độc nhất vô nhị của tạo hóa vì là một chỉnh thể kết hợp của hai yếu tố thiêng liêng – vĩnh hằng (linh hồn) và vật thể – hữu hạn (thể xác) Kitô giáo cũng khẳng định con người có quyền tự do và bình đẳng, đó là phẩm giá cao quý bất khả xâm phạm Theo Kitô giáo, mặc dù Chúa dựng nên con người nhưng con người có quyền tự do lựa chọn, quyết định và chịu trách nhiệm về những gì mình quyết định Vì vậy mà bản chất con người không có mẫu số chung, bản chất mỗi người thiện hay ác là
do quyền tự do lương tâm lựa chọn và chịu trách nhiệm về những gì mình đã chọn Chúa không can thiệp vào tự do của mỗi cá nhân Vì vậy mà thánh Augustin đã nói: “Chúa dựng nên con người không cần hỏi ý kiến con người, nhưng nếu Chúa muốn cứu chuộc con người thì phải hỏi ý kiến con người”5
2.3 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KITÔ GIÁO
Trên cơ sở tư tưởng nhân văn, Kitô giáo đưa ra những nội dung luân lý đạo đức như công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ, khiêm nhường, nhẫn nhục
2.3.1 Tư tưởng công bằng và bác ái của Kitô giáo
Về tư tưởng công bằng, công bằng (justice) là khái niệm có nội hàm rất phong phú và phức tạp Nó không những hàm
chứa ý nghĩa đạo đức và luân lý mà còn mang chiều kích chính trị, kinh tế và xã hội Theo từ nguyên, công bằng được hiểu là
sự công minh, chính trực không tư tâm, thiên lệch Xuyên suốt nhiều thế kỷ, công bằng là khẩu hiệu được nhiều người sử dụng trong các cuộc tranh đấu và vận động quần chúng
Kitô giáo cho rằng: “Công bằng là nhân đức luân lý thể hiện qua quyết tâm trả lại cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân Công bằng là tôn trọng quyền lợi của mỗi người và sống hài hòa bằng cách đối xử công minh đối với mọi người và thực thi công ích”.6
Theo Kitô giáo, công bằng có những đặc điểm như: tính phổ quát, hướng đến công ích, tính chất pháp định, tính chất giao hoán, tính chất phân phối
Kitô giáo quan niệm công bằng là điều kiện sơ khởi và cần thiết của một xã hội nhân bản, không thể xây dựng một xã hội phát triển, an hòa, nếu không tôn trọng các đòi hỏi căn bản của công bằng Các nhà thần học Kitô giáo cho rằng, công bằng
có một đặc tính khẩn thiết hơn bác ái, vì thuật ngữ “công bằng” bao gồm một thực thể cưỡng bách nghiệm ngặt hơn Xét theo bản thể, công bằng là trả cho người khác những cái thuộc về họ, phục hồi những gì họ bị cưỡng đoạt Nói cách khác, thực hiện đức công bằng là chuyển giao cho tha nhân quyền hồi phục, quyền lấy lại những sự vật mà mình đang thừa hưởng
Về tư tưởng bác ái, thuật ngữ bác ái trong tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Hán (tình yêu thương đại đồng), dịch từ tiếng
Hy Lạp là agape, tiếng Latinh là caritas, trong tiếng Pháp là charité Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ caritas cũng được dịch là đức yêu thương, tình yêu thương Thuật ngữ bác ái có nội hàm rất phong phú, được xem là một trong những phạm trù nền tảng
của đạo đức Kitô giáo
Bác ái Kitô giáo được hiểu là tình yêu thương chân thật, phổ biến, vượt trên tình cảm bình thường của con người, là
“tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả và chịu đựng tất cả” (1Cor 13, 7-8); “nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật, không tính toán hơn thua” (1Cr, 13: 1-13)
Vấn đề quan hệ giữa công bằng và bác ái của Kitô giáo: có thể nhận thấy, tư tưởng về công bằng và bác ái trong Kitô
giáo có mối quan hệ biện chứng rất sâu sắc Nếu bác ái mà không dựa trên công bằng thì đó là bác ái duy tín, duy cảm, không hiện thực nhưng nếu công bằng mà không có bác ái sẽ là công bằng lạnh lùng, thiếu sinh khí, thiếu nhân văn trọn vẹn Theo luân lý Kitô giáo, mọi hoạt động bác ái phải đảm bảo tối thiểu sự công bằng, tuy nhiên người tín đồ phải cố gắng xa hơn yêu cầu tối thiểu
để có được tinh thần bác ái, yêu thương tha nhân như chính mình
2.3.2 Tư tưởng khiêm nhường và nhẫn nhục của Kitô giáo
Về khái niệm khiêm nhường, theo nghĩa phổ thông khiêm nhường được hiểu là sự nhún nhường, khiêm tốn, nhường
nhịn, là hạ mình thấp hơn những gì tốt đẹp mà mình đang có Theo Kitô giáo, khiêm nhường là nhân đức luân lý dùng để chỉ việc chấp nhận sự thật về chính mình, biết trân trọng, tôn trọng người khác, biết loại bỏ hình ảnh hào nhoáng giả tạo mà chấp nhận hình ảnh đích thực của mình; khiêm nhường là một nhân đức cao cả nhất chống lại “sự kiêu ngạo” Theo truyền thống
Kinh thánh, khiêm nhường hệ tại vào sự tôn trọng trật tự do Chúa đã sắp đặt Quyền định đoạt sự thiện và sự ác là của Chúa
Khi con người muốn chiếm đoạt quyền đó, con người rơi vào kiêu ngạo, làm đảo lộn trật tự ban đầu
5 La Confession de Saint Augoustin, p.76
6
Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo lý Công giáo, số 1807
Trang 98 Theo Kitô giáo, khiêm nhường đóng vai trò là cơ sở cho các nhân đức khác vì vậy mà trong kinh “Cải tội bảy mối
có bảy đức”7, khiêm nhường được đặt đầu tiên trong tất cả các đức Thần học Kitô giáo cũng khẳng định nguồn gốc của tội nguyên tổ Adam và Eva cũng là do kiêu ngạo, muốn bằng Thượng đế; Thiên thần Luxifer bị đày xuống hoả ngục cũng là do kiêu ngạo…Vì vậy, Kitô giáo xem khiêm nhường là đầu mối của mọi nhân đức, còn kiêu ngạo, tự mãn là đầu mối của mọi tội lỗi
Tư tưởng về nhẫn nhục: nguyên nghĩa, nhẫn là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình; nhục là hèn kém, đáng
xấu hổ Nhẫn nhục trong đạo đức Phật giáo cũng như Kitô giáo đó là sự kiên nhẩn chịu đựng sự hèn kém, sự sỉ nhục khi bị xúc phạm mà vẫn giữ tâm bình thản, không có sự phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy; gặp lúc thiếu thốn, đói khổ, không bi quan, không ngã gục, phải chịu đựng để vượt qua, đó cũng được coi là nhẫn nhục
Tư tưởng nhẫn nhục mà Kitô giáo đề cập đến đó là chịu đựng mọi việc với tấm lòng tha thứ, không cầu danh lợi, không nhu nhược cũng không nuôi sự oán hận trong lòng Không phản ứng lại việc người khác chèn ép hay xúc phạm mình không phải vì yếu thế, nhưng không muốn sự việc trở nên phức tạp, để lại hậu quả xấu, đó là đức tính nhẫn nhục mà Kitô giáo đề cập đến Sách huấn ca viết: “Nhẫn nhục để chờ đợi đến ngày đến buổi, sau đó bù lại là niềm vui hoan lạc.” (Hc 1: 23)
Quan hệ của khiêm nhường và nhẫn nhục: Khiêm nhường và nhẫn nhục cũng có mối quan hệ biện chứng Trong đó khiêm
nhường là thái độ còn nhẫn nhục là khả năng chấp nhận Nếu có đức khiêm nhường tận tâm can thì khả năng nhẫn nhục càng cao
và ngược lại nếu rèn luyện được khả năng nhẫn nhục thì tất nhiên đức khiêm nhường càng bền vững hơn Và theo Kitô giáo, khiêm nhường và nhẫn nhục không phải là bẩm sinh mà chủ yếu là phải học, phải rèn luyện mới có thể đạt được
2.2.3 Tư tưởng khoan dung và tha thứ của Kitô giáo
Khoan dung và tha thứ là hai khái niệm rất gần gũi và có mối quan hệ rất mật thiết, đến nỗi nhiều khi người ta tưởng chừng như là một Thật ra, khoan dung và tha thứ là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ thống nhất với nhau Xét
về mặt ngôn ngữ, khoan dung có thể được sử dụng như một tính từ (tinh thần khoan dung, tolerant spirit), hay như một danh từ (sự khoan dung, tolerance); còn tha thứ là một động từ (tha thứ cho ai đó, forgive someone) Theo đó, “khoan” là độ lượng rộng rãi, và “dung” là tiếp nhận, bao bọc Vậy “khoan dung” nghĩa là rộng lượng bao dung
Về tư tưởng khoan dung, Kitô giáo quan niệm, khoan dung là một nhân đức luân lý thể hiện trạng thái tâm hồn con
người mở rộng với tha nhân, sẵn sáng đón nhận những tư tưởng, hành động của tha nhân trái ngược với mình, là sự hiểu biết
và độ lượng với người khác, là sự chấp nhận người khác, tư tưởng khác, nền văn hóa khác, chủng tộc khác, tôn giáo khác và không bắt người khác phải rập khuôn như mình Lòng khoan dung sinh ra từ nỗi cảm thông, lòng trắc ẩn, sự hiểu biết và tin vào điều tốt đẹp nơi tha nhân
Còn tha thứ, theo Kitô giáo là một nhân đức luân lý cảm thức và bỏ qua lỗi lầm của người khác đã xúc phạm, làm tổn hại đến tinh thần hay vật chất của mình Có thể hiểu tha thứ là một trong những hành vi biểu hiện của đức khoan dung
2.4 TÍNH CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ GIÁO
Từ những nội dung đã trình bày, có thể nhận thấy tư tưởng nhân văn Kitô giáo có những tính chất cơ bản như: tính dung hợp giữa tôn giáo, văn hóa và triết học, tính duy lý và hệ thống, tính duy tâm và siêu hình, tinh nhân loại phổ biến
2.4.1 Tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo có tính dung hợp, tính duy lý và hệ thống
Như đã trình bày ở chương 1, Kitô giáo là tôn giáo ra đời trên cơ sở kế thừa tôn giáo, quan niệm truyền thống của người
Do Thái, thần thoại, văn hóa và triết học của người Hy Lạp thời cổ đại Vì vậy, tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có sự dung hợp giữa tính tôn giáo, tính văn hóa và tính triết học Sự dung hợp đó thể hiện khá phổ biến trong hầu hết các phạm trù nhân
văn và đạo đức Kitô giáo Khi đề cập đến một phạm trù tư tưởng nhân văn hay đạo đức thì cơ sở đầu tiên được viện dẫn là Kinh thánh, Kitô giáo cho rằng đó là ý Chúa, rồi tư tưởng đó được biện giải tính hợp lý bằng những tư tưởng triết học của người Hy
Lạp, La Mã cổ đại; rồi những tư tưởng ấy trở thành những nội dung cơ bản của giáo lý, và trở thành những cung cách cư xử trong cuộc sống như những biểu hiện của văn hóa
Duy lý (reasonisme) được hiểu là kiểu tư duy coi trọng lí trí, tính logic Duy lý chủ trương đi sâu khám phá những quy luật khách quan, khám phá đến tận cùng bản chất của sự vật và hiện tượng, coi trọng tư duy phản biện
Tính duy lý trong tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo được kế thừa từ tư tưởng triết học của Platon, Aristote
Những phạm trù như công bằng, khoan dung, đức hạnh… đã được Aristote trình bày trong tác phẩm Đạo đức Nicomac Ở đó
những biểu hiện đạo đức đã được phân tích, lý giải tính hợp lý và nâng lên thành những phạm trù, những chuẩn mực đạo đức Cũng vậy, Kitô giáo mặc dù khi bàn đến những phạm trù nhân văn và đạo đức luôn xuất phát điểm từ quan điểm thần học nhưng khi biện giải tính hợp lý của những phạm trù ấy thì không dùng phương pháp duy nghiệm, duy cảm hay duy tín mà sử dụng phương pháp duy lý, dùng phép logic diễn dịch để chứng minh tính đúng đắn của những tư tưởng ấy
Tính hệ thống được thể hiện rất rõ từ quan điểm về vũ trụ quan, nhân sinh quan đến tư tưởng nhân văn và đạo đức trong triết học Kitô giáo Các phạm trù đạo đức trong Kitô giáo không tách rời nhau mà liên hệ với nhau rất chặt chẽ
2.4.2 Tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có tính duy tâm, siêu hình
Từ tư tưởng xem con người là sản phẩm sáng tạo của Chúa, con người là hình ảnh của Chúa, con người có linh hồn bất tử… đến những tư tưởng đạo đức như công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ… đều được xem là xuất phát điểm từ Chúa, và thực thi các nhân đức đó với tha nhân cũng vì Chúa dạy và cuối cùng là để được Chúa thưởng vào Thiên đàng… nên tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có tính duy tâm và siêu hình
2.4.3 Tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo có tính phổ biến
Nếu bỏ qua tính duy tâm và thần học trong cách lý giải về nguồn gốc và mục đích thì tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo thể hiện tính nhân loại phổ biến Những tư tưởng như đề cao con người và vai trò con người trong vũ trụ, đề cao quyền tư do, bình đẳng, công bằng, bác ái, khoan dung, tha thứ… là những tư tưởng mà nhân loại từ Tây sang Đông, từ cổ chí kim và hầu hết con người ở bất cứ xã hội nào cũng trân trọng và hường đến như những lý tưởng cao đẹp của nhân loại Hơn nữa, tư tưởng nhân văn và đạo đức của Kitô giáo được trình bày trên đây cũng tương đồng với những tư tưởng nhân văn và đạo đức của các học thuyết như: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Mặc gia
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
7
Thứ nhất khiêm nhường chớ kiêu ngạo, thứ hai rộng rãi chớ hà tiện, thư ba giư mình sạch sẽ chế mê dâm dục, hãy nhịn nhục chớ hờn giận, thư năm kiêng bớt chớ mê ăn uống, thứ sáu yêu người chớ ghen ghét, thứ bảy siêng năng việc lành thiêng liêng chớ làm biếng
Trang 109
Tư tưởng nhân văn Kitô giáo được xây dựng trên cơ sở thế giới quan thần sáng tạo vũ trụ và vạn vật; quan phòng, chi phối mọi sự Đồng thời trên cơ sở nhân sinh quan tôn giáo: xem con người là một sản phẩm kết hợp hai thực thể linh hồn và thể xác Linh hồn có tính thiêng và bất tử, thể xác thuộc về thế giới vật chất khả tử Con người có hai cuộc sống: cuộc sống đời này và cuộc sống đời sau Đời này thì hữu hạn còn đời sau thì vĩnh cửu Đời này và đời sau có mối quan hệ với nhau Đời sau
là hệ quả của cách sống đời này Nếu đời này sống tốt thì đời sau sẽ được hạnh phúc (hưởng thiên đường) và nếu đời này sống không tốt thì đời sau sẽ bất hạnh (chịu phạt ở hỏa ngục)
Tuy nhiên, do xuất phát từ thế giới quan và nhân sinh quan duy tâm tôn giáo, tư tưởng nhân văn và đạo đức Kitô giáo cũng có những hạn chế nhất định như duy tâm, siêu hình, an phận: có tính duy tâm vì lý giải mọi thứ đều xuất phát từ thế giới siêu nhiên, vì siêu nhiên và hướng đến siêu nhiên; siêu hình, an phận thủ thường; có tính siêu hình vì kêu gọi con người yêu thương, khoan dung, tha thứ, khiêm nhường nhẫn nhục với hết mọi người trong mọi nơi mọi lúc; có tính an phận thủ thường vì khuyên con người phó thác tất cả cho Chúa và khuyên con người cam chịu những bất trắc vì tin đó là ý Chúa
Chương 3 QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN VÀ ĐẠO ĐỨC KITÔ TRONG NỀN VĂN
HÓA VIỆT NAM 3.1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA KITÔ GIÁO VÀO VIỆT NAM
Trước khi Kitô giáo du nhập vào Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã có một nền văn hiến lâu đời; qua hàng thế kỷ đã tiếp nhận tư tưởng triết học, tôn giáo từ các nôi văn hóa như Ấn Độ, Trung Hoa Vì vậy, đây không phải là “vùng đất trống màu mỡ”
để các nhà truyền giáo gieo trồng giáo lý Kitô giáo Tuy nhiên, có lẽ các tôn giáo lúc bấy giờ ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tâm linh của người dân nên khi Kitô giáo truyền vào Việt Nam vẫn thu hút được lượng tín đồ ngày càng đông và đến nay, sau gần bốn thế kỷ, đã chiếm gần mười phần trăm dân số cả nước
3.1.1 Bối cảnh lịch sử và cơ sở xã hội cho sự du nhập Kitô giáo vào Việt Nam
Ngoài những điều kiện lịch sử của thế giới và Việt Nam ở thế kỷ XVI, Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng, việc
truyền giáo là nhu cầu tự thân, là nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của Kinh thánh rằng, “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Phúc
âm cho mọi người” (Mt, 28, 19) Vì vậy, khi các nhà khoa học, các nhà thám hiểm, các nhà phát kiến địa lý tìm ra được những vùng đất mới, những dân tộc xa lạ thì đấy là nơi mà các nhà truyền giáo phải có nghĩa vụ đến để truyền giáo Giáo hội có các
tổ chức (Bộ truyền giáo, các hội truyền giáo, các dòng truyền giáo), kinh phí, chiến lược để truyền giáo… Vì thế chuyện Kitô giáo được truyền vào Việt Nam gần như là tất yếu, chỉ là vấn đề sớm hay muộn
3.1.2 Các giai đoạn truyền giáo của Kitô giáo ở Việt Nam
Căn cứ chủ trương, phương hướng và chiến lược truyền giáo của Kitô giáo, có thể chia quá trình truyền giáo của Kitô giáo ở Việt Nam thành hai giai đoạn: giai đoạn trước Công đồng Vatican II (trước năm 1965) và giai đoạn từ Công đồng Vatican II đến nay
Vậy, Kitô giáo đã du nhập vào Việt Nam hơn bốn trăm năm, chủ yếu là Công giáo, đầu thế kỷ XX phái Tin Lành mới
du nhập vào Việt Nam Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Kitô giáo cũng đã bám rễ khá sâu trong đời sống văn hóa Việt Nam nói chung và trong một bộ phận người dân Việt Nam là tín đồ nói riêng
3.2 Một số những đóng góp và hạn chế của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam
Trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam, Kitô giáo đã có những đóng góp đáng trân trọng trong nền văn hóa Việt Nam; làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú hơn về hình thức và đa dạng hơn về sắc thái Tuy nhiên, trong quá trình truyền giáo, Kitô giáo cũng có những hạn chế, nếu không nói là những sai lầm đáng tiếc, làm tổn hại đến tình đoàn kết dân tộc, gây chia rẻ lương, giáo và những tổn thương văn hóa khá lâu dài
3.2.1 Một số những đóng góp của Kitô giáo trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam
Kitô giáo là một trong những cầu nối văn hóa sớm nhất giữa phương Tây và Việt Nam Tôn giáo nói chung được xem
như một thành tố văn hóa, “được coi là có chức năng truyền tải văn hoá (transculturel)”8 Trong bối cảnh nhất định, Kitô giáo
vừa là tác nhân văn hóa, vừa đóng vai trò là cầu nối văn hóa Kitô giáo ra đời ở Palestine, thuộc Trung cận Đông, nhưng đã sớm được truyền bá và phát triển mạnh ở châu Âu Từ thế kỷ IV, Kitô giáo đã trở thành quốc giáo của đế chế Rôma rộng lớn
Vì thế, Kitô giáo mang trong mình dấu ấn sâu sắc của nền văn minh phương Tây Vì thế, khi truyền vào Việt Nam, như một lẽ tất yếu, Kitô giáo đã chuyển tải được những thành tố của văn hóa, văn minh phương Tây đến văn hoá Việt Nam và ngược lại, thông qua những nhà truyền giáo, Kitô giáo đã quảng bá văn hóa, đất nước và con người Việt Nam cho phương Tây nói riêng
và cho thế giới nói chung
Kitô giáo góp phần sáng tạo chữ quốc ngữ và du nhập báo chí vào Việt Nam: Chữ Quốc ngữ là công trình tập thể của
nhiều giáo sĩ nước ngoài với sự cộng tác của người Việt Dĩ nhiên, mục đích ban đầu của các nhà truyền giáo khi biên soạn chữ Quốc ngữ là để phục vụ công việc truyền đạo được dễ dàng hơn Nhưng, chữ Quốc ngữ đã thể hiện sự phù hợp với tiến trình phát triển và tinh thần độc lập, tự cường dân tộc nên các chí sĩ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục coi đó là “một trong sáu phương kế để mở mang dân trí” Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm nhận xét: “Các giáo sĩ người Âu đặt ra chữ Quốc ngữ, chủ ý là có được một thứ chữ để viết tiếng ta cho tiện và dùng cho việc truyền giáo cho dễ Không ngờ rằng, vì thế lịch sử xui khiến, chữ ấy nay đã thành văn tự phổ thông cho cả dân tộc ta”
Kitô giáo góp phần làm phong phú kiến trúc, văn học, nghệ thuật Việt Nam: Tôn giáo là một thành tố quan trọng của
văn hoá và bản thân tôn giáo cũng là văn hoá Kitô giáo đã du nhập và làm văn hoá nước ta phong phú hơn, trước tiên là tăng thêm một tôn giáo mới trong đời sống tinh thần của xã hội Không chỉ vậy, Kitô giáo còn bổ sung rất nhiều sắc thái mới, tư tưởng mới cho văn học, nghệ thuật,… Từ Kitô giáo đã mở ra nhiều đề tài mới cho văn học, nghệ thuật ở nước ta Nhiều tác
phẩm mới ra đời như Giáng sinh của các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Chung, các tác phẩm của nhiều nhạc sĩ, nhà văn như Văn Cao, Phú Quang, Chu Văn, Nguyễn Khải,… Dòng văn học Kitô giáo cũng xuất hiện rất sớm với Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, in năm 1887 Tác phẩm này được xem là truyện đầu tiên của văn học nước ta lấy trạng thái
tâm lý làm đối tượng miêu tả Rất nhiều tác giả là người Kitô giáo cũng để lại dấu ấn của mình trên văn đàn như Hàn Mặc Tử,
Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Bàng Bá Lân, Xuân Ly Băng,…
8
Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2003, tr.34