1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phong trào dân tộc dân chủ ở nam kỳ từ năm 1930 đến năm 1945

28 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 405,23 KB

Nội dung

Trong giai đoạn thoái trào cách mạng 1932-1935, nhiều đảng viên cộng sản ở Nam Kỳ đã tìm mọi cách khôi phục tổ chức và lực lượng, để ngay sau đó tiến hành cuộc vận động dân chủ 1936-1939

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ HỮU PHƯỚC

TS NGUYỄN ĐÌNH THỐNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Phản biện độc lập 1:

Phản biện độc lập 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại:

Vào hồi …… giờ …… Ngày …… Tháng …… năm 2011

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:

Trường Đại học KHXH & NV – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

từ 1930 đến 1945, phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ có nhiều điểm độc đáo, nổi bật

Nam Kỳ là nơi sớm có phong trào công nhân, nông dân diễn ra mạnh

mẽ, sôi nổi từ những năm trước khi thành lập Đảng

Trong giai đoạn thoái trào cách mạng (1932-1935), nhiều đảng viên cộng sản ở Nam Kỳ đã tìm mọi cách khôi phục tổ chức và lực lượng, để ngay sau đó tiến hành cuộc vận động dân chủ 1936-1939 với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sáng tạo, có quy mô lớn nhất trong cả nước Cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940) là sự kiện lịch sử có tiếng vang mạnh mẽ, thể hiện tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kỳ Mặc dù bị khủng bố ác liệt, nhưng bằng nỗ lực phi thường của những người cộng sản

và quần chúng cách mạng, phong trào dân tộc dân chủ tại đây đã nhanh chóng phục hồi, phát triển, mở ra thời kỳ trực tiếp đấu tranh giành chính quyền

Đặc biệt, giai đoạn 1941-1945 ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử độc đáo ở Nam Kỳ: sự hình thành hai Xứ uỷ Tiền Phong và Giải Phóng, sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng chính trị quần chúng, mà tiêu biểu là sự ra đời

và hoạt động của lực lượng Thanh niên Tiền phong Mặc dù có một số khác biệt về quan điểm, phương pháp đấu tranh cách mạng, Xứ uỷ Tiền Phong

và Xứ uỷ Giải Phóng đều tập trung vào nhiệm vụ phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn và Nam Kỳ, kịp với tiến trình Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ thời kỳ 1930-1945 sẽ có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn đối với lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn

này Với nhận thức đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945” để thực hiện luận án Tiến

sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, nhằm mục

đích:

+ Phục dựng một cách toàn diện phong trào dân tộc, dân chủ ở Nam Kỳ

giai đoạn 1930-1945 qua những tài liệu đáng tin cậy

+ Làm rõ đặc điểm và ảnh hưởng của phong trào dân tộc, dân chủ ở Nam Kỳ trong tiến trình dân tộc, dân chủ cả nước

Trang 4

+ Khai thác tối đa nguồn tư liệu lưu trữ trong điều kiện cho phép, góp phần xây dựng cơ sở tư liệu cho các công trình nghiên cứu khác có liên quan

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ không phải là một đề tài hoàn toàn mới Từ trước đến nay, nội dung này đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến khá nhiều, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam Cũng có một số công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên, tùy vào mục đích của từng công trình nghiên cứu cụ thể mà phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930-1945 có cách tiếp cận từ những góc độ và mức độ khác nhau

Trước hết, có thể kể đến các công trình nghiên cứu phong trào cách mạng trong cả nước nói chung, trong đó có phong trào dân tộc dân chủ ở

Nam Kỳ như: Thời kỳ Mặt trận Bình dân, Tài liệu tham khảo Lịch sử Cách

mạng Cận đại Việt Nam, tập VII, Trần Huy Liệu - Văn Tạo - Nguyễn Lương Bích (biên soạn); Giai cấp Công nhân Việt Nam giai đoạn 1936-

1939, Cao Văn Biền; Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-1945, Nguyễn Thành; Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhiều tác giả; Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Dương Trung Quốc; Trần Văn Giàu - Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, (Quyển I, Quyển II); Lịch

sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Thị Phương Hồng; Lịch sử cuộc vận động vì các quyền

dân sinh dân chủ ở Việt Nam (1936-1939), Phạm Hồng Tung Do không

đi sâu vào phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ, nên các tác phẩm này chỉ giới thiệu, cung cấp một số tư liệu, sự kiện lịch sử có liên quan, chứ chưa

có những phân tích, đánh giá toàn diện, sâu sắc về phong trào dân tộc dân

chủ tại đây

Bên cạnh đó, là những tác phẩm viết và nghiên cứu về phong trào cách

mạng ở Nam Kỳ như: Cuộc vận động Đông Dương Đại hội năm 1936, Nguyễn Thành; Nguyễn An Ninh, Nguyễn An Tịnh (sưu tầm); Thanh niên Tiền phong và các phong trào học sinh, sinh viên trí thức Sài Gòn, Huỳnh Văn Tiểng, Bùi Đức Tịnh; Cách mạng Tháng Tám và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng trên địa bàn Nam Kỳ (1945- 1975) (Kỷ yếu Hội thảo khoa học); Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh 300 năm, Nhiều tác giả; Lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ, Hội đồng biên soạn lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ; Nguyễn Văn Tạo 1908-1970, Thu Thủy, Nguyễn Quế, Nguyễn Quế Lâm; Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn – Chợ Lớn và Gia Định,

Trang 5

Phạm Ngọc Bích (chủ biên); Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862-1975, Nguyễn Đình Thống - Nguyễn Linh - Hồ Sĩ Hành; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến

(bản thảo đã nghiệm thu - 2009), Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam

Bộ kháng chiến; Hội thảo Cách mạng Tháng Tám ở Nam Bộ, Đại học Sư

phạm Tp Hồ Chí Minh.v.v… Tuy nhiên, các tác phẩm này chỉ đi sâu nghiên cứu về những khía cạnh, vấn đề, nhân vật, sự kiện cụ thể, chứ cũng chưa phục dựng bức tranh tổng thể về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam

Kỳ trong thời kỳ 1930-1945

Các tập lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của các địa phương Nam

Bộ (như Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên Giang, An

Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bến Tre, Long An v.v…) ở những góc độ và mức độ khác nhau cũng góp phần phản ánh phong trào cách mạng ở Nam

Kỳ giai đoạn 1930-1945 Tất nhiên, các công trình này chỉ tập trung trình bày sự kiện, tình hình của phong trào dân tộc dân chủ tại từng địa phương,

chứ không nghiên cứu toàn bộ phong trào cách mạng ở Nam Kỳ

Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu đã công bố về Nam Kỳ thời

kỳ 1930-1945, việc khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ - vì lý do nào đó - chỉ mới được tiến hành ở mức độ hạn chế

Chính vì vậy, việc tập trung khai thác triệt để nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp, nhằm khắc họa rõ hơn, khách quan hơn quá trình vận động cách mạng ở Nam Kỳ từ 1930 đến 1945 là điều hết sức cần thiết

3 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Nguồn tài liệu có tính chất nền tảng, giữ vai trò quan trọng nhất là Văn kiện Đảng và các tài liệu lưu trữ tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, phản ánh chủ trương, đường lối của Trung ương và của các cấp uỷ Đảng, về các

sự kiện, nhân vật trong phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ thời kỳ

1930-1945

Một nguồn tài liệu quan trọng sử dụng trong luận án được khai thác từ kho tài liệu lưu trữ của người Pháp để lại tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II; Cục hồ sơ Nghiệp vụ An ninh - Bộ Công an; Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu của Viện Lịch sử Đảng; Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp… với 221 hồ sơ lưu trữ về phong trào dân tộc dân chủ ở Nam

Trang 6

sử với phương pháp logic; tiến hành các thao tác sưu tầm, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu…; chú trọng sử dụng phương pháp sử liệu học để khai thác nguồn tài liệu lưu trữ từ trong nước và nước ngoài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào đấu tranh nhằm mục tiêu dân tộc và dân chủ diễn ra trên địa bàn Nam Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp là của Xứ uỷ Nam Kỳ và các tổ chức Đảng ở các địa phương Nam Kỳ

Phạm vi không gian của đề tài là địa bàn Nam Kỳ theo địa giới hành chính thời kỳ 1930-1945; trong đó chú trọng các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định Đồng thời, luận án đặt phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ trong mối liên hệ mật thiết với phong trào cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước

Phạm vi thời gian của đề tài là từ 1930 đến 1945

Trang 7

Chương Một: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ

Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1930-1935

1.1 VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1930

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Nam Kỳ (tức Nam Bộ) đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau Nam Kỳ là tên gọi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 của vùng đất Nam Bộ hiện nay

Địa hình xứ Nam Kỳ được chia thành hai vùng rõ rệt là miền Đông Nam Kỳ và miền Tây Nam Kỳ Vùng đất này được khai phá mạnh mẽ từ thế kỷ XVII trở đi và là nơi chung sống của cộng đồng người Việt, người Khơme, người Hoa và người Chăm

Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước cắt nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp Đến năm 1867, quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Toàn bộ Nam Kỳ thuộc quyền kiểm soát và cai trị của thực dân Pháp Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chính thức tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Miền Đông Nam Kỳ chủ yếu phát triển các đồn điền, nhất là đồn điền cao su Còn miền Tây Nam Kỳ trở thành vựa lúa khổng lồ Từ đó, bên cạnh các giai cấp cũ,

xã hội Nam Kỳ hình thành thêm các giai cấp và tầng lớp mới (công nhân,

tư sản, tiểu tư sản…)

- Phong trào hội kín ở Nam Kỳ kéo dài gần 20 năm đầu thế kỷ XX, là phong trào nông dân có quy mô lớn nhất trong cả nước vào thời điểm này

- Các hoạt động yêu nước theo xu hướng tư sản diễn ra trong gần 30 năm đầu thế kỷ XX dưới ảnh hưởng của các phong trào Đông Du, Duy Tân

và các tổ chức Thanh niên cao vọng, Tân Việt cách mạng đảng…

- Các phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, thợ thủ công, trí thức… dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thập niên 20 của thế kỷ XX

Cùng với những địa phương khác trong cả nước, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Nam Kỳ thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và của các trí thức yêu nước, tiến bộ

1.2 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM 1930-1931

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản 1929 - 1933 tác động sâu sắc

và nhiều mặt đến tình hình Đông Dương Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng phát động tháng 2-1930 bị đàn áp khốc liệt

Trang 8

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930), phát động một cao trào dân tộc dân chủ trong cả nước

1.3 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1930-1931)

1.3.1 Những cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Cùng với Trung Kỳ và Bắc Kỳ, phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn

ra mạnh mẽ ở Nam Kỳ, mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng và của các địa phương Tân An, Chợ Lớn, Gia Định, Sa Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ … với sự tham gia của nhiều thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo

Không phổ biến hình thức đấu tranh bạo động như ở Nghệ - Tĩnh, phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ những năm 1930-1931 dừng lại ở mức độ đòi những quyền lợi thiết thực, nhưng phát triển rộng và liên tục Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng với quy mô và mức độ khác nhau Luận án dẫn tài liệu lưu trữ của thực dân Pháp để khẳng định: phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Nam Kỳ ngay từ năm 1930 đã có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

1.3.2 Thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nam Kỳ

Phong trào đấu tranh 1930-1931 bị chính quyền thực dân thẳng tay khủng bố, ngăn chặn Nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến địa phương bị bắt, bị lưu đày, nhiều cơ sở quần chúng bị phá vỡ

Lực lượng cách mạng bị thiệt hại nghiêm trọng Ở Nam Kỳ, Xứ ủy phải tái lập nhiều lần; cơ sở Đảng nhiều địa phương bị tổn thất nặng nề; phong trào đấu tranh của quần chúng tạm thời lắng xuống

Tuy nhiên, trong giai đoạn cực kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam, những người cộng sản vẫn không nhụt chí, vẫn kiên trì đấu tranh nhằm khôi phục lực lượng cách mạng, chờ thời cơ mới

1.4 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1932-1935)

1.4.1 Khôi phục, củng cố tổ chức và lực lượng cách mạng

Bằng những tư liệu tin cậy từ văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và tài liệu của mật thám ở Nam Kỳ, luận án phản ánh quá trình khôi phục lực lượng cách mạng ở Nam Kỳ, nêu những số liệu cụ thể về sự đánh phá khốc liệt của thực dân Pháp dẫn tới hậu quả là việc phục hồi tổ chức Đảng ở

Trang 9

Nam Kỳ khó khăn, đội ngũ đảng viên mỏng hơn Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nhưng phong trào đấu tranh ở Nam Kỳ giai đoạn này vẫn diễn ra mạnh nhất

so với Bắc và Trung Kỳ

Ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, từ tháng 1-1932, Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà đã tích cực củng cố tổ chức, huấn luyện đảng viên, tuyên truyền vận động quần chúng, củng cố các chi bộ chưa bị đánh phá và xây dựng lại các chi bộ bị tổn thất nặng Ban cán sự Vĩnh – Trà – Bến được thành lập đầu năm 1932

Ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, tổ chức Đảng Cộng sản cũng dần dần khôi phục Tháng 4-1932, Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ được thành lập lại

1.4.2 Các phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ (1932-1935)

Trong giai đoạn này, Đảng bộ Nam Kỳ đã lãnh đạo các lực lượng cách mạng tổ chức nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện sự sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng:

+ Đấu tranh của tù chính trị

Ở khắp các nhà tù Nam Kỳ như Côn Đảo, Châu Đốc, Bà Rịa và Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Khám Lớn (Sài Gòn), … phong trào đấu tranh đều phát triển mạnh, với nhiều hình thức phong phú Đội ngũ đảng viên cộng sản trong lao tù nỗ lực khôi phục tổ chức Đảng, đấu tranh chống chế

độ lao tù hà khắc, tổ chức vượt ngục, cung cấp cán bộ về cho phong trào

Sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh của những người cộng sản ở bên ngoài và bên trong nhà tù, cùng với cuộc đấu tranh công khai trước tòa án của chính quyền thực dân đã gây được tiếng vang trong dư luận

Đây là nét mới trong cuộc đấu tranh cách mạng của những người cộng sản giai đoạn 1931-1935 Những người cộng sản đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, giác ngộ quần chúng yêu nước và đảng viên các đảng phái khác ngay trong nhà tù đế quốc

+ Đấu tranh bằng sách báo, truyền đơn

Báo chí cách mạng giai đoạn 1934-1935 hoạt động khá sôi nổi, tập trung vào các nội dung liên quan đến nhiệm vụ dân tộc dân chủ, về công tác tổ chức Đảng, công tác thanh niên, công tác vận động quần chúng; quan tâm

Trang 10

phản ánh thực tế đời sống nhân dân, kêu gọi quần chúng công nông đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống các loại thuế vô lý Báo chí, truyền đơn cũng chính là kênh thông tin quan trọng, để từ đó những chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản, của Xứ ủy Nam Kỳ đến được các cơ sở Đảng, và ngược lại, Xứ ủy nắm được tình hình hoạt động, sự phát triển của phong

trào ở các địa phương

Nổi bật nhất trên diễn đàn báo chí ở Nam Kỳ là tờ La Lutte (ra đời năm

1933, do sự phối hợp của những người cộng sản và nhóm Troskist) Tờ báo

có ảnh hưởng khá rộng rãi trong các tầng lớp dân chúng, khơi dậy phong trào đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng Nam Kỳ

Hoạt động của báo chí cách mạng giai đoạn 1934-1935 còn góp phần quan trọng đối với cuộc vận động nghị trường và vận động đón tiếp phái đoàn Cứu tế đỏ Quốc tế

+ Đấu tranh của quần chúng lao động

Từ năm 1935, phong trào đấu tranh của quần chúng ở Nam Kỳ bắt đầu khởi sắc, đặc biệt là phong trào công nhân với các hình thức đấu tranh tiêu biểu: bãi công, lãn công Bên cạnh đó là phong trào của nông dân và các tầng lớp nhân dân ở đô thị, có sự tham gia của đội ngũ trí thức yêu nước và một bộ phận địa chủ, tư sản có tinh thần dân tộc Các cuộc đấu tranh này kết hợp hình thức công khai, hợp pháp với bí mật, bất hợp pháp

+ Đấu tranh nghị trường và vận động chính trị

Đấu tranh nghị trường là nét mới trong phong trào ở Nam Kỳ giai đoạn này Lần đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đưa cán bộ, đảng viên hoạt động công khai tham gia tranh cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn (1933) Phát huy thắng lợi, những người cộng sản lại tiếp tục vận động tranh cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (2-1935) và Hội đồng Thành phố Sài Gòn (1935)

Thông qua các diễn đàn này, tổ chức Đảng ở Nam Kỳ phổ biến rộng rãi các chủ trương, lời kêu gọi… của Đảng, mở rộng việc tập hợp lực lượng quần chúng Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng được củng cố,

tổ chức của Đảng Cộng sản được kiện toàn Đó là những điều kiện quan trọng để Đảng Cộng sản lãnh đạo, thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong những năm 1936-1939

Trang 11

Tiểu kết Chương Một:

Trong giai đoạn 1930-1935, với chủ trương và phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, những người cộng sản ở Nam Kỳ đã phát động phong trào đấu tranh sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, lôi kéo được hầu hết các thành phần nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú nhằm mục tiêu dân tộc, dân chủ Sự phục hồi hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng những năm 1932-1935 là tiền đề then chốt cho cuộc vận động dân chủ bùng lên mạnh mẽ ở Nam Kỳ trong những năm 1936-1939

Chương Hai: PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ

Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1936-1939

2.1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRƯỚC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936-1939

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (1935) đề ra chủ trương xây dựng Mặt trận thống nhất phản đế để tập hợp các lực lượng dân chủ và tiến

bộ chống chủ nghĩa phát xít, đòi tự do, cơm áo, hòa bình Tại Pháp, thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936 tạo thêm điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng Đông Dương

Theo chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình; xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn phản động thuộc địa và tay sai Về tổ chức, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương Về phương pháp đấu tranh, Đảng chủ trương kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936 đã mở đường cho một cao trào cách mạng diễn ra mạnh

mẽ trên toàn quốc nói chung và Nam Kỳ nói riêng trong những năm 1936 -

1939, tạo nên những dấu ấn đặc sắc trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

2.2 CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở NAM KỲ (1936-1939)

2.2.1 Phong trào Đông Dương Đại hội

Được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, tháng 8-1936 Ủy ban lâm thời Đông Dương Đại hội (gồm đại biểu của các giới, các đảng phái chính trị) dược thành lập nhằm vận động các tầng lớp dân chúng thu thập dân nguyện đòi tự do dân chủ gửi tới phái

Trang 12

đoàn Liền sau đó, các uỷ ban hành động được thành lập ở Sài Gòn, rồi lan rộng ra lục tỉnh Nam Kỳ và Trung Kỳ, Bắc Kỳ

Chính quyền thuộc địa Đông Dương áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế hoạt động và giải tán các uỷ ban hành động Dù vậy, Đông Dương Đại hội đã tạo ra “cú hích” mở đầu cho cao trào vận động dân chủ

2.2.2 Phong trào “đón rước” Justin Godard và Jules Brévié

Tháng 9-1936, Chính phủ Pháp thông báo việc cử Justin Godard – một nghị sĩ cấp tiến – làm đặc phái viên sang Đông Dương điều tra tình hình Cuộc “đón rước” J Godard tại bến Nhà Rồng ngày 1-1-1937 trở thành cuộc biểu tình của đông đảo quần chúng đòi các quyền dân sinh dân chủ

Khi Jules Brévié được bổ nhiệm Toàn quyền Đông Dương sang Sài Gòn nhậm chức, Xứ uỷ Nam Kỳ chỉ đạo tổ chức biểu tình lớn để “đón rước” Brévié tại Sài Gòn, với các yêu sách đòi thực hiện cải thiện các quyền dân sinh dân chủ

Hai cuộc “đón rước” J Godard và J Brévié thực sự là các phong trào quần chúng rộng lớn, buộc chính quyền thực dân phải ban hành một số cải cách ở Đông Dương, khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản

2.2.3 Phong trào báo chí công khai

Lợi dụng tình hình ở Nam Kỳ là nơi luật báo chí của thực dân Pháp có nhiều điểm nới lỏng hơn so với ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Trung ương Đảng

và Xứ ủy chủ trương ra những tờ báo bằng tiếng Pháp (không phải xin phép), đồng thời tìm mọi cách để có thể xuất bản những tờ báo tiếng Việt như là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và các đoàn thể

Từ năm 1936, ở Nam Kỳ xuất hiện nhiều tờ báo cách mạng công khai

như L’Avant-garde (Tiền phong), Le Peuple…; nhưng gây tiếng vang lớn nhất phải kể đến báo Dân chúng Tờ báo này được sự chỉ đạo trực tiếp của

Tổng bí thư Hà Huy Tập, sau đó là Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ Đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên hoạt động công khai, bất chấp đạo luật cấm phát

hành của chính quyền thực dân Pháp Báo Dân chúng phát động cuộc đấu

tranh mạnh mẽ đòi tự do báo chí, đòi tự do lập hội và nghiệp đoàn, tự do hội họp và biểu tình, đòi thả hết tù chính trị, đòi cải cách chế độ tuyển cử hội đồng dân biểu và đòi cải thiện đời sống cho nhân dân, đấu tranh chống Troskist…

Nhìn chung, trong giai đoạn 1936 – 1939 số lượng báo chí công khai của Đảng ngày càng tăng, trong đó báo chí xuất bản, phát hành tại Nam Kỳ luôn giữ vị trí hàng đầu Bên cạnh đó, báo chí bí mật ở Nam Kỳ cũng hoạt

Trang 13

động rất mạnh Đây là thành quả có ý nghĩa quan trọng trong cuộc vận động dân chủ giai đoạn 1936-1939

2.2.5 Phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng

- Phong trào công nhân

Từ đầu năm 1936, phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kỳ ngày càng phát triển mạnh, quy mô tổ chức cũng trở nên rộng khắp và chặt chẽ hơn; trong đó hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm …, phát triển rầm rộ nhất Sài Gòn là nơi có nhiều cuộc bãi công, tổng bãi công lớn nhất, xét trên phạm vi toàn quốc Trình độ tổ chức, ý thức kỷ luật của công nhân có bước tiến vượt bậc, thể hiện qua các cuộc đấu tranh ở công xưởng

Ba Son (Sài Gòn), ở nhà máy cưa Tân Mai (Biên Hoà) v.v…

- Phong trào nông dân

Phong trào đấu tranh của nông dân Nam Kỳ trong giai đoạn 1936-1939 cũng diễn ra sôi nổi, liên tục Riêng tháng 4-1939 có trên dưới 100 cuộc biểu tình ở các tỉnh Nam Kỳ Các cuộc biểu tình nổ ra mạnh nhất là ở ba tỉnh Gia Định, Chợ Lớn và Mỹ Tho Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông dân Nam Kỳ giai đoạn này cho thấy các cơ sở Đảng đã thực hiện đúng phương châm của Trung ương trong công tác vận động nông dân đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ

- Phong trào đòi tự do, dân chủ của các tầng lớp khác

Bên cạnh phong trào của công nông, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên (dưới hình thức mít tinh, bãi khóa); của tiểu thương (bãi thị); cũng như các cuộc đấu tranh của tù chính trị trong các nhà lao liên tục diễn

ra sôi nổi và quyết liệt Hoàn toàn có thể khẳng định: so với Bắc Kỳ và

Trung Kỳ thì Nam Kỳ là nơi có tổ chức Đảng và phong trào quần chúng

phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 1936-1939

Trang 14

Tiểu kết Chương Hai:

Trong bối cảnh chung của toàn quốc, cuộc vận động dân chủ

1936-1939 ở Nam Kỳ chiếm vị trí tiên phong với nhiều nét tiêu biểu, độc đáo Đây là nơi phong trào diễn ra sớm nhất, sôi nổi nhất với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng và sáng tạo Những kinh nghiệm đúc kết từ thành công và hạn chế của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 trên địa bàn Nam Kỳ đã để lại nhiều bài học quý báu cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và của Xứ ủy Nam Kỳ trong giai đoạn cách mạng tiếp theo, tạo nên những nét đặc sắc mới ở Nam Kỳ trong công cuộc vận động giải phóng dân tộc, đặc biệt là trong khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm

1945

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w