Các ẩn dụ sau khi được chọn ra sẽ được phân loại theo lĩnh vựcnguồn, theo tần số xuất hiện của chúng, theo mức độ thông dụng và theo các đặc trưng ngôn ngữ-văn hoá.Sau đó, các ẩn dụ ý ni
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Aån dụ có mặt khắp mọi nơi trong đời sống chúng ta, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong tư duyvà hành động” (Lakoff & Johnson, 1980:3) Aån dụ được sử dụng rộng rãi và lâu bền trong giao tiếp hàngngày, trong khoa học, giáo dục, và cả chính trị Phần lớn các quá trình tri nhận của chúng ta bao gồm việc tưduy, cảm nhận và đánh giá thế giới chung quanh đều dựa trên các ý niệm mang tính ẩn dụ có nhiệm vụ cấutrúc hoá và có ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng Việc xem xét và đối chiếu các hiện tượng ẩndụ ý niệm xuyên ngôn ngữ có thể mang lại nhiều giá trị học thuật trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng.Một mặt, nó giúp tìm hiểu cách thức tư duy khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau thông qua ẩn dụ Mặtkhác, nó đem lại cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy, học tập ngoại ngữ một cách nhìn mới về ẩn dụ, giúphọ xem xét các hiện tượng ẩn dụ ý niệm được cụ thể hoá trong các ngôn ngữ khác nhau Nếu như một số ẩndụ ý niệm có tính phổ quát xuyên ngôn ngữ và tạo điều kiện thuận lợi cho người học ngoại ngữ, thì cũng córất nhiều cách ẩn dụ hoá ý niệm khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn đến những chuyển ditiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ
Trang 2(1993); McCloskey (1995); Kubon-Gilke (1996) cũng đã nghiên cứu vai trò của ẩn dụ trong kinh tế học.Oberlechner và các cộng sự (2004) nghiên cứu quá trình ý niệm hóa thị trường hối đoái theo lối ẩn dụ vàxem xét phương thức các ẩn dụ này góp phần cấu thành nên thị trường tài chính như thế nào Nghiên cứucủa Skorczynska & Deignan (2006) lại tập trung tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn và sửdụng các ẩn dụ trong các diễn ngôn kinh tế khác nhau và nghiên cứu này cho thấy yếu tố độc giả và mụcđích bài báo là hai nhân tố quyết định, ảnh hưởng lớn đến các dạng ẩn dụ được sử dụng, tần suất sử dụng vàchức năng của chúng trong các bài báo
Trong việc tiếp cận và nghiên cứu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt từ trước đến nay chủ yếu tồntại đường hướng lôgíc, nhìn nhận ngôn ngữ về nguyên thuỷ là mang tính chất nghĩa đen, và coi phương thứcẩn dụ là cái xuất phát từ cái tính chất nghĩa đen ấy Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu là các phương thứcẩn dụ được sử dụng chủ yếu trong thơ ca và nhằm đạt hiệu quả nhấn mạnh trên bình diện tu từ học Cáccông trình về ẩn dụ ở Việt Nam trong thời gian qua như phần lớn đều đi theo đường hướng sở chỉ hoặc miêutả hoặc kết hợp cả hai xu hướng trên Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu ẩn dụ theo quan điểm ý niệmcòn hạn chế về số lượng (xem Lý Toàn Thắng (2005), Đào Thị Hà Ninh (2005), Phạm Thị Thanh Thuỳ(2006), Nguyễn Đức Tồn (2007) và gần đây là Phan Thế Hưng (2007, 2009), cho dù lý thuyết ẩn dụ ý niệmcủa Lakoff và Johnson (1980) gợi ra rất nhiều hướng nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng, đặcbiệt trong các lĩnh vực nghiên cứu tiếng Việt, biên-phiên dịch và giảng dạy ngoại ngữ Đặc biệt trong lĩnhvực diễn ngôn kinh tế cho đến nay mới chỉ có tác giả Phạm Thị Thanh Thuỳ (2006) làm công việc giới thiệukhái quát ẩn dụ ý niệm trong các bản tin kinh tế tiếng Anh
Trang 33 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong các bản tin kinh tế tiếngAnh và tiếng Việt Luận án sẽ nghiên cứu ẩn dụ từ ba bình diện nghĩa học, dụng học và tri nhận luận Lí dodẫn đến sự lựa chọn này là vì ẩn dụ đóng vai trò tích cực trong việc phát triển cơ chế ý niệm dùng để thểhiện các ý tưởng mới; ẩn dụ cũng là nguồn cung cấp cho những chỗ khuyết từ vựng; ẩn dụ cũng được sửdụng vì mục đích phong cách, thể hiện sự đánh giá của tác giả bản tin, nó phản ánh quá trình chọn lọc ngônngữ trong từng ngữ huống cụ thể và phù hợp từng ý định cụ thể của người viết
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận án đề ra mục tiêu nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn kinh tế Anh –Việt.Các câu hỏi mà luận án đặt ra là:
i Những loại ẩn dụ ý niệm nào được sử dụng trong các bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt? Các ẩn dụ ýniệm này có tần suất sử dụng như thế nào?
ii Vai trò của các ẩn dụ ý niệm là gì khi chúng được sử dụng trong các bản tin giải thích hoặc bình luận cáchiện tượng kinh tế?
iii Các bản tin kinh tế tiếng Anh và các bản tin kinh tế tiếng Việt có những điểm giống nhau và khác nhaunhư thế nào trong việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ẩn dụ cụ thể tương ứng?
iv Những đặc điểm tương đồng và dị biệt nếu có sẽ được giải thích như thế nào dựa trên mối quan hệ giữangôn ngữ, văn hóa và tư duy?
v Liệu người học và sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ có thể gặp khó khăn hay không trong khi đọc vàdịch các ẩn dụ ý niệm từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại?
Trang 45 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
Trên bình diện tổng quan, luận án kết hợp hai xu hướng tiếp cận chính: nghiên cứu định lượng vànghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp giữa hai khốingữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt Còn phân tích định tính giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơncác phép đồ họa ẩn dụ có mặt trong hai khối ngữ liệu, góp phần làm sáng tỏ các nét tương đồng và dị biệtgiữa hai ngôn ngôn ngữ Anh và Việt trên cùng một thể loại văn bản tin kinh tế
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là phương pháp miêu tả và phươngpháp so sánh-đối chiếu Chúng tôi thu thập các bài báo tiếng Anh và tiếng Việt, miêu tả và phân tích việcsử dụng ẩn dụ ý niệm trong các bài báo này Các ẩn dụ sau khi được chọn ra sẽ được phân loại theo lĩnh vựcnguồn, theo tần số xuất hiện của chúng, theo mức độ thông dụng và theo các đặc trưng ngôn ngữ-văn hoá.Sau đó, các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ngôn ngữ cụ thể hóa của chúng trrong hai ngôn ngữ Anh và Việtsẽ được so sánh và đối chiếu trên các tiêu chí cụ thể
Chúng tôi thu thập 200 bài báo mang các chủ đề kinh tế xuất hiện trong hai tờ báo kinh tế thuộcdòng báo chính thống tại Việt Nam: tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn và tờ Thời báo kinh tế Việt Nam; 200 bàibáo tiếng Anh khác cũng xuất hiện trên hai tờ báo chính thống tại Mĩ là tờ Thời báo Tài chính (FinancialTimes) và Bưu điện Washington (Washington Post) Các bài báo có độ dài không quá chênh lệch nhau; độdài trung bình của các bài báo là 900 từ Các bài báo có nội dung phản ánh các hoạt động kinh tế trong nướcnhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất khả năng đưa vào ngữ liệu các yếu tố bị ảnh hưởng bởi việc biêndịch từ tiếng nước ngoài
Trang 5Khối ngữ liệu tiếng Anh có độ dài 120.622 từ, bao gồm 200 bài báo trên tờ Washington Post và tờFinancial Times Khối ngữ liệu tiếng Việt có độ dài 149.536 từ, bao gồm 200 bài báo trên tờ Thời báo kinhtế Sài Gòn và tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam
Việc xử lý dữ liệu được tiến hành theo ba giai đoạn Trong giai đoạn thứ nhất, tất cả dữ liệu đượcthao tác thủ công để tìm ra các ẩn dụ theo định nghĩa rộng về ẩn dụ mà chúng tôi sẽ trình bày trong chươngmột Trong giai đoạn tiếp theo, các ẩn dụ ý niệm sẽ được sắp xếp vào một trong bốn nhóm ẩn dụ ý niệm cótầng bậc cao hơn, Trong giai đoạn thứ ba, trên cơ sở số lượng và các loại ẩn dụ phân lập được, luận án sẽtiến hành so sánh hai khối ngữ liệu bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1 Về lý luận
Những kết quả tìm được trong luận án có giá trị khẳng định ưu thế của ngữ nghĩa học tri nhận nóichung và lý thuyết ẩn dụ ý niệm nói riêng trong so sánh đối chiếu các văn bản tin của các ngôn ngữ giốngvà khác nhau về loại hình
Đây là công trình đầu tiên sử dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm để phân tích thể loại tin tại Việt Nam Nó góp phầnmở rộng một đường hướng nghiên cứu diễn ngôn hoặc thể loại được cho là đã khá phổ biến trong giới ngôn ngữ họctrên thế giới nhưng lại còn mới mẻ tại Việt Nam
Luận án khẳng định việc nghiên cứu và phân tích các ẩn dụ không thể tách khỏi các bình diện ngữnghĩa và ngữ dụng liên quan đến các ẩn dụ đó
Đây là một công trình giúp khẳng định lại quan điểm của các nhà ngữ nghĩa học tri nhận khi cho rằng ẩn dụ
mang đến cho nhà ngôn ngữ học một cánh cửa để nhìn vào trí não của con người Theo quan điểm này thì
Trang 6ngôn ngữ ẩn dụ phản ánh sản phẩm đầu ra của quá trình tri nhận mà thông qua nó chúng ta hiểu được mộtlĩnh vực với các mẫu tri nhận từ một lĩnh vực khác và hiểu rằng các lĩnh vực khác nhau có chung nhiều từngữ và ý niệm, chẳng hạn như các lĩnh vực tư tưởng – thức ăn, tình yêu – hành trình, thời gian – chuyểnđộng
Ngoài ra luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm ngôn ngữ báo chí của cả hai ngôn ngữ,và điều này thực sự hữu ích cho các nhà báo viết tin hay dịch tin về kinh tế trong thời hội nhập của nước ta
7 BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương chính và phần kết luận Phần mở đầu trình bày lý do chọnđề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương phápnghiên cứu, những đóng góp mới và bố cục của luận án Chương 1 trình bày các vấn đề lý thuyết làm cơ sởcho việc phân loại và miêu tả ở các chương sau Chương 2 và 3 phân tích các ẩn dụ ý niệm và các biểu thứcẩn dụ cụ thể trong các bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt Chương 4 đối chiếu các ẩn dụ ý niệm có mặttrong các văn bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên các lĩnh vực nguồn và đề xuất ứng dụng tronggiảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh tế
Trang 7CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các quan điểm triết học và ngôn ngữ học truyền thống đều xem ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ.Các quan điểm này vốn có một chỗ đứng vững chắc và lâu dài trong lịch sử nghiên cứu ẩn dụ Các nhà ngônngữ học truyền thống có hai cách tiếp cận chính Thứ nhất, họ miêu tả một ẩn dụ dựa trên sự tương đồnggiữa các biểu vật của biểu thức ngôn ngữ chứa trong ẩn dụ đó Thứ hai, họ có thể giải thuyết một ẩn dụ dựatrên việc phân tích tầng ý nghĩa của bản thân ẩn dụ, chứ không dựa trên sự tương đồng giữa các biểu vậtxuất hiện trong ẩn dụ (Black, 1993) Hai thập niên 1960 -1980 chứng kiến sự xuất hiện cuả quan điểmdụng học trong việc tiếp cận ẩn dụ mà đại diện là Grice (1989) và Searle (1993) Nếu tiếp cận ẩn dụ từ gócđộ dụng học, thì ẩn dụ liên quan đến nghĩa phát ngôn của người nói chứ không phải là nghĩa của từ hay câu.Grice xem ẩn dụ như một hàm ngôn hội thoại xuất phát từ việc vi phạm phương châm Chất lượng
Các xu hướng nghiên cứu ẩn dụ nêu trên đều lấy tính lệch chuẩn để làm căn cứ nhận diện ẩn dụ,hoặc coi việc giải thuyết ẩn dụ xảy ra ở tầng bậc thứ hai Phần lớn các khó khăn trên bắt nguồn từ quanđiểm xem ẩn dụ là hiện tượng lệch chuẩn và khác biệt so với ngôn ngữ theo nghĩa đen
Theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận thì ẩn dụ ý niệm không phải là các biểu thức ngôn từ cụ thể,mà là các cấu trúc ý niệm tồn tại một cách vô thức trong trí não của người nói Các cấu trúc này là các bộphận không thể thu nhỏ hơn được nữa của cách thức mà chúng ta ý niệm hoá thế giới thực tại, vì thế chúng
ta không nên nhìn nhận các thể hiện ngôn từ của chúng là mang tính lệch chuẩn hay phi ngữ pháp Ngữnghĩa học tri nhận có vai trò quan trọng ở chỗ nó qui ẩn dụ ngôn từ về các quá trình ý niệm Tuy nhiên,Lakoff và Johnson (1980) dường như lại quá nhấn mạnh đến mặt tri nhận của ẩn dụ mà dường như coi nhẹđặc trưng ngôn ngữ của chúng, trong đó có các yếu tố liên quan đến việc hình thành các ẩn dụ phi thường
Trang 8qui hay ẩn dụ mới, chẳng hạn như kinh nghiệm và năng lực ngôn ngữ của người sử dụng ẩn dụ Luận án nàychọn quan điểm trung hòa hơn, vừa nhấn mạnh đến đặc trưng tri nhận của ẩn dụ nhưng cũng không thể xemnhẹ các đặc trưng ngôn ngữ của chúng.
Từ ba khuynh hướng tri nhận, ngữ dụng học và ngữ nghĩa học, luận án đề xuất một định nghĩa về ẩndụ để phục vụ việc phân tích phương thức ẩn dụ và các đặc điểm của nó như sau:
Aån dụ là sự đồ họa xuyên lĩnh vực các ý niệm thể hiện bằng một sự chuyển dịch trong cách sử dụng các đặc điểm hoặc thuộc tính của một sự vật, hiện tượng sang một sự vật, hiện tượng khác loại để người sử dụng trình bày quan điểm đánh giá của mình hay thuyết phục người khác
Trong luận án, chúng tôi chọn cách phân loại các ẩn dụ ý niệm dựa trên các lĩnh vực nguồn củachúng nhằm có một bức tranh toàn diện hơn về các ẩn dụ ý niệm và nhằm bộc lộ những điểm tương đồng và
dị biệt nếu có giữa các ẩn dụ ý niệm xuất hiện trong hai khối bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt
CHƯƠNG HAI: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BẢN TIN KINH TẾ
TIẾNG ANH
Trong chương này chúng tôi đã tập trung miêu tả các loại ẩn dụ ý niệm được sử dụng để bàn về các hiệntượng kinh tế trong các bản tin tiếng Anh Chức năng tri nhận của các ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn báochí là rõ ràng ; các ẩn dụ được sử dụng với chức năng giúp người viết và người đọc có thể thuyết giải và tưduy về các hiện tượng kinh tế trừu tượng Các ẩn dụ ý niệm trong các văn bản tin kinh tế tiếng Anh cònđóng góp vai trò dụng học, xây dựng khả năng thuyết phục người đọc bản tin về quan điểm cá nhân củangười viết, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng làm đẹp cho văn bản Việc phân tích các ẩn dụ ýniệm và các biểu thức ẩn dụ ngôn từ trong các bản tin tiếng Anh cũng cho thấy một số lượng lớn các biểu
Trang 9thức ngôn ngữ mang nghĩa bóng có thể được truy xuất từ một số lượng hạn chế các ẩn dụ ý niệm Phần lớncác biểu thức ẩn dụ mới hay phi thường qui không phải là kết quả của các ẩn dụ ý niệm phi thường qui ;chúng chỉ là các bước hiện thực hóa mới của các ẩn dụ ý niệm thường qui, sẵn có trong tư duy của người sửdụng.
Thống kê của chúng tôi cho thấy có 3709 lượt xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ, thuộc 21 tiểu loạiẩn dụ ý niệm trong các bản tin kinh tế tiếng Anh Chúng tôi đã tiến hành sắp xếp các tiểu loại ẩn dụ nàythành 4 nhóm chính
2.1 ẨN DỤ KHÔNG GIAN
Aån dụ không gian hay ẩn dụ định hướng có nền tảng là các kinh nghiệm của con người về quan hệkhông gian; thông qua các biểu thức ẩn dụ mà các ý niệm sẽ được tổ chức hoặc cấu trúc dựa trên sự địnhhướng về không gian, ví dụ như các ẩn dụ ý niệm PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ HƯỚNG LÊN và SUYGIẢM KINH TẾ LÀ HƯỚNG XUỐNG Các ẩn dụ này thường có nền tảng là các hình ảnh mà con ngườitích lũy thành kinh nghiệm, chứ không phải có nền tảng từ kiến thức Đặc trưng chủ yếu nhất của loại ẩn dụnày là chúng đồ họa rất ít từ lĩnh vực nguồn sang lĩnh vực đích Các ẩn dụ này có các lĩnh vực nguồn là cáckhung hình ảnh; chúng khác với các ẩn dụ cấu trúc ở chỗ ẩn dụ cấu trúc có lĩnh vực nguồn dựa trên cấu trúckiến thức phong phú nên các phép đồ họa cũng phong phú theo
Ẩn dụ KHÔNG GIAN chiếm tỉ lệ chủ đạo trong các nhóm ẩn dụ ý niệm thể hiện trong khối ngữ liệutiếng Anh với 1979 lượt xuất hiện, bao gồm 2 tiểu loại: ẩn dụ vị trí CAO-THẤP và ẩn dụ CHUYỂN ĐỘNG.Tuy ẩn dụ CHUYỂN ĐỘNG có thể nói đến các chuyển động ngang và chuyển động thẳng đứng, nhưngtrong các bản tin tiếng Anh qua phân tích chúng tôi nhận thấy không có sự hiện diện của các ẩn dụ
Trang 10CHUYỂN ĐỘNG theo chiều ngang; toàn bộ các ẩn dụ CHUYỂN ĐỘNG tìm được đều nói đến chuyển độngthẳng đứng hay chuyển động cao-thấp
2.2 ẨN DỤ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Chúng tôi tập hợp được 6 tiểu loại ẩn dụ thuộc nhóm này, đó là ẨN DỤ CHẤT LỎNG, ẨN DỤ CỖMÁY, ẨN DỤ BONG BÓNG, ẨN DỤ ĐỘNG THỰC VẬT, ẨN DỤ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, ẨN DỤTHỜI TIẾT-NHIỆT ĐỘ
Chiếm tỉ lệ cao nhất (29%) trong tổng số lượt xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ nhóm MÔITRƯỜNG TỰ NHIÊN và 5.1% trong tổng số lượt xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ trong khối ngữ liệutiếng Anh, các ẩn dụ CHẤT LỎNG dùng các lĩnh vực nguồn như chất lỏng, dòng chảy hay hơi nước để ýniệm hóa các lĩnh vực đích như tiền tệ, hoạt động mua bán hàng hoá
Trong các bản tin tiếng kinh tế tiếng Anh, chỉ có một số lượng rất nhỏ các ẩn dụ CHẤT LỎNG thể hiệnsự can thiệp của con người, còn phần lớn các ẩn dụ ý niệm tìm được trong khối ngữ liệu đều thể hiện nềnkinh tế và các hoạt động của nó như những thực thể khách quan, không chịu tác động từ phía con người Khingười viết bản tin ý niệm hóa các hoạt động kinh tế thông qua chất lỏng, dòng nước, đại dương hay hơinước, thì nền kinh tế cùng với các hoạt động kinh tế có thể có tính chất khó đoán trước hơn là khi được ýniệm hóa thông qua các hoạt động của con người Ý nghĩa dụng học này của các ẩn dụ CHẤT LỎNG còn cótác dụng đem đến cho người đọc bản tin với tư cách một nhà đầu tư một cảm giác an toàn hơn vì các hoạtđộng tích cực hay tiêu cực của nền kinh tế đều không có sự can thiệp chủ quan của con người
Ẩn dụ ý niệm CỖ MÁY với các tiểu loại ở tầng bậc thấp của nó chiếm 19.8% tổng số lượt xuất hiệncủa nhóm các ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN có trong các bản tin tiếng Anh Chúng tôi đã phân loại
Trang 11được các tiểu loại tầng bậc thấp của ẩn dụ này, đó là các ẩn dụ ĐỘNG CƠ, TÀU THỦY, MÁY BAY, TÀULỬA Khi ý niệm hóa nền kinh tế hay các tổ chức kinh tế thông qua ý niệm nguồn CỖ MÁY, tác giả cácbản tin có thể muốn làm nổi bật hay che dấu một bình diện nào đó của ý niệm đích Các hoạt động xuấtkhẩu được ý niệm như một động cơ và vì thế, sau khi được nạp năng lượng, chúng sẽ vận hành hoàn hảo vàkhông phụ thuộc vào các yếu tố cảm xúc thường thấy
Aån dụ NỀN KINH TẾ LÀ BONG BÓNG đề cập đến tình hình kinh tế trong đó giá trị của các sảnphẩm và dịch vụ trở nên cao hơn nhiều so với giá trị thực của chúng Sự xuất hiện thường xuyên của ẩn dụBONG BÓNG trong các bài báo kinh tế thương mại tiếng Anh đã khiến nó được xem như một ẩn dụ thườngqui; trong các từ điển tiếng Anh hiện đại
Ẩn dụ NỀN KINH TẾ LÀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG xuất hiện với mật độ khá cao (73 lượt) trongkhối ngữ liệu tiếng Anh của luận án, chiếm 11% trong tổng số các ẩn dụ thuộc nhóm MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN Chúng thường được thể hiện qua các biểu thức ngôn ngữ như build[xây], collapse[sụp], construct[xây dựng], crack[nứt], design[thiết kế], door[cửa], foundation[nền], roof[mái], ruin[đổ nát], shaky[rung], solid[chắc], structure[cấu trúc], walls[tường].
ĐỘNG THỰC VẬT cũng là một dạng lĩnh vực nguồn rất tiềm tàng trong việc cấu thành các ẩn dụ ýniệm Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng động vật một mặt gần gũi với con người và hiện diện thườngxuyên trong đời sống, mặt khác chia sẻ với con người rất nhiều điểm tương đồng như cách thức tổ chức xãhội, tầng bậc vv
Tuy nhiên, ẩn dụ động thực vật tồn tại không nhiều như dự đoán trong khối ngữ liệu tiếng Anh Tuyvậy, sự có mặt của các hình ảnh động thực vật trong các bản tin dù sao cũng giúp người đọc nhận hiểu một
Trang 12cách rõ ràng hơn tính chất của các hoạt động kinh tế cũng như các hành vi của người tham gia các hoạt độngkinh tế Luận án phát hiện ra rằng không phải tất cả các ẩn dụ liên quan đến động vật đều thể hiện các đặctính tiêu cực của con người Ở trong một số bản tin tiếng Anh, các ẩn dụ liên quan đến loài chó đôi khi cũngmang sắc thái dương tính khi nói về hành vi con người.
Aån dụ THỜI TIẾT- NHIỆT ĐỘ chứa các lĩnh vực nguồn có tính chất thường qui thường được sửdụng để chuyển tải các ý niệm trừu tượng liên quan đến quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng Cácẩn dụ THỜI TIẾT gợi cho người đọc khuynh hướng đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về các hiện tượng kinhtế như ĐIỀU KIỆN KINH TẾ LÀ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT.Ở xu hướng đánh giá tích cực, có các ẩn dụ ýniệm như SỰ PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC VỀ SỐ LƯỢNG HOẶC CHẤT LƯỢNG LÀ TẦNG BÌNHLƯU/TINH TÚ/SAO BĂNG, trong đó các đặc điểm thời tiết hay thiên văn càng lớn thì thể hiện sự pháttriển càng mạnh Các ẩn dụ có tính chất đánh giá tiêu cực hiện tượng kinh tế thường được xây dựng trên cáclĩnh vực nguồn là các hiện tượng thời tiết hay khí hậu xấu Các ẩn dụ này làm nổi bật hai bình diện của lĩnhvực đích: thứ nhất là các khó khăn hay khủng hoảng kinh tế nảy sinh không phải do con người hay các thànhphần kinh tế; thứ hai là các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể tham gia hạn chế, khắc phục các hậu quả củahiện tượng thời tiết
2.3 ẨN DỤ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI
Aån dụ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT ĐỘNG CHIẾN TRANH thể hiện ở rất nhiều các biểu thứcngôn ngữ Các ẩn dụ này cho phép con người sử dụng các ý niệm được cấu trúc hóa rõ ràng để cấu trúc một
ý niệm khác, cho phép con người hiểu được các công ty đã phải “tấn công, chiếm giữ, bảo vệ, đưa ra cácchiến thuật và chiến lược phòng thủ” như thế nào Các ẩn dụ tìm được đều chứa đựng các phép đồ họa thực
Trang 13hiện chức năng làm nổi bật hoặc che dấu một bình diện hiện thực nào đó, và chính chức năng này có thể tậptrung sự chú ý của người đọc vào một bình diện hay phân tán sự chú ý đó ra khỏi một bình diện khác, nhằmmục đích tạo hiệu quả đối với người đọc
Aån dụ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ MỘT HÀNH TRÌNH xuất hiện 232 lượt trong khối bản tin kinh tế
tiếng Anh, cho thấy đây là một ẩn dụ mang tính sản sinh tương đối cao Người đọc bản tin hiểu các hoạtđộng kinh tế thông qua các chuyến đi hay các chuyển động không gian trực tiếp từ điểm A đến điểm B.Chúng tôi cho rằng ẩn dụ này là ẩn dụ tầng thấp của ẩn dụ thượng danh HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH LÀMỘT HÀNH TRÌNH Ý niệm của con người về một hành trình lại được dựa trên sự phóng chiếu của lược đồhình ảnh mang tính trừu tượng về đường đi, ở đó có điểm khởi đầu, điểm giữa và điểm cuối
Nếu ẩn dụ CHIẾN TRANH đem lại cho người đọc sự hiểu biết về tính chất dữ dội tàn khốc của cáchoạt động kinh tế thì ngược lại ẩn dụ SÂN KHẤU tạo dựng và nhấn mạnh trong nhận thức của người đọcmột bình diện hoàn toàn khác của các hoạt động này, đó là tính chất uyển chuyển, linh hoạt, hài hòa hoặctrầm bổng có mặt trong lĩnh vực nguồn Việc ý niệm hóa các hoạt động kinh tế theo các hoạt động sân khấusẽ dẫn đến một quan hệ suy luận kéo theo là tính đột biến, bất thường của các hoạt động kinh tế sẽ khôngđược làm nổi bật trong ngữ cảnh nữa Thay vào đó, trong nhận thức của người đọc thì các hoạt động này sẽđược diễn ra theo một kịch bản chuẩn bị sẵn Một số các trường hợp ẩn dụ SÂN KHẤU được sử dụng kết
hợp với ẩn dụ lược đồ LÊN-XUỐNG trong các biểu thức ngôn ngữ như ‘upbeat’ [nhịp lên], downbeat [nhịp xuống] Quan hệ đồ họa trong các ẩn dụ ý niệm này là HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TỐT LÀ NHỊP LÊN và
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XẤU LÀ NHỊP XUỐNG, một loại ẩn dụ với lĩnh vực nguồn ÂM NHẠC có tầnsuất sử dụng tương đối khá cao trong các bản tin tiếng Anh